Cao tăng dị truyện.

Truyện sưu tầm và sáng tác - truyện của ngày ấy, mỗi cuộc đời là một trường thiên tiểu thuyết. Kính mời các bạn hãy ghi lại những cảm nghĩ, dòng tư tưởng của mình.
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Cao tăng dị truyện.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

CAO TĂNG DỊ TRUYỆN (TRUYỆN KỂ VỀ CÁC VỊ CAO TĂNG Ở TRUNG QUỐC)
Hạnh Huệ biên soạn

1. LÃO TỬ (LÝ NHĨ)

Sanh năm Ðinh Tỵ

Ðời Chu Ðịnh Vương năm thứ ba (604 trước Công nguyên), ngày mười bốn tháng chín, Lão Tử sanh ở nước Sở, quận Trần, huyện Khổ, làng Lại, xóm Khúc Nhơn, họ Lý tên Nhĩ, tự là Bá Dương, húy là Ðam. Ở trong thai mẹ 81 năm, xẻ hông trái mà sanh, mới sanh đầu đã bạc trắng nên hiệu là Lão Tử; sanh ở dưới cây Lý nên có họ Lý. Mặt vàng, mi đẹp, tai dài, mắt to, mũi có hai cột, tai có ba cửa, trong hội Thích Ca, Lão Tử là Bồ tát Ca Diếp. Kinh nói “Ca Diếp ứng sanh Chấn Ðán, hiệu là Lão Tử, đặt giáo không ngoài để trị quốc, mượn thuật thần tiên để trị thân”. Từ Phật diệt độ đến Lão Tử sanh là 346 năm. (1)

Lão Tử vào Lưu Sa (2)

Chu Giản Vương năm thứ tư (582 trước Công nguyên, Lý Nhĩ ra làm quan Thủ Tạng Sứ, mười ba năm đổi làm Trụ Hạ Sử, suốt năm mươi bốn năm không đổi chức. Người đời gọi là Sử Ấn. Kính Vương nguyên niên (519 trước Công nguyên, Ngài 86 tuổi, vì vương thất quá nhiều (lăng trì), ông bỏ Chu, đi về Tây vào Hàm Cốc Quan. Quan Sinh Y Hỷ thấy mây tía từ Tây đến, biết có đạo nhân sẽ đi qua, bèn rước vào làm lễ. Ngài làm Ðạo Ðức Kinh năm ngàn lời đưa cho Y Hỷ rồi vào Lưu Sa năm Nhâm Ngọ. Ðến nước Kế Tân thấy tháp chùa tự thương mình không đến kịp bèn đối trước tượng nói kệ:

Ta sinh sao quá muộn
Phật ra đời sớm quá
Chẳng thấy Thích Ca Văn
Trong lòng thường áo não.
(Ngã sinh hà dĩ vãn,
Phật xuất nhất hà tảo,
Bất kiến Thích Ca Văn,
Tâm trung thường áo não).

Không biết sau thế nào.

(1) Theo sử Trung Quốc – Chu Thư dị ký, Phật đản sanh ngày mồng tám tháng tư năm Giáp Dần, đời Tây Chu Chiêu Vương năm thứ 24 (1028 trước Công nguyên)
(2) Lưu Sa: Vùng sa mạc Taklamakan, phía Tây Trung Quốc. Trên đường sang Ấn Ðộ ngài Huyền Trang từng đi ngang đây.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Cao tăng dị truyện.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

2. KHỔNG TỬ

Khổng Phòng Thúc ở nước Lỗ, ấp Tưu, làng Bình, con Phòng Thúc là Bá Hạ, con Bá Hạ là Thúc Lương Hột. Ông này trước cưới con gái họ Châu sanh con là Mạnh Bì, bất tài. Sau cưới con gái họ Nhan là Chưng, cầu khẩn ở núi Ni Khâu mà sanh Khổng Tử bèn đặt tên là Khâu, tự là Trọng Ni. Tối hôm sanh (năm Canh Tuất) có hai con rồng lượn quanh nhà, Ngũ Lão giáng giáng xuống trước sân, phòng của Nhan Thị nghe tiếng nhạc trời. Khổng Tử thân cao chín thước sáu tấc; lưng rộng mười vi, tay dài quá đầu gối, xương trán gồ lên như hình chữ nhật, hà mục, hải khẩu, mặt rồng, trán vuông, hàm én, râu rồng, nhìn như cọp, lông mi có mười hai vằn, mắt có sáu mươi bốn lý. Ngày 4 tháng 11 năm thứ hai mươi mốt đời Chu Linh Vương (551 trước Công nguyên) tức năm thứ hai mươi hai đời Lỗ Nhượng Công vậy. Trên hội Thích Ca, Khổng Tử là Nho Ðồng Bồ tát, Nhan Hồi là Nguyệt Quang Bồ tát. Kinh nói: “Trong cõi Diêm Phù, có nước Chấn Ðán, ta sai ba Thánh ở đó giáo hóa, nhân dân từ ái, lễ nghĩa đầy đủ”. Phật diệt độ đến Khổng Tử sanh là 400 năm.

Thái Tể nhà Thương hỏi Khổng Tử rằng:

- Phu Tử là bậc Thánh chăng?

- Khâu học rộng nhớ nhiều, chẳng phải Thánh nhân.

- Tam vương là Thánh chăng?

- Tam vương khéo dùng trí dũng, Thánh thì chẳng phải chỗ Khâu biết.

- Ngũ Ðế là Thánh chăng?

- Ngũ Ðế khéo dùng nhân tín, còn Thánh thì Khâu chẳng biết.

- Tam Hoàng là Thánh chăng?

- Tam Hoàng khéo dùng thời chính (thời cơ, chính trị) còn Thánh thì Khâu chẳng biết.

Thái Tể cả kinh hỏi:

- Như thế thì ai là Thánh nhân?

Phu Tử động dung hồi lâu đáp:

- Khâu nghe phương Tây có bậc đại Thánh, không trị mà chẳng loạn, không nói mà tự tín, không giáo hóa mà tự hành, mênh mông người chẳng thể đặt tên.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: Cao tăng dị truyện.

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

Bạn Lâm nghĩa ơi ! những truyện này TT thấy nó mang tư tưởng " Tam giáo đồng qui " ,ngay về thời gian đã thấy sai lệch . thực không có lợi cho Phật pháp .
Sửa lần cuối bởi thanhtam vào ngày 07/07/12 19:05 với 1 lần sửa.


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Cao tăng dị truyện.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

3. PHẬT GIÁO VÀO TRUNG HOA

Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ tư (61 TL), Hán Minh Ðế đêm mộng thấy người vàng, thân cao hơn một trượng, cổ đeo vòng mặt trời, ngực đề chữ vạn, bay đến sân điện, ánh sáng chói lọi. Sáng lại, vua hỏi quần thần, Thái sử Phó Nghị tâu rằng:

Thần theo Chu Thư dị ký, ngày mồng tám tháng tư năm Canh Dần, năm thứ hai mươi bốn đời Chiêu Vương (Tây Chu). Sáng sớm chợt có gió lạ nổi lên, cung điện nhà cửa thảy đều chấn động, có ánh sáng năm màu vào sâu mọi chỗ, biến khắp bốn phương, màu xanh hồng. Vua hỏi Thái sử Tô Diêu đây là điềm gì? Thái sử đáp: “Tây phương có Ðại thánh nhân sanh”. Vua nói: “Ðối với đây (Trung Hoa) thế nào?” “Lúc này không có ông ta. Sau một ngàn năm, lời dạy mới đến”. Vua sai khắc lên đá để nhớ, ở trước đền thờ Nam Giao. Tính năm thì đến nay là năm Tân Dậu được một ngàn không trăm mười năm. Bê hạ nằm mộng có lẽ ứng với đấy.

Vua thầm tính rồi sai các ông Trung Lang, Tương Thái Âm, Bác sĩ Vương Ðạo, Tần Cảnh ... 18 người đến Tây Vức, thăm dò đạo này.

Hán Minh Ðế niên hiệu Vĩnh Bình năm Ðinh Mão (67 TL), Phật giáo bắt đầu vào Trung Hoa.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Cao tăng dị truyện.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

4. SA MÔN NHIẾP MA ÐẰNG, TRÚC PHÁP LAN đến LẠC DƯƠNG

Các ông Thái Âm ... đến nước Nguyệt Chi, một lãnh thổ gần Thiên Trúc, gặp hai Phạm tăng là Ma Ðằng và Pháp Lan muốn dâng kinh tượng đến nước Trung Hoa, bèn cùng trở về phương Ðông. Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười (67 TL) đến Lạc Dương. Ma Ðằng vào triều hiến kinh tượng. Vua rất vui truyền đến ở Hồng Lô Tự, Pháp Lan đi đến sau.

Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười bốn (Kỷ Tỵ) (*) vua xuống chiếu ở ngoài cửa Tây Ung lập riêng một chùa, mời hai ngài đến ở. Vì Bạch Mã chở kinh đến nên đặt tên chùa là Bạch Mã. Vua đến chùa hỏi Ma Ðằng:

- Sau khi Phật ra đời vì sao không giáo hóa đến đây?

Ma Ðằng đáp:

- Nước Ca tỳ la vệ ở Ấn Ðộ, ba đời chư Phật trong tam thiên đại thiên thế giới, trăm ức nhật nguyệt đều ở đây xuất hiện. Thiên thần rồng quỷ có nguyện lực đều sanh ở đó nhận sự giáo hóa, ngộ đạo. Chỗ khác Phật tuy không đến, nhưng ánh sáng chiếu khắp mọi nơi. Một ngàn năm trăm năm đều có thánh nhân truyền lời dạy của Phật đến để giáo hóa.

Vua rất vui. Hai ngài hỏi tiếp:

- Phía Ðông chùa có quán gì?

Vua đáp:

- Xưa có đống đất tự nhiên nổi lên, dẹp đi lại nổi, đêm có ánh sáng lạ, dân gọi là mộ Thánh. Do đó thờ, nghi là thần Lạc Dương.

Ma Ðằng nói:

- Theo Kim Tạng ở Thiên Trúc ghi. Vua A Dục chôn Xá lợi Phật khắp thiên hạ tới 84,000 chỗ. Nay ở Trung Hoa có mười chín chỗ, đây là một.

Vua thất kinh liền đến lễ bái. Chợt có một vầng ánh sáng tròn hiện trên mộ, ba thân hiện trong ánh sáng. Thị vệ hô “Vạn tuế!”. Vua mừng nói:

- Nếu không gặp hai đại sĩ, đâu biết được Di hựu của Thượng Thánh.

Rồi xuống chiếu xây tháp lên trên theo cách thức của hai ngài. Tháp hoàn thành có chín tầng, cao hai trăm thước. Năm sau ánh sáng lại hiện, có cánh tay sắc vàng lộ trên đỉnh tháp ca thước như trong lưu ly thấy hương trời. Vua lại đến chiêm bái. Ánh sáng theo bước chân xoay vòng, từ ngọ đến giờ thân (3 giờ chiều) mới diệt.

Vua đối với Phật pháp rất kính tín. Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười bốn (71 TL), đạo sĩ Ngũ Nhạc là Trữ Thiện Tín, Phí Thúc Tài ... đố kỵ, bài xích nói:

- Phật pháp hư ngụy.

Ma Ðằng, Pháp Lan tâu vua:

- Pháp xuất thế của Phật, nước lửa chẳng thể hoại. Xin vua cho cùng đạo sĩ thí nghiệm.

Vua sắc Thiện Tín ... đem hết kỳ kinh, bí quyết sẵn có cùng sa môn đem kinh Phạn vào ngày rằmg tháng Giêng, lập đàn đốt để nghiệm. Các kinh của đạo sĩ đều bị đốt sạch, chỉ có kinh tượng Phật vẫn còn nguyên. Bọn Thiện Tín xấu hổ chết. Bao nhiêu đạo sĩ đều đê đầu khâm phục. Ngài Pháp Lan ở trong đại chúng xướng kệ:

Chồn chẳng phải sư tử
Ðèn chẳng phải sáng trời trăng
Ao không có sức chứa của sông biển
Gò chẳng tươi tốt như núi rừng
Mưa pháp rưới thế giới
Giống lành được nứt mầm
Hiển thông pháp hy hữu
Nơi nơi giáo hóa quần sanh.

(Hổ phi sư tử loại
Ðăng phi nhật nguyệt minh
Trì phi giang hải nạp
Khưu vô sơn nham vinh
Pháp vân thùy thế giới
Thiện chủng đắc khai manh
Hiển thông hi hữu pháp
Xứ xứ hóa quần sanh).

Vua càng thêm kinh dị. Hai tăng học chữ Tàu, sau dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương, Thập Ðịa Ðoạn Kết, Phật Bổn Sanh, Pháp hải Tạng, Phật Bổn Hạnh ... năm kinh.

Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười sáu (73 TL) Nhiếp Ma Ðằng nhập diệt. Trúc Pháp Lan tự dịch năm bộ kinh mười ba quyển.

(*) Có lẽ là Vĩnh Bình thứ 12 năm Kỉ Tỵ hoặc Vĩnh Bình 14 năm Tân Mùi.

5. AN THẾ CAO

Sa môn An Thanh tự Thế Cao người nước An Tức (*), đến kinh đô dịch kinh. Trong khoảng 23 từ Mậu Tý (148) (**) đến Canh Tuất (170) (***) Ngài dịch được 90 bộ, 115 quyển.

Năm Tân Dậu, Ngài đến Lô Sơn, ở đây có thần miếu rất linh, dân chúng đến dâng lễ cầu phước đông đến hơn ba mươi thuyền. Thần giáng cơ bảo:

- Dưới thuyền có Sa môn, nên mời lại.

Dân chúng mời Ngài đến, Thần lại giáng cơ nói:

- Tôi xin thưa cùng ông xuất gia học đạo. Tôi ưa bố thí mà sân nhiều, nay làm thần miếu, thọ mạng có thể hết sớm, không biết lúc nào, lại sợ đọa vào địa ngục. Nay tôi có ngàn khúc lụa và một số bảo vật, ông hãy vì tôi làm Phật sự, tạo tháp để cho tôi được sanh chỗ lành.

Ngài bảo thần miếu hiện hình. Thần hiện thành con rắn lớn, khóc lóc như mưa. Ngài bèn thâu lụa, bảo vật rồi từ biệt đi. Ðến Dự Chương, Ngài dựng chùa Ðại An, xây dựng tháp ở Giang Hòa. Chẳng bao lâu thần miếu chết, về báo đã được sanh cõi lành. Sau người ở Sơn Tây, thấy xác rắn trong đầm, đầu đuôi đài đến mấy dặm.

Ðến nay, huyện Tầm Ðương vẫn còn thôn Ðại Xà.

(*) Nước An Tức (Parthic) – phía Ðông Bắc Ba Tư ngày xưa.

(**) Thời Ðông Hán – Hoàn Ðế niên hiệu Kiến Hòa.

(***) Thời Ðông Hán – Linh Ðế niên hiệu Kiến Ninh.

6. MÂU BÁC

Nhà Hán niên hiệu Sơ Bình (190 – 194), có Mâu Tử tránh đời ẩn cư, nghiên cứu Phật đạo, làm 37 thiên Lý Hoặc, rất được sùng mộ. Luật sư Lương Tăng Hữu thu thập và lưu truyền.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Cao tăng dị truyện.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

7. TÀO THỰC

Trần An Vương Tào Thực, tự là Tử Kiến, con giữa của Tào Tháo, mười tuổi đã thuộc thơ văn trên mười ngàn chữ. Hàm Ðan Thuần trông thấy kinh hãi cho là người nhà trời. Ông mỗi lần đọc kinh Phật đều hết lòng tán thánh cho là tông chí đạo, rồi chế cách tụng thành bảy thanh, thăng giáng khúc chiết. Người đời tụng theo đó. Khi ông dạo Ngư Sơn, nghe có tiếng lạ lùng, giọng điệu ai oán, ông phỏng theo đó để tán tụng kinh Phật. Ông có viết Biện Ðạo Luận có ý chê Hoàng Lão (Lão giáo).


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Cao tăng dị truyện.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

8. KHƯƠNG TĂNG HỘI

Tam Tạng Khương Tăng Hội hành hóa đến nước Ngô. Sư là con của Ðại Thừa Tướng nước Khương Cư, tên Tăng Hội, đi tu. Ðến Kiến Chương, cất am tranh, lập bàn thờ tượng Phật, hành đạo. Người nước Ngô lấy làm lạ. Ngô Tôn Quyền biết được, liền nói:

- Hay là như mộng của Hán Minh Ðế, Phật đạo đã truyền đến chăng?

Bèn sai người vời Sư đến hỏi. Tăng Hội trình bày việc Như Lai tịch diệt và nói:

- Như Lai nhập diệt đã ngàn năm rồi nhưng linh cốt xá lợi vô cùng linh ứng. Xưa vua A Dục thờ tám mươi bốn ngàn tháp. Ngay đây cũng có di hóa (xá lợi để lại).

Ngô Tôn Quyền nói:

- Nếu Thầy cầu được xá lợi, ta sẽ tạo tháp phụng thờ. Còn cầu không linh nghiệm, Thầy sẽ bị nghiêm phạt.

Tăng Hội xin kỳ hạn bảy ngày. Trở về bảo quyến thuộc:

- Phật pháp hưng thịnh hay bị phế bỏ đều do lần này. Mọi người nên chí tâm cầu khẩn.

Qua bảy ngày, chẳng thấy hiệu nghiệm. Tăng Hội lại xin triển hạn bảy ngày nữa, cũng chẳng thấy gì. Ngô Tôn Quyền nói:

- Mau đem ông thầy này bỏ vào vạc nấu!

Tăng Hội thầm nghĩ: “Ðức Phật từ bình thường, lẽ nào phụ lòng ta”. Rồi năn nỉ cho thêm bảy ngày. Ðến canh năm, nghe co tiếng leng keng, Sư liền trổi dậy nhìn vào bình, thấy hiện ngũ sắc, bèn kêu to:

- Quả đúng như nguyện của ta!

Hôm sau Sư đem vào triều. Ngô Tôn Quyền cùng công khanh xúm vào xem, khen:

- Thật là điềm hiếm có!

Tăng Hội nói:

- Oai thần của xá lợi, tất cả thế gian không gì làm hoại được.

Tôn Quyền sai lực sĩ lấy chùy đập, ánh sáng vẫn rực rỡ. Vua bèn lập chùa, dựng tháp, đặt tên làng là Phật Ðà, chùa là Kiến Sơ. Ðây là ngôi chùa, tháp đầu tiên của Giang Nam.

Tôn Quyền hỏi Thái phó Hám Trạch:

- Phật giáo vào Trung Quốc năm nào của thời Hán Minh Ðế? Do đâu lại không đến phương Ðông?

Hám Trạch nói:

- Niên hiệu Vĩnh Bình năm thứ mười một Phật pháp mới đến, cách đây một trăm bảy mươi năm. Ðến năm thứ mười bốn, đạo sĩ Ngũ Nhạc là nhóm Trừ Thiện Tín đấu phép với tăng Ấn Ðộ. Thiện Tín thua, hổ thẹn mà chết. Người Trung Quốc không được xuất gia, nên không có người truyền bá. Hơn nữa, vì loạn ly nhiều năm. Bây giờ Phật giáo mới đến nước ta.

Tôn Quyền nói:

- Ðã có Khổng Tử viết kinh sách dạy dỗ đời sau; rồi Lão, Trang tu thân tự vui; phóng lãng chốn núi rừng, tâm hồn đạm bạc. Vậy còn thờ Phật làm chi nữa?

Hám Trạch thưa:

- Hai đạo Khổng Lão là pháp trời chế ra để dùng, nên không dám ngược ý trời. Phật giáo thì chư thiên vâng làm, không dám trái ý Phật. Xem đó thì rõ hơn, kém.

Ngô Tôn Hạo sau nối ngôi cha, hạ lệnh dẹp đền chùa, miếu mạo. Quần thần can:

- Tiên đế cảm điềm lành mà lập chùa, Chúa công chẳng nên phá hủy!

Tôn Hạo bèn cho gọi Sư lại hỏi:

- Phật nói có báo ứng thiện ác, Thầy có thể giảng cho ta nghe chăng?

Sư nói:

- Minh chủ lấy hiếu từ trị thiên hạ, thì đế hiệu Xích Ô được rõ ràng, người dân sống lâu. Dùng nhân đức nuôi vạn vật thì suối ngọt tuôn trào, lúa tốt nảy mầm. Lành có cảm ứng, ác cũng vậy. Nếu làm ác ở chỗ kín đáo, quỷ sẽ giết, làm ác ở chỗ công khai, người sẽ giết. Kinh Dịch nói “Tích thiện dư khánh” chứa điều lành thì niềm vui có dư, còn dù văn thơ hay, cầu phước cũng chẳng đến. Tuy đó là cách ngôn của nhà Nho, mà thực làm sáng tỏ lời Phật dạy.

Tôn Hạo nói:

- Thế thì Chu Khổng đã nói rồi, đâu cần Phật giáo?

Sư nói:

- Chu Khổng chẳng muốn nói sâu, nên chỉ dạy sơ lược. Phật giáo chẳng dừng ở lời cạn cợt, nên chỉ rõ ràng tường tận cái cốt yếu. Tất cả đều tốt. Thánh nhân chỉ sợ làm thiện không được nhiều. Bệ hạ sao lại không ưa?

Tôn Hạo không đáp được, bèn bỏ lệnh hủy chùa.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Cao tăng dị truyện.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

9. TĂNG KỲ VỰC

Sư ở Thiên Trúc, lúc mới đến Giao Châu và Quảng Châu, người ta thấy có nhiều điều linh dị. Sư đến Lạc Dương, thấy các tỳ kheo ăn mặc hoa lệ bèn nói:

- Thật trái giới luật! Chẳng phải ý Phật!

Sư xem các cung thất ở đế đô, liền nói:

- Ðại khái giống cung trời Ðao Lợi. Nhưng người khác với trời, làm dân chúng khổ cực, sửa sang như thế, không phí hay sao?

Niên hiệu Thái An năm đầu (303). Sư biết Lạc Dưong sắp có loạn, liền từ giã về Thiên Trúc. Có vị tăng xin được hỉ dạy. Sư cho nhóm chúng, lên toà nói:

Giữ miệng, nhiếp thân ý.

Cẩn thận chớ phạm ác,

Tu hành tất cả thiện,

Như vậy được độ thế.

Nói xong Sư làm thinh. Mấy trăm người đều thỉnh Sư về nhà mình thọ trai. Sư nhận lời hết. Hôm sau, năm trăm nhà đều có Sư đến thọ thực.

10. PHẬT ÐỒ TRỪNG

Sư người Thiên Trúc, họ Bạch. Ðời Tấn, niên hiệu Vĩnh Gia năm thứ tư (310), Sư đến Lạc Dương, tự nói mình hơn trăm tuổi, hớp không khí mà sống, rành về chú thuật. Bên hông Sư có một lỗ hổng, lấy bông nhét lại. Ban đêm lấy bông ra, có ánh sáng từ lỗ chiếu ra. Mỗi khi gặp suối, Sư móc bao tử, ruột ra rửa, xong lại nhét vào bụng. Sư định cất chùa ở lạc Dương để hoằng hóa Ðại pháp nhưng giặc Lưu Diệu làm loạn nên không thành.

Thời Thạch Lặc Truân Cát Pha tàn sát dân chúng rất nhiều, bộ hạ ông ta là đại tướng Quách Hắc Lược lại rất mộ Phật pháp. Sư liền truyền ngũ giới cho ông. Sau Quách Hắc lược đi chinh phạt, Sư thường báo trước sự thắng bại, Thạch Lặc nghi bèn hỏi ông ta, Hắc Lược nói:

- Có một sa môn trí thuật phi thường bảo rằng tướng quân sẽ chiếm được khu Hạ. Thần đã nhận Ngài làm thầy. Chỗ thần tâu rõ trước sau đều là lời của Ngài.

Thạch Lặc vui mừng nói:

- Trời ban cho ta!

Bèn gọi Sư đến hỏi:

- Phật đạo có linh nghiệm gì?

Sư biết Thạch Lặc không đạt được lý thâm sâu, chỉ có thể dùng đạo thuật để biểu diễn, liền rút một bát nước, đốt hương chú nguyện, giây lát có hoa sen xanh hiện ra. Thạch Lặc nhân đó tin phục, Sư cũng nhân đó can:

- Vua lấy đức trị nước thì tứ linh sẽ hiện điềm lành.

Thạch Lặc rất vui. Sau đó vì phẩn nộ, Thạch Lặc định hại các đạo sĩ và làm khổ Sư. Sư bèn tránh mặt. Thạch Lặc sai người kiếm chẳng ra, thất kinh nói:

- Ta có ý hướng về Thánh nhân, Thánh nhân lại bỏ ta mà đi!

Ðêm đó, Thạch Lặc không ngủ được, thao thức nghĩ đến Sư, muốn được gặp. Sư biết ông ta đã hối lỗi, sáng hôm sau bèn đến, Thạch Lặc nói:

- Hôm qua ngài đi đâu?

Sư đáp:

- Chúa công có lòng giận nên tôi phải tạm tránh. Nay Ngài đổi ý, tôi mới dám đến.

Thạch Lặc cười to.

Sau Thạch Lặc chết, em là Hổ nối ngôi, hết lòng phụng sự Phật Ðồ Trừng, Sư bảo Hổ:

- Ðế vương thờ Phật cần “Cung - Kiệm - Từ - Nhẫn” khen ngợi đạo pháp, không làm điều bạo ngược, không hại người vô tội. Dân có làm ác thì giáo hóa họ. Ai không sửa đổi mình mới nên dùng hình phạt, nhưng nên thương xót chớ lạm dụng hình phạt nhất là những tội tử hình.

Niên hiệu Vĩnh Hòa thứ tư (348), tháng mười hai, Sư bảo đệ tử:

- Họ Thạch sắp diệt! Nước chưa loạn ta đã tịch rồi!

Bèn sai người đến từ giã Thạch Hổ, Thạch Hổ hoảng kinh nói:

- Ðại Hòa thượng vội bỏ nước ta! Sắp có nạn chăng?

Liền đến chùa thăm Sư. Sư nói:

Ra sống, vào chết, đó là đạo thường. Phân định dài ngắn, không do thêm, bớt. Có điều đáng hận là quốc gia để tâm vào Phật pháp, lập chùa độ tăng, mong được phước đức, mà cai trị lại bạo ngược, hình phạt hỗn lạm, thật trái lời Phật dạy, trọn không được phước đức. Nếu phô bày nhân chính thì lộc có thể kéo dài.

Thạch Hổ khóc lóc nghẹn ngào, biết Ngài sẽ tịch, liền đục đá làm mộ phần. Ðến ngày tám, Ngài ngồi yên thị tịch thọ một trăm bảy mươi tuổi.

Sư vào đạo một trăm lẻ chín năm mà rượu chẳng thấm môi, ăn không quá ngọ, việc phạm giới chẳng làm, lập tám trăm chín mươi ba chùa, độ hơn bảy ngàn tăng. Sư ở chỗ nào, mọi người không dám hướng về đó khạc nhổ, phóng uế, họ thường dặn nhau:

- Chớ khởi ác, Ðại Hòa thượng biết đó!

Ðại giáo vào phương Ðông, đến thời Sư rất thịnh hành. Về sau, có vị tăng từ Ủng Châu đến, thấy Sư đi vào cửa Tây. Bèn kể lại cho Thạch Hổ, Thạch Hổ cho mở mộ ra xem, chỉ thấy còn khối đá.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Cao tăng dị truyện.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

11. TRÚC PHẬT ÐIỀU

Sư là đệ tử của ngài Phật Ðồ Trừng, sau trụ chùa Thường Sơn nhiều năm. Sư có thần thông, thường phân thân đi nơi khác, hoặc vào núi suốt năm, đem theo mấy đấu cơm khô, lúc trở về vẫn còn dư cơm.

Có vị tăng theo Sư dạo núi, gặp tuyết xuống nhiều. Sư vào hang cọp ngủ, cọp cũng đến nằm chung. Sau tự báo ngày thị tịch, mọi người xa gần kéo nhau đến. Sư nói:

- Thân người vô thường, nếu có tâm rộng rãi trong sạch, thì hình hài mạng số tuy khác, nhưng vẫn đồng khế hợp nhau.

Nói xong, ngồi ngay ngắn mà tịch.

Ðệ tử đi núi, lại thấy Sư ngồi trên núi. Mọi người đảnh lễ hỏi:

- Hòa thượng vẫn còn sống sao?

Sư đáp:

- Ta vốn thường còn.

Nói xong, Sư biến mất. Chúng mở quan tài, chỉ thấy y và giày.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Cao tăng dị truyện.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

12. PHÁP SƯ CHI ÐỘN

Sư tự là Ðạo Lâm, xuất gia khi đã đứng tuổi. Niên hiệu Hưng Ninh năm thứ hai (364), Sư đến kinh đô giảng đạo, thực hành kinh Bát Nhã. Sư kết bạn phương ngoại với Tạ An Vương, Nghĩa Chi, An Hạo, Vương Thân Chi ...

Niên hiệu Thái Hòa năm thứ hai (367), Sư ở ẩn tại Diệm Sơn. Có người đem ngựa đến cho, Sư nhận nuôi, nói:

- Ta thích ngựa thần.

Có người cho bạc, Sư thả đi, bảo:

Chim trời chẳng lẻ giữ để vui tai mắt mình.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Cao tăng dị truyện.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

13. THÍCH ÐẠO AN

Sư quê ở Thường Sơn, họ Vệ, theo Nho giáo. Năm mười một tuổi xuất gia với Phật Ðồ Trừng, Sư đọc sách một ngày cả vạn lời, biện tài vô địch. Sư thông minh như thế nhưng dung mạo quá xấu. Người đời gọi là “Tất đạo nhân, kinh tứ lân” (Ðạo nhân đen thui, làm kinh hãi bốn bên).

Khi Phật Ðồ Trừng thị tịch, Sư thống lãnh đồ chúng ở núi Lục Hồn. Niên hiệu Ninh Khang nguyên niên (373), Sư đến Nhượng Dương lập chùa Ðàn Khê, có cao sĩ Tập Tạc Xỉ đến tự xưng: “Tứ Hải Tập Tạc Xỉ”, Sư ứng tiếng đáp: “Di thiên Thích Ðạo An”.

Niên hiệu Thái Nguyên năm thứ tư (379), vua Tần Phù Kiên công phạt Nhượng Dương, rước được Ngài rất mừng, bảo tả hữu rằng:

- Ta dùng mười vạn binh lấy Nhượng Dương, vừa được một người rưỡi.

Tả hữu hỏi:

- Là ai?

Ðáp:

- An Công là một, Tạp Tạc Xỉ là nửa người.

Sư ở Trường An hoằng dương chánh pháp. Niên hiệu Thái Nguyên thứ mười bốn (389), vào ngày 27 thánh giêng, Sư thấy có một dị tăng ra vào ở lỗ hổng cửa sổ. Sư hỏi quê quán, dị tăng lấy tay chỉ hướng Tây Bắc, tức thì mây vẹt ra, thấy lầu các như huyễn hiện lên, Tăng bảo:

- Ðó là cõi trời Ðâu Suất.

Ngày tám tháng hai, Sư ngồi kiết già thị tịch.

Sư mỗi lần sớ kinh nghĩa đều cầu Thánh nhân chứng minh. Một lần cảm được tôn giả Trường Mi giáng. Sư đưa bản sớ giải của mình cho Tôn giả xem. Tôn giả rất thán phục, khen là hợp hết tâm Phật, rồi hứa sẽ ngầm giúp Sư truyền bá rộng rãi. Sư biết Tôn giả này chính là ngài Tân Ðầu Lô, bèn thiết trai cúng dường. Sư có mười đệ tử thông đạt sự nghiệp sớ giải này.

Một đệ tử Sư là Pháp Ngộ truyền pháp ở Trường Sa, đồ chúng mấy trăm người. Một hôm có người lén uống rượu, Pháp Ngộ làm ngơ không cử tội. Sư biết được, bèn gởi roi đến. Pháp Ngộ ôm roi khóc nói:

- Trông coi chúng không công minh, khiến Thầy ở xa phải lo.

Rồi phủ phục nhận phạt.

Trên cánh tay Sư có một lõi thịt, nổi lên như cái ấn, có thể nhấn lên nhấn xuống mà không ra khỏi bắp tay. Người đời gọi Sư là Bồ tát Ấn Thủ.

Sư có đệ tử là ngài Huệ Viễn, Tổ Sư tông Tịnh Ðộ, lập Liên Xã để niệm Phật cầu vãng sanh.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Cao tăng dị truyện.

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

14. THÍCH HUỆ NGUNG

Sư vào núi thiền định, quỉ núi hiện đủ hình tướng đều bị Sư điểm hóa mà ẩn đi. Một hôm, trời tuyết lớn, có một cô gái hình dung yểu điệu, y phục đẹp đẽ, đến nói với Sư:

- Thượng nhân có đức lớn nên trời sai tôi đến hầu hạ Ngài.

Rồi dùng đủ lời cám dỗ. Sư an nhiên chẳng động, bảo cô gái rằng:

- Lòng ta như tro nguội, đừng đem túi da đó thử thách làm chi!

Cô gái bèn cưỡi mây mà đi, quay lại khen rằng:

Nước biển cạn được,
Tu di nghiêng được,
Bậc thượng nhân kia,
Kiên trinh vượt bực.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách