Duy thức tam thập tụng

Nghiên cứu học hỏi tư tưởng Phật giáo bắc tông: Câu xá, thành thật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Du già, pháp tướng tông, trừ hệ bát nhã, thiền và chuyên mục đã có.

Điều hành viên: phuoctuong

Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Duy thức tam thập tụng

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Duy thức tam thập tụng (zh. 唯識三十頌, sa. triṁśikā-vijñaptimātratāsiddhi-kārikā) hay Duy thức tam thập luận (唯識三十論), Tam thập duy thức luận (三十唯識論),Cao kiến pháp tràng luận (高建法幢論) là một trước tác của Thế Thân (sa. Vasubandhu, zh. 世親), ngài Huyền Trang dịch vào thời Đường, được xếp vào Chánh Tân Tu Đại Tạng, tập 31, một trong ba quyển sách căn bản của tông Duy thức (hai quyển còn lại là Đại thừa bá pháp minh môn luận: giải thích danh từ chuyên môn, Bát thức qui củ tụng: tóm tắt giáo nghĩa của Duy thức.) Các thế hệ sau đều căn cứ vào ba quyển luận này để khai phá và phát triển.

Trong tác phẩm "Thành Duy Thức Luận" (成唯識論), Huyền Trang đã dịch phần kệ tụng sang chữ Hán.

Như tên của luận, chỉ là tập sách nhỏ với 30 bài tụng, 600 câu trình bày giáo lý của Duy thức tông, xiển dương đường hướng của đại thừa.

A.[1]

1. Giải thích cảnh Duy thức: kệ 1-25
2. Giải thích hạnh Duy thức: kệ 26-29
3. Giải thích quả Duy thức: kệ 30

B.[2]

1. Giải thích Duy thức tướng: 1-24
2. Giải thích Duy thức tánh: 25
3. Giải thích Duy thức vị: 26-30

Bài kệ đầu tiên luận vạn pháp là do thức biến hiện, chia thức năng biến thành ba loại: dị thục thứ (thức thứ tám), tư lương (thức thứ bảy), liễu biệt cảnh (sáu thức trước) tiếp lại nói giải thích lý Duy thức, cuối cùng trình bày ba tính của Duy thức và trình tự tu hành.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Duy thức tam thập tụng

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Tác phẩm tuy có hình thức là những câu kệ đơn giản nhưng được xem là tập đại thành của tư tưởng Duy Thức, gây ảnh hưởng rất lớn đến hậu thế. Khác với "Duy thức nhị thập luận", Thế Thân đã không tự chú giải phẩm này, sau khi ngài nhập diệt thì các vị đại sư kế thừa chú giải. Sáng tác thêm phần tự, và lưu thông cả thảy 2 bài tụng. Trong các bản chú giải, bản của An Huệ (sa. Sthiramati, zh. 安慧) rất nổi tiếng, và còn lại nguyên điển Phạn ngữ được bảo tồn trong Đại tạng kinh Tây Tạng. Đến niên hiệu Hiển Khánh thứ 4, vua Cao Tông đời Đường, ngài Huyền Trang hợp soạn những sáng tác của các vị tiền bối, dịch thành Thành duy thức luận 10 quyển,

Tác phẩm Duy thức nhị thập tụng khác với Duy thức tam thập tụng ở chỗ tác phẩm thứ nhất chỉ nhằm mục đích phá vỡ các lập luận của các phái ngoại đạo, còn tác phẩm thứ nhì thì trình bày tất cả khía cạnh của tâm thức, hiển bầy ra cái lý nhất thiết pháp duy tâm tạo, rồi đưa ra phương pháp tu tập thiền định, nương vào hiện tướng của các pháp mà nhập được vào thể tánh Chân Như. Vì thế mà phương pháp tu tập của Duy Thức còn được gọi là tùng tướng nhập tánh.

Theo đó thì tất cả các hiện tượng và ý niệm đều không thật có, chúng đều duyên khởi, do chân tâm bị vọng niệm quấy động mà chuyển biến và biểu hiện ra. Tánh chất chân thực của tất cả các hiện tượng và các ý niệm không thể do tri kiến thường tình mà giải thích được mà phải là sự trực nhận do kết quả của sự tu tập thiền định khi đạt được sự đột biến nội tại nơi tâm thức.

Các chú giải của bộ luận này như sau: Thành Duy thức, 10 quyển; Lược thích, một quyển (Khuy Cơ); Duy thức tam thập luận ước ý,; Duy thức tam thập luận lược giải, một quyển (Trí Húc); một quyển (Minh Dục); Duy thức tam thập tụng cẩm hoa, một quyển (Cẩm Hoa); Duy thức tam thập tụng lược thích, bốn quyển (Viên Minh).
Chú thích

1. ↑ Từ Điển Phật Học Huệ Quang, Chủ biên Thích Minh Cảnh, Nhà Xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2003
2. ↑ Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... E1%BB%A5ng


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
phuoctuong
Điều Hành Viên
Bài viết: 723
Ngày: 14/11/07 12:06

Re: Duy thức tam thập tụng

Bài viết chưa xem gửi bởi phuoctuong »

BÁC MONGGIAC, KHÔNG BIẾT LÀ:

"Từ Điển Phật Học Huệ Quang, Chủ biên Thích Minh Cảnh, Nhà Xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2003"

ĐÃ CÓ TRÊN ĐĨA NHỰA (COMPACT DISH) CHƯA, NẾU ĐÃ CÓ THÌ LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỈNH ĐƯỢC , CÒN NẾU CHƯA CÓ THÌ BÁC CÓ THỂ LIÊN LẠC ĐỀ NGHỊ VỚI BAN BIÊN SOẠN THỰC HIỆN ĐỂ TIỆN DỤNG BÁC NHĨ!
KÍNH


NHẤT CÚ NHIỄM THẦN HÀM TƯ BỈ NGẠN
TAM XA KHAI THỊ NGỘ NHẬP PHẬT THỪA
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Duy thức tam thập tụng

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Theo mình biết thì "Từ Điển Phật Học Huệ Quang, Chủ biên Thích Minh Cảnh, Nhà Xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2003" chưa có trên dĩa nhựa, bản hiện mình sử dụng là có mười mấy cuốn. (nặng lắm, gấp 2-3 lần bộ Phật Quang)

Mình chỉ có bộ Phật Quang đại từ điển trên dĩa nhựa thôi. Nếu bác muốn hẹn bác hai ngày sau mình sẽ đưa link hạ tải.

Mình đang xin hoặc mua lại bản quyền sử dụng bộ TĐ Huệ Quang, nếu mua được bản quyền thì sẽ làm dĩa từ điển cho máy tính ngay. Nhưng mấy lần nhờ người đi thương lượng lần nào cũng chẳng đển đâu, cụ này đẩy qua cụ kia, riết rồi chán quá. Để mình nhờ người đi thêm một lần nữa hi vọng sẽ được. Nếu khi nào có dĩa nhựa, sẽ gởi tặng bác trước tiên.

Nếu các bác có lòng vì mọi người, làm ơn tập hợp khoảng 5 vị, cùng nhau đến thương lượng xin hoặc mua lại bản quyền (ka ka đtkvn.org sẽ ra tiền, trước khi thương lượng mình phải họp mặt online một lần). Quan trọng nhất là xin luôn phiên bản đánh máy sẳn, nếu có bản đánh máy sẳn thì khoảng 3 tháng sau sẽ có từ điển cho máy tính (palm và "dế" thì cần thêm thời gian, tra trực tuyến trên mạng thì phải đợi sang năm hoặc năm sau nữa vì nó tùy thuộc vào host). nếu không có bản đánh máy sẳn thì hẹn 5 năm sau.

Tuy nói bộ Huệ Quang là soạn nhưng theo mình thấy thì dịch lại của Phật quang từ điển làm chính, ngoài ra có soạn thêm phần tiểu sử cao/danh tăng và chùa Việt Nam (hình như có soạn thêm phần các đại sư Nhật bản ?).

Nếu bác cần bộ đó cho việc nghiên cứu Phật pháp và phụ giúp biên soạn wikiphatgiao thì mình xin cúng dường bác bộ ấy. ( :) không dám đưa điều kiện chỉ là ưu tiên cho những người làm việc công trước thôi, bà con thông cảm, chứ tâm của mình thì muốn tặng không tất cả.) bác đồng ý thì cho xin địa chỉ qua chức năng gởi thư của diễn đàn nhé.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Duy thức tam thập tụng

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Bác vào đây hạ tải bộ Phật Quang Đại Từ Điển nhé, nhớ làm theo hướng dẫn nếu không chữ sẽ bị mã hóa không đọc được tiếng Hoa dù là có font chữ tiếng Hoa đi nữa. Có thể còn cách khác nữa nhưng tôi khôgn biết. http://daitangkinhvietnam.org/content/view/704/234/


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Duy thức tam thập tụng

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

phuoctuong đã viết:BÁC MONGGIAC, KHÔNG BIẾT LÀ:

"Từ Điển Phật Học Huệ Quang, Chủ biên Thích Minh Cảnh, Nhà Xuất bản tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2003"

ĐÃ CÓ TRÊN ĐĨA NHỰA (COMPACT DISH) CHƯA, NẾU ĐÃ CÓ THÌ LÀM THẾ NÀO ĐỂ THỈNH ĐƯỢC , CÒN NẾU CHƯA CÓ THÌ BÁC CÓ THỂ LIÊN LẠC ĐỀ NGHỊ VỚI BAN BIÊN SOẠN THỰC HIỆN ĐỂ TIỆN DỤNG BÁC NHĨ!
KÍNH
Tin mừng lưu hành nội bộ:
"Từ điển Huệ Quang hiện tại đang tu bổ, sữa chữa và ra dĩa"
Mới liên lạc với quý "cụ", thông tin cho biết, "hiện tại đang tu bổ, sữa chữa và ra dĩa". Các cụ bảo đang làm, nếu lạc quan hi vọng thì chắc... trong 3 năm sau sẽ có dĩa. Còn bi quan mà suy đoán thì đoán hỏng ra. Dù thế nào đi nữa sau 5 năm chúng ta sẽ cho ra phần mềm từ điển Phật giáo sử dụng database của bách khoa toàn thư Phật giáo, (hơi lạc quan :x ) (chỉ là bản develop hay beta thôi) tra theo kiểu click and see (nhấn và xem (chỉ cần rà chuột là hiện ra nghĩa.)). Bạn hỏi "chất lượng ư ?" câu trả lời là "tùy sự cống hiến của mọi người". Từ điển Phật học Huệ Quang mà không nổ lực là ẹ thua mình đó nghe. ;) Cái gì mà có sự cạnh tranh thì mới tiến bộ, cạnh tranh trong tinh thần học hỏi, không phải là "giao chiến" ;) . Chúc Ban tu thư, biên soạn Từ điển Huệ Quang phấn đấu nổ lực sớm hoàn tất để không phụ lòng mong đợi của mọi người.

Chú ý nghe bà con, bản tin này dù là nguồn tin đáng tin cậy tuy nhiên không phải là bản tin chính thức của Ban biên soạn hay tu thư từ điển Phật học Huệ Quang nhé.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách