DHAMMA VINAYA

Mời các bạn thảo luận giáo lý và phương pháp hành trì Phật giáo Nam truyền.
zelda
Bài viết: 682
Ngày: 22/08/07 09:21
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM
Nghề nghiệp: Đi làm , đi học

DHAMMA VINAYA

Bài viết chưa xem gửi bởi zelda »

Bài này được copy nguyên bản của một đạo hữu có nick là huongsen . Vì bài viết mang tính trí tuệ cao và rõ ràng nên Zelda xin mạn phép copy.( Phần đầu)

PHÁP VÀ LUẬT (DHAMMA VINAYA)

Toàn giáo pháp của Đức Phật phân ra làm hai loại:

- Pháp (Dhamma) gồm có Tạng Kinh và Tạng Vi Diệu Pháp.
- Luật (Vinaya) là Tạng Luật.


Trong kinh Đại Niết Bàn (Mahāparinibbānasutta), trước khi tịch diệt Niết Bàn. Đức Phật dạy Đại đức Ānanda rằng:

- Này Ānanda, Pháp mà Như Lai đã thuyết, Luật mà Như Lai đã chế định, sau khi Như Lai đã tịch diệt Niết Bàn rồi, Pháp và Luật ấy là Tôn sư của các con.

Theo Chú giải kinh Đại Niết Bàn, giải thích:

Danh từ Dhamma: Pháp có nghĩa là Tạng Kinh và Tạng Vi Diệu Pháp.

Danh từ Vinaya: Luật có nghĩa là Tạng Luật.

Tất cả Pháp và Luật phân chia thành Tam Tạng, Ngũ bộ, Cửu chi, 84.000 Pháp môn.

- Tạng Luật: Gồm có 21.000 Pháp môn.
- Tạng Kinh: Gồm có 21.000 Pháp môn.
- Tạng Vi Diệu Pháp: Gồm có 42.000 Pháp môn.


Đức Phật còn giảng giải rằng:

Như vậy, 84.000 Pháp môn này tồn tại, chỉ có một mình Như Lai tịch diệt Niết Bàn. Thật vậy, bây giờ chỉ có một mình Như Lai giáo huấn các con, theo dạy dỗ các con. Sau khi Như Lai tịch diệt Niết Bàn rồi, thì có 84.000 Pháp môn ấy là “Tôn sư” sẽ giáo huấn các con, theo dạy dỗ các con.

Trên đây là đoạn Chú giải mà Đức Phật đã giải thích, giảng dạy cho các hàng đệ tử nên hiểu biết rõ rằng:

Sau khi Đức Phật đã tịch diệt Niết Bàn rồi, không phải không còn vị Tôn sư, mà khi ấy, 84.000 pháp môn chính là Tôn sư sẽ giáo huấn, sẽ theo dạy dỗ các hàng đệ tử.

TAM TẠNG (TIPITAKA)

Toàn giáo pháp của Đức Phật, nếu phân chia theo tạng thì có 3 tạng:

Tạng Luật (Vinayapitakapāli).
Tạng Kinh (Suttantapitakapāli).
Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhammapitakkapāli)


a) Tạng Luật (Vinayapitakapāli)

Tạng Luật gồm những lời răn dạy của Đức Phật. Đức Phật đã ban hành những điều giới Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, những phép hành tăng sự, những điều cho phép và những điều không cho phép, những việc nên làm và những việc không nên làm v.v...

Tạng Luật có 5 bộ

* Bộ Pārājikapāli gồm có những điều giới:

- 4 điều giới Pārājika
- 13 điều giới Samghādisesa
- 2 điều giới Aniyata
- 30 điều giới Nissaggiya pācittiya.

* Bộ Pācittiyapāli gồm có những điều giới:

- 92 điều giới Suddha pācittiya
- 4 điều giới Pātīdesanīya
- 75 điều giới Sekhiya.
- 7 điều Adhikaranasamatha
- Những điều giới của Tỳ khưu ni.

* Bộ Mahāvagga (Tạng Luật)

Bộ luật Mahāvagga này, Đức Phật thuyết giảng về chuyện chứng đắc thành Đức Phật Chánh Đẳng Giác, chuyện thuyết pháp Chuyển Pháp Luân đầu tiên tế độ nhóm 5 Tỳ khưu, Đức Phật ban hành phép xuất gia thọ Sadi, Tỳ khưu v.v...

* Bộ Cūlavagga
Bộ luật Cūlavagga này, Đức Phật ban hành nhiều phép hành tăng sự đến chư Tỳ khưu. Trong bộ này, lần đầu tiên Đức Phật cho phép bà Mahāpajāpatigotamī xuất gia trở thành Tỳ khưu ni trong giáo pháp của Đức Phật, cùng với 500 cận sự nữ dòng Sakya cùng xuất gia thọ Tỳ khưu ni v.v...

* Bộ Parivāra

Bộ luật Parivāra này, Đức Phật ban hành nhiều điều liên quan đến giới và nhiều vấn đề khác...

Đó là 5 bộ trong Tạng Luật mà Đức Phật là Bậc duy nhất chế định và ban hành đến chư Tỳ khưu, Tỳ khưu ni; còn các hàng Thánh Thanh Văn đệ tử không thể chế định ra điều giới và các phép hành tăng sự ...
.........sẽ còn tiếp


Gieo suy nghĩ, gặt hành động
Gieo hành động, gặt thói quen
Gieo thói quen, gặt tính cách
Gieo tính cách, gặt số phận

Dick Lyles
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: DHAMMA VINAYA

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Zelda, em có thể post tiếp không em ? :)


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách