BÍCH NHAM LỤC

Thảo luận tư tưởng thiền tông Việt Nam.

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

TẮC 17

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 17

HƯƠNG LÂM: NGỒI LÂU SANH MỆT

LỜI DẪN:
Chặt đinh, chém sắt mớI đáng làm bổn phận Tông sư, né tên tránh đao đâu thể làm tác gia thông phương. Chỗ dùi châm chẳng vào hãy gác lạI, Khi sóng dậy ngập trờI thì thế nào? Thử cử xem.

CÔNG ÁN :
Tăng hỏI Hương Lâm :
- Thế nào là ý Tổ Sư từ tây sang?
Hương Lâm đáp :
- NgồI lâu sanh nhọc.

GIẢI THÍCH :
Hương Lâm nói ngồI lâu sanh nhọc lạI hiểu chăng? Nếu hiểu được thì trên đầu trăm cỏ dứt hết can qua, nếu chẳng hiểu thì lắng nghe phân xử. Cổ nhân đi hành cước chọn lựa bạn đồng hành để vạch cỏ xem gió (Bát thảo chiêm phong) buông vọng, hướng chân. Khi ấy Vân Môn thịnh hóa ở Quảng Nam, Hương Lâm thường ra đất Thục đồng thờI vớI Nga Hồ, Cảnh Thanh, trước đến tham vấn Báo Từ ở Hồ Nam, sau mớI đến trong hộI Vân Môn làm thị giả mườI tám năm. Ở chỗ Vân Môn, thân được nghe. Sư tuy ngộ trễ, nhưng quả là bậc đạI căn khí. Trong mườI tám năm ở cạnh, Vân Môn thường kêu “ thị giả Viễn “. Sư vừa đáp “ dạ “ Vân Môn hỏI “ là cái gì ?“ Khi ấy Hương Lâm cũng hạ ngữ, trình kiến giảI song trọn chẳng khế hợp. Một hôm sư bỗng nhiên la “ Con đã hộI “. Vân Môn bảo “ Sao chẳng nói một câu hướng thượng xem?” Sư ở thêm ba năm. Trong thất, Vân Môn phóng những đạI cơ biện, hơn phân nửa vì thị giả Viễn. Vân Môn phàm có một lờI, một câu trọn nhằm vào thị giả Viễn. Sau này Hương Lâm trở về đất Thục, trụ trì chùa Hương Lâm ở Thanh Thành. Hòa thượng Tộ là thầy Tuyết Đậu, khi ấy nghe Hương Lâm giáo hóa thạnh hành nên cũng đến tham lễ. Vân Môn tuy tiếp độ ngườI vô số, nhưng sau này chỉ có phái Hương Lâm là còn thạnh hành. Sư trở về Tứ Xuyên trụ viện bốn mươi năm, đến tám mươi tuổI mớI thiên hóa. Sư thường nói : “Ta bốn mươi năm mớI thành một mảnh”. Sư nói “ Đi hành cước, tham tầm tri thức, cần phảI để mắt mà đi, phảI phân đen trắng, thấy cạn sâu mớI được. Trước cần phảI lập chí, Đức Thích Ca khi còn tu nhân phát một lờI, một niệm đều là lập chí”. Sau này có vị tăng đến hỏI :
- Thế nào là một ngọn đèn trong thất?
Hương Lâm đáp
- Ba ngườI làm chứng, rùa thành trạch.
Tăng lạI hỏI :
- Thế nào là việc của kẻ áo nạp?
Hương Lâm đáp :
- Tháng chạp lửa cháy núi.
Đúng là cắt đầu lưỡI ngườI trong thiên hạ, không có chỗ cho ý thức bám, không cho ông suy tính đạo lý. Tăng hỏI
- Thế nào là ý Tổ Sư từ Tây sang?
- NgồI lâu sinh nhọc.
Đáng gọI là lờI không vị, câu không vị, nói không vị lấp bít miệng ngườI, không có chỗ cho ông há miệng. Nếu thấy liền thấy, nếu chẳng thấy , tốI kỵ khởI giảI hội.
Tuyết Đậu nhân gió thổI lửa, làm bài tụng

TỤNG
Nhất cá, lưỡng cá, thiên vạn cá
Thoát khước lung đầu tá giác đà
Tả chuyển, hữu chuyển tùy hậu lai
Tử Hồ yếu đả Lưu Thiết Ma

NGHĨA
Một cái, hai cái, ngàn muôn cái
Lột bỏ dây dàm, tháo yên cương
Xoay tả, xoay hữu tùy kẻ sau
Tử Hồ cần đánh Lưu Thiết Ma.

GIẢI TỤNG
Tuyết Đậu quả là con cháu trong nhà, đưa ra cho ông thấy, nếu hộI liền hộI, như ánh chớp, nếu không thì cũng không cho tình giải. Hai câu “ Một cái, hai cái, ngàn muôn cái. Lột bỏ dây dàm tháo yên cương” sạch trọI, thong dong, chẳng bị sanh tử ô nhiễm, chẳng bị tình giảI thánh phàm trói buộc. Trên không có chỗ nương theo, dướI không chấp nhơn ngã. Nhất như dường thể Hương Lâm, Tuyết Đậu là những ngàn muôn cái. Nhẫn đến mọI ngườI trên quả đất đều như thế, Phật trước, Phật sau thảy như thế.
Khi xưa Tử Hồ cùng Triệu Châu, Trường Sa Cảnh Sầm tham vấn Nam Tuyền. Khi ấy bà Lưu Thiết Ma (Thiết ma có nghĩa là mài sắt) cất am dướI núi Qui. mồm miệng lanh lợI, hỏI một đáp mườI. Các nơi đều nể bà. Một hôm Tử Hồ đến tham vấn , hỏI :
- Có phảI là Lưu Thiết Ma chăng?
Thiết Ma đáp
- Chả dám
Tử Hồ hỏI :
- Mài bên trái hay mài bên phảI ?
Thiết Ma đáp
- Hòa thượng chớ điên đảo.
Tử Hồ theo tiếng kêu liền đánh.
Trong công án của Hương Lâm, nếu hiểu được thế nào là “ ngồI lâu sinh nhọc ” thì mặc tình xoay phảI, xoay trái. Còn nếu chẳng hộI thì cần đánh như Lưu Thiết Ma.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: TẮC 17

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Ngồi hoài mà tâm cứ như khỉ vượn, còn tâm không như khỉ vượn thì lại trụ chết một chỗ. Lạc thì có, mà cái dụng linh minh lại không dụng được. Nói ngồi lâu sanh mệt là phải rồi.
binh đã viết:TẮC 17 : Khi xưa Tử Hồ cùng Triệu Châu, Trường Sa Cảnh Sầm tham vấn Nam Tuyền. Khi ấy bà Lưu Thiết Ma (Thiết ma có nghĩa là mài sắt) cất am dướI núi Qui. mồm miệng lanh lợI, hỏI một đáp mườI. Các nơi đều nể bà. Một hôm Tử Hồ đến tham vấn , hỏI :
- Có phảI là Lưu Thiết Ma chăng?
Thiết Ma đáp
- Chả dám
Tử Hồ hỏI :
- Mài bên trái hay mài bên phảI ?
Thiết Ma đáp
- Hòa thượng chớ điên đảo.
Tử Hồ theo tiếng kêu liền đánh.
Trong công án của Hương Lâm, nếu hiểu được thế nào là “ ngồI lâu sinh nhọc ” thì mặc tình xoay phảI, xoay trái. Còn nếu chẳng hộI thì cần đánh như Lưu Thiết Ma.
Chỉ muốn hỏi, phải trả lời thế nào mới không bị đánh?


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khi bị hỏi " Có phải Lưu Thiết Ma không?" thì trả lời " là Tử Hồ " thì không bị đánh, mà cũng không sai, vì Tử Hồ cũng là Lưu Thiết Ma, mà Lưu Thiết Ma cũng là Tử Hồ. Vì xác nhận là Lưu Thiết Ma (Chẳng dám) nên mới bị vấn nạn " mài bên trái hay mài bên phải?" hỏi tới đây là sửa soạn đánh rồi.


Trước kia thiền sư Ngưỡng Sơn hỏi thiền sư Tam Thánh " Tên gì ?"
Tam Thánh đáp " Huệ Tịch"
Ngưỡng Sơn nói " Huệ Tịch là tên ta mà"
Tam Thánh nói " Vậy tôi là Huệ Nhiên"
(không bị đánh)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Cái này chỉ là nương vào ngôn giáo của người xưa. Không phải.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC TẮC 18

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 18

HUỆ TRUNG QUỐC SƯ : THÁP VÔ PHÙNG

CÔNG ÁN
Hoàng Đế Túc Tông hỏI Quốc Sư Huệ Trung:
- Sau khi Quốc Sư trăm tuổI có cần vật gì?
Quốc Sư tâu :
- Vì lão tăng xây cái tháp Vô Phùng.
Vua hỏI :
- Xin thầy cho kiểu tháp.
Quốc sư im lặng giây lâu, hỏI :
- Hiểu chăng?
Vua nói :
- Chẳng hiểu
Quốc sư tâu :
- Tôi có đệ tử phó pháp là Đam Nguyên hiểu rõ việc này.
Sau khi Quốc sư tịch, vua vờI Đam Nguyên hỏI ý này thế nào. Đam Nguyên tâu:

Phía nam sông Tương, phía bắc cái đầm (Tuyết Đậu nói: một tay vỗ chẳng kêu)
Ở giữa vàng ròng đầy một nước (Tuyết Đậu nói: Núi hình cây gậy)
DướI cây không bóng nên đồng thuyền ( TĐ nói Sông trong biển lặng)
Trên điện lưu ly không trí thức (TĐ nói: nêu rồI vậy)

GIẢI THÍCH:
ĐờI Đường, kinh đô cũ là Trường An bị An Lộc Sơn chiếm cứ, phảI dờI đô sang Lạc Dương. Khi Túc Tông lên ngôi thì Sư Huệ Trung đang trụ am trên núi Bạch Nhai thuộc Đặng Châu, hơn bốn mươi năm không xuống núi. Niên hiệu Thượng Nguyên năm thứ hai vua sai sứ mờI Huệ Trung nhập nộI, tôn làm Quốc Sư, đãi theo lễ thầy trò rất là kính trọng. Quốc sư thường vì vua diễn nói đạo Vô Thượng. Đến khi ĐạI Tông lên ngôi, lạI mờI Quốc Sư ở chùa Quang Trạch mườI sáu năm, tùy cơ nói pháp. Niên hiệu ĐạI Lịch thứ mườI, Quốc Sư thiên hóa. Khi Quốc sư sắp vào Niết Bàn từ giã ĐạI Tông. ĐạI Tông hỏI “ Quốc sư sau khi trăm tuổI có cần vật gì không?” Chỉ là một câu hỏI bình thường mà ông già không gió nổI sóng nói “ Vì lão tăng xây cái tháp Vô Phùng”. ĐạI Tông quả là tay tác gia, liền nói “ Thỉnh thầy cho kiểu tháp”. Quốc sư im lặng giây lâu , nói “ Hiểu chăng?” Kỳ quái thật, cái này thật khó tham cứu. Quốc sư bị vua một cái tát, miệng liền như tấm biển. Song tuy như thế, nếu chẳng phảI ông già này thì đã té nhào rồi. Lắm ngườI nói : Chỗ Quốc sư không nói chính là kiểu tháp. Nếu hiểu thế ấy, một tông Đạt Ma mất sạch. Nếu bảo im lặng là phảI thì kẻ câm cũng hộI thiền. Há chẳng thấy ngoạI đạo hỏI Phật “ Chẳng hỏI có lờI, chẳng hỏI không lờI”. Thế Tôn im lặng giây lâu . NgoạI đạo lễ bái khen ngợI “ Thế Tôn đạI từ, đạI bi vẹt đám mây mờ cho con, khiến con được vào ” Khi ngoạI đạo đi rồI, A Nan hỏI Phật “ NgoạI đạo sở chứng gì mà nói được vào?” Thế Tôn đáp “ Như ngựa hay ở thế gian, vừa thấy bóng roi liền chạy”. Đa số ngườI nhắm vào chỗ yên lặng mà hiểu, thật có gì là phải. Ngũ Tổ niêm rằng “ Mặt trước là trân châu, mã não, mặt sau là mã não, trân châu. Bên đông là Quán Âm, Thế Chí. Bên tây là Văn Thù, Phổ Hiền. khoảng giữa có một cái phan bị gió thổI kêu hồ lô, hồ lô”. ( Thân thường ở trong Phật cảnh, trước mặt sau lưng đều như châu báu. Cùng các đạI Bồ-Tát làm bạn đồng hành. Ngoài hiện hình tượng, tâm thường trống rỗng ). Quốc sư hỏI vua “ Hiểu chăng?” . Vua nói “chẳng hiểu”. Hãy nói cái chẳng hiểu này của vua vớI cái chẳng hiểu của Võ Đế là đồng hay khác? Giống thì giống mà phảI thì chưa phải. Quốc sư nói “ Tôi có đệ tử phó pháp là Đam nguyên thông hiểu việc này, xin vờI đến hỏI “. Tuyết Đậu niêm “ Một tay vỗ chẳng nên kêu”. Việc ĐạI Tông chẳng hiêu thì gác lạI, Đam Nguyên lạI hiểu chăng? Ngũ Tổ, tiên sư niêm “ Ông là thầy một nước sao chẳng nói lạI đẩy qua đệ tử?” . Sau khi Quốc sư thiên hóa, vua vờI Đam Nguyên đến hỏI ý chỉ này thế nào. Đam Nguyên lạI vì Quốc sư nói Hồ, nói Hán, nói đạo lý, tự nhiên hiểu lờI nói của Quốc sư. Đam Nguyên làm bài tụng

Phía nam sông Tương, phía bắc cái đầm
Khoảng giữa có vàng ròng đầy một nước
DướI cây không bóng nên đồng thuyền
Trên điện lưu ly không tri thức.
Đam nguyên khi làm thị giả Quốc sư tên Ứng Chơn, sau trụ chùa Đam nguyên.

Khi ấy Ngưỡng Sơn có đến tham vấn Đam Nguyên. Trước khi tham vấn Đam nguyên, Ngưỡng Sơn có tham vấn thiền sư Tánh Không. Có vị tăng hỏI Tánh Không : “Thế nào là ý Tổ sư từ tây sang?” Tánh Không đáp “ Như ngườI ở dướI giếng sâu, chẳng nhờ một tấc dây mà kéo ra được”. Tăng thưa “ Gần đây hòa thượng Xướng ở Hồ Nam cũng vì ngườI nói đông nói tây”. Tánh Không gọI “ Sa di, Lôi cái tử thi này ra”. Sau Ngưỡng Sơn đem hỏI Đam Nguyên “ Thế nào kéo ngườI trong giếng ra được?” Đam Nguyên bảo “ Dốt, kẻ si! Ai ở trong giếng?” Ngưỡng Sơn chẳng hội. Sau đến Qui Sơn, sư lạI hỏI thế. Qui Sơn gọI “ Huệ Tịch!”, sư ứng thanh dạ. Qui Sơn bảo “ kìa ra rồI” . Ngưỡng Sơn đạI ngộ.Sau sư nói : “ Ta ở chố Đam Nguyên được thể, chỗ Qui Sơn được dụng”.

Bài tụng này,nhiều ngườI hiểu lầm nói :
Phía nam sông Tương, phía bắc cái đầm ; là nói tương đàm, tranh luận.
Giữa có vàng ròng đầy một nước: là nói giữa hai ngườI, ý tưởng như vàng ròng
DướI cây không bóng nên đồng thuyền : Vua như cái cây che mát thiên hạ, ngồI nói chuyện ngang hàng vớI vua là đồng thuyền.
Trên điện lưu ly không tri thức: là vua không hiểu nên nói trên điện ngọc không tri thức.
Hiểu thế ấy thật chẳng ra ngoài tình kiến. Nếu xét đến bốn chuyển ngữ của Tuyết Đậu thì làm sao thích hợp. Thử nói
Phía nam sông Tương, phía bắc cái đầm: ông làm sao hiểu ?
Giữa có vàng ròng đầy một nước: ông làm sao hiểu ?
DướI cây không bóng nên đồng thuyền: Ông làm sao hiểu ?
Trên điện lưu ly không tri thức: Ông làm sao hiểu ?
Cũng chỉ là cái ấy.
- Phía nam sông Tương, phía bắc cái đầm : là ở đâu đó, không xác định được nơi chốn, vì có chỗ nào mà chẳng phải. Tuyết Đậu nói “ Một tay vỗ chẳng kêu”. Chẳng phảI, nó là độc nhất, nhưng muôn ngàn âm điệu.
- Giữa có vàng ròng đầy một nước. Thử chỉ xem chỗ nào là giữa ? Tuyết Đậu nói “ núi hình giống cây gậy ” ý nói núi vàng ròng đó từ cây gậy mà ra “ Bách trượng can đầu tu tiến bộ, Thập phương thế giớI thị toàn thân”.
- DướI cây không bóng nên đồng thuyền. Cây này chẳng phảI che mát ngườI trong thiên hạ, mà che chở vạn tượng, vạn vật trong tam thiên đạI thiên thế giới. Và mọI thứ đều bình đẳng, vô sai biệt. Tuyết Đậu nói “ Sông trong biển lặng” Nếu không được sông trong biển lặng làm sao soi thấy tam thiên đạI thiên thế giớI?
- Trên điện lưu ly không tri thức : Tâm kết thành một khốI, một phiến, trong suốt, không một niệm mống khởi. Tuyết Đậu nói “ Niêm rồI vậy ” nghĩa là được như vậy thì xong.

Đoạn sau riêng tụng tháp Vô Phùng
TỤNG
Vô Phùng tháp
Kiến hoàn nan
Trừng đàm bất hứa thương long bàn
Tằng lạc lạc
Ảnh đoàn đoàn
Thiên cổ. vạn cổ dữ nhân khan.

NGHĨA
Tháp Vô Phùng
Càng khó thấy
Đầm trong chẳng cho rồng to cuộn
Từng lộng lẫy
Bóng tròn tròn
Ngàn xưa, muôn xưa cho ngườI xem.

GIẢI THÍCH
Vô là không, phùng là gặp. đã vô phùng, không gặp thì làm sao thấy? Bình thường riêng bầy chẳng giấu mà còn chẳng thấy. Nhưng khi cần thấy lạI càng khó thấy hơn. “ Đầm trong chẳng cho rồng to cuộn “ .Rồng thiêng hằng chẳng muốn cho ngườI gặp. Rồng nằm chẳng chọn chỗ nước đọng. Chỗ không, có trăng, nước lặng. Chỗ có, không gió cũng dậy sóng. Rồng lạI hằng sợ đầm trong biếc. Lọai đầm này, dù cho nước dậy mênh mông, sóng bủa ngập trờI cũng chẳng ở trong đó uốn khúc. Vũ trụ là một đầm nước trong biếc, làm sao thấy được rồng thiêng?
Tròn, sáng vằng vặc, lộng lẫy, ngàn xưa, muôn xưa vần riêng bầy chẳng dấu, mà chẳng ai thấy, như rồng thiêng vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC TẮC 18

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:TẮC 18 HUỆ TRUNG QUỐC SƯ : THÁP VÔ PHÙNG
CÔNG ÁN
Hoàng Đế Túc Tông hỏI Quốc Sư Huệ Trung "Sau khi Quốc Sư trăm tuổI có cần vật gì?"
Quốc Sư tâu "Vì lão tăng xây cái tháp Vô Phùng".
Vua hỏI "Xin thầy cho kiểu tháp"
Quốc sư im lặng giây lâu, hỏI "Hiểu chăng?"
Vua nói "Chẳng hiểu"
Quốc sư tâu "Tôi có đệ tử phó pháp là Đam Nguyên hiểu rõ việc này".
"Vô phùng" là không có mối nối (không có chắp vá). Có thể xây một cái tháp không có mối nối được chăng? Trên TƯỚNG thì không làm được. Nhưng KHÔNG TƯỚNG thì làm được. Nhưng TƯỚNG và KHÔNG TƯỚNG đều là lời nói hai đầu. Xin hỏi thế nào là không ở hai đầu?

Kẻ khôn lanh, có thể ngay đó đưa chân vào cửa. Nhưng phải là kẻ có thực lực mới không bị cái dập cửa của Vân Môn cản đường. Đây là lý do vì sao nhà vua nói "không hiểu". Cũng là lý do vì sao nói cái "không hiểu" đó không phải là cái "không hiểu" (không biết) của tổ Đạt Ma.

Cho nên lời bàn thì rộng, nhưng chỉ tựu trung ở hai câu : Lắm ngườI nói "Chỗ Quốc sư không nói chính là kiểu tháp". Nếu hiểu thế ấy, một tông Đạt Ma mất sạch. Nếu bảo im lặng là phảI, thì kẻ câm cũng hộI thiền.
binh đã viết:GIẢI THÍCH: Quốc sư hỏI vua “ Hiểu chăng?” . Vua nói “chẳng hiểu”. Hãy nói cái chẳng hiểu này của vua vớI cái chẳng hiểu của Võ Đế là đồng hay khác?
Đây là nói tắt. Phải nói là cái "chẳng hiểu" trong công án của Lương võ Đế. Câu trả lời đó là của Tổ Đạt Ma.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC (Tắc 19)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

TẮC 19

CÂU CHI ĐƯA MỘT NGÓN TAY

LỜI DẪN
Động một hạt bụI là thâu gồm cả đạI địa
Một đóa hoa khai, thế giớI nổI lên.
Nếu khi hoa chưa khai, bụI chưa động thì mắt bám vào đâu?
Vì thế nói
Như chém một cuộn tơ, chếm một nhát là chém trọn.
Như nhuộm một cuộn tơ, nhuộm một chéo là nhuộm hết.
Chỉ như nay
Hết thẩy sắn, bìm đều cắt đứt, vận xuất của báu nhà mình thì:
Thấp cao ứng khắp, sau trước không sai, mõi mỗI đều hiện thành.
Nếu chưa được như vậy, xem lấy văn sau.

CÔNG ÁN
Hòa thượng Câu Chi, phàm có ngườI hỏI, chỉ đưa lên một ngón tay.

GIẢI THÍCH
Nếu nhằm trên đầu ngón tay hiểu thì cô phụ Câu Chi. Nếu chẳng nhằm trên đầu ngón tay hiểu thì giống như đúc gang làm đồ dùng. Hiểu cũng thế ấy, không hiểu cũng thế ấy, cao cũng thế ấy, thấp cũng thế ấy, phảI cũng thế ấy, quấy cũng thế ấy. Do đó nói “ Một hạt bụI dấy lên thì quả đất trọn thâu, một đóa hoa chớm nở thì thế giớI lừng dậy. Viên Minh nói “ Lạnh thì khắp trờI, khắp đất đều lạnh, nóng thì khắp trờI, khắp đất đều nóng, núi sông đạI địa thấu tột huỳnh tuyền, van tượng sum la thông tận hư không”. hãy nói là vật gì được kỳ quái thế ấy? Nếu biết được thì chẳng tiêu một cái ấn tay. Nếu biết chẳng được thì chướng ngạI dẫy đầy.
Hòa thượng Câu Chi ngườI Kim Hoa, Vụ Châu. BuổI đầu trụ am, có một ni cô tên Thực Tế đến am, đi thẳng vào chẳng lột nón, cầm tích trượng đi nhiễu giường thiền ba vòng, nói
- Nói được thì ta giở nón.
HỏI như thế ba lần, Câu Chi không đáp được, Vị ni liền đi. Câu Chi nói
- TrờI đã chiều, cô hãy nghỉ lạI.
Ni cô nói
- Nói được thì ta ở lạI.
Câu Chi cũng không đáp được. Vị ni liền đi. Câu Chi than
- Ta tuy mang hình trượng phu mà không có khí trượng phu.
Toan bỏ am đi các nơi tham thỉnh, làm ngườI hành cước tôi luyện. Đêm ấy sơn thần đến mách
- Chẳng cần rờI chỗ này, ngày mai có nhục thân Bồ-Tát đến vì hòa thượng nói pháp.
Quả thật, ngày hôm sau có hòa thượng Thiên Long đến am. Câu Chi đón tiếp, thưa rõ việc hôm qua. Thiên Long liền đưa một ngón tay chỉ lên, Câu Chi bỗng nhiên đạI ngộ. BởI Câu Chi bình thường trịnh trọng, chuyên chú nên thùng thông dễ lủng đáy. Sau này có ai hỏI sư liền đưa một ngón tay lên.
Trường Khánh nói
- Thức ăn ngon chẳng cần vớI ngườI bụng no .
Huyền Sa nói
- Ta khi ấy nếu thấy liền bẻ gẫy ngón tay.
Huyền Giác nói :
- Huyền Sa nói như thế là ý làm sao?
Vân Cư Tích nói :
- Huyền Sa nói như thế là thừa nhận hay không thừa nhận sư? Nếu thừa nhận sao lạI đòi bẻ gẫy ngón tay? Nếu không thừa nhận thì Câu Chi lỗI tạI chỗ nào?
Tiên sư Tào Sơn nói :
- Chỗ thừa nhận của Câu Chi quá sơ sài. Chỉ nhận được một cơ một cảnh , nhẩy lên được một bậc liền vỗ tay quơ múa, thấy Tây Viên rất là kỳ quái.
Huyền Giác lạI nói
- Câu Chi lạI ngộ hay chưa? Vì sao chỗ thừa đương quá sơ sài? Nếu là chẳng ngộ vì sao ông nói Bình sanh chỉ dùng một ngón tay thiền mà chẳng hết ?Hãy nói ý Tào Sơn
tạI chỗ nào?
Đương thờI thì Câu Chi chẳng hộI, đến sau khi ngộ, phàm có ai hỏI chỉ đưa một ngón tay, vì sao ngàn ngườI, muôn ngườI bủa vây ông chẳng được? đập phá chẳng vỡ? Nếu ông lấy ngón tay để hiểu, quyết định chẳng thấy ý cổ nhân. LoạI thiền này dễ tham mà khó hội. NgườI ngày nay , có ai hỏI đến là đưa ngón tay lên, đưa nắm tay lên, chỉ là lộng tinh hồn. Cần phảI thấu cốt thấu tủy, thấy thấu mớI được.
Trong am Câu Chi có một cậu bé, ra ngoài bị ngườI hỏI “Bình thường hòa thượng lấy pháp gì dạy người?” Đứa be đưa một ngón tay lên. Trở về nó thưa lạI vớI hòa thượng. Câu Chi lấy dao chặt ngón tay nó. Đau quá nó kêu khóc, bỏ chạy. Câu Chi gọI một tiếng, nó xoay đầu lạI, Câu Chi đưa ngón tay lên , nó hoát nhiên khai ngộ. Hãy nói nó thấy được đạo lý gì?
Đến khi sắp tịch, sư nói vớI chúng :
- Ta được một ngón thiền của Thiên Long, bình sanh dùng chẳng hết, cần hiểu chăng? Sư đưa một ngón tay lên liền hóa.
Sau này Minh Chiêu – con rồng một mắt– hỏI sư thúc Thâm ở chùa Quốc ThớI
- ngườI xưa nói Câu Chi chỉ niệm ba hàng chú liền được danh siêu tất cả ngườI Làm sao vì ngườI niệm ba hàng chú?
Thâm cũng đưa một ngón tay lên. Chiêu Thưa
- Chẳng nhân ngày nay đâu biết được khách Qua Châu ấy.
Hãy nói ý thế nào ?
Hòa thượng Đả Địa Bí Ma chỉ dùng một cây gậy, bình sanh có ngườI hỏI liền đập đất một cái. Sau có ngườI dấu mất cây gậy, lạI hỏI
- Thế nào là Phật?
Sư chỉ hả miệng. Thế cũng là một đờI dùng chẳng hết.
Thiền sư Vô Nghiệp nói
- Tổ sư xem cõi này có căn khí đạI thừa, riêng truyền tâm ấn, vạch bày lốI mê. NgườI được chẳng chọn ngu hay trí , phàm cùng thánh, vả lạI đa hư chẳng bằng thiểu thật.
Bậc đạI trượng phu hiện nay cần phảI thôi hết đi, chóng dứt muôn duyên đi, vượt khỏI dòng sinh tử, thoát ra cung cách thường tình, dù có quyến thuộc trang nghiêm chẳng cầu tự được. Vô Nghiệp một đờI, phàm ai hỏI điều gì chỉ nói “ Chớ vọng tưởng”. Vì thế nói :Một chỗ thấu, ngàn muôn chỗ đồng thờI thấu , một cơ sáng ngàn muôn cơ đồng thờI sáng. NgườI thờI nay thảy chẳng thế ấy, chỉ thích thả dong ý theo tình giảI, chẳng hiểu chỗ tinh yếu của cổ nhân . Kia vẫn có bộ máy nhanh , chỗ xoay chuyển khéo, tạI sao chỉ dùng một ngón tay? PhảI biết Câu Chi đến trong đây có chỗ thâm mật vì ngườI. Cốt hiểu được bớt nhọc sức biết mấy. LạI Viên Minh nói : Lạnh thì khắp trờI, khắp đất đều lạnh, nóng thì khắp trờI khắp đất đều nóng. Núi sông thông suốt cô nguy, vạn tượng sum la triệt để hiểm tuấn. Chỗ nào được ngón tay thiền này?

TỤNG
ĐốI Dương thâm ái lão Câu Chi
Vũ trụ không lai cánh hữu thùy ?
Tằng hướng thương minh hạ phù mộc
Dạ đào tương cộng tiếp manh qui.

NGHĨA
ĐốI Dương rất thích lão Câu Chi
Vũ trụ (từ )không (đến) nay có những gì?
Từng đến bể sâu thả cây nổI
Sóng đêm cùng tiếp gã rùa mù

GIẢI TỤNG
Tuyết Đậu thông hiểu văn chương, phàm là công án lạ lùng, kỳ đặc, riêng thích liền tụng. Hai câu “ ĐốI Dương rất thích lão Câu Chi ; Vũ trụ (từ) không (đến) nay có những gì?” Tuyết Đậu thích lão Câu Chi ở cái gì? Vũ trụ từ khởI thủy đến nay sự sự vô số, sum la vạn tượng, thế mà lão Câu chi chỉ dùng có một ngón đến suốt đời. Chỉ một ngón đó thôi, lão vào biển cả sinh tử, thả một khúc cây bộng, nổI trôi để đón con rùa mù nào hữu duyên lọt vào bộng cây của lão về nơi bờ giác.
Bậc đạI thiện tri thức tiếp được một ngườI, như rồng, tợ cọp, dạy y đến thế giớI có Phật làm chủ khách. Đến thế giớI không Phật ngồi đoạn yếu tân (không hiểu). Tiếp được con rùa mù dùng làm gì?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nhờ cô Tâm thông hiểu Hán văn mới biết "Vô phùng" là không có mói nối.
Nay lại nhờ cô giải thích dùm "Yếu tân" là cái gì ?
Chân thành cảm tạ


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Biết chữ vô phùng là vì lúc đó có dịch một bài tiếng hán. Gặp chữ phùng bằng tiếng hán mới biết. Còn không có chữ hán thì một âm có rất nhiều chữ. Mỗi chữ có một nghĩa. Nói chưa chắc đúng. Nhưng để đọc xong phần công án rồi tính. Chỉ mới đọc được một đoạn chưa đọc hết được.


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: BÍCH NHAM LỤC (Tắc 19)

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

binh đã viết:TẮC 19 CÂU CHI ĐƯA MỘT NGÓN TAY
LỜI DẪN :
Động một hạt bụI, thâu gôm cả đạI địa
Một đóa hoa nở, thế giớI nổI lên.
Nếu khi hoa chưa nở, bụi chưa động, thì mắt bám vào đâu?
Vì thế nói
Như chém một cuộn tơ, chếm một nhát là chém trọn.
Như nhuộm một cuộn tơ, nhuộm một chéo là nhuộm hết.
Bởi mình toàn là thứ "còn trên chữ nghĩa" thành chỗ này đem luận Đại Thừa Khởi Tín ra mà nói, là dễ thấy : Một niệm bất giác thì 3 tế và 6 thô cùng hiện. Nhưng thấy cho được cái đồng hiện này cũng phải là bậc tổ sư mới thấy được, không phải hàng Bồ tát thuộc tam hiền và thuộc các địa đầu mà thấy được.
binh đã viết: CÔNG ÁN : Hòa thượng Câu Chi, phàm có ngườI hỏI, chỉ đưa lên một ngón tay.
GIẢI THÍCH
Nếu nhằm trên đầu ngón tay hiểu thì cô phụ Câu Chi. Nếu chẳng nhằm trên đầu ngón tay hiểu thì giống như đúc gang làm đồ dùng ... Nếu biết được thì chẳng tiêu một cái ấn tay. Nếu biết chẳng được thì chướng ngạI dẫy đầy.
Chỗ này đòi hỏi, bình thường tâm phải kết thành khối, không dính mắc với cảnh duyên bên ngoài. Chạm vật, bên trong bùng vỡ ... Sẽ hiểu ngón tay của câu Chi. Không thể lấy lời bàn mà bàn được.
binh đã viết:Hòa thượng Câu Chi ngườI Kim Hoa, Vụ Châu. BuổI đầu trụ am, có một ni cô tên Thực Tế đến am, đi thẳng vào chẳng lột nón, cầm tích trượng đi nhiễu giường thiền ba vòng, nói "Nói được thì ta giở nón".
HỏI như thế ba lần, Câu Chi không đáp được, Vị ni liền đi. Câu Chi nói "TrờI đã chiều, cô hãy nghỉ lạI".
Ni cô nói "Nói được thì ta ở lạI".
Câu Chi cũng không đáp được. Vị ni liền đi.
Câu Chi than "Ta tuy mang hình trượng phu mà không có khí trượng phu".
Toan bỏ am đi các nơi tham thỉnh, làm ngườI hành cước tôi luyện.
Đêm ấy sơn thần đến mách " Chẳng cần rờI chỗ này, ngày mai có nhục thân Bồ-Tát đến vì hòa thượng nói pháp".
Quả thật, ngày hôm sau có hòa thượng Thiên Long đến am. Câu Chi đón tiếp, thưa rõ việc hôm qua. Thiên Long liền đưa một ngón tay chỉ lên, Câu Chi bỗng nhiên đạI ngộ". BởI Câu Chi bình thường trịnh trọng, chuyên chú nên thùng thông dễ lủng đáy. Sau này có ai hỏI sư liền đưa một ngón tay lên.
Người thực lòng với Phật pháp, thường có tâm biết mình ở chỗ nào. Người thực lòng với Phật pháp luôn có chư Phật và thiên, long, thần hộ trì. Thành, không sợ Phật pháp khó. Chỉ sợ không hết lòng.
binh đã viết: Huyền Giác lạI nói "Câu Chi lạI ngộ hay chưa? Vì sao chỗ thừa đương quá sơ sài? Nếu là chẳng ngộ vì sao ông nói bình sanh chỉ dùng một ngón tay thiền mà chẳng hết? Hãy nói ý Tào Sơn tạI chỗ nào?"
"Phật pháp Hoàng Bá không nhiều" thì không sơ sài là gì? Đây là mượn lời người xưa để hiểu vì sao sơ sài mà bình được thiên hạ. Chí thực, nếu lấy hai câu đó làm chỗ hiểu của mình và cho là xong chuyện, thì chư Tiền bối ... đem Bích Nham Lục đốt sạch là đúng thôi.
binh đã viết:Đương thờI thì Câu Chi chẳng hộI, đến sau khi ngộ, phàm có ai hỏI chỉ đưa một ngón tay, vì sao ngàn ngườI, muôn ngườI bủa vây ông chẳng được? đập phá chẳng vỡ?
Cái gì có tướng mới phá được. Đánh cái chỗ toác hoác hư không thì ... cũng loay quay trong hư không mà thôi.
binh đã viết:Trong am Câu Chi có một cậu bé, ra ngoài bị ngườI hỏI “Bình thường hòa thượng lấy pháp gì dạy người?” Đứa be đưa một ngón tay lên. Trở về nó thưa lạI vớI hòa thượng. Câu Chi lấy dao chặt ngón tay nó. Đau quá nó kêu khóc, bỏ chạy. Câu Chi gọI một tiếng, nó xoay đầu lạI, Câu Chi đưa ngón tay lên , nó hoát nhiên khai ngộ. Hãy nói nó thấy được đạo lý gì?
Thấy đạo lý gì? thấy cái đạo lý không đạo lý. Thấy cái ngón tay không ngón tay. Sắc tức là không. Không tức là sắc. Bám trên ngón tay mà hiểu thì khác gì phàm phu theo vật quên mình. Khác gì A nan nghe chuông nói có nghe, không chuông nói không nghe. Chặt quách là phải. Nói thế ấy cũng chỉ là bàn cho vui. Tâm phải tự kết thành khối, đủ cơ duyên thì ngón tay Câu Chi, hay một câu chửi thề đều là chỗ khai ngộ tự tâm.
binh đã viết: Thiền sư Vô Nghiệp nói "Tổ sư xem cõi này có căn khí đạI thừa, riêng truyền tâm ấn, vạch bày lốI mê. NgườI được chẳng chọn ngu hay trí, phàm hay thánh ... Vả lạI, đa hư chẳng bằng thiểu thật. Bậc đạI trượng phu hiện nay cần phảI thôi hết đi, chóng dứt muôn duyên đi, vượt khỏI dòng sinh tử, thoát ra cung cách thường tình,
Vô Nghiệp một đờI, phàm ai hỏI điều gì chỉ nói “ Chớ vọng tưởng”.
Cái này có giá trị đây.
binh đã viết: Bậc đạI thiện tri thức tiếp được một ngườI, như rồng, tợ cọp, dạy y đến thế giớI có Phật làm chủ khách. Đến thế giớI không Phật ngồi đoạn yếu tân (không hiểu). Tiếp được con rùa mù dùng làm gì?
3 chữ "Đoạn yếu tân" này, phải có bản chữ Hán mới được. Một âm "Tân" có đến 13 chữ Hán. Kiếm ra sẽ tính tiếp.


Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

Kính bác chanhientam tangbong
Tễu thấy bác dạo này...hơi bị đanh...đấy. :-c
Tễu:kính


Nhu Thuận
Bài viết: 180
Ngày: 22/01/08 18:57

Re: BÍCH NHAM LỤC

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhu Thuận »

Tễu đã viết:Kính bác chanhientam tangbong
Tễu thấy bác dạo này...hơi bị đanh...đấy. :-c
Tễu:kính
:((

Chử "Đanh" trong từ điển kiếm không có, có nghĩa gần giống là chử "Đinh" DT, cái vật bằng sắt, một đầu nhọn, một đầu bằng, dùng trong nghề mộc, để ghép ván...

Vậy thì câu trên phải sửa lại là :
...thấy Bác dạo này... hơi Giống đanh ... đấy
:((


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]45 khách