Giới Thiệu Kinh Pháp Hoa

Ở nhiều mặt, Kinh Pháp Hoa là Kinh chánh của phái Bắc truyền (Ðại thừa). Nó có ảnh hưởng rất lớn trong thế giới Ðại thừa, không chỉ ở Ấn độ mà còn ở Trung hoa và Nhật bản. Nó cũng là văn bản chánh được ưa chuộng của phái Thiên thai (Tien tai) và phái Pháp hoa (Nichiren). Hơn nữa, trong một chừng mực nào đó, nó trình bày chi tiết cái cách của đại bi. Kinh Pháp Hoa tiêu biểu bản chất cho sự định hướng căn bản của phái Bắc truyền (Ðại thừa), đó là đại bi.

Trong Kinh Pháp Hoa, tính chất siêu thường, vĩnh cửu và hoạt động không ngừng của đức Phật được cắt nghĩa rất rõ ràng và khá chi tiết. Cái ý muốn nói ở đây là hình hài của Phật Thích Ca Mâu Ni được con người của thế kỷ thứ 6 tr. T.L nhận thức chỉ giản dị là sự xuất hiện của một vị Phật siêu việt, là mục đích cho việc giác ngộ chúng sanh. Mặc dầu thế gian biết đến sự ra đời của chàng Sĩ Ðạt Ta trong dòng họ Thích Ca, biết đến biến cố dũng cảm xả bỏ vĩ đại của ông, biết đến những năm tranh đấu để đắc quả dưới cội Bồ đề, biết đến 45 năm hoằng Pháp độ sanh, và cuối cùng biết đến ngày nhập diệt của ông vào lúc 80 tuổi, nhưng tất cả chỉ là hình thức gây ấn tượng cho một mục đích: giác ngộ chúng sanh.


Giới Thiệu Kinh Pháp Hoa (The Lotus Sutra)

Minh Thiện Trịnh Chỉnh dịch

Thời kỳ giữa lần Hội nghị Kết tập lần II và thế kỷ thứ I tr. T.l. (tức gần 300 năm) đã cho thấy sự lớn mạnh của nền văn học phái Bắc truyền và sự xuất hiện một số văn bản quan trọng. Các Kinh sách xuất hiện đầu tiên là những tác phẩm chuyển tiếp như Thần thông du hí Kinh (hay Phương quảng Ðại Trang Nghiêm Kinh, Lalitavistara) và Phật Bản Hạnh Tập Kinh (Mahavastu). Chúng thuộc về những trường phái sau này của Ðại chúng bộ (Mahasanghikas,The Great Assembly), đồng thời mô tả sự nghiệp đức Phật trong những từ tán dương, siêu thế. Sau đấy có hơn 100 Kinh Bắc truyền rõ rệt, và cũng như cái trước, được viết bằng tiếng Phạn và Phạn lai.

Hầu hết các Kinh này rất sâu rộng; nó bao gồm Kinh (Diệu) Pháp (Liên) Hoa, Kinh Bát nhã Ba la mật đa trong 8 ngàn dòng, Kinh Tam muội vương (hay Kinh Nguyệt đăng tam muội vương, tức King of Concentration Sutra, hay Samadhiraja Sutra) và Kinh Lăng già (Lankavatara Sutra). Chúng dùng tự do các câu cách ngôn, thí dụ và đưa ra những đề tài chính của phái Bắc truyền theo lối tranh luận tổng quát và giáo huấn, mô phạm. Một thời gian sau đó, những ý tưởng này được hỗ trợ bằng những luận cứ có hệ thống được tìm thấy trong văn chương tường thuật và luận bình, được người ta biết đến là luận thuyết (shastras) và được viết bởi những nhân vật nổi tiếng như Long Thọ (Nagarjuna), Vô trước (Asanga), Thế thân (Vasubandhu).

Trang 133. Trong các Kinh Bắc truyền (Ðại thừa) hiện nay đang có với chúng ta, tôi xin cống hiến chương này và 2 chương kế để dẫn dụ những đề tài và giai đoạn quan trọng trong việc phát triển Phật giáo Bắc truyền (Ðại thừa: 1. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharmapundarika Sutra), 2. Tâm Kinh Bát nhã Ba mật đa (the Heart Sutra, Prajnaparamita Hridaya Sutra), 3. Kinh Lăng già (the Lankavatara Sutra).

Ở nhiều mặt, Kinh Pháp Hoa là Kinh chánh của phái Bắc truyền (Ðại thừa). Nó có ảnh hưởng rất lớn trong thế giới Ðại thừa, không chỉ ở Ấn độ mà còn ở Trung hoa và Nhật bản. Nó cũng là văn bản chánh được ưa chuộng của phái Thiên thai (Tien tai) và phái Pháp hoa (Nichiren). Hơn nữa, trong một chừng mực nào đó, nó trình bày chi tiết cái cách của đại bi. Kinh Pháp Hoa tiêu biểu bản chất cho sự định hướng căn bản của phái Bắc truyền (Ðại thừa), đó là đại bi.

Trang 134. Chúng ta hãy xét đến một số đề tài trong Kinh Pháp Hoa mà tôi thấy là quan trọng, đặc biệt cho sự hiểu biết về phái Bắc truyền. Ðầu tiên, chúng ta hãy xem những gì Kinh đó nói về đức Phật. Trong Chương 14, tôi đã đưa ra một số gợi ý được tìm thấy trong Kinh sách Nam truyền (Tiểu thừa): tính chất vượt quá sự hiểu biết của con người như siêu thường và tiên nghiệm của đức Phật. Việc này được nói một cách rõ ràng trong các bản văn định hình và chuyển tiếp (của phái Bắc truyền Ðại thừa) như Phật Bản Hạnh Tập Kinh (Mahavastu Sutra) và Thần Thông Du Hí Kinh (Lalitavistara Sutra). Trong Kinh Pháp Hoa, tính chất siêu thường, vĩnh cửu và hoạt động không ngừng của đức Phật được cắt nghĩa rất rõ ràng và khá chi tiết. Cái ý muốn nói ở đây là hình hài của Phật Thích Ca Mâu Ni được con người của thế kỷ thứ 6 tr. T.L nhận thức chỉ giản dị là sự xuất hiện của một vị Phật siêu việt, là mục đích cho việc giác ngộ chúng sanh. Mặc dầu thế gian biết đến sự ra đời của chàng Sĩ Ðạt Ta trong dòng họ Thích Ca, biết đến biến cố dũng cảm xả bỏ vĩ đại của ông, biết đến những năm tranh đấu để đắc quả dưới cội Bồ đề, biết đến 45 năm hoằng Pháp độ sanh, và cuối cùng biết đến ngày nhập diệt của ông vào lúc 80 tuổi, nhưng tất cả chỉ là hình thức gây ấn tượng cho một mục đích: giác ngộ chúng sanh.

Kinh Pháp Hoa đã đưa ra việc này với câu truyện ngụ ngôn: một y sĩ xuất hiện trong Chương Mười Sáu của Kinh. Trong truyện ngụ ngôn này, một bác sĩ có bằng cấp và nổi tiếng luôn luôn vắng nhà trong một thời gian rất lâu. Khi trở về nhà, ông thấy các con trai của mình bị ngộ độc và bệnh tình rất nặng. Ông chuẩn bị một toa thuốc đầy đủ cho chúng theo kiến thức y khoa của mình. Vài người con tức thì uống thuốc ông cho và được lành bệnh.

Trang 135. Tuy nhiên, những người con còn lại dù đã trông ngóng cha trở về để được cha giúp đỡ, vẫn không sẵn lòng uống thuốc ông cho. Chúng không đánh giá đúng cái giá trị toàn hảo của thuốc chữa và tiếp tục chịu bệnh hoạn. Thấy được điều này, cha chúng nghĩ ra kế hoạch để thuyết phục chúng: ông nói rằng ông đã cao tuổi, rằng giờ chết của ông gần kề, và rằng ông phải đi nữa để đến một xứ khác. Rồi ông rời khỏi nhà và sau đó cho người nhắn với các con rằng ông đã chết. Bị kinh động bởi tin cha chết và tuyệt vọng là sẽ không có ai chăm sóc và chữa bệnh cho mình, chúng uống thuốc và được lành bệnh. Nghe được tin con hồi phục, người cha trở về và đoàn tụ hạnh phúc với các con của ông.

Qua truyện ngụ ngôn này, chúng ta hiểu rằng sự xuất hiện của Phật trong thế gian này giống như sự trở về của người y sĩ đã làm một cuộc hành trình đến một quốc gia lân cận. Lúc trở về, ông thấy các con ông, tức con người của thế gian này đã nhiễm thuốc độc tham, sân và si và đang sầu bi, bệnh hoạn và đau khổ. Ông nghĩ ra một liều thuốc chữa bệnh đau khổ cho họ, đó là Pháp Phật, con đương của giải thoát. Mặc dù có người trong thế gian đã theo con đường này và hoàn toàn giải thoát, nhưng còn những người khác đã bị lậm thuốc độc tham, sân và si mà không biết và vì thế từ chối theo con đường tốt đẹp ngay từ đầu. Do vậy, ông phải dùng mưu kế để thuyết phục và khuyến khích họ dùng thuốc, theo đường ngay và được giải thoát. Kế hoạch đó là sự nhập diệt của Phật đó là lối vào Niết bàn cuối cùng của ông. Vì thế, theo ngụ ngôn này đức Phật lịch sử không bao giờ thực sự đã sống và không bao giờ thực sự chết mà đó chỉ là một trong những sự xuất hiện của một vị Phật ngoài tầm hiểu biết của con người (tức siêu việt và tiên nghiệm).

Trang 136. Kinh này củng cố điểm nói trên (tức điểm nói rằng Chư Phật không chết) trong Chương 11 (Kinh Pháp Hoa), qua sự xuất hiện của một vị Phật có trước đó, Phật Ða Bảo (Prabhutaratna). Vị này đã trở thành Như Lai (Tathagata), hay người giác ngộ, cả niên kỷ trước đây. Trong khi Phật Thích Ca Mâu Ni bận giảng Pháp Kinh Pháp Hoa (như đã được mô tả trong chính Kinh đó) thì Phật Ða Bảo xuất hiện trước đám Đông đang tập hợp. Họ gặp ông trong Tháp có nạm ngọc (tức Hiện Bảo Tháp, tên của Chương 11, Kinh Pháp Hoa) thân thể ông được hình thành một cách tuyệt hảo. Ðây cũng là một dấu hiệu thêm chứng tỏ Phật Thích Ca Mâu Ni không tịch diệt và các vị Phật trước Ngài cũng đã không tịch diệt như Ngài.

Theo Kinh Pháp Hoa thì chư Phật đều có khả năng siêu thường, tiên nghiệm và vô tánh; Chư vị cũng đáp ứng và nuôi dưỡng các nhu cầu của chúng sanh tùy theo khả năng riêng của họ. Trong chương 5 của Kinh, chương Dược Thảo Dụ, đức Phật dùng phép ẩn dụ về mưa và ánh sáng để dẫn chứng điểm này (tức điểm đáp ứng và nuôi dưỡng chúng sanh). Ông nói rằng, cũng như mưa rơi trên tất cả khu thảo mộc cây cối, bụi rậm, dược thảo, và cỏ cây không phân biệt loại gì. Mỗi loại tùy theo tính chất và khả năng của nó thụ nhận sự bồi dưỡng từ cơn mưa. Các vị Phật cũng như thế, qua sự xuất hiện trong thế gian và những điều dạy của họ, nuôi dưỡng tất cả các giống hữu tình, mỗi giống tùy theo khả năng cá nhân hoặc lớn, giống như các cây cao; trung bình, giống như những cây nhỏ hơn và các bụi rậm; hoặc thấp, giống như cây cỏ. Mỗi cây hưởng lợi nhờ mưa, theo khả năng của nó. Chúng sanh hưởng lợi do sự xuất hiện của chư Phật tùy theo khả năng của người ấy. Và cũng như ánh sáng mặt trời và mặt trăng rọi xuống đều trên đồi, thung lũng và đồng bằng, chiếu sáng mỗi nơi tùy theo vị trí và thời gian của nó, sự hiện diện của chư Phật cũng rọi ánh sáng trên tất cả các loài hữu tình dù cao, trung bình hay thấp tùy theo vị trí và khả năng của chúng. Chính trong ý nghĩa này mà đức Phật vô hạn và siêu việt, xuất hiện dưới vô số hình thức để làm lợi cho giống hữu tình: dưới hình thức của một A La Hán, một vị Bồ tát, một người bạn đức hạnh, và cũng có thể là hình thức của một giống hữu tình bình thường, chưa giác ngộ.

Trang 137. Chúng ta khó mà biết được tính chất cơ bản của thực tướng (tức chơn lý hay sự thật): cái thực tướng của sự vật thực sự không thể kiểm nghiệm bằng lời nói được. Ðây là lý do tại sao đức Phật giữ yên lặng khi ông được hỏi là: thế giới này vô hạn hay hữu hạn, có cả hai hay không có cả hai; Như Lai còn hay không còn sau khi chết, có cả hai hay không có cả hai. Tính chất cơ bản của thực tướng phải được nhận ra bởi tự ta mà không có sự giúp đỡ của ai. Ðiều này được phản ảnh qua sự phân biệt giữa cái Pháp ta làm quen gián tiếp nhờ kẻ khác giúp đỡ với cái Pháp ta nhận biết do chính ta. Việc nhận ra sự thật này không phải là dễ đàng. Nó phải tự ta hoàn thành, và nó phải là kết quả của một sự nhận thức trực tiếp, nội tại. Vì thế, được tác động bởi lòng đại từ đại bi, các chư Phật hiện ra trong thế gian để dạy và giúp chúng sanh hoàn thành việc nhận thức tính chất cơ bản của thực tướng từng giai đoạn một. Họ làm việc này qua những phương tiện khéo léo, tùy theo khả năng và khuynh hướng của vật hữu tình.

Ý tưởng về khả năng và khuynh hướng khác nhau của chúng sanh không lạ gì đối với phái Bắc truyền (Ðại thừa). Trong Kinh sách Nam truyền (Tiểu thừa), đức Phật cũng có so sánh những khả năng khác nhau của các sinh vật với những vị trí khác nhau của hoa Sen trong hồ: cái chìm hẳn, cái chìm một phần, các cái khác không dính tới nước mà vẫn nở hoa trong không khí trong sạch và đầy ánh sáng. Cũng vậy, sinh vật có hạ căn, trung căn và thượng căn. Phái Nam truyền (Tiểu thừa) cũng nói đến phương tiện khéo léo của Phật: có nhiều cách dạy bảo khác nhau, trực tiếp hay gián tiếp. Ý tưởng về các phương tiện khéo léo này cũng được phản ảnh trong việc phân biệt tục đế (sự thực thế gian) và chơn đế (sự thật tuyệt đối). Nó cũng được phát triển và làm đẹp thêm trong phái Bắc truyền (Ðại thừa) và là một đề tài cực kỳ quan trọng trong Kinh Pháp Hoa.

Vì khó nhận ra tính rốt ráo của thực tướng, và vì khả năng khuynh hướng của các giống vật hữu tình khác biệt nhau nên chư vị Phật chọn các phương tiện khéo léo để dẫn dắt từng sinh vật một đi đến mục tiêu sau cùng của giải thoát, tùy theo khả năng và khuynh hướng của người ấy. Vì thế, Kinh Pháp Hoa cắt nghĩa rằng cỗ xe của Bồ tát (Bồ tát thừa), cỗ xe của Chư Phật Ðộc giác (Prattyekabuddhas) và cỗ xe của các đại đệ tử không có gì khác hơn là những phương tiện khéo léo được tính sao cho vừa vặn với khả năng và khuynh hướng khác nhau của các giống vật hữu tình.

Trang 138. Chương Ba của Kinh Pháp Hoa (Phẩm Thí dụ) dùng một truyện ngụ ngôn rất thu hút để giải nghĩa tính chất của những phương tiện khéo léo. Câu chuyện được kể như sau. Có một Trưởng giả cùng các người con trú ngụ trong một căn nhà cũ. Một ngày nọ, căn nhà bất thình lình bắt lửa. Người cha thấy rằng cái nhà chốc nữa sẽ thành một nhà lửa nên gọi các con của ông ra ngoài. Nhưng chúng mãi mê chơi giỡn và không chú ý đến lời kêu gọi của ông. Vì đã quen với tánh nết con mình, người cha khéo léo nghĩ đến một kế để dụ chúng rời nhà lửa. Biết rằng chúng thích đồ chơi, ông gọi chúng ra ngay vì đã mang cho chúng tất cả các loại đồ chơi khác nhau. Các con bỏ chơi, chạy vội ra lấy xe. Một khi chúng an toàn ra khỏi nhà lửa, người cha sẽ cho từng đứa những chiếc xe tốt nhất, chiếc xe của chư Phật.

Một điều dễ nhận thấy trong truyện ngụ ngôn này: căn nhà là thế giới, ngọn lửa là ngọn lửa phiền não, người cha là đức Phật và các con là con người thế gian. Các đồ chơi là những cỗ xe của các chư Bồ tát, Phật Ðộc giác (Pratyekabuddhas) và các Ðại đệ tử của các Ngài.

Các chỗ khác trong Kinh Pháp Hoa, đức Phật cắt nghĩa rằng ông đã dạy con đường Nam truyền (Tiểu thừa) cho những người tin vào sự hiện hữu của thế gian và Bắc truyền (Ðại thừa) cho những người công đức cao dày. Chỉ dạy Pháp cho Tiểu thừa thôi sẽ là nhỏ nhoi; nếu chỉ dạy Pháp cho Ðại thừa thôi, nhiều người sẽ hết hy vọng chỉ lo hoàn thành mục tiêu giác ngộ mà không thực hành con đường đạo chút nào cả. Vì thế Pháp cho Tiểu thừa và Pháp cho Ðại thừa là những kế hoạch có lợi cho con người thế gian, được vẻ ra để thích nghi với các khả năng và khuynh hướng khác nhau của họ.

Trang 139. Ðức Phật cũng nói trong Kinh là sau này các vị A La Hán như Ngài Xá Lợi Phất (Shariputra) và Ngài La Hầu La (Rahula) sẽ đạt được Phật quả. Ông bèn so sánh Niết bàn của A La Hán với một thành phố tưởng tượng được gợi lên bởi một người đang khéo léo chỉ đường cho một nhóm người đi tìm một gia sản to tát. Trên đường đi, họ dần dần mỏi mệt và thất vọng trong việc đi đến mục tiêu. Vì thế người hướng dẫn gợi lên sự xuất hiện của một thành phố mà nó có tất cả những tiện nghi cần có cho họ để nghỉ ngơi và lấy lại sức. Sau đó, họ lại có khả năng tiếp tục cuộc hành trình cho đến khi đến được nơi có gia sản đó. Trong truyện ngụ ngôn, người hướng dẫn là đức Phật, kẻ đi đường là con người thế gian, và thành phố tưởng tượng là Niết bàn của các vị A La Hán.

Cái ý về phương tiện thiện xảo được cắt nghĩa trong Kinh Pháp Hoa bởi các truyện ngụ ngôn đầy ví von. Chẳng hạn, trong chương 4 (chương Tín giải) có câu truyện ngụ ngôn của một người con, người này sống xa cha vào lúc tuổi còn nhỏ và anh đã sống gần hết cuộc đời anh trong sự nghèo khổ vì không biết gốc gác của mình. Cha anh mong mỏi gặp con lại để giao gia tài di sản to tát cho anh. Ông buồn rầu vì không có cách nào để tìm con. Một ngày nọ, người con bất ngờ xuất hiện trước cửa nhà. Thấy sự sang quí của căn nhà và sự kính trọng của những người tớ đối với vị chủ nhân, anh ý thức được cái hèn kém của mình và cố gắng tránh thoát. Cha anh nhận ra con và cho người thuyết phục bắt anh ở lại. Vì không nhận ra cha mình nên người con hoảng hốt và nói lên sự vô tội của mình. Hiểu được tâm lý này, người cha bảo người của ông để anh ta tự do đi.

Một thời gian sau đó, người cha cho người làm của ông, ăn mặc rách rưới nghèo khổ, nhờ con ông làm công việc quét tước phân bò trong nhà kho. Con ông nhận công việc nhỏ nhoi này và làm trong một thời gian. Dần dần, lương bổng của anh được tăng. Trong suốt thời gian này, người con vẫn chưa biết ông chủ là cha mình và người cha cũng tự chế việc tiết lộ điều đó để không làm cho con ông buồn hay sợ ông nữa. Sau đó người con được cất nhắc lên chức vụ đốc công. Ðến lúc nhận thấy con mình đã mở rộng tầm nhìn và nguyện vọng, người cha mới tiết lộ nguồn gốc của anh và giao cho anh di sản của ông. Ðến lúc này anh mới nhận ra được dòng dõi của mình, đồng thời rất vui với thành quả của mình.

Trang 140. Kinh Pháp Hoa đã nói rằng tất cả chúng ta là con của Phật và tất cả sẽ hoàn thành di sản Phật quả. Vì tham vọng và nguyện ước của chúng ta quá nhỏ nhoi tầm thường nên đức Phật đã đặt ra giới luật. Nhờ đó chúng ta sẽ dần dần phát triển và mở rộng tầm nhìn cho đến khi nhận được bản chất thật sự cùng mối quan hệ thân tộc của mình và sẵn sàng chấp nhận di sản Phật quả.

Chủ đề chánh của Kinh Pháp Hoa là sự làm việc sao cho các phương tiện thiện xảo sanh ra lòng đại từ đại bi. Do lòng từ bi, Chư Phật xuất hiện trong thế gian. Do lòng từ bi, họ thực hành các phương tiện đó bằng vô số cách, qua vô số hình thức, kế hoạch, các lối thực hành và các cỗ xe. Tất cả những việc này được tính toán để hợp với khả năng và khuynh hướng khác nhau của chúng sanh, để làm sao cho mỗi một người có thể, với cách thức và thời gian riêng của mình, phát nguyện và hoàn thành sự giác ngộ trọn vẹn Ba La Mật, cái giác ngộ của đức Phật. Chính vì lời nhắn nhủ phổ biến, lạc quan và khuyến khích này cho tất cả mọi người, mà truyền thống Ðại thừa đã có khả năng chiếm được lòng tin đại chúng một cách phi thường không chỉ ở Ấn độ mà còn ở Trung và Ðông Á.

(Trích Cây Giác Ngộ, Chương 15, Trang 133 - 140)

Nguyên tác: The Tree of Enlightenment của Peter Della Santina, Ph.D.