KINH KỆ LỤC TỔ ĐẠI SƯ

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
Hình đại diện của người dùng
Tamnhu_go4santi
Bài viết: 50
Ngày: 30/11/10 06:38
Giới tính: Nữ
Đến từ: taiwan
Nghề nghiệp: thẫm mỹ

KINH KỆ LỤC TỔ ĐẠI SƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi Tamnhu_go4santi »

Hình ảnh

Chân như tự tánh là chân Phật.
Tà kiến tam độc thật Ma vương.
Lúc tà mê Ma ở trong nhà,
Khi chánh kiến Phật ở trong nhà.
Trong tánh tà kiến tam độc sanh,
Tức là Ma vương đến trong nhà,
Chánh kiến tự trừ tâm tam độc,
Ma biến thành Phật thật không giả.
Pháp thân, Báo thân và Hóa thân,
Ba thân xưa nay là một thân.
Nếu nhằm trong tánh hay tự thấy,
Tức là nhân Bồ đề thành Phật.
Vốn từ Hóa thân sanh tánh tịnh,
Tánh tịnh thường ở trong Hóa thân.
Tánh khiến Hóa thân hành chánh đạo,
Khiến sau viên mãn thật không cùng.
Tánh dâm vốn là nhân tánh tịnh,
Trừ dâm tức là thân tánh tịnh.
Trong tánh mỗi tự lìa ngũ dục,
Thấy tánh sát-na tức là chân.
Ðời này nếu gặp pháp Ðốn giáo,
Chợt ngộ tự tánh thấy được Phật.
Nếu muốn tu hành mong làm Phật,
Không biết nơi nào nghĩ làm chân,
Nếu hay trong tâm tự thấy chân,
Có chân tức là nhân thành Phật.
Chẳng thấy tự tánh ngoài tìm Phật,
Khởi tâm thảy là người đại si.
Pháp môn Ðốn giáo nay lưu truyền,
Cứu độ người đời phải tự tu.
Bảo ông, người học đạo đời sau:
Không khởi thấy này uổng luống tu."
Hình ảnh
Thế gian muôn vật thảy không chơn,
Chẳng khá lầm xem nhận thật chơn.
Nếu thấy nhìn đều chắc thật,
Chỗ xem thấy ấy quả không chơn.
Tự tâm rõ thấu nguồn chơn chánh,
Lìa giả thì tâm vẫn chánh chơn.
Tự tánh chẳng lìa điều huyễn giả,
Tâm mình chẳng chánh, chỗ nào chơn?
Có tình hiểu biết đương nhiên động,
Không động là loài chẳng có tình.
Học đạo nếu tu hạnh chẳng động,
Giống loài chẳng động tức không tình.
Muốn tìm cảnh thiệt tâm không động,
Trong lúc động mà tánh chẳng lay.
Chẳng động, thiệt ròng tâm chẳng động,
Không tình đâu có giống Như Lai!
Biệt phân các tướng đều thông suốt,
Ấy nghĩa tột cao chẳng động tu.
Hiểu thấu lý mầu như thế ấy,
Tức là diệu dụng của Chơn-như.
Hởi người học Phật tìm chơn lý,
Hành động gắng dùng ý biệt phân.
Vào cửa Ðại thừa đừng cố chấp,
Mà theo sanh tử trí phàm trần.
Nói rồi nếu hiểu đồng tương ứng,
Hội luận cùng nhau Phật nghĩa chơn.
Bằng thiệt chẳng đồng tâm hiệp ý,
Kính nhau vui vẻ chớ sanh hờn.
Tông này vốn thiệt không tranh luận,
Tranh luận thì sai đạo ý thâm.
Cửa pháp cố tranh điều trái lẽ,
Tự tâm ắt đọa chốn luân trầm.

Hình ảnh


http://vidieuphapctr.blogspot.tw/

http://vn.360plus.yahoo.com/thammy_tran


Vạn Pháp Duy Tâm Tạo
phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: KINH KỆ LỤC TỔ ĐẠI SƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Lục Tổ còn có bài kệ này hay lắm nè

Có vị Tăng đem bài kệ của Ngọa Luân thiền sư lập lại với Sư, Kệ rằng:
Ngọa Luân hữu kỹ lưỡng,
Năng đoạn bá tư tưởng.
Ðối cảnh tâm bất khởi,
Bồ đề nhựt nhựt trưởng.
Dịch nghiã:
Ngoạ Luân thật có tài,
hay đoạn trăm tư tưởng.
Ðối cảnh tâm không sinh,
Bồ đề ngày càng lớn.

Sư nghe xong nói: Kệ này chưa rõ tâm địa, nếu theo đó mà hành thì lại thêm trói buộc. Do đó khai thị một bài kệ:
Huệ Năng một kỹ lưỡng,
Bất đoạn bá tư tưởng.
Ðối cảnh tâm số khởi,
Bồ đề tác ma trưởng.
Dịch nghiã:
Huệ Năng thật bất tài,
Chẳng đoạn trăm tư tưởng.
Đồi cảnh tâm liền theo,
Bồ đề làm gì lớn!


phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: KINH KỆ LỤC TỔ ĐẠI SƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Mới đọc được bài này trên mạng, thấy hay nên cop về đây

LỤC TỔ HUỆ NĂNG - THỜI NIÊN THIẾU

Lư Hành Thao, thân sinh của Đại Sư Huệ Năng, quê ở Phạm Dương, Huyện Uyển Bình, tỉnh Hà Bắc, làm quan dưới triều vua Đường Cao Tổ. Sau khi bị cách chức đày xuống làm thường dân đầy về Tân Châu (Tân Hưng Tỉnh Quảng Đông), mới lập gia đình tại đó. Mẹ của Ngài là Lý Thị, người địa phương Tân Châu.

Truyền thuyết kể rằng : Lư Hành Thao kết hôn với Lý Thị hơn hai mươi năm vẫn chưa có con. Đêm nọ, Lý Thị nằm mộng thấy hai cây trước sân nhà nở đầy hoa trắng, sau đó hoa trắng lại biến thành đôi hạc vỗ cánh bay lên trời. Phút chốc mùi hương lạ tỏa thơm khắp nhà. Lý Thị tỉnh mộng liền biết mình thọ thai. Sau đó, bà sanh hạ Ngài. Lúc ấy hào quang lạ chiếu thấu trời cao như từ đỉnh đầu Đức Phật phóng ra, trong nhà đầy hương thơm. Sáng sớm ngày hôm sau, có hai nhà sư đến thăm hỏi. Sau khi chúc mừng Lư tiên sinh, mới bảo là các Ngài từ nơi xa đến thăm và đặt tên cho đứa bé là “Huệ Năng”. Huệ có nghĩa là ân cứu độ chúng sanh và “Năng” là có có thể rộng truyền Phật pháp. Nói xong liền đi mất không tìm thấy nữa, khiến cha mẹ Huệ Năng vô cùng kinh ngạc.
Tập tin đính kèm
huenang1.jpg
huenang1.jpg (37.88 KiB) Đã xem 1193 lần


phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: KINH KỆ LỤC TỔ ĐẠI SƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Huệ Năng mồ côi cha từ lúc 3 tuổi, về sau dời nhà đến Nam Hải sống cuộc đời chật vật nghèo khó. Mẹ Ngài thêu may gắng gượng nuôi con qua ngày đoạn tháng. Sau khi mẹ mất, Huệ Năng tiếp tục cuộc sống tiều phu, vào rừng đốn củi bán kiếm tiền nuôi sống bản thân mình.
Tập tin đính kèm
huenang2.jpg
huenang2.jpg (57 KiB) Đã xem 1201 lần


phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: KINH KỆ LỤC TỔ ĐẠI SƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Một hôm, Huệ Năng đem củi bán cho quán trọ, gặp người khách đang tạm trú tại quán trọ tụng kinh. Mặc dầu chưa từng được đi học hay đọc qua sách nào, nhưng dường như có sự kỳ lạ nào đó khiến cho trí tuệ của Ngài bừng sáng. Khi người khách tụng đến câu : “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”, thì lòng Ngài bỗng nhiên chấn động, như có hàng ngàn, hàng vạn tia sáng xuyên thấu khắp toàn thân. Trong giây phút ấy, Ngài cảm thấy như mình đã được khai ngộ, pháp hỷ sung mãn, toàn thân sảng khoái. Vội bỏ đòn gánh xuống, đến hỏi người khách đang tụng kinh gì ? và bộ kinh này xuất phát từ đâu ?
Tập tin đính kèm
huenang3.jpg
huenang3.jpg (45.53 KiB) Đã xem 1194 lần


phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: KINH KỆ LỤC TỔ ĐẠI SƯ

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Người ở trọ ấy tên là An Đạo Thành, ông ta bảo với Huệ Năng bộ kinh đang tụng là kinh Kim Cang, hiện Ngũ tổ Hoằng Nhẫn đang truyền dạy tại chùa Đông Thiền, huyện Hoàng Mai, Kỳ Châu.

Mặc dù Huệ Năng nghèo và không biết chữ, nhưng An Đạo Thành cảm động trước lòng khao khát mong cầu học Phật. Nên ông đã tặng mười lượng bạc giúp Ngài đi đường. Huệ Năng rất cảm động nhận lấy số tiền, nhanh chóng ra mộ từ biệt cha mẹ lên đường.
Tập tin đính kèm
huenang4.jpg
huenang4.jpg (28.18 KiB) Đã xem 1195 lần


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách