Thư mời viết tham luận hội thảo đại lễ Phật đản liên hợp quốc 2008

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (UNDV) lần thứ năm sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 13-17 tháng 5 năm 2008. Đây là đại lễ và hội thảo Phật giáo quốc tế lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay. Đại lễ có sự tham dự của khoảng 5000 đại biểu, trong đó có chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo các tông môn pháp phái của Phật giáo, các học giả hàng đầu, các quan khách và hành giả Phật giáo trong và ngoài nước.

Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc (UNDV) lần thứ năm sẽ được tổ chức tại Hà Nội, Việt Nam từ ngày 13-17 tháng 5 năm 2008. Đây là đại lễ và hội thảo Phật giáo quốc tế lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay. Đại lễ có sự tham dự của khoảng 5000 đại biểu, trong đó có chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo các tông môn pháp phái của Phật giáo, các học giả hàng đầu, các quan khách và hành giả Phật giáo trong và ngoài nước.

Đại lễ năm nay kỷ niệm 2632 năm đản sinh, thành đạo và nhập niết-bàn của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, bao gồm bốn phương diện, tâm linh, học thuật, văn hóa và tôn giáo.

Nghị quyết của đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 15-12-1999 ghi rõ đại lễ Phật đản LHQ (hay lễ Vesak hoặc lễ Tam hợp LHQ) sẽ được tổ chức trọng thể vào tháng 5 dương lịch tại Trụ sở Liên Hợp Quốc từ năm 2000 đến nay. Riêng các giáo hội Phật giáo trên thế giới, từ năm 2004 đến nay, đại lễ Phật đản LHQ đã được tổ chức trọng thể tại Bangkok, Thái Lan.   

Đại lễ Phật đản LHQ 2008 tại Việt Nam mời gọi cơ hội truyền bá thông điệp của đức Phật về hòa bình, hòa giải, hòa hợp, từ bi, tiến bộ và phát triển bền vững toàn cầu.

Thay mặt Ủy ban Tổ chức Quốc tế và Ban biên tập Hội thảo, kính mời chư tôn đức Tăng Ni, các nhân sĩ Phật giáo, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tham gia viết bài nghiên cứu cho Hội thảo theo các chủ đề sau đây:

Chủ đề chính: Đóng góp của Phật giáo trong việc xây dựng xã hội công bằng, dân chủ và văn minh (Buddhist Contribution to building a Just, Democratic and Civil Society).

Các chủ đề hội thảo nhóm:

1) Vai trò của Phật giáo trong việc giải quyết xung đột và ngăn ngừa chiến tranh  (War and Conflict: A Buddhist Perspective)

2) Sự đóng góp của Phật giáo về công bằng xã hội (Buddhist Contribution to Social Justice)

3) Phật giáo nhập thế và sự phát triển (Engaged Buddhism and Development)

4) Chăm sóc môi trường: Giải pháp của Phật giáo về sự thay đổi khí hậu (Care for Our Environment: Buddhist Respose to Climate Change)

5) Vấn nạn gia đình và giải pháp của Phật giáo (Family Problems and the Buddhist Response)

6) Diễn đàn: “Giáo dục Phật giáo: Sự kế thừa và phát triển” (Symposium on Buddhist Education: Continunity and Progress)

7) Diễn đàn: “Phật giáo trong thời đại kỹ thuật số” (Symposium on Buddhism in the Digital Age)

Quy định về đề cương bài tham luận:

- Gửi tựa đề và đề cương bài tham luận trong 1 trang A-4.

- Gửi lý lịch trích ngang trong 2 trang A-4 (bao gồm trình độ, vai trò học đường, vai trò giáo hội/ hội đoàn, kinh nghiệm và hoạt động, hội thảo và xuất bản).

- Thời gian hạn chót gửi đề cương bài tham luận là 15-2-2008.  

- Đề cương sẽ được Ban tổ chức hội thảo xem xét và xác nhận.  

- Vui lòng gửi tựa bài và đề cương tham luận bằng văn bản MS Word đến đại đức Thích Nhật Từ qua điện thư: [email protected]

 Quy định về nộp bài tham luận:

- Giới hạn chữ: 7000 chữ (có thể viết ngắn hơn)

- Bài nghiên cứu hoàn chỉnh gửi về ban tổ chức hạn chót là 15-3-2008.

- Vui lòng gửi bài nghiên cứu hoàn chỉnh bằng văn bản MS Word đến đại đức Thích Nhật Từ qua điện thư: [email protected]

Ghi chú:

Mỗi đại biểu có thể đóng góp nhiều bài nghiên cứu.

Bài nghiên cứu sẽ được in thành sách và phổ biến trong đại lễ Phật đản LHQ 2008.

Các tác giả được thỉnh mời thuyết trình sẽ có thông báo cụ thể sau.

                                                            Trân trọng

              GSTS. LÊ MẠNH THÁT

                                                          Phó viện trưởng thường trực HVPGVN tại TP. HCM

                                 Chủ tịch Ủy ban Tổ chức Quốc tế

                                                                                   Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc 2008