Pháp Môn Bình Đẳng Chẳng Có Cao Thấp

Cùng nhau học hỏi những bài giáo lý căn bản và kiến thức Phật học phổ thông.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Pháp Môn Bình Đẳng Chẳng Có Cao Thấp

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Trích Kinh Phát Khởi Bồ Tát Thù Thắng Chí Nhạo. Pháp Sư Tịnh Không chủ giảng:
Chánh kinh:
Tứ giả, ư nhất thiết pháp, phát sanh thắng nhẫn, vô chấp trước tâm.
四者。於一切法。發生勝忍。無執著心。

(Bốn là đối với hết thảy pháp, phát sanh tâm nhẫn thù thắng, không lòng chấp trước)
Giảng:
Tâm thứ ba trong phần trên là đối với sự chọn lựa tu tập của chính mình, giống như chúng ta đi học, chúng ta theo khoa hệ nào, tin tưởng vào khoa ấy, quyết định chẳng thay đổi, học xong bốn năm là tốt nghiệp. Nhưng đối với những bạn đồng học chẳng cùng một khoa hệ, tức là những người chẳng theo cùng một pháp môn, chẳng cùng tông phái, chúng ta phải tôn kính, chẳng được phỉ báng đó nghe!
Bởi thế, phải “phát sanh thắng nhẫn”. Thắng (勝) là thù thắng, Nhẫn (忍) là thừa nhận, chấp nhận, đồng ý. Pháp môn của họ cũng là pháp môn vô thượng, cũng có thể dùng để đạt học vị tiến sĩ, chẳng được ôm lòng chấp trước. Chấp khoa của mình là số một, khoa của người ta là số hai; mình thù thắng, người ta chẳng bằng mình, như vậy là quý vị “khen mình, chê người”. Pháp môn kia do đức Phật nói, quý vị báng Phật. Quý vị báng Pháp, [phỉ báng] những người tu học theo pháp môn ấy và đã được thành tựu, đấy là quý vị báng Tăng! Tuy quý vị tu rất giỏi một môn, rất khá, nhưng do quý vị báng Tam Bảo, sẽ chẳng thể thành tựu. “Phỉ báng Tam Bảo”, quý vị cứ coi trong Giới kinh kết tội, A Tỳ địa ngục đấy nhé!
Chúng ta phải dùng những tâm tư, thái độ như thế nào đối với những pháp môn khác? Phần năm mươi ba lần tham học trong kinh Hoa Nghiêm là một thí dụ tốt để áp dụng vào đây. Năm mươi ba vị Bồ Tát, mỗi một vị tự mình đều tu một pháp môn [khác biệt], bàn đến pháp môn của người khác, mỗi ngài đều bảo Thiện Tài: Ta chẳng được như người này người nọ, ta chỉ hiểu được mỗi một pháp môn này, chẳng giống như những vị Bồ Tát kia. Ta chẳng hiểu những pháp môn đó, ngươi hãy qua chỗ họ thỉnh giáo. Tự mình khiêm hư, tán thán người khác vậy!
Có một số người nghe quý vị thuyết pháp như thế sẽ bảo: “Kỳ quái! Ông đã khen ngợi pháp môn ấy, vì sao chẳng tu pháp môn đó?” Năm xưa, tôi giảng kinh tại Hương Cảng, lão pháp sư Thánh Nhất ở Đại Dự Sơn mời tôi đến đạo tràng của Ngài giảng khai thị. Đạo tràng của Ngài là đạo tràng Thiền Tông tham Thiền. Tôi là người niệm Phật, tôi đến đó cực lực khen ngợi Thiền, khen ngợi đạo tràng, khen ngợi pháp môn, khen ngợi pháp sư, khen ngợi đại chúng đồng tu. Khen ngợi xong, người ta hỏi tôi:

- Thưa pháp sư! Thiền hay như vậy, vì sao Ngài chẳng tu?

- Tôi chẳng phải là hạng căn khí – tôi thật thà đáp lời.

Tham Thiền phải là người thượng căn mới có thể khai ngộ. Tôi là hạng hạ hạ căn, tôi làm sao sánh bằng người khác được. Tôi nói thật, tôi thật thà niệm Phật, đới nghiệp vãng sanh là may lắm rồi. Hãy nhớ kỹ, tự mình phải khiêm hư, phải biết khen ngợi người khác, phải tôn trọng pháp môn chẳng tương đồng, đối xử hòa mục, Phật pháp sẽ hưng vượng! Cổ đức nói: “Nếu muốn cho Phật pháp hưng thịnh thì chỉ có Tăng khen ngợi Tăng”. Đôi bên khen ngợi lẫn nhau, đối xử khiêm hư với nhau, Phật pháp bèn hưng vượng. Đừng nghĩ mình tu khá quá, cảm thấy đáng nên kiêu ngạo, ngạo mạn, coi thường người khác, coi thường pháp môn của người khác; chẳng hề biết tối hậu là tự mình hóa độ mình. Trong kinh này, đức Phật nói những đạo lý, những sự tình ấy rất nhiều, nên “đối với hết thảy pháp, phát sanh thắng nhẫn, không tâm chấp trước”.


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Pháp Môn Bình Đẳng Chẳng Có Cao Thấp

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
Trong kinh Ðại thừa thường nói: ‘Pháp môn bình đẳng, chẳng có cao thấp’, pháp môn nào cũng có thể thành Phật, nhưng dựa trên căn tánh của chúng sanh mà nói thì sẽ khác nhau – có người lợi căn, có người độn căn. Có pháp môn khế cơ, có pháp môn chẳng khế cơ; khế cơ thì thích hợp cho chúng ta tu học, chẳng khế cơ nghĩa là đối với đời sống hiện tại có nhiều chỗ chẳng thuận tiện. Khế cơ thì chúng ta tu học rất thuận lợi, rất dễ dàng, nếu chẳng khế cơ thì chúng ta cảm thấy rất khó khăn, hễ cảm thấy khó khăn thì chúng ta nên bỏ và lựa chọn pháp môn nào thích hợp với mình. Việc này cũng giống như lựa chọn khoa hệ trong trường học, khoa hệ nào mà chúng ta rất thích và cũng có năng lực học theo thì dễ rồi. Nếu lựa chọn một khoa hệ chẳng hợp với ý thích của mình thì học theo sẽ rất khó khăn. Cho nên vô lượng pháp môn của Phật pháp giống như khoa hệ trong trường học, đều để cho mình tùy ý lựa chọn. Ðiều kiện của sự lựa chọn là phải thích hợp với trình độ của mình, ý thích của mình, đời sống của mình, chẳng gây trở ngại cho đời sống và công ăn việc làm của mình, không những chẳng trở ngại mà còn trợ giúp thêm thì tu học theo sẽ rất dễ dàng. Ðây là những điều kiện chúng ta cần biết rõ khi lựa chọn pháp môn.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Pháp Môn Bình Đẳng Chẳng Có Cao Thấp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Pháp Môn Bình Đẳng Chẳng Có Cao Thấp

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D<

LÒNG BÌNH ĐẲNG

Xin mời các bạn xem bài Tụng của Lục Tổ !

Tụng rằng :
Lòng bình đẳng đâu cần giử giới
Làm việc ngay há đợi tu thiền
Ân, song thân hiếu dưởng chuyên cần
Nghĩa huynh đệ dưới trên tương ái
Nhượng hoà mục tôn ti đối đãi
Nhẫn muôn điều ác hại chớ gây
Nếu bền tu như lấy lửa cọ cây
Nơi bùn lấm nở đầy sen đỏ
Đắng miệng ấy thuốc trừ bịnh khổ
Nghịch tai là lời độ chánh trung
Sửa lỗi lầm trí huệ phát sung
Binh tội quấy tâm tùng đoạ ác
Năng làm phước giúp người lợi lạc
Đạo nào do thí bạc mà thành
Vốn Bồ Đề cầu ở Tâm thanh
Ngoài mộng ảo, muội manh nhọc kiếm
Nghe nói Pháp lòng vâng tu niệm
Cõi Thiên đường mầu nhiệm thấy liền

Trích PBĐK do Hoà Thượng MINH TRỰC Thiền Sư dịch và giảng. >:D< >:D< >:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách