Về Một Số Bài Văn Bia Nôm Mới Được Sưu Tầm Trong Những Năm Gần Đây

Trên Tạp chí Hán Nôm số 2-1994(1) chúng tôi đã giới thiệu 23 thác bản văn bia Nôm hiện được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong đó 21 thác bản khắc bằng thơ, chỉ có 2 thác bản khắc bằng văn xuôi. Để giúp các nhà nghiên cứu, giảng dạy và bạn đọc quan tâm đến mảng tư liệu này có thêm tư liệu tham khảo, bài viết này chọn giới thiệu thêm 10 bài văn bia Nôm viết bằng văn xuôi mới được sưu tầm trong những năm trong những năm gần đây.

Về Một Số Bài Văn Bia Nôm Mới Được Sưu Tầm  Trong Những Năm Gần Đây

TRƯƠNG ĐỨC QUẢ

Trên Tạp chí Hán Nôm số 2-1994(1) chúng tôi đã giới thiệu 23 thác bản văn bia Nôm hiện được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, trong đó 21 thác bản khắc bằng thơ, chỉ có 2 thác bản khắc bằng văn xuôi. Để giúp các nhà nghiên cứu, giảng dạy và bạn đọc quan tâm đến mảng tư liệu này có thêm tư liệu tham khảo, bài viết này chọn giới thiệu thêm 10 bài văn bia Nôm viết bằng văn xuôi mới được sưu tầm trong những năm trong những năm gần đây.

Do khuôn khổ bài tạp chí, chúng tôi chỉ xin nêu tóm tắt những đặc điểm cơ bản về nội dung, hình thức của từng bài văn bia và phiên âm giới thiệu trọn vẹn 2 văn bia để bạn đọc có một ý niệm chung.

1. Công đức nghìn năm, ở chùa Phúc Khánh (thường gọi là chùa Sở, phường Thịnh Quang, quận Đống Đa, Hà Nội).

- Khổ 100 x 65cm, 16 dòng, 1 dòng ≈ 33 chữ.

- Niên đại: ngày 19 - 11 -1930 (Bảo Đại 15)

- Tác giả: Thị độc học sĩ Tạ Văn Thành, hiệu Phúc Khánh, Pháp danh Lưu Quang Bồ Tát, về hưu trí vâng soạn.

- Nội dung : Hội tín lão (chủ yếu là các tín vãi) có công đức tu tạo chùa dựng bia đá ghi đầy đủ họ tên để kỷ niệm.

2- Ký kỵ bi ký (bia ghi việc gửi giỗ), ở Nhà thờ họ Nguyễn thôn Cổ Nhuế, xã Cổ Nhuế huyện Từ Liêm, Hà Nội.

- Khổ 35 x 25 cm, 14 dòng, 1dòng ≈ 21 chữ.

- Niên đại : không ghi.

- Tác giả : không ghi.

- Nội dung : ông tiên chỉ tên là Chính Hoạt người trong họ nhường một mảnh vườn và một cái áo để họ Nguyễn làm nơi xây dựng nhà thờ, hàng năm khi họ Nguyễn cúng giỗ tổ thì kết hợp cùng giỗ gia tiên ông Chính Hoạt.

3. Công đức bi ký, ( Bia ghi công đức) ở vách núi chùa Trầm, thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.

- Khổ 90 x 45cm, 18 dòng, 1 dòng ≈ 31 chữ.

- Niên đại: khoảng 1923 - 1924 (Khải Định 8 hoặc 9).

- Tác giả: không ghi

- Nội dung : mô tả cảnh đẹp của chùa Trầm và công đức mở mang tôn tạo chùa của Tổng Đốc Hoàng Trọng Phu.

4 - Không đầu đề, ở chùa Trầm, thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.

- Khổ 120 x 80 cm, 18 dòng, 1 dòng ≈ 24 chữ.

- Niên đại : tháng 8 - 1914 ( Duy Tân - Giáp Dần).

- Tác giả : không ghi.

- Nội dung: mô tả cảnh đẹp chùa Trầm, nằm dưới chân núi Tử Trầm, coa hang động, có hồ nước, phong cảnh kỳ thú, nổi tiếng xưa nay, vì vậy được đặt tên là động Long Tiên.

5. Công đức bi ký (bia ghi công đức) ở chùa Trầm thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.

- Khổ : 80 x 60cm, 15 dòng, 1 dòng ≈ 23 chữ.

- Niên dại : không ghi

- Tác giả : Thái tử Thiếu Bảo, Hiệp tá đại học sĩ, sĩ Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu đề.

- Nội dung : Ghi lại việc bà Trần Thị Thọ sống ở miền Nam ra thăm cảnh chùa. Bà cung tiến 1000 đồng thuê thợ tạc các pho tượng đá bày trong động, làm tăng thêm cảnh đẹp và về ny nghi của chùa.

6. Trùng tu Hương tích tự bi: (Bia trùng tu chùa Hương Tích) ở nhà bia bên trái trên đường vào chùa Thiên Trù, thuộc chùa Hương Tích, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây.

- Khổ 145 x 78 cm, 17 dòng, 1 dòng≈ 25 chữ.

- Niên đại: tháng 1 - 1921 (Niên hiệu Khải Định)

- Tác giả : Thái tử Thiếu Bảo, Hiệp ta đại học sĩ lĩnh Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu ghi.

- Nội dung : Nói về việc tu sửa chùa Hương Tích và suy nghĩ về lẽ "phúc quả" trong việc tìm đến cửa Phật.

7. Bia truyền đăng chùa Linh ứng, ở chùa Linh ứng, thôn Mai Trai, phường

Quang Trung, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây.

- Khổ 80 x 60 cm, 21 dòng, 1 dòng ≈ 30 chữ.

- Niên đại : 10-9-1944 ( BảoĐại 19)

- Tác giả: Tiểu tăng Như Tư, động chủ Sài Sơn, đại biểu Phật giáo tỉnh Sơn Tây soạn.

Nội dung: Nêu đại lược Phật giáo truyền vào nước ta được hơn 2000 năm. Sau đó nêu các thế hệ tăng ni nối tiếp trụ trì ở chùa Mai Trai (sau đổi tên là Linh ứng):

Tổ thứ nhất là cụ Thiều Quang, tháp hiệu Tĩnh Quang, người thôn Đa Sĩ Hà Đông.

Thứ hai là cụ Trinh Tường, tháp hiệu Vĩnh Long.

Thứ ba là cụ Đàm Chí, tháp hiệu Song Mai, người làng Mai Động, huyện Thanh Trì Hà Nội.

Thứ tư là cụ Đàm Nam, tháp hiệu Linh Mai, người làng Thường Đại, tỉnh Phúc Yên.

Tổ thứ năm nêu rằng đẫ ghi rõ tên hiệu ở Tháp, không chép vào bỉa.

8. Công đức kỷ niệm bia (Bia kỷ niệm công đức), ở đình thôn Cát động, xã Kim an, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.

- Khổ 100 x 62cm, 14 dòng, 1 dòng ≈ 31 chữ.

- Niên đại:Tháng 3-1932 ( BảoĐại 7).

- Tác giả : Tú tài Hà sĩ Kính, người bản xã vâng soạn.

-Nội dung: địa phận bản xã có con sông Hát chảy qua, bài sông bị nước xoáy sụt lở dần, mất đất canh tác. Có ông Tín Xương người thôn Phượng Vũ làm phúc tự bỏ ra 1000 đồng mua đá thuê người thả xuống làm kè, đất bãi không những không sụt lở nữa mà lại dần dần bồi thêm ra. Dân xã có đất canh tác, cuộc sống ổn định, nên dựng bia ghi nhớ công đức ông Tín Xương.

9. Nam mô a di đà Phật, ở chùa Diên Khánh, thôn Đống Chanh, xã Minh Cường, huyện thường tín, tỉnh Hà Tây.

- Khổ 75x 42cm, 10 dòng 1 dòng≈ 19chữ

-Niên đại:14 tháng 4 năm 940 (Bảo Đại 15).

- Tác giả : Không ghi.

- Nội dung: Ông Nguyễn Văn Bào người thôn hậu, cúng hai thửa ruộng vào chùa để gửi giỗ cho các cụ bên ngoại là Trịnh Văn Hồ và Nguyễn Thị Chấu, vì vậy dựng bia ghi sự việc để lưu truyền thực hiện.

10. Hậu bi ly kí : ( Bia gửi giỗ hậu), ở chùa thôn cầu, xã Trung Hoà, huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng.

- Khổ 80 x 55, 15 dòng, 1dòng ≈ 20 chữ.

- Niên đại :15 - 2 - 1943 (Bảo Đại18)

- Nội dung: Bà Dương Thị Phán cung tiến 60 đồng để chi cho việc tu sửa chùa. Dận thôn hứa sao này lúc bà trăm tuổi qui tiên sẽ được cúng giỗ tại đình làng. Các ông chức sắc cùng các phụ lão trong thôn dựng bia đá làm bằng cứ để làm bằng cứ đê cùng cam kết thực hiện.

Theo những tư liệu do chúng tôi tập hợp được thì văn bia nôm viết băng văn xuôi chỉ cần tỉ lệ rất thấp. mười tấm bia được giới thiệu lần này số lượng tuy khiêm tốn nhưng nội dung khá phong phú, có thể khai thác về một số lĩnh vực đáng được chú ý, như tư liệu về lịch sử một ngôi chùa và qua đó góp thêm những cứ liệu cho việc tìm hiểu lịch sử phật giáo ở Việt Nam bia số 7 tư liệu của việt làm thủy lợi bia số 8 và những bài văn kêu gọi mọi người hãy biết gìn giữ những thắng tích của cha ông để lại trong 10 bài văn bia, có 5 bài không ghi tác giả và 5bài ghi rõ tên người biên soạn, có 7 bài văn bia ghi niên đại thuộc niên hiệu Duy Tân, Khải Định, Bảo Đại. Và bài văn bia không ghi niên đại.

Dưới đây chúng tôi phiên âm trọn vẹn nội dung bài văn bia trong số trên để bạn đọc tham khảo :

Bia Chùa Trầm, Thôn Long Châu, Xã Phụng Châu, Huyện Hoài Đức,
Tỉnh Hà Tây (1)

Phiên âm :

Người ta sinh ở tên đời thú chơi có hai cảnh, một là phồn hoa, một là tịch mịch. Phồn hoa thì phải ở thành thị. Tịch mịch thì phải ở lâm tuyền. Những ở phồn hoa mãi thì chán, ở tịch mịch mãi thì buồn. Vì thế phải làm cách cho thành thị lâm tuyền thông với nhau. Trước là giải lấy trí khôn. Sau là thanh lấy niềm tục.

Cách tỉnh Hà Đông không xa có bãi đồng bằng, bên hữu thì rẫy rừng, ngang bên tả thì dòng sông Hát, giữa có một tòa núi đá nổi lên gọi là núi Tử Trầm. Trong núi có động, trong động có hang thông thiên. Ngoài động có chùa. Dưới chùa có đầm quanh núi. Núi Bút Sơn bày mặt trước chùa Vô Vi. Đứng một bên là cảnh lâm tuyền, thứ nhất, trước hai trăm năm nay chúa Trịnh đã làm cung ở đó. Nơi mắc võng nơi chèo thuyền, dấu cũ đến bây giờ chưa mất. Thế chẳng phải chán phồn hao mà tìm nơi tịch mịch ? Dẫu tiếc vì cây cỏ rậm rạp, đường xa chưa thông. Cho nên trên Lan Kha (2) tìm khách đánh cờ, vào hang thúy thăm ông câu cá. Chẳng qua mấy kẻ cao nhân dật sĩ mà thôi. Ta nhân khi thong thả tới cảnh chạnh niềm. Kia như núi Đạo Hạnh(3) chùa Quan Âm(4), động Hồ Công (5), hang Từ Thức (6)cũng bởi vì người trước có công tìm kiếm mà làm cho người sau có thú vui chơi. Thế thì núi này cũng là cảnh Bụt, bầu trời đâu coa nhẽ phó mặc bóng tà cỏ úa. Vậy thì theo cảnh tự nhiên thêm công tu bổ, đưoừng càng gần thì đi càng tiện, cảnh càng đẹp thì khách đến càng đông. Từ nay mà đi kẻ lại người qua dẫu tịch mịnh cũng không lấy làm buồn, dẫu phồn hoa không lấy làm chán.

Than ôi, chút tà quy chính là trách nhiệm kẻ sư nho; hậu lạc tiên ưu là chí khí kẻ quân tử. Có phải cầu Tiên cầu Phật, đem thiên hạ lấy sự hoang đường, muốn cho có cảnh có người chung thiên hạlấy sự lạc lợi. Sách có chữ rằng: " Núi không cản chi thấp với cao, có tiền thì nổi tiếng,. Nươc không cần chi sâu với cạn, có rồng thì nên thiêng. Vậy ta lấy tiên rồng mà đặt tên cho động.

Tiết giữa thu năm Giáp Dần (1914) niên hiệu Duy Tân.

Chú giải:

(1). Tấm bia này nguyên không ghi đầu đề và tên tác giả. Đầu đề này do chúng tôi tạm đặt.

(2). Lạn Kha : Theo Địa chí Hà Bắc ( Thư viện Hà Bắc xuất bản 1982, tr. 56 thì :Núi Lạn Kha xưa ở cạnh thôn Phật Tích thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh( nay là xã Phật Tích, huyện Tiên Sơn, tỉnh Hà Bắc). Gọi tên là Lạn Kha vì có truyền thuyết về một người tiều phu là Vương Chất một hôm đi lấy củi trên núi thấy có hai vị tiên đang đánh cờ, Vương Chất đứng xem, khi quay lại thì cán rìu đã bị mối xông mục vật. Khi trở về nhà không ai nhận ra, hỏi thăm thì Vương Chất đã là ông tổ năm đời của họ. Ngoài câu chuyện Vương chất còn có thêm những truyền thuyết khác như câu chuyện Từ Thức ở thời Trần làm Tri huyện Tiên Du, cởi áo chuộc tiên nữ ở Đông... Núi còn có tên là Phật Tích, bên sườn có chùa Phật Tích được xây dựng từ thời Lý qua nhiều lần trùng tu nổi tiếng xưa nay.

(3) Núi Đạo Hạnh: Tức núi Phật Tích, nơi có Thiền sư Từ Lộ hiệu là Đạo Hạnh tu hành vào thời vua Lý Nhân Tông (1072-1128). Núi Đạo Hạnh là dải núi chùa Thầy thuộc huyện Quốc Oai, Hà Tây ngày nay.

(4) Chùa Quan Âm : Trước nay có nhiều ngôi chùa tên là Quan Âm, chưa rõ tác giả nêu ở đây là ngôi chùa ở vùng nào.

(5) Động Hồ Công : Động trong núi Xuân Đài, nay thuộc xã Thọ Vực, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Động Hồ Công cảnh đẹp lạ kỳ, tương truyền từ cổ xưa có nhiều vị tiên thường giáng xuống đây, qua nhiều niên đại thuộc nhiều vua chúa và các nhân vật danh tiếng ghé thăm nay vẫn là thắng tích.

(6) Hang Từ Thức: Nơi có truyền thuyết chàng Từ Thức Tri huyện Tiên Du đi rong chơi, tới đây gặp Tiên Giáng Hương lấy làm vợ. Khi trở về thăm quê, mọi vật đã đổi dời. Thức hỏi thăm mới hay mình là ông tổ mấy đời của họ. Hang Từ Thức nay thuộc xã Nga Thiện, Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

(7). Nguyên văn chữ Hán :" Duy Tân Giáp Dần niên".

Công đức kỷ niệm bi (1)

Bia kỷ niệm ông Đinh Tín Xương xã Phượng Vũ, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông(2).

Trộm nghĩ: vững cột đá đương khi sóng nổi. Can tràng(3) xem thực ít người, gánh hàng xoay lại đất bồi, hút cạn dòng ra lắm của, lợi cho mọi người ấy ai là chủ.

Dân tôi ở xã Cát Động, tổng Phương Trung, huyện Thanh oai tỉnh Hà Đông, làng ở trong đồng bãi gần ngoài sông. Bể dâu khôn xiết biến dời, nay lở mai lở, bờ cõi bao giờ nguyên cũ. Ngày ngóng đêm ngóng, một hai khi hội họp hương thôn cũng toan hằng sức ba bốn thứ, rào dậu cừ sách(4) nhưng chưa nên công. May sao đất thực có tuần, trời kia khiến thứ có tên Hà Quảng Tiến là người trong làng ra hầu cụ Tín Xương ở làng Phượng Vũ. Thầy tớ thân yêu, nguồn cơn bày tỏ. Cụ đem lòng cứu khổ ra tay tế độ, xuất tiền ra cho mua đã về đổ. Nước trôi đá chẳng chuyển. Sự cán hồi thay cả hóa công (5). Sóng lặng cát lại bồi, cơ vãng phục(6) nổi len châu thổ. Nữa một mai nào bưởi, nào mía, nào vừng nào ngô, nào khoai, nào đỗ ở ngoài bãi, mầu mè tốt tươi. ấy trong làng áo cơm no đủ, muôn nghìn năm về sau dân tôi trông dải sông Hát mà nhớ đến công cụ, cùng với xây cầu làng Vàng, bắc cầu Kẻ Nương, hai dãy nhà trong chợ, một tòa chùa trước làng. Danh dự cụ thực là rực rõ. Cả thập phương công trình kể biết mấy mươi suy bổng. ấy lại gia ân làng Cát Động đền đáp gọi là một chút, tạc bia này để kỷ niệm cụ Tín Xương.

Tạc rằng:

Đội ơn Hàn Tín,
Nước chảy sông xa;
Bỏ nghìn bạc đá,
Vì một bãi nhà.
Đá kia chất xuống,
Cát nọ bồi ra,
Tấc đất thước đất,
Bờ ta cõi ta.
Có khi thành thổ,
Không phải bôn ba;
Công tày non Thái,
Phúc đẳng hà sa(7).
Nguyện lòng sắt đá,
Muôn năm không già.

Dựng bia ngày tốt tháng 3 niên hiệu Bảo Đại 7(1932) Tú tài người trong xã là Hà Sĩ Kính vâng soạn(8).

Chú giải:

(1) Bia này dựng ở Đình thôn Cát Động, xã Kim An, huyện Thanh Trì, Hà Tây. Đầu đề nguyên văn chữ Hán dịch nghĩa là : :Bia kỷ niệm công đức".

(2) Câu này dịch nghĩa từ nguyên văn chữ Hán.

(3) Can tràng: gan ruột, ý nói có lóng lòng can đảm.

(4) Kẻ bằng tre gai.

(5) ý nói sự việc ngăn lấp ấy có thể thay thể sức tự nhiên.

(6) Vãng phục: qua lại.

(7) Hà sa: chữ đầy đủ là " Hằng Hà sa số" tức số cát trên sông găng ga của ấn Độ. Đây ý nói nhiều không kể xiết.

(8) Hai bên lề bia còn khắc đôi câu đối nôm:

Gia ân nghìn bạc sông không lở

Nhớ nghĩa muôn năm đá chẳng mòn.