Bước đầu tìm hiểu chữ Nôm trong các bản văn khắc thời Lý Trần

Văn khắc Hán Nôm là loại hình văn bản khắc chữ Hán chữ Nôm, trên một số vật liệu như đá, đồng, gỗ. Do có đặc tính bền vững, ít bị phá hủy bởi tác động của thiên nhiên và thời gian nên văn khắc có thể lưu giữa nhiều tư liệu vô cùng quý giá. Chúng ta có thể khai thác từ đó những giá trị về mặt kinh tế, văn hóa, tôn giáo, chế độ chính trị, pháp luật, ngôn ngữ, văn tự v.v... Đối với thời điểm xuất hiện văn khắc Hán Nôm, cho đến nay mới chỉ biết đến bản văn khắc có niên đại sớm nhất là Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn (năm 618). Sau đó một thời gian dài kể đến hàng vài trăm năm, khi đất nước giành độc lập, văn khắc Hán Nôm mới xuất hiện rất phong phú cả về số lượng lẫn chất lượng.

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU CHỮ NÔM TRONG CÁC BẢN VĂN KHẮC THỜI LÝ - TRẦN

TRẦN THỊ GIÁNG HOA

Bài  này có sử dụng một số hình chữ  Nôm nếu bạn xem bài viết bị lỗi hình, bạn có thể nhấn vào đây để hạ tải bài viết này

I. VĂN KHẮC THỜI LÝ - TRẦN VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Văn khắc Hán Nôm là loại hình văn bản khắc chữ Hán chữ Nôm, trên một số vật liệu như đá, đồng, gỗ. Do có đặc tính bền vững, ít bị phá hủy bởi tác động của thiên nhiên và thời gian nên văn khắc có thể lưu giữa nhiều tư liệu vô cùng quý giá. Chúng ta có thể khai thác từ đó những giá trị về mặt kinh tế, văn hóa, tôn giáo, chế độ chính trị, pháp luật, ngôn ngữ, văn tự v.v... Đối với thời điểm xuất hiện văn khắc Hán Nôm, cho đến nay mới chỉ biết đến bản văn khắc có niên đại sớm nhất là Đại Tùy Cửu Chân quận Bảo An đạo tràng chi bi văn (năm 618). Sau đó một thời gian dài kể đến hàng vài trăm năm, khi đất nước giành độc lập, văn khắc Hán Nôm mới xuất hiện rất phong phú cả về số lượng lẫn chất lượng.

Thời Lý - Trần là giai đoạn rực rỡ trong lịch sử đất nước, nó đánh dấu những mốc son vô cùng quan trọng của một dân tộc anh hùng. Từ đây, người Việt Nam đã xây dựng được khối đại đoàn kết, lòng tự hào dân tộc, dần dần khẳng định vị trí của nhà nước Đại Việt. Để ghi lại các sinh hoạt xã hội thời bấy giờ, cha ông ta đã sử dụng chữ Hán ghi chép trước thuật, đồng thời sáng tạo ra chữ Nôm bổ sung cho những chỗ bất cập của chữ Hán. Đó là việc ghi lại những tên đất, tên người, là việc sáng tác thơ văn bằng tiếng Việt. Cho đến nay, các tư liệu chữ Nôm hiếm hoi này còn lưu giữ chủ yếu trong các văn bản văn khắc thời Lý - Trần.

Đối với văn bản văn khắc giai đoạn này, từ những năm 70 của thế kỷ XX trở về trước chúng ta chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính hệ thống. Cho đến những năm 70 của thế kỷ XX, Viện Văn học có thực hiện công trình Thơ văn Lý - Trần. Trong hoàn cảnh bấy giờ, bộ sách này giới thiệu khá đầy đủ những tác gia văn học thời kỳ Lý - Trần và tác phẩm của họ, trong đó có mảng văn khắc. Năm 2002, Viện Nghiên cứu Hán Nôm hợp tác với Trường Viễn đông Bác cổ (Pháp) và trường Đại học Trung Chính (Đài Loan) xuất bản bộ Văn khắc Hán Nôm Việt Nam gồm 2 tập, giới thiệu tất cả 71 bài văn khắc Hán Nôm, trong đó có 10 bài ghi niên đại từ thời Bắc thuộc đến trước thời Lý.

Từ thực tế và gợi ý của những người đi trước, trong bài viết này chúng tôi mạnh dạn giới thiệu một số mã chữ Nôm được sử dụng trên chất liệu văn khắc, với hy vọng phần nào giúp những người quan tâm đến lĩnh vực này có được một số tư liệu nhất định.

Trong số hai tập của bộ Văn khắc Hán Nôm Việt Nam kể trên, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và thấy có 28 văn bản xuất hiện những mã chữ Nôm. Dưới đây xin sắp xếp những văn bản đó theo trình tự thời gian. Tuy đã cố gắng nhưng một số văn bản khó có thể xác định niên đại, nên chúng tôi tạm thời xếp sau cùng.

Danh sách bia, chuông đã khảo sát chữ Nôm trong văn khắc Lý - Trần:

1. Cổ Việt thôn Diên Phúc tự bi minh: tác giả là Công Diễm, soạn năm Đại Khánh thứ 4 (1113), Kí hiệu thác bản tại Kho sách Viện Nghiên cứu Hán Nôm: 30279 - 30281. Dưới đây chúng tôi để ký hiệu thác bản vào trong ngoặc đơn.

2. Đại Việt quốc Lý gia đệ tứ đế Sùng Thiện Diên Linh tháp bi: tác giả là Nguyễn Công Bật, soạn năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121), (32724 - 32725).

3. Càn Ni sơn Hương Nghiêm tự bi minh: không ghi rõ tên người soạn, nhưng theo học giả Hoàng Xuân Hãn, tác giả có thể là Hải Chiếu đại sư Thích Pháp Bảo, dựng năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ 5 (1125). Bài văn bia này đã được khắc lại vào năm Bảo Thái thứ 7 (1726), (20957).

4. Ngưỡng Sơn Linh Xứng tự bi minh: tác giả là Hải Chiếu đại sư, soạn Thiên Phù Duệ Vũ thứ 7 (1126), (20954- 20955).

5. Cự Việt quốc Thái úy Lý công thạch bi tịnh tự: Không ghi rõ tên người soạn, thông qua nội dung đoán định niên đại ra đời của văn bia khoảng năm 1159. Nay bia và thác bản không còn, bài văn bia này do Hoàng Xuân Hãn chép lại.

6. Phụng Thánh phu nhân Lê thị mộ chí: (không ghi rõ người soạn không ghi rõ niên đại ra đời, nhưng căn cứ vào nội dung, văn bia này ra đời không lâu sau năm Chính Long Bảo ứng thứ 11 (1174). Bia có khả năng được người đời sau khắc lại, (10755, 10761).

7. Báo Ân thiền tự bi kí: tác giả là Ngụy Tự Hiền, soạn năm Trị Bình Long ứng thứ 5 (1210), (4102 - 4103).

8. Chúc Thánh Báo Ân tự bi: tác giả là Đỗ Thế Diên, dựa vào nội dung đoán định niên đại ra đời của văn bia vào khoảng năm 1185 - 1214. Bài văn bia đã được khắc lại, (30285 - 30287).

9. A Nậu tự tam bảo điền bi : Không rõ tác giả, soạn năm Thiệu Long Mậu Ngọ (1258). Có ý kiến cho rằng bia này thuộc thời Lê về sau, (5766).

10. Đa Bối đồng mộc bài : Không rõ tác giả, soạn năm Thiệu Long thứ 12 (1269). Hiện được lưu giữ tại Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

11. Sùng Hưng tự điền bi: Không rõ tác giả, chỉ biết soạn năm Hưng Long thứ 1 (1293). Hiện để tại chùa xã Liêu, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

12. Sùng Quang tự chung: tác giả là Đặng Lân Chủng, soạn năm Đại Khánh thứ 7 (1320). Quả chuông hiện nay chưa tìm thấy nhưng bài minh được chép trong Kim văn loại tụ kí hiệu A.1059.

13. Đại Bi Diên Minh tự bi: tác giả là Sa Môn Sùng Nhân, văn bia ghi lại sự kiện trùng tu chùa năm Khai Thái thứ 4 (1327), (5309 - 5312). Ngoài ra bài văn bia này còn được chép trong sách Kim văn loại tụ kí hiệu: A.1059/2.

14. Sùng Thiên tự bi : không rõ tên tác giả, soạn năm Khai Hựu thứ 3 (1331), hiện để tại chùa Sùng Thiên, thôn Thị Đức, xã Nhật Tân, huyện Tứ Lộc, tỉnh Hải Dương.

15. Hưng Phúc tự ma nhai : Không ghi rõ tác giả, soạn năm Thiệu Phong thứ 17 (1357), (19162).

16. Từ Am bi kí : Không ghi rõ tác giả, soạn năm Đại Trị thứ 1 (1358). Bia đã bị vỡ, ngờ rằng đã được người đời sau khắc lại, (25883).

17. Thắng Nghiệp luật tự thạch trụ : Không rõ tác giả, soạn năm Đại Trị thứ 3 (1360). Bia để ở cánh đồng gần chùa làng Dư Dụ, xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Tấm bia này có thể đã được người đời sau khắc lại.

18. Thanh Mai Viên Thông tháp bi : tác giả là Huyền Quang, soạn năm Đại Trị thứ 5 (1362). Dựng tại chùa Thanh Mai, xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

19. Sùng Khánh tự bi : tác giả là Tạ Thúc Ngao, soạn năm Đại Trị thứ 10 (1367), (30274).

20. Ngô gia thị bi : Không rõ tác giả, không ghi rõ niên đại nhưng dựa vào nội dung đoán định thời gian dựng khoảng từ 1366 - 1395. (39706 - 39709).

21. Sùng Nghiêm tự bi : tác giả là Phạm Sư Mạnh, soạn năm Thiệu Khánh thứ 3 (1372), (20965).

22. Quế Dương thôn Đại Bi tự Phật bàn : Không ghi rõ tác giả, soạn năm Long Khánh thứ 2 (1374). Hiện để tại chùa thôn Quế Dương, xã Cát Quế huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.

23. Ngọc Đình xã bi : Không rõ tác giả, soạn năm Long Khánh thứ 3 (1375), (19581 - 19584).

24. Phúc Minh tự bi : tác giả là Đỗ Nguyên Chương, khắc lần đầu năm (1377). Hiện để tại chùa Phúc Minh thôn Yên Để, xã Hiệp Hòa, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

25. Chân Nguyên tự Phật bàn : Không rõ tác giả, soạn năm Quang Thái thứ 3 (1379). Hiện để tại chùa Chân Nguyên, thôn Viên Ngoại, xã Viên An, huyện ứng Hòa, tỉnh Hà Tây.

26. Bối Khê thôn Đại Bi tự Phật bàn : Không ghi rõ tác giả, soạn năm Xương Phù 6 (1382), (5662 - 25663).

27. Vân Bản tự chung : Không rõ tác giả, chưa xác định chính xác niên đại nhưng dựa vào một số cứ liệu, bài văn chuông này có lẽ được soạn vào cuối triều Trần. Năm 1958, ngư dân vớt được ở bãi biển Đồ Sơn, nay được lưu giữ tại Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam.

28. Thiên Liêu sơn tam bảo địa: Không ghi tên tác giả, chưa xác định chính xác niên đại, nhưng theo nội dung có thể biết đây là văn bia thời Trần. Phát hiện trên núi Thiên Liêu xã Yên Đức, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

II. CHỮ NÔM TRÊN VĂN KHẮC LÝ - TRẦN

Với 28 thác bản văn khắc nói trên, chúng tôi đã khảo sát thấy có những mã chữ Nôm, và chữ Hán ghi tiếng Việt thời kỳ này.

Dưới đây sẽ sắp xếp theo thứ tự a, b, c:

Stt

Tiếng Việt

Ngữ cảnh

Xuất xứ

1

Ao

一 所 基 處, 田 四 高 三 尺, 東 三 高 四 尺, …

Bia 17

2

ẢI 隘

一 所 麻 菟 午 隘 中 廊 處, 土 宅 肆 口 …

Bia 17

3

Ba 波

北 伴 長 波 高 會 伍 尺 …

Bia 20

4

Bà 婆

婆 杜 乙 娘 田 一 所, 東 近 …

Bia 8

5

Bến

一 田 坐 落 處, …

Bia 6

6

Bờ 皮

一 所 皮 處, 田 四 高, 東 五 高, …

Bia 16

7

Bơi

貳 拾 畝

Bia 7

8

Cành

喻 些 同 處, 田 陸 篙, …

Bia 17

9

Cầu 求

上 自 求 坦, 下 至 頭 豪 處, …

Bia 17

10

Cây

一 所 橘 處, 田 肆 篙, 東 近 三 寶,…
… 田 二 畝 共 五 段, 坐 落 處,…

Bia 13, bia 26

11

Chài

如 外 碣 同 捌 畝,… -

Bia 7

12

Chàng 撞

南 伴 闊 四 篙, 近 撞 四,…

Bia 14

13

Chợ 助

一 所 頭 助 處, 田 壹 篙,...

Bia 17

14

Chùa 廚

一 所 札 橋 社 安 朗 村 廚 處

Bia 17

15

Cơ 基

一 所 基 處, 田 四 高 三 尺, 東 三 高 四 尺,…

Bia 17

16

Cửa
舉,

一 所 洪 溪 同 舉 廚 粟 處
施 為 三 寶 留 本 寺 奉 事 香 火 一 所

Bia 17

17

Dậu

貳 拾 畝

Bia 7

18

Đất 坦

上 自 求 坦, 下 至 頭 豪 處, …

Bia 17

19

Đầu 頭

一 坐 落 池 頭 停 處,...

Bia 6

20

Đê 堤

一 所 堤 域 處, 田 貳 篙, 東 近 民 田, 西 近 小 路.

Bia 17

21

Đìa 池

在 淥 池 一 所,

Bia 17,

22

Đình 停

一 坐 落 頭 停 處,…

Bia 6

23

Đổ

一 所 皮 處, 田 四 高,…

Bia 16

24

Đồng 同 , 洞 ,

多 貝 木 牌
施 田 在 枚 舍 洞 一 所
... 及 同 參 拾 畝,…

Bia 8, bia 20, bia 7

25

Đống 棟

喻 些 同 棟 處,…

Bia 17

26

Đường
唐 , 塘

... 塘 山 五 畝,…
范 個 令 妻 范 氏 延 施 唐 豪 洞 個 蓮 田 宅 ...

Bia 7

27

Hai 咍

悟 空 居 士 施 宅 田 咍 面, …

Bia 20

28

Hào 豪

上 自 求 坦 , 下 至 頭 豪 處 .

Bia 17

29

Khe 溪

一 所 溪 同 處 , 秋 田 一 篙

Bia 17

30

Làng 廊

一 所 安 朗 同 頭 廊 處, 田 參 篙, 東 近 民 田,…

Bia 17

31

Ma麻

… 東 近 陶 旺, 西 近 麻, 南 近 阮 淘,…

Bia 18

32

Màn

在 上 洪 府 錦 江 縣 錦 軸, 秋 浪 二 社 底 處 一 區 ...

Bia 2

33

Na 那

一 所 那 處, 田 五 高, 東 〨 高, 西 三 高 …

Bia 16

34

Nành

一 所 皮 處, 田 一 高, 東 [] 高, 西 三 高 五 尺 …

Bia 16

35

Ngăn

一 所 溪 同 處, 秋 田 一 篙,…

Bia 17

36

Ngõ 午

壹 田 坐 落 舉 午 處,…
壹 所 麻 午 隘 中 廊 處, 土 宅 肆 口,…

Bia 6, bia 17

37

Nhà 茹

他 麻 茹 陳 罷 處,…

Bia 16

38

Nhe 梆

…, 同 梆 參 畝,…

Bia 7

39

Ông 翁

翁 何 地 宅 一 所

Bia 27

40

Phướn 幡

其 內 砂 幡 上 夷 參 拾 畝, 幡 下 參 拾 畝 …

Bia 7

41

Rặng
,

喻 些 同 處, 田 六 篙,…
一 所 梅 處,…
… 田 二 畝 共 五 段, 坐 落 處,…

Bia 17, bia 16, bia 26

42

Rộc 淥

… 近 淥, 西 北 近 路
在 淥 池 一 所,…

Bia 21, bia 26

43

Sào 高 , 篙 , 蒿

西 一 畝 篙
南 活 一 高 半, 近 杜 氏 遙;…
一 所 安 朗 處, 田 三 篙 柒 尺 五 寸,…

Bia17, bia 26

44

Sen 蓮

一 所 蓮 處, 田 一 畝, 東 十 高, 西 十 高,…

Bia 16

45

Sông

壹 田 坐 落 處,…

46

Tám 糝

東 伴 [] [] 壹 糝 尺,…

Bia 20

47

Túc 粟

一 所 洪 溪 同 舉 廚 粟 處,…

Bia 17

48

Vực 域

一 所 堤 域 處, 田 貳 篙, 東 近 民 田, 西 近 小 路 …

Bia 17

49

Vôi

一 所 羅 善 同 一 處 ,…

Bia 17

A là một ký hiệu ghi tiền âm tiết

50

A các 阿 閣

一 所 國 威 中 路 大 定 同 阿 閣 處, 田 參 篙,…

Bia 17

51

A giới 阿 界

所 阿 界, 田 三 高, 東 十 高, 西 十 高 … 一

Bia 16

52

A lôi 阿 雷

隨 上 到 阿 雷 潭, 半 潭 與 貝 里 甲,…

Bia 3

53

A vĩ 阿 尾

所 阿 尾 處, 田 一 畝 七 高, 東 二 一 二 高,…

Bia 16

Đ là một ký hiệu ghi tiền âm tiết

Bia 16

54

Đa ma 多 麻

施 田 在 舍 洞 多 麻 伴 ,…

Bia 19

55

Đa mai 多 埋

在 不 鬧 乍 兜 巷 養 婆 杜 氏 省 施 多 埋 洞 田 一 坎 ,…

Bia 12

Dùng mã chữ “cá”, “cự”, “khả” ghi yếu tố tiền âm tiết và thành tố thứ nhất của nhóm phụ âm đầu

Bia 12

56

Cá điểu个 鳥

南 近 楊 任, 北 近 阮 個 鳥, 施 青 梅 山 圓 通 塔 寺.

Bia 17

57

Cá lâm个 林

南 長 伍 高 會 三 尺 近 武 个 林,…

 

58

Cá lâu个 縷

施 个 縷 田 一 分 與 崇 天 寺 為 三 寶 物

Bia 13

59

Cá liên个 蓮

范 個 令 妻 范 氏 延 施 唐 豪 洞 個 蓮 田 宅 坎 為 ...

Bia 13

60

Cá lệnh个 令

范 个 令 妻 范 氏 廷

Bia 13

61

Cá lộc个 鹿

在 丁 舍 獲 系 芬 並 妻 杜 氏 個 鹿 義 佛 有 田 三 高 ,…

Bia 20

62

Cá lôI个 雷

比 丘 一 心 供 養 田 地 一 坎, 東 近 地, 西 近 个 雷

Bia 11

63

Cá lũ个 婁

在 个 婁 洞, 翁 鄧 所, 東 近 火 頭 日 主 …

Bia 20

64

Cá luật个 律

西 近 梁 帥, 北 近 張 个 律 為 界, 施 為 流 通 三 寶, 代 代 子 孫 不 得 爭 認.

Bia 20

65

Cự lãng 巨 浪

… 黎 家 戶 阮 巨 浪, 飯 一 時.

Bia 22

66

Cự lật 巨 栗

一 主 御 前 選 合 路 一 都 令 上 阮 巨 栗 等 伍,…

Bia 22

67

Khả lôi 可 雷

並 山 邊 可 雷 半 分 為 三 寶 物

Bia 12

Dùng mã chữ “ma” ghi yếu tố tiền âm tiết và thành tố thứ nhất của nhóm phụ âm đầu

68

Ma cả 麻 哿

一 所 黎 楊 同 麻 哿 處, 秧 田 一 篙,…

Bia 16

69

Ma hộ 麻 戶

一 所 麻 戶 處, 田 貳 篙 柒 尺 五 寸, 東 近 路, 西 近 民 田 …

Bia 16

70

Ma lãng
麻 朗, 麻 浪

役 火 頭 子 麻 朗 并 妻 宋 …
粵 有 洪 路 麻 浪 橋 綺 蘭 社 中 品 山 崇 員 君, 名 巽 泊,…

Bia 12, bia 14

71

Ma liệu
麻 料

…, 留 稍 麻 料 庄 為 三 寶 物.

Bia 27

72

Ma lôI 麻 雷

… 並 范 氏 麻 雷 及 女 阮 氏 卯 施 陀 琴 田 一 坎.
在 利 仁 路 麻 雷 鄉 支 封 社 塊 坊,…

Bia 13, Bia 24

III. PHÂN LOẠI CHỮ NÔM TRÊN VĂN KHẮC THỜI LÝ - TRẦN

Theo phương pháp phân loại chữ Nôm truyền thống, chúng tôi sắp xếp những chữ Nôm trên vào hai loại cơ bản: Loại chữ đơn (có 1 thành tố), Loại chữ ghép (có 2 thành tố).

1. Loại chữ đơn: loại chữ này là những chữ mượn nguyên chữ Hán, ghi âm tiếng Việt. Trong đó, có thể phân chia thành một số loại nhỏ như sau:

1.1 Loại chữ mượn hình, mượn nghĩa và ghi âm Hán Việt:

Âm Việt

Chữ Nôm

Âm Hán Việt

Nghĩa

ẢI

Ải

Chật hẹp

Bà già

Nền, gốc

Đầu

Đầu

Bậc cao nhất

Đê

Đê

Bờ ngăn nước

Ông

Ông

ông già

1.2 Loại chữ mượn hình, mượn âm, không mượn nghĩa:

Âm Việt

Chữ Nôm

Âm Hán Việt

Biểu nghĩa Việt

Ba

Ba

Số 3

Cỗu

Cầu

Cây cầu

Chàng

Chàng

Chàng

Chợ

Trợ

Chợ búa

Đình

Đình

Nơi thờ thánh thần

Đổ

Đổ

đổ nghiêng

Đồng

Đồng

Cánh đồng

Đống

Đống

Chồng chất

Đường

Đường

Con đường

Hào

Hào

Con nước

Na

Na

Cây na

Túc

Túc

Vực

Vực

Nơi hố sâu

1.3 Loại chữ mượn hình, không mượn nghĩa, đọc chệch âm:

Âm Việt

Chữ Nôm

Âm Hán Việt

Biểu nghĩa Việt

Bờ

bờ sông

Chùa

Trù

Chùa thờ Phật

Cửa

舉,

Cử

Cửa ra vào

Làng

Lang

làng xóm

Ma

Ma

Ma

Ngõ

Ngọ

đường nhỏ trong làng

Nhà

Như

nhà ở

Sào

Cao

đơn vị đo

Trong cuốn Chữ Nôm - nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, GS. Đào Duy Anh ghi nhận trên bia Báo Ân thiền tự bi kí có 26 chữ Nôm, trong đó chữ 尚 “thượng” ông phiên là “thằng”. Song một số học giả cho rằng cách lý giải đó chưa thật hợp lý, bởi vì trường hợp chữ “thượng” ghi một đại từ nhân xưng trong tiếng Việt là “thằng” không thấy xuất hiện trong các văn bản Nôm đời sau, phải chăng từ “thượng” là một chức danh thời xưa.

1.4 Loại chữ mượn hình, mượn nghĩa, ghi âm Tiền Hán Việt:

Âm Việt

Chữ Nôm

Âm Hán Việt

Biểu nghĩa Việt

Đìa

Trì

đầm

Khe

Khê

lạch nước

Phướn

Phan

lá cờ

Sen

Liên

hoa sen

2. Loại chữ ghép: là những chữ do người Việt sáng tạo dựa trên cơ sở chữ Hán, và bộ thủ chữ Hán. Dựa vào quan hệ nội tại giữa các thành tố, loại chữ ghép này có thể phân chia thành một số tiểu loại:

2.1 Ghép một chữ Hán với một bộ thủ: (một bộ phận biểu ý + một bộ phận biểu âm)

Âm Việt

Bộ thủ

Chữ Hán

Chữ Nôm

Ao

Bến

Bơi

Cành

Chài

Dởu

Đồng

Đồng

Đường

Nành

Nhe

Sông

Tám

2.2 Ghép một bộ thủ với một chữ Hán viết bớt nét:

Âm Việt

Bộ thủ

Chữ viết bớt nét

Chữ Nôm

Cây

Ngăn

Rặng

()

Rộc

祿

Ngay trong kho tàng chữ Hán, số lượng chữ được hình thành trên cơ sở kết hợp một yếu tố biểu ý và một yếu tố biểu âm là rất lớn. Kiểu loại này được gọi là chữ hình thanh, một trong sáu phép tạo chữ của người Hán. Phép hình thanh cũng được sử dụng rất nhiều trong cấu tạo chữ Nôm. Ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành, chữ Nôm loại này chưa thực sự phổ biến. Nhưng trong những văn bản Nôm giai đoạn sau loại chữ này xuất hiện ngày càng nhiều, dần dần chiếm tỉ lệ cao nhất trong cả kho tàng chữ Nôm Việt.

2.3 Ghép một chữ Hán với một chữ Hán: đây là loại chữ dùng hai mã chữ biểu đạt một tiếng, mang dấu vết phụ âm đầu trong tiếng Việt cổ. Trong số hai mã chữ đó, mã chữ thứ hai thường được ghi bằng những chữ như 阿 a, 巴 ba, 婆 bà, 个 cá, 車 cư, 巨 cự, 多 đa, 可 khả, 羅 la, 麻 ma v.v…, biểu thị những tổ hợp phụ âm đầu bl, tl, kl, đm, ml, v.v… Nếu như loại chữ đơn, trong điều kiện nhất định, người Hán vẫn có thể đọc và hiểu được, thì với loại chữ ghép này họ không đọc được và không hiểu nghĩa.

2.3.1 “A” là ký hiệu ghi tiền âm tiết: sách Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa, khi miêu tả về chiếc diều gió, tác giả có nói việc Cao Biền cưỡi diều gió đi khắp A An (An Nam). “A” trong trường hợp này là tiền tố, không ảnh hưởng đến âm đọc, dần dần ở những văn bản Nôm sau này không thấy xuất hiện hiện tượng này.

Những trường hợp chữ Nôm có tiền tố “a”, phụ âm đầu là yếu tố xác định âm đọc. Trong số văn bia đã giới thiệu trên, có 4 mã chữ Nôm có mang tiền tố “a”:

阿 閣 A các => gác

阿 界 A giới => dưới

阿 雷 A lôi => lôi

阿 尾 A vĩ => vạy

2.3.2 Đa là ký hiệu ghi tiền âm tiết:

Trường hợp dùng “đa” làm tiền âm tiết trong những chữ Nôm cổ là rất hiếm khi xuất hiện, ít được đề cập đến, ngay trong cuốn Từ điển Việt - Bồ - La, cũng không còn dấu vết của tổ hợp phụ âm này. Về cơ bản, tiền âm tiết “đa” cũng không điều chỉnh âm đọc của cả chữ. Trong sách Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, TS. Hoàng Thị Ngọ có đưa ra 13 dẫn chứng cụ thể, trong đó có:

đa + mai => đmai => vai

Trong văn bia Lý - Trần, ngoài chữ Nôm được ghi bằng hai mã chữ “đa mai”, chúng tôi còn phát hiện thấy chữ ghi bằng hai mã chữ “đa ma”. Theo cách giải thích của TS. Hoàng Thị Ngọ, chúng tôi tạm thời đọc đa ma => đma => va.

2.3.3 Dùng “cá”, “cự”, “khả” ghi yếu tố tiền âm tiết và thành tố thứ nhất của nhóm phụ âm đầu: Những chữ Nôm mang dấu vết tổ hợp phụ âm đầu “kl”, thường được dùng mã chữ “cá”, “cư” “cự”, “cổ” “khả” để ghi. Có thể thấy những ví dụ cụ thể trong cuốn Phật thuyết phụ mẫu đại báo ân trọng kinh (Phật thuyết):

cá + đát => nát

cổ + lộng => sống

cư + long => trông

cự + lã => krã => sữa

khả + nhữ => nhớ

Tuy nhiên, chữ Nôm mang tổ hợp phụ âm đầu “kl” trên văn bia thời kỳ Lý - Trần, chỉ thấy sử dụng mã chữ “cá”, “cự”, “khả” để ghi yếu tố thứ nhất của tổ hợp này:

cá + điểu => cđiểu => điểu (dẻo)

cá + lâm => clâm => trăm

cá + lâu => clâu => trâu

cá + liên => cliên => sên

cá + lệnh => clệnh => chệch

cá + lộc => clộc => luộc

cá + lôi => clôi => trôi

cá + lũ => clũ => rú

cá + luật => cluật => lọt

cự + lãng => clãng => rạng

cự + lật => clật => rất

khả + lôi => klôi => trôi

2.3.4 Dùng mã chữ “ma” để ghi yếu tố tiền âm tiết và thành tố thứ nhất của nhóm phụ âm đầu: Để ghi yếu tố thứ nhất của tổ hợp phụ âm đầu “ml” trong chữ Nôm, từ trước mới chỉ thấy sử dụng mã chữ “ma” để ghi. Ở một số văn bản như Phật thuyết, Thiên nam ngữ lục có những chữ viết tắt mã chữ “ma” để ghép thành chữ trong một khối vuông, nhưng những chữ Nôm thuộc loại này trên văn bia Lý - Trần, không thấy hiện tượng viết tắt:

ma + cả => mcả => cả

ma + hộ => mhộ => họ

ma + lãng => mlãng => rạng

ma + liệu => mliệu => treo

ma + lôi => mlôi => trôi

Trên đây, chúng tôi đã tạm thời phân loại chữ Nôm vào hai loại hình cơ bản là chữ đơn (chữ vay mượn) và chữ ghép (chữ tự tạo). Nhưng thực tế có một số chữ khó có thể xác định chính xác thuộc loại hình nào.

Ví dụ như trường hợp chữ Nôm 咍 hai”, nghĩa là 2 (là số đếm), nhưng trong từ điển chữ Hán cũng thấy xuất hiện chữ này với âm đọc là “hai”, có nghĩa là “chê cười”. Theo TS. Lã Minh Hằng, chữ “hai” này có thể là chữ Hán được dùng để ghi tiếng Việt, cũng có thể là do người Việt tự tạo trên cơ sở bộ “khẩu” kết hợp với chữ “thai”, mà bộ khẩu không mang ý nghĩa chỉ là bộ phận chỉnh âm đọc. Tuy nhiên, đối với chữ Nôm ở trường hợp này đọc là “hai”, là một đơn vị đo lường (xem dẫn chứng cụ thể ở trên).

Trong chữ Nôm Việt, ngoài “口 khẩu” được dùng làm kí hiệu chỉnh âm đọc còn có “巨 cự”, “个 cá nháy”. Như vậy, kí hiệu “巨 cự” trong chữ vôi, cũng có thể được coi là bộ phận chỉnh âm, giúp đọc chữ “bôi”  thành “vôi”. Theo những nhà ngữ âm học, ngoài tác dụng như trên, “巨 cự” còn được dùng để ghi tiền tố “k”. Nếu “cự” là một tiền tố, chúng tôi tạm thời tái lập cự bôiÞ kb=>i => vôi. Điều này rất có thể xảy ra, vì trong những văn bản Nôm giai đoạn sau chữ vôi được ghi bằng chữ “bôi” hoặc bộ thạch + bôi.

Lời kết

Trong quá trình tìm hiểu chữ Nôm trên văn khắc thời Lý - Trần, chúng tôi gặp những khó khăn nhất định, ngoài vốn kiến thức có hạn, về mặt tư liệu cũng còn nhiều bất cập, ví như trong số 28 bài văn khắc khảo sát ở trên có ít nhất 5 bài đã được khắc lại hoặc chép lại. Như đã nói "tam sao thất bản", việc chép lại, khắc lại không thể giữ nguyên vẹn được những cái vốn có, nhưng nó ít nhiều cũng bảo lưu được một số bằng chứng xác đáng, nên có thể được coi là tư liệu quý giá. Nói như vậy để nói rằng, trong bài viết này không phải đã giới thiệu được tất cả và những chữ Nôm giới thiệu ở trên đều sát với thực tế.

Về hình thức, theo như cách phân loại trên đây, phần nào đã thể hiện được diện mạo chữ Nôm ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành, phát triển. Nó gồm cả loại hình chữ đơn, chữ ghép, và trong mỗi loại hình có thể phân thành nhiều tiểu loại. Với những chữ đã khảo sát, có 32 chữ đơn (chữ vay mượn) trong tổng số 72 chữ Nôm, chiếm 44,4%; chữ ghép âm âm chiếm 57,5% trong tổng số chữ sáng tạo.

Trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt, chúng ta còn thấy được dấu vết của tổ hợp phụ âm đầu: kl, bl, tl, ml, km, bv, v.v... Trên văn khắc thời kỳ Lý - Trần, cũng mang những chứng tích chữ Nôm mang dấu vết phụ âm đầu, nhưng chỉ xuất hiện xen kẽ trong văn bản chữ Hán, dùng để ghi tên người hoặc tên đất. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, chúng tôi không có điều kiện để khảo sát trên phạm vi rộng, hoặc còn nhiều thiếu sót nên chưa thể trình bày đầy đủ diện mạo chữ Nôm ở giai đoạn đầu, chỉ giới thiệu một số tư liệu có thể giúp những nhà Ngôn ngữ học làm cơ sở cho việc nghiên cứu.

T.T.G.H

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh: Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, Nxb. KHXH, H. 1975.

2. Nguyễn Tài Cẩn: Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt, Nxb. KHXH, H. 1979.

3. Nguyễn Quang Hồng: Lời tựa sách Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb. KHXH, H. 1993.

4. Hoàng Thị Ngọ: Chữ Nôm và tiếng Việt qua bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, H. 1999.

5. Lê Văn Quán: Nghiên cứu về Chữ Nôm, Nxb. KHXH, H. 1981.

6. Nguyễn Ngọc San: Lý thuyết về chữ Nôm và văn Nôm, Nxb. Đại học Sư phạm, H. 2003.

7. Thơ văn Lý - Trần, 3 tập, Viện Văn học, Nxb. KHXH, H. 1988.

8. Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 1, từ Bắc thuộc đến thời Lý, Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Học viện Viễn đông Bác cổ hợp tác, 1998.

9. Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, tập 2 (gồm 2 quyển), thời Trần, Viện Nghiên cứu Hán Nôm - Đại học Trung Chính Đài Loan hợp tác, 2002.

10. Nguyễn Tá Nhí: Cách ghi tổ hợp phụ âm đầu như thế nào, Bài tham luận Hội nghị chữ Nôm 1988, Kí hiệu Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm Bt. 143.

11. Lã Minh Hằng: Sơ bộ tìm hiểu vai trò của bộ khẩu Hán trong cấu tạo chữ Nôm, Tạp chí Hán Nôm, số 4 - 1994.

12. Trịnh Khắc Mạnh - Trương Đức Quả: Về những thác bản văn khắc chữ Nôm ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Tạp chí Hán Nôm, số 2-1994.

13. Từ nguyên, (hợp đính bản), Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 1998.