PHẬT NÓI KINH SINH RA TÂM BỒ ĐỀ

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
nitodium
Bài viết: 289
Ngày: 28/01/11 20:24
Giới tính: Nam
Đến từ: TP HCM

PHẬT NÓI KINH SINH RA TÂM BỒ ĐỀ

Bài viết chưa xem gửi bởi nitodium »

PHẬT NÓI KINH SINH RA TÂM BỒ ĐỀ

Hán dịch: Đại Tùy_Bắc Ấn Độ Tam Tạng XÀ NA QUẬT ĐA

Việt dịch: HUYỀN THANH
MỘT QUYỂN

Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bà Già Bà (Bhagavamï: Thế Tôn) ngự ở vườn trúc Ca Lan Đà tại thành Vương Xaù cùng với chúng Đại Tỳ Kheo gồm trăm ngàn người đến dự. Lại có vô lượng a tăng kỳ bất khả thuyết chúng Đại Bồ Tát từ mười phương đến tập hội.

Bấy giờ Đại Thành Vương Xá có vị Bà La Môn, họ là Đại Ca Diếp (Mahà-Kà’syapa) trong lúc ngủ say, mộng thấy bên trong cõi Diêm Phù Đề có một hoa sen lớn, hoa ấy có ngàn cánh do bảy báu vi diệu tối thắng tạo thành, tỏa ánh sáng chiếu khắp ba ngàn Đại Thiên Thế Giới. Ở trong hoa sen ấy có vành trăng, bên trong vành trăng ấy lại thấy vị Đại Trượng Phu phóng ánh sáng lớn chiếu khắp tất cả. Hết thảy chúng sinh của bốn Thiên Hạ này nhìn thấy ánh sáng đó đều sinh đại hoan hỷ, hớn hở vô lượng đều thọ nhận sự khoái lạc.

Khi Ca Diếp Bà La Môn tỉnh giấc xong, nghĩ về việc đã nằm mộng, tâm vui vẻ sinh nghi:”Đây là nhân duyên nào ? Có việc gì mà trước tiên hiện tướng chưa từng có, xưa kia chưa từng nghe việc như Ta mộng thấy?” Tác niệm đó xong sinh vui vẻ chưa từng thấy.

Lại tác niệm như vầy:”Ở đây có Sa Môn Cồ Đàm (Gautama). Ta nghe người khác nói Ngài tu khổ hạnh sáu năm, giáng phục Ma Chúng, chứng Đại Bồ Đề, chuyển bánh xe Diệu Pháp, đập tan các Ngoại Đạo, là nơi khen ngợi của các người Trí, thông minh khéo léo biết các sự tướng. Nay Ta nên đến chỗ của Sa Môn Cồ Đàm ấy hỏi tướng của mộng này”

Khi ấy Ca Diếp Bà La Môn chờ hết đêm xong, từ thành Vương Xá đi đến vườn trúc Ca Lan Đà. Đến chỗ Đức Phật ngự xong thì đỉnh lễ bàn chân của Đức Phật rồi lui về trụ một bên. Trụ một bên xong, như việc đã thấy trong mộng, hướng về Đức Phật nói.

Khi Bà La Môn nói đủ việc trong mộng xong thời Đức Thế Tôn bảo Ca Diếp Bà La Môn rằng:”Này Ông ! Thiện Nam Tử ! Có bốn loại mộng được ở Thắng Pháp. Nhóm nào là bốn ? Ấy là: Ở trong giấc ngủ, mộng thấy hoa sen. Hoặc thấy dù lọng. Hoặc thấy vành trăng với thấy hình Phật. Thấy như vậy xong, nên tự vui mừng là Ta gặp Thắng Pháp”

Lúc đó Đức Thế Tôn muốn tuyên nói nghĩa này một lần nữa nên nói Kệ là:

Nếu nằm ngủ, mộng thấy hoa sen

Cũng với nằm mộng thấy dù lọng

Hoặc lại trong mộng, thấy vành trăng

Ắt sẽ đạt được lợi ích lớn

Nếu có mộng, thấy hình tượng Phật

Đầy đủ các tướng trang nghiêm thân

Chúng sinh nhìn thấy nên vui vẻ

Niệm hợp ắt làm Điều Ngự Nhân

Khi Ca Diếp Bà La Môn nghe Kệ này xong, lại bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Điều gì là lợi lớn cho các hàng chúng sinh ? Nếu làm, hay được lợi ích này, cầu Đạo Bồ Đề” “

Bấy giờ Đức Phật bảo Ca Diếp Bà La Môn rằng:”Lợi lớn là Nhất Thiết Trí (Sarva-jnõa), là lợi ấy vậy”

Thời Ca Diếp Bà La Môn lại bạch Phật rằng:”Đức Thế Tôn đã nói lợi NHất Thiết Trí. Có nhân duyên nào để có thể được chẳng?”

Lúc đó Đức Thế Tôn vì Ca Diếp Bà La Môn mà nói Kệ là:

Nay Ta nói lợi lớn

Bà La Môn khéo nghe

Nếu có lợi hòa hợp

Nên làm Lưỡng Túc Tôn

Nếu làm Chuyển Luân Vương

Tự tại bốn Thiên Hạ

Chúng sinh muốn làm được

Nên phát Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta)



Nếu làm Phạm Vương Thiên

Ở Chúng được tự tại

Chúng sinh muốn làm được

Nên phát Tâm Bồ Đề



Cõi Dục với cõi Sắc

Vô Sắc với Thượng Giới

Chúng sinh muốn làm được

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Nếu muốn làm Thương Chủ

Làm Thương Chủ Đạo Sư

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn làm ánh sáng lớn

Phá diệt các hắc ám

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn diệt các điên đảo

Cùng với nhóm ba Hữu

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn diệt các cái chướng (chướng ngại ngăn che)

Với các loại Pháp ác

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn diệt nơi Vô Minh

Chặt đứt lưới Tham Ái

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn diệt Hữu (sự có) với Ái

Với diệt Cấu (sự dơ bẩn), Vô Cấu (không dơ bẩn)

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn diệt nơi Ngã Mạn

Với Sắc (hình sắc) khiến Ngã Mạn

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn lìa nơi cống cao

Vô Bệnh Mạng Ngã Mạn

Nên Phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn diệt Lão Ngã Mạn

Vô Thường Thường Trụ Mạn

Nên Phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn diệt Đa Văn Mạn

Cùng với Trì Giới Mạn

Nên Phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn diệt Lan Nhã Mạn

Mạn của nhóm Khất Thực

Nên Phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn diệt Tri Thức Mạn

Mạn yêu áo Phẩn Tảo (Ái Phẩn Tảo Y Mạn)

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn diệt Thần Thông Mạn

Ăn một bữa làm Tịnh

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn diệt tất cả Mạn

Hết thảy Hữu Vi Mạn

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Mong muốn cúng dường Phật

Nơi Bậc Diệt Độ trước

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Mong muốn cúng dường Phật

Hết thảy các Như Lai

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn được chuyển Pháp Luân

Thế Gian không thể chuyển

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn diệt cần phải diệt

Ngay Tư Sở Đa Tư

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Mong muốn hành Phạm Hạnh

Đầu, giữa, cuối tối thượng

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn nhiếp các Tinh Tiến

Đi lại trong các Hữu

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn nói khổ các hành

Thấy chúng sinh chịu khổ

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Các Pháp không có Ngã

Muốn vì chúng sinh nói

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn chuyển nơi Pháp Luân

Muốn chạm Thượng Bồ Đề

Nên phát Tâm Bồ Đề



Nếu có hàng chúng sinh

Muốn nói Tịch Niết Bàn

Sẽ chứng Thắng Bồ Đề

Nên phát Tâm Bồ Đề



Công Đức nhóm như vậy

Người phát Tâm hay được

Phạm Chí lắng nghe xong

Nên hành Đạo Bồ Đề

Khi Ca Diếp Bà La Môn nghe Kệ này xong, lại bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Người phát Tâm Bồ Đề nên nhiếp bao nhiêu nhóm Phước như thế ?”

Bấy giờ Đức Thế Tôn liền dùng Kệ, hướng về Ca Diếp Bà La Môn nói lời như vầy:

Nếu các chúng sinh cõi Phật này

Khiến trụ Tâm Tin với giữ Giới

Như nhóm Phước lớn tối thượng ấy

Chẳng bằng phần mười sáu (1/16) Tâm Đạo



Nếu các chúng sinh cõi Phật này

Khiến trụ Tâm Tin nơi Pháp Hành

Như nhóm Phước lớn tối thượng ấy

Chẳng bằng phần mười sáu (1/16) Tâm Đạo



Nếu các cõi Phật hằng hà sa

Thảy đều tạo dựng chùa cầu Phước

Lại tạo các Tháp như Tu Di

Chẳng bằng phần mười sáu (1/16) Tâm Đạo



Nếu các cõi Phật hằng hà sa

Thảy đều cho khắp các bảy báu

Như nhóm Phước lớn tối thượng ấy

Chẳng bằng phần mười sáu (1/16) Tâm Đạo



Như núi Thiết Vi cao rộng lớn

Tạo Thápvo6 lượng, làm các Phật

Nhóm chúng sinh cầu Phước như vậy

Chẳng bằng phần mười sáu (1/16) Tâm Đạo



Nếu các chúng sinh trọn đủ kiếp

Hoặc đầu, bắp tay thường đội, đeo

Như nhóm Phước Đức tối thắng ấy

Chẳng bằng phần mười sáu (1/16) Tâm Đạo



Nhóm người như vậy được Thắng Pháp

Nếu cầu Bồ Đề lợi chúng sinh

Chúng sinh nhóm ấy, bật Tối Thắng

Loại khôn sánh (không thể so sánh) này , huống có trên !



Vì thế được nghe các Pháp này

Bậc Trí thường sinh Tâm thích Pháp

Sẽ được vô biên nhóm Phước lớn

Mau được chứng nơi Vô Thượng Đạo

Khi ấy Ca Diếp Bà La Môn lại bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Bậc phát Tâm Bồ Đề như vậy có thoái chuyển chẳng?”

Thời Đức Phật bảo Ca Diếp Bà La Môn rằng:”Bậc phát Tâm Bồ Đề như vậy ở trong giải thoát không có thoái lui. Có điều việc thành tựu có riêng ba loại Bồ Đề. Nhóm nào là ba ? Ấy là: Thanh Văn Bồ Đề, Bích Chi Phật Bồ Đề, A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.

_Này Đại Bà La Môn ! Thế nào là Thanh Văn Bồ Đề ? Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện phát A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề nhưng chẳng dạy người khác phát Tâm Bồ Đề, chẳng khiến người khác trụ, cũng chẳng vì họ nói Kinh Điển như vậy, chẳng tự thọ trì, cũng chẳng vì người rộng nói nghĩa ấy, cũng có gần gũi Phú Già La đó nhưng chẳng thừa sự cúng dường vật cần thiết. Nếu có người đến với người chẳng đến cũng chẳng cung kính, mà đối với chỗ ấy chẳng sinh tùy vui. Dùng nhân duyên này, Tâm được giải thoát.

Này Bà La Môn ! Đấy tức gọi là Thanh Văn Bồ Đề.

_Lại nữa, thế nào là Bích Chi Phật Bồ Đề ? Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện tự phát Tâm Bồ Đề nhưng chẳng dạy người khác phát Tâm Bồ Đề, chẳng khiến người khác trụ, cũng chẳng vì họ nói Kinh Điển như vậy, chẳng tự thọ trì, cũng chẳng vì người rộng nói, cũng chẳng gần gũi Phú Già La như vậy rồi chẳng thừa sự cúng dường vật cần thiết. Nếu có người đến với người chẳng đến cũng chẳng cung kính, cũng chẳng sinh tùy vui. Dùng nhân duyên này, Tâm chứng Bích Chi Phật Bồ Đề.Chính vì thế cho nên gọi là Bích Chi Phật Đạo.

_Lại nữa, thế nào là A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề ? Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện tự phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề , cũng lại dạy người khác phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề, đã khiến cho kẻ ấy trụ, lại vì người nói Kinh Điển như vậy đều khiến thọ trì, gần gũi nhóm Phú Già La như thừa sự cúng dường. Nếu có người đến với người chẳng đến cũng đều cung kính, cũng sinh tùy vui. Như giải thoát tự lợi lợi tha này. Do làm lợi ích cho nhiều người, thương xót Thế Gian, lợi ích an vui cho các hàng Trời Người cho nên gọi là A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề.

Do nghĩa nào mà gọi là A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề ? Ở bên trên, trọn không có gì hơn để có thể cầu. Chính vì thế cho nên gọi là A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề

Khi ấy Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên dùng Kệ tụng là:

Tự phát Tâm Bồ Đề

Chẳng dạy người thọ trì

Nhân sức của Tâm mình

Sau cùng Bát Niết Bàn (Parinirvanïa)

Vì tự lợi cần cù

Chẳng dạy người thọ trì

Nên gọi là Sa Môn

Phật Tử Tối Thắng Sư



Kẻ phát Tâm Bồ Đề

Giáo hóa sinh vui vẻ

Vì thế tự đắc Đạo

Quả báo biết như vậy

Tự thành chẳng thành tha (khiến người khác thành tựu)

Ruộng Phước trong các Tiên

Được gọi là Duyên Giác 



Bà La Môn nên biết

Tự phát Tâm Bồ Đề

Độ thoát nhiều chúng sinh

Vì đời làm lợi ích

Gọi là Phật Đạo Sư



Thành tựu tự lợi ích

Lại khiến người giải thoát

Đây đó không sai biệt

Gọi là Bất Tư Nghị

Bấy giờ Ca Diếp Bà La Môn bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Giải Thoát, Giải Thoát có sai biệt chăng ?”

Đức Phật nói:”Này Bà La Môn ! Giải Thoát đối với Giải Thoát không có sai biệt. Đạo đối với Đạo không có sai biệt. Thừa đối với Thừa thì có sai biệt. Ví như con đường của vua (vương lộ) có xe voi, có xe ngựa, có xe lừa. Nhóm ấy theo thứ tự ở trên con đường ấy đi đến một cái thành.

Này Bà La Môn ! Cỗ xe của nhóm như vậy có sai biệt chăng ?”

_ Bà La Môn nói:”Đại Đức Thế Tôn ! Các cỗ xe ấy quả thật có sai biệt”

_ Đức Phật nói:”Như vậy ! Như vậy Bà La Môn ! Thanh Văn Thừa, Bích Chi Phật Thừa, A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề có sai biệt. Còn Đạo và Giải Thoát không có sai biệt.

Này Bà La Môn ! Ví như sông Hằng có ba loại người từ bờ bên này đi đến bờ bên kia. Người đầu tiên dùng cỏ làm bè, dựa vào đó để vượt qua. Người thứ hai hoặc dùng cái túi bằng da thú, hoặc dùng thuyền bằng da thú rồi dựa vào đó để vượt qua. Người thứ ba tạo làm cái thuyền lớn đưa xuống sông, ở trong cái thuyền này chở được trăm ngàn người. Người thứ ba ấy lại sai người con lớn (trưởng tử) an trí thủ hộ như cái thuyền phảng (Thuyền bành, hai thuyền áp mạn nhau), hết thảy chúng sinh đi đến theo ông từ bờ bên này vượt qua đến bờ bên kia, vì nhiều nhóm người làm việc lợi ích.

Này Bà La Môn ! Ý ông thế nào ? Bờ bên kia có sai biệt chăng ?”

_ Bà La Môn nói:”Bạch Đức Thế Tôn ! Chẳng hề sai biệt”

_ Đức Phật lại hỏi rằng:”Này Bà La Môn ! Ý ông thế nào ? Vật dùng để chuyên chở ấy có sai biệt chăng?”

_ Bà La Môn nói:” Vật đã dùng để chuyên chở thật có sai biệt”

_ Đức Phật nói:”Như vậy ! Như vậy Bà La Môn ! Thanh Văn Thừa, Bích Chi Phật Thừa, A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề quả thật có sai biệt.

Này Bà La Môn ! Như người thứ nhất y dựa vào cái bè cỏ từ bờ bên này đi đến bờ bên kia, chỉ có một không có hai. Thanh Văn Thừa nên biết như vậy

Người thứ hai, hoặc dựa vào cái túi bằng da với dùng cái thuyền bằng da từ bờ bên này vượt qua đến bờ bên kia. Bích Chi Phật Bồ Đề nên biết như vậy.

Này Bà La Môn ! Người thứ ba thành tựu con thuyền lớn cùng với nhiều nhóm người từ bờ bên này đi đến bờ bên kia. Như Lai Bồ Đề nên biết như vậy.

Khi ấy Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ là:

Lộ (con đường) với Giải Thoát không có trên

Các Thừa thảy đều có sai biệt

Bậc Trí như vậy nên lường tính

Nên chọn Thừa tối thắng tối thượng

Các Pháp Giáo như vậy

Chính Giác nói lời này

Chọn lựa các Pháp xong

Bậc Thắng (Thắng Giả) cần phải học.

Bấy giờ Ca Diếp Bà La Môn lại bạch Phật rằng:”Thế Tôn ! Bồ Tát Ma Ha Tát nên hành thế nào ? Niệm trụ thế nào để được đến Ma Ha Diễn ?”

Thời Đức Phật bảo Ca Diếp Bà La Môn rằng:”Này Bà La Môn ! Ông hãy lắng nghe nghĩa đó.

Nếu các Bồ Tát Ma Ha Tát như niệm tu hành, đến Ma Ha Diễn

Này Bà La Môn ! Nếu kẻ trai lành, người nữ thiện tự phát Tâm Bồ Đề, cũng dạy người khác phát Tâm, tự thích tu hành, khuyên người khác tu hành cũng khiến cho người khác trụ. Lại vì họ giải thích nghĩa của Tu Đa La (Sutra:Khế Kinh) như vậy. Người Phú Già La của nhóm như vậy chẳng đến gần gũi, nương nhận, tiếp việc… nên dùng bốn Nhiếp mà nhiếp lấy. Nhóm nào là bốn ? Ấy là: Bố Thí, Ái Ngữ (nói lời yêu thương), Lợi Ích , Đồng Sự (cùng làm việc chung)

Khi ấy Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ là:

Mọi loại bố thí lớn

Tất cả vật đã có

Muốn nhiếp thọ người khác

Bậc Bồ Tát vô úy

Thị hiện đường tiếp dẫn

Chúng sinh chẳng y đến

Hay dùng lời Diệu Thiện

Cõi cõi sẽ an úy

Vi ta người (tự tha) an vui

Chốn lành (thiện xứ) đã sinh ấy

Ngày đêm thường tùy thuận

Nhóm chúng sinh như vậy

Chẳng tin, dạy khiến tin

Phá Giới, khiến trụ Giới

Keo kiệt, khiến bố thí

Tất cả khéo lợi ích

Dạy người hành Bồ Đề

Bền chắc thường tinh tiến

Đồng ở việc lợi ích

Bậc Trí như Giáo hành

Như bậc Trí Tuệ này

Đạo Sư của Bồ Tát

Điều Trí Tuệ đã hành

Thường thích Pháp Đại Thừa

Dũng mãnh, tối thắng đấy

Bậc Trí cần phải học

Dùng Thắng Pháp ấy nên

Tối thắng đến bờ kia



Bấy giờ Ca Diếp Bà La Môn lại dùng Kệ Tụng mà bạch Phật rằng:

Đại Đức bày Hạnh ấy

Bồ Tát , các Đạo Sư

Nên học chỗ hành ấy

Được đến Lưỡng Túc Tôn

Vì con nói Hạnh ấy

Với hành Hạnh Sở Y (chỗ nương tựa của Hạnh)

Bồ Đề sâu rộng lớn

Nguyện Từ Mẫn diễn nói

Lúc đó Đức Thế Tôn bảo Ca Diếp Bà La Môn rằng:”Lành thay Bà La Môn ! Các Bồ Tát có ba loại Hạnh. Nhóm nào là ba ? Ấy là: Thên Hạnh, Phạm Hạnh, Thánh Hạnh.

_ Điều gì ở bên trong gọi là Thiên Hạnh ? Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện dùng Từ Thân Nghiệp (nghiệp của thân hiền lành đem lại niềm vui), dùng Từ Ý Nghiệp (nghiệp của ý hiền lành đem lại niềm vui), dùng Từ Khẩu Nghiệp (nghiệp của miệng hiền lành đem lại niềm vui) tràn khắp vô lượng Thế Giới ở phương Đông, Từ Hạnh (Hạnh hiền lành) tràn đầy. Hành điều này khắp xong, lại hay khéo vào phương Nam Tây Bắc, bốn phương bàng, phương trên, phương dưới đều dùng Từ Thân Nghiệp, Từ Ý Nghiệp, Từ Khẩu Nghiệp tràn đầy khắp cả. Đấy gọi là Thiên Hạnh

_ Điều gì ở bên trong gọi là Phạm Hạnh ? Ấy là bốn vô lượng. Nhóm nào là bốn ? Từ ,Bi, Hỷ, Xả. Đấy gọi là Phạm Hạnh

_ Này Bà La Môn ! Điều gì ở bên trong gọi là Thánh Hạnh? Ấy là ba Giải Thoát. Nhóm nào là ba ? Không, Vô Tướng, Vô Nguyện. Đấy gọi là Thánh Hạnh

Khi ấy Đức Thế Tôn muốn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ là:

Dũng mãnh hành tinh tiến

Đạo Sư của Bồ Tát

Nếu có đủ Thiên Hạnh

Người đó thích Bồ Đề

Thánh Hạnh với Phạm Hạnh

Hạnh đó, Thánh đã nói

Nếu có người tu hành

Người đó được Bất Động



Bấy giờ Ca Diếp Bà La Môn lại dùng Kệ này mà bạch Phật rằng:

Con thích Bồ Đề sâu

Nay hỏi Đại Đạo Sư

Nhóm này, đời đương lai

Làm sao tập các Hạnh

Vì chúng sinh sau này

Nên con hỏi Thế Tôn

Ở trong Phật Bồ Đề

Ý con không phân biệt

Khiến con phát Đạo Tâm

Lợi ích cho chúng sinh.

Khi ấy Đức Thế Tôn lại dùng Kệ Tụng bảo Ca Diếp Bà La Môn ấy rằng:

Nói Tu Đa La này

Khiến phát Đại Bồ Đề

Phạm Chí ! Phật Bồ Đề

Chưa từng có phân biệt



Nói Tu Đa La này

Khiến phát Đại Bồ Đề

Hay chặt tất cả nghi

Tùy thuận chúng sinh hỏi



Nói Tu Đa La này

Khiến phát Đại Bồ Đề

Hay chặt tất cả nghi

Xứng ước muốn chúng sinh



Người được nghe Kinh này

Ở trong đời vị lai

Hay hành bố thí lớn

Đến ở Đàn Bỉ Ngạn (Dàna-pàramità:Bố Thí Ba La Mật)



Người được nghe Kinh này

Ở trong đời vị lai

Hộ giữ Giới không khuyết

Đến ở Giới Bỉ Ngạn (‘Sìla-pàramità:Trì Giới Ba La Mật)



Người được nghe Kinh này

Ở trong đời vị lai

Hành Nhẫn vì chúng sinh

Đến ở Nhẫn Bỉ Ngạn (Ksïànti-pàramità:Nhẫn Nhục Ba La Mật)



Người được nghe Kinh này

Ở trong đời vị lai

Tinh tiến vì chúng sinh

Đến ở Tinh Tiến Ngạn (Vìrya-pàramità:Tinh Tiến Ba La Mật)



Người được nghe Kinh này

Ở trong đời vị lai

Thường vào các Thiền Định

Đến ở Thiền Bỉ Ngạn (Dhyàna-pàramità:Thiền Định Ba La Mật)



Người được nghe Kinh này

Ở trong đời vị lai

Vì chúng cầu Thắng Trí

Đến ở Trí Bỉ Ngạn (Prajnõà-pàramità:Trí Tuệ Ba La Mật)



Đã từng làm cúng dường

Thương xót các chúng sinh

Được nghe Kinh Điển này

Đời sau đến tay ấy



Tỳ Kheo trụ Lan Nhã

Ý muốn Phật Bồ Đề

Người được nghe Kinh này

Nơi cuối cùng, trước được

Số ức Phật quá khứ

Đã trì Kinh Điển này

Vì lợi các Bồ Tát

Phát khởi ý mong muốn

Nếu có Bà La Môn

Ưa muốn Phật Bồ Đề

Lúc đó được tin xong

Kinh đấy đến bàn tay

Ta thấy chúng sinh ấy

Thảy biết hành của họ

Cũng biết tên kẻ ấy

Ta thấy đều không ngại

Tất cả khó nói đủ

Sợ mê người vị lai

Sợ họ khởi các lỗi

Vì thế nói chút phần.



Bấy giờ Ca Diếp Bà La Môn lại dùng Kệ này mà bạch Phật rằng:

Đại Đức ! Thiện Trì này

Khiến sinh ý rộng lớn

Đại Trượng Phu đời này

Chẳng lâu con sẽ làm

Quá khứ với vị lai

Điều Đạo Sư đã nói

Vì sinh thiện lợi ấy

Nên trụ ở Bồ Đề

Khi ấy Đức Thế Tôn lại dùng Kệ bảo Bà La Môn rằng:

Nhóm ấy trụ Trí này

Vì ai mà tuyên nói ?

Đã biết Tâm Hạnh ấy

Nay Ta sẽ ghi nhận



Người đã nghe Kinh này

Hiện tại trước mặt Ta

Nhóm ấy ở đời sau

Kinh này sẽ hiện tiền



Nếu có các người nữ

Sao chép Kinh Điển này

Kinh này sẽ ở tay

Hay sinh Đại Bồ Đề



Trước kia Ta đã nói

Tỳ Kheo thích Lan Nhã

Tay được Kinh Điển này

Về sau, hiện trước mặt

Tỳ Kheo nghe Kinh này

Buồn khóc, lệ như mưa

Trước Ta làm Nghiệp nào

Đời nay được lợi này

Ta ở Kinh như vậy

Chưa từng khéo suy tư

Ta đã được thọ ký

Nghiệp nào được Quả này ?

Xưa Ta: Bà La Môn

Y nơi Tỳ Kheo sống

Thời Tỳ Kheo phóng dật

Nói Tu Đa La này

Phạm Chí nghe Kinh ấy

Đến thời đi khất thực

Rơi lệ khóc đi ra

Lúc đó tâm tác nguyện

Ta nơi Tu Đa La

Chép nghĩa với văn tự

Đời sau làm chứng minh

Cũng lại làm ủng hộ

Do quả nghiệp lành ấy

Cầm giữ ngay trong tay

Thời đó có Tỳ Kheo

Buồn khóc lệ tràn mắt

Đương thời tác sám hối

Sau được Kinh Pháp này

Nghiệp trước kia, diệt hết

Lúc ấy có tướng hiện

Ở trong giấc mộng ấy

Được Tu Đa La này

Sinh tử, các lưu chuyển

Lừa dối, rất đáng sợ

Đều do A Di Đà

Nguyện Lực, Quả như vậy

Các Tỳ Kheo phá Giới

Đã khinh chê người khác

Như vậy nhiều các lỗi

Lưu chuyển rất đáng sợ

Như vậy nhiều các ác

Do được nghe Kinh này

Sẽ đến bờ mé kia

Sau này thường hiển diệu

Bấy giờ Ca Diếp Bà La Môn lại dùng Kệ này mà bạch Phật rằng:

Đại Tu Đa La này

Khiến phát Tâm Đạo lớn

Vì con với vị lai

Phân biệt rộng tuyên nói

Khi ấy Đức Thế Tôn lại dùng Kệ bảo Ca Diếp Chủng Tính Bà La Môn rằng:

Vị lai, các âm thanh

Cho đến điều Ta nói

Đây là Kinh Điển rộng

Vì thế ông nên biết

Nói Đại Kinh Điển này

Đây sẽ làm A Hàm

Sẽ làm Tạng bí mật

Chỗ Thanh Văn tu học

Điều chốn này đã nói

Với người đắc Đạo khác

Đây là Mẫu các Kinh

Phạm Chí như đây biết

Lúc đó các Tỳ Kheo

Sau khi Ta diệt độ

Tạp với Trường A Hàm

Lại gọi Trung A Hàm

Lúc đó có A Hàm

Đủ số tên Tăng Nhất

Lại nói Kinh Điển tạp

Khiếp Tạng Thanh Văn nói

Lại sẽ làm Tỳ Ni

Cũng làm A Tỳ Đàm

Hoặc ở ba Khiếp Tạng

Được gọi các Tỳ Kheo

Có tám vạn bốn ngàn

Nhóm Pháp Ta đã nói

Tất cả từ đây ra

Gọi là Tối Thắng Kinh

Ở đây nói Thanh Văn

Với nói Độc Nhất Giác

Căn bản của các Trí

Kinh Điển chẳng thể bàn

Hết thảy điều ba cõi

Của Thế Gian chưa hiện

Căn bản của các Phước

Do phát Tâm Bồ Đề



Công Đức nhóm Thí, Giới

Hạnh Nhẫn Nhục, Tinh Tiến

Thắng Công Đức Thiền Định

Trong Kinh này khéo nói

Thắng Công Đức Trí Tuệ

Giải Thoát Nhẫn, Tịch Diệt

Tất cả đều hiện bày

Trong Kinh này khéo nói



Khổ, Tập với Diệt, Đạo

Tịch Diệt ở đây hiện

Các Pháp, khắp Phật Pháp

Kinh này đều đã nói



Nói các Khổ, Vô Thường

Cũng nói Pháp Vô Ngã

Nói Niết Bàn Tịch Tĩnh

Tại Tu Đa La này



Chỗ này nói Thanh Văn

Các Nhân Duyên đã trụ

Đại Thừa, Kinh Điển này

Nhiếp thọ tất cả Pháp

Các Pháp rất rộng lớn

Ngay ở Tâm Bồ Đề



Đây là Điển Tối Thắng

Nói khắp Tu Đa La

Hiện tiền thấy chư Phật

Với vì họ nói Pháp

Đương thời, hiện tiền nghe

Đều do Kinh Điển này



Các chúng sinh ba cõi

Ít có nghe Kinh này

Nghe xong sinh yêu thích

Vì mong cầu Phật Thừa

Bấy giờ Ca Diếp Bà La Môn lại bạch Phật rằng:”Thật hiếm có ! Bạch Đức Thế Tôn ! Nếu các chúng sinh không có Trí Tuệ, nếu nghe vô thượng vô biên như vậy cho đến chúng sinh của nhóm như vậy sẽ không có Trí Tuệ. Nếu nhóm như vậy nghe xong Tu Đa La vô thượng vô biên, chẳng có thể ở trong Pháp này, chẳng sinh thích muốn bền chắc.

Đại Đức Thế Tôn ! Có nhân duyên nào đã có Diệu Pháp như vậy mà chúng sinh ấy lại bị vướng lỗi lầm hư rỗng như vậy ?”

Khi ấy Đức Phật bảo Bà La Môn ấy rằng:”Ba ngàn Đại Thiên Thế Giới này có trăm câu trí (Phàm nói Câu Trí là tùy theo số ngàn vạn) cung điện của các Ma. Mỗi một Ma ấy có câu trí số Ma Chúng làm quyến thuộc vây quanh phía sau lưng Ma ấy, thường siêng tìm phương tiện, muốn diệt Kinh này, làm mọi loại nhân duyên. Nhân Nhân Duyên ấy tùy theo chỗ ở gây các chướng ngại. Tại sao thế ? Nếu đem hết thảy chúng sinh của ba ngàn Đại Thiên Thế Giới thảy đều được nơi A La Hán Quả. Hoặc có kẻ trai lành, người nữ thiện nghe Tu Đa La này xong sẽ phát Tâm A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

Này Bà La Môn ! Do nhân duyên đó khiến câu trí (Kotïi:một trăm triệu) các Ma siêng tìm phương tiện muốn diệt Kinh này. Tại sao thế ?

Này Bà La Môn ! Tu Đa La này là chủng tính căn bản của các Pháp. Do nghĩa đó nên câu trí (Kotïi:một trăm triệu) các Ma siêng tìm phương tiện muốn diệt Kinh này.

Bấy giờ Đức Phật bảo Bà La Môn:”Nay có Tu Đa La tên là Phá Ma Chúng Hội, các ông thọ trì đọc tụng liền được phá chúng hội của Ma Thiên ấy.

Này Bà La Môn ! Ví như mặt trời đã xuất hiện thời hay diệt tất cả u minh hắc ám.

Như vậy ! Như vậy Bà La Môn ! Lúc nói Phá Ma Chúng Hội Tu Đa La thời tất cả các Ma đều ẩn mất chẳng hiện

Này Bà La Môn ! Thế nào gọi là Phá Ma Chúng Hội Tu Đa La ?

Khi ấy Đức Thế Tôn liền nói Đà La Ni là:

1_ Đa trí tha

2_ A nậu mô đại na

3_ Bồ đề tam ma đà ba na đa

4_ Phục đá

5_ Hu phục đá

6_ Đát đát la phục đá

7_ Ni hưng già ma

8_ Ba la phá

9_ Đa la phá

10_ Đá hư

11_ Đá long già già ma già ma na

12_ Tỳ lợi ma

13_ Ma tố ma

14_ Hệ lý bà già ma

15_ Tỳ đạt la ma

16_ Đại la khúc ma

17_ A la di la

18_ Y ca xoa la na dụ

Này Bà La Môn ! Đà La Ni này là điều mà chư Phật Thế Tôn quá khứ, vị lai, hiện tại đồng nói Phá Ma Chúng Hội Tu Đa La này

Này Bà La Môn ! Lúc nói Phá Ma Chúng Hội Tu Đa La thời tất cả cung Ma thảy đều chấn động, nghiêng động mạnh, lay động lớn. Tất cả các Ma mỗi mỗi đều từ chỗ ngồi của mình nghiêng ngả té xuống, chẳng thể nói năng. Tại sao thế ? Bởi nhóm ấy thường vì nhiều người làm điều chẳng lợi ích, thường vì nhiều người gây việc khổ não khiến mất lợi ích. Do việc đó cho nên hiện bị quả báo đáng sợ như vậy. Như Đức Phật Thế Tôn thường cho tất cả chúng sinh niềm vui thích cho đến Từ Bi Hỷ Xả. Chính vì thế cho nên các hàng Ba Tuần ấy đều sinh sợ hãi.

Này Bà La Môn ! Nếu lại có người hay chuyển phát Bồ Đề Tu Đa La này thì ở chỗ của người ấy không có chướng ngại. Hoặc các Trời, Rồng, Dạ Xoa. Hoặc Người, Phi Nhân. Hoặc Ma, con của Ma. Hoặc quyến thuộc của Ma. Hoặc nước, lửa, dao, dậy. Hoặc người hành ác. Hoặc các thú ác. Hoặc sự buồn bực của thân. Hoặc sự đau khổ của ý…. mà có thọ nhận thời không có chuyện đó. Tại sao thế ? Vì kẻ trai lành, người nữ thiện ấy thường vì nhiều người làm lợi ích an vui, thường vì nhiều người làm việc thương lo, vì các hàng Trời Người làm việc che giúp. Do sức Từ Hạnh của kẻ trai lành, người nữ thiện ấy, nên biết như vậy

Này Bà La Môn ! Kẻ trai lành, người nữ thiện ấy chẳng làm Hạnh ác của thân, chẳng làm hạnh ác của miệng, chẳng làm hạnh ác của ý cho nên của việc khổ của nhóm ấy chẳng thể ép bức thân ấy, cũng chẳng ép bức tâm.

Này Bà La Môn ! Do nhân duyên này nên hay diệt tất cả khổ”

Lúc đó Đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa này một lần nữa, nên nói Kệ là:

Ma siêng ở Kinh này

Mong muốn sẽ hoại diệt

Vì thế Kinh Điển này

Nay Điều Ngự (Đức Phật) tuyên nói

Khiến Ma đều mê loạn

Hợp tụ ngồi run sợ

Nhìn nhau chẳng thể nói

Quả báo hành ác này

Dọa chúng sinh sợ hãi

Thường ôm tâm làm ác

Điên đảo mà rơi rụng (đọa lạc)

Vì thế được Hiện Báo

Người hòa hợp Từ Bi

Tâm vui, điều đã nói

Lúc Bình đẳng nói Pháp

Tâm ý ác đều tan

Giáng phục các Ma Vương

Đập tan chúng Ma Quân

Dạ Xoa, các hàng Quỷ

Tự nhiên đều rơi rụng

Sức ấy, gậy chẳng hại

Nước, lửa chẳng cuốn đốt

Lời nói, Chú Trớ độc

Chẳng thể gây thương (thương tích) hại

Thường nên thề tạo làm

Thân miệng trụ như vậy

Ngăn chận các nẻo ác

Lìa hẳn tất cả nạn

Các Ma đều tồi diệt

Vì nói Kinh này nên

Tất cả Pháp Xảo Trí

Nếu muốn qua bờ kia

Nên nghe Kinh Điển này

Nghe xong liền hay học

Nếu hay học Kinh này

Vô Úy, các Bồ Tát

Tối Thượng Giác Bồ Đề

Là hướng Bồ Đề Cú (câu Bồ Đề)

Lúc Đức Phật nói Kinh này thời Ca Diếp Bà La Môn với các Đại Hội Chúng, Càn Thát Bà, Trời, A Tu La nghe điều Đức Phật nói đều vui vẻ phụng hành



KINH SINH RA TÂM BỒ ĐỀ

(Hết)


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách