Người học Phật mà hết chấp nhưng vẫn dùng được những món từng phá chấp ấy trong sự sáng suốt ấy là hành Phật mà hiểu Phật.
Vô thường chính là nhân quả cũng đúng, nói vô thường chẳng dính nhân quả cũng không sai, vì thật thể vô thường tức chơn thường, nhân quả vô thường nhưng không lìa chân thường, vì thế gọi vô thường cũng sai mà gọi chơn thường cũng sai. Ngay như vậy bạn không thể gọi vô thường mà cũng chẳng gọi là chân thường nếu gọi như vậy thành 2 bên rồi!
Nếu dẹp vô thường thì cái dụng của tâm bỏ đâu, nếu nói bỏ đi vô thường phá chấp đã phá rồi thì là chơn thường, thì chơn thường đó là gì? Nếu thấy rõ chơn thường rồi thì cái vô thường có khác chơn thường hay không? Nếu khác thì phân lập cái chân thường và vô thường là 2 bên rồi làm sao lại gọi "đệ nhất nghĩa đế", nến thấy nó chẳng còn hai bên thì có dùng vô thường như chơn thường được không, ra sao?
Nói chung hiểu rõ chân lý chẳng bao giờ kẹt một bên để diễn thuyết, mà rõ ràng 2 bên không khác nhau thì lúc đó chẳng kẹt 2 bên để diễn giải!
Rốt cùng của đạo chẳng bỏ , chẳng kẹt cái gì cả, chỉ do tâm dụng có sáng suốt hay không!
Người thấy sai của người mà thấy cái đúng nơi mình thì đó chính là cái sai của mình, người thấy cái đúng và cái sai vốn chẳng sai khác thì chẳng thấy cái sai nơi người, nếu thấy họ sai chính là mình đã sai vậy!
Thân!

