Về cuốn sách thuốc ở một ngôi chùa tỉnh Hà Tây

Từ xưa đến nay, rất nhiều ngôi chùa ở nông thôn Việt Nam đã trở thành cơ sở chữa bệnh cho dân, đặc biệt là cho người nghèo. Quả là cửa từ đã rộng mở với các Tuệ Tĩnh đường trong chùa. Truyền thống cứu dân độ thế đó đã khiến cho các chùa hiện nay còn lưu giữ được khá nhiều sách Hán Nôm ghi chép các bài thuốc quý. Do có điều kiện đi hành lễ ở các chùa vùng Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng và tận mắt nhìn thấy hàng trăm cuốn sách thuốc viết bằng chữ Hán chữ Nôm ở chùa.

VỀ CUỐN SÁCH THUỐC Ở MỘT NGÔI CHÙA TỈNH HÀ TÂY

THÍCH MINH TÂM

(Hà Nội)

Từ xưa đến nay, rất nhiều ngôi chùa ở nông thôn Việt Nam đã trở thành cơ sở chữa bệnh cho dân, đặc biệt là cho người nghèo. Quả là cửa từ đã rộng mở với các Tuệ Tĩnh đường trong chùa. Truyền thống cứu dân độ thế đó đã khiến cho các chùa hiện nay còn lưu giữ được khá nhiều sách Hán Nôm ghi chép các bài thuốc quý. Do có điều kiện đi hành lễ ở các chùa vùng Nam Định, Hà Nam, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng và tận mắt nhìn thấy hàng trăm cuốn sách thuốc viết bằng chữ Hán chữ Nôm ở chùa. Với nội dung ghi lại nhiều bài thuốc dân gian có giá trị chúng tôi đã sưu tầm và ghi chép lại, trong Hội nghị Thông báo Hán Nôm năm 2003 này, Phú Cỗu huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Sách dày 120 trang, khổ 18x 28cm, ghi chép 36 bài thuốc dân gian chủ trị các bệnh trúng phong, thương hàn, kiết lỵ, đau đầu, đau răng, v.v... Đặc biệt, 36 bài thuốc này đều diễn ra thể lục bát, lời lẽ bình dị dễ hiểu. Sách không ghi tên người biên soạn và năm biên soạn, song căn cứ vào ngôn ngữ và chữ Nôm trong văn bản, có thể đoán định đây là tác phẩm biên soạn vào thế kỷ 19, tác giả có thể là nhà sư? Do khuôn khổ của bài tham luận hội nghị khoa học, chúng tôi xin trích phiên âm giới thiệu hai bài thuốc chữa bệnh Trung phong và Thương hàn để ở đầu sách.

Toàn văn là:

Thư đường nhân thuở nhàn cư,

Soạn làm một quyển phương thư(1) gia truyền.

Phương nào khí gió vén lên,

Thông quan bách giải(2) chí huyền(3) nghiệm thay.

Dầu chứng méo miệng co tay,

Bán thân bất toại, đờm đầy chẳng thông

Ấy thực là chứng trung phong

Xem trong mọi chứng trong lòng chớ khinh.

Trúng biểu, trúng lý, trúng kinh

Trúng phủ, trúng tạng(4) cho tinh chứng loài.

Cùng thì méo miệng co vai

Bán thân bất toại cũng loài trúng phong.

Trúng phủ bì nhiệt mạch hồng(5)

Làm tiểu tục mệnh huyết sung khí hòa(6)

Bì hàn phụ tử tái gia

Bì nhiệt hỏa tà hợp bạch hổ thang(7)

Vô hãn thì gia ma hoàng(8)

Hữu hãn gia quế khương thang chớ nhầm(9)

Trúng tạng khiếu bế mạch trầm(10)

Nhị tiện bí kết chứng âm khí nghèo(11)

Làm bài tam hóa thuận tiêu(12)

Hạ xuống ít nhiều lợi khí viêm an(13).

Trúng kinh thông lợi nhị tiền(14)

Vô biểu lý chứng táo phiền đầu thông(15)

Lưỡng thủ mạch hoạt hèo hồng(16)

Tầm vông, khương chế thang đồng bệnh tan(17)

Trúng khí mạch tế bì hàn(18),

Ô dược thuận khí câu loan lại bình(19)

Viêm hỏa mạch hiệu nhiệt thăng(20)

Dùng bài thông thánh chế hằng trúc khương(21)

Ôn viêm mạch hoạt thông lương(22)

Viêm diên úng thịnh dùng phương hóa đờm(23).

Hoè giốc, nhân sâm, khương tàm

Thiên ma, kinh giới, bán cam, trần bì(24)

Bạch phàn, thần sa vi y(25)

Khương chấp, trúc lịch khắc thì hèo thay(26).

Bên tả dùng tứ vật nay

Nhị trần bên hữu hợp rày tứ quân

Trúc lịch, khương chấp điều quân(27)

Chế vào thang thuốc mười phần lại yên.

Lại luận tứ thời thương hàn

Dức đầu sốt rét ho khan khí tà,

Tỵ tắc(28) nước mũi chảy ra

Làm sâm tô ẩm, tái gia tang bì(29)

Dức đầu sốt rét vô thì,

Bồ hôi chẳng có tứ chi đau dần,

Làm bài hương tô, cát căn

Gia giảm thập thần ma hoàng, quế chi

Quế, ma hay trị tứ thì(30)

Đông tiết chính dụng, thu hè tạm nên

Nhân sâm bại độc bội tiền(31)

Cùng bài khương hoạt xung hòa thang viên(32)

Tạng nhiệt thì gia hoàng liên

Bốn mùa khả dụng sách truyền xưa nay.

Mới phải sốt rét một ngày,

Bồ hôi chẳng có dụng ngay ma hoàng.

Tự hãn(33) phục quế chi thang,

Tùy kinh gia giảm phải đường mới hay.

Sốt rét đến ba bốn ngày,

Bán biểu bán lý(34) phục ngày tiểu sài

Dức đầu đày dạ chẳng vơi

Khát nước tiện xích(35) dùng bài ngũ linh

Mười ngày truyền nhập lý kinh(36)

Trên đầu gián dức nhiệt hàng ở trong.

Nhị tiện bí kết bất thông(37),

Phiền táo hoảng hốt nương long(38) trướng đầy,

Đại sài thừa khí uống nay

Tà khí nhiệt hạ hèo thay những là.

Chú thích:

(1) Phương thư: Sách thuốc, nói về các bài thuốc chữa bệnh.

(2) Thông quan bách giải: Làm cho các cơ quan trong cơ thể thông suốt, không bị trì trệ.

(3) Chí huyền: Rất huyền diệu.

(4) Hai câu này phân ra các loại trúng phong:

Trúng biểu: Trúng gió ở bên ngoài.

Trúng lý: Trúng gió đã phạm vào bên trong.

Trúng kinh: Phong tà đã phạm vào kinh mạch.

Trúng tạng: Phong tà đã phạm vào ngũ tạng.

Trúng phủ: Phong tà đã phạm vào lục phủ.

(5) Bì nhiệt mạch hồng: da nóng mạch lớn.

(6) Huyết sung khí hòa: máu đưa lên làm thông khí.

(7) Bì nhiệt: da nóng. Từ đây trở xuống, các chữ in nghiêng đều là tên vị thuốc đông y.

(8) Vô hãn: không có mồ hôi.

Gia: thêm vào, cho thêm.

(9) Hữu hãn: có mồ hôi.

(10) Khiếu bế mạch trầm: lỗ bị vít kín, mạch chìm lắng.

(11) Nhị tiện bí kết: bí đại tiểu tiện.

Chứng âm khí nghèo: thiếu âm khí.

(12) Thuận tiêu: làm cho tiêu đi.

(13) Viêm an: không bị viêm xưng.

(14) Nhị tiện: tức đại tiểu tiện. Âm tiện ở đây đọc thanh bằng cho hợp vần.

(15) Vô biểu lý chứng: chứng bệnh không có ở bên ngoài, bên trong.

(16) Lưỡng thủ mạch hoạt: mạch ở hai tay lưu thông.

Hèo: có hiệu quả, kết quả.

Hèo hồng: rất có hiệu quả.

(17) Chết thang: sắc thuốc.

(18) Mạch tế bì hàn: mạch nhỏ da lạnh.

(19) Câu loan: uốn cong.

(20) Viêm hỏa: sốt nóng.

Mạch hiệu nhiệt thăng: mạch nổi nhiệt độ tăng.

(21) Thông thánh: rất thông suốt.

(22) Mạch hoạt thân lương: mạch thông, thân thể mát mẻ.

(23) Viêm diên: sốt nóng, chảy nước miếng.

Úng thịnh: chứa chất nhiều.

(24) Các từ gạch chân này đều là tên các vị thuốc đông y.

(25) Vi y: làm áo bọc bên ngoài. Đây là thuật ngữ của đông y.

(26) Khắc thì hèo thay: lập tức thấy có kiến hiệu.

(27) Điều quân: pha chế cho đều.

(28) Tị tắc: ngạt mũi.

(29) Tái gia: lại đưa thêm.

(30) Hay trị: có thể trị được.

(31) Tiền: tức tiền hồ, tên vị thuốc.

(32) Xung hòa thang viên: trộn làm thang thuốc.

(33) Tự hãn: tự đổ mồ hôi.

(34) Bán biểu bán lý: nửa trong nửa ngoài.

(35) Tiện xích: đại tiểu tiện ra máu đỏ.

(36) Truyền nhập lý kinh: chạy vào kinh mạch bên trong.

(37) Nhị tiện bí kết: xem chú thích 11.

(38) Nương long: bụng ngực.

Thông báo Hán Nôm học 2003, tr.468-473