HỘI NGHỊ NỮ GIỚI PHẬT GIÁO THẾ GIỚI LẦN THỨ 11 TẠI VIỆT NAM


Tên gọi: Hội Sakyadhita tờn nguồn gốc là “Sakyadhita International Asociaton of Buddhist Women” nghĩa là Hội những người con gái của Đức Thế tôn hay còn gọi là Hội Phụ nữ Phật giáo Thế giới, có người dịch là Hội Ni giới thế giới. Để dễ hiểu và gần gũi, Hội nghị lần thứ 11 do Giáo hội Phật giáo Việt Nam đăng cai tổ chức tại Việt Nam năm 2009, thống nhất tên gọi là “Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới”.

Mục đích: Hội nghị được tổ chức nhằm mục đích rộng lớn là: Để nữ giới Phật giáo được đúng góp sức lực và trí tuệ vào công cuộc xây dựng thế giới hoà bình, hoà hợp và bình đẳng xã hội, cùng hợp tác để phát huy những giá trị tích cực của Phật giáo, ứng dụng giáo lý Phật giáo vào xây dựng một xã hội phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa, phát triển năng lực của nữ giới và những cống hiến của nữ giới Phật giáo cho đoàn kết giữa các truyền thống Phật giáo làm cho Phật giáo ngày càng phát triển trong xã hội hiện đại. Mục đích cụ thể là tạo điều kiện cho mỗi người nữ giới được học tập, nghiên cứu và tu tập có kết quả, tạo thêm nhiều cơ hội giao lưu, thông tin giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân hoặc tổ chức với những tổ chức Phật giáo trên thế giới để cùng hợp tác, tạo lợi ích tương trợ lẫn nhau, đẩy mạnh các hoạt động nhằm cải thiện đời sống của nữ giới và của cộng đồng thế giới. Tập hợp mọi thành phần nữ giới trong Phật giáo, nữ tu và nữ cư sĩ trên toàn thế giới cùng hướng đến việc giúp cho sự phát triển của nữ giới vỡ hạnh phúc và sự an lạc của mỗi người, hợp tác để giúp đỡ mọi người nữ Phật giáo có năng lực như những học giả, bác sĩ, giáo viên, nhà tư vấn, những nhà hoạt động xã hội phát triển khả năng của mình để cống hiến được ngày càng nhiều cho xã hội, xây dựng xã hội hòa hợp để mỗi con người đều được an lạc.

Thời gian và các kỳ Hội nghị: Hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới được tổ chức định kỳ hai năm một lần (trong bối cảnh cho phép có thể tổ chức một năm một lần) tại những quốc gia và vùng lãnh thổ có Phật giáo khi được Phật giáo một nước đăng cai. Từ năm 1987 đến nay đã trải qua mười lần tổ chức Hội nghị.

1. Hội nghị nữ giới Phật giáo giới thế giới được thành lập và tổ chức lần đầu tiên tại Bồ đề Đạo tràng (Bodhimanda), ấn Độ, vào tháng Hai năm 1987. Tại Hội nghị này đó bầu Ni sư Karuna Dharma (người Mỹ) làm Chủ tịch, bà Ranjani de Silva (người Srilanka) là Chủ tịch Điều hành, bà Koko Kawanami (người Nhật) là Phó Chủ tịch, Ni sư Karma Lekshe Tsomo (người Mỹ) là Tổng Thư ký và bà Gabriela Kuestermann (người Đức) là thủ quỹ. Năm 2002 tại Hội nghị lần thứ VII, Ni sư Karma Lekshe Tsomo được bầu làm Chủ tịch Hội cho tới hiện nay.

2. Hội nghị lần thứ II được tổ chức vào tháng 10/1991 tại Bangkok, Thái Lan.

3. Hội nghị lần thứ III được tổ chức vào tháng 10/1993 tại Colombo, Srilanka. Chủ đề Hội nghị là Nữ giới Phật giáo trong xã hội hiện đại.

4. Hội nghị lần thứ IV được tổ chức vào tháng 8/1995 tại Ladakh, ấn Độ. Chủ đề Hội nghị là Nữ giới, từ bi, sự sống của thế kỷ 21.

5. Hội nghị lần thứ V được tổ chức từ ngày 29/12/1997 đến ngày 04/01/1998 tại Phnom Penh, Campuchia.

6. Hội nghị lần thứ VI được tổ chức từ ngày 01-07/02/2000 tại Lumbini, Nepal. Chủ đề Nữ giới, người mang lại hòa bình cho chính mình, cho gia đình, cho xã hội và cho thế giới.

7. Hội nghị lần thứ VII được tổ chức năm 2002, tại Trường Đại học Hoa Phạn, Đài Loan (Trung Quốc). Chủ đề Hội nghị là Nhịp cầu thế giới.

8. Hội nghị lần thứ VIII được tổ chức tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc từ ngày 27/6 đến ngày 2/7/2004. Chủ đề Hội nghị là Kỷ luật và thực hành của nữ giới Phật giáo, quá khứ và hiện tại.

9. Hội nghị lần thứ IX được tổ chức tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia năm 2006. Chủ đề Hội nghị là Nữ giới Phật giáo trong một cộng đồng toàn cầu đa văn hóa.

10. Hội nghị lần thứ X được diễn ra từ ngày 01- 05/7/2008, tại thủ đô Ulan Batar, Mông Cổ. Chủ đề: Phật giáo trong giai đoạn chuyển tiếp, truyền thống, đổi thay và thử thách. Hội nghị đã quy tụ hàng trăm nữ học giả, nhà nghiên cứu từ nhiều quốc gia trên thế giới. Hội nghị đã thảo luận về các vấn đề Nữ giới Phật giáo trong giai đoạn chuyển tiếp, Những thử thách trong các nền văn hóa, Phá bỏ truyền thống - Một điều kiện hợp lý, Đời sống tu viện trong tương lai, Nữ giới Phật giáo và đối thoại liên tôn, Hoằng pháp cho thế hệ trẻ, Phật giáo và sự thay đổi văn hóa - Những vấn đề của nữ Phật tử, Những giá trị Phật giáo - Kinh tế và môi trường, Phật giáo, chính trị và nhân quyền và Các truyền thống thiền học Phật giáo...

Được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đăng cai tổ chức Hội nghị nữ giới thế giới lần thứ XI. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã giao cho Phân ban Đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hội đứng ra triển khai tổ chức.

Thời gian tổ chức Hội nghị lần thứ 11:

Hội nghị lần thứ XI được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 28/12/2009 đến ngày 03/01/2010 địa điểm tổ chức là Trung tâm Văn hóa Phật giáo Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, chùa Phổ Quang, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

Chủ đề và mục đích của Hội nghị 11:

Chủ đề Hội nghị lần này là Nữ giới Phật giáo lỗi lạc nhằm tôn vinh những thành tựu của nữ giới Phật giáo, thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị của nữ giới trên khắp thế giới, qua Hội nghị để nữ giới Phật giáo được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm sống, kinh nghiệm lao động, kinh nghiệm tu tập của những người nữ Phật giáo trên khắp thế giới qua đã giúp nhau cùng vượt qua những thử thách để đạt được an lạc hạnh phúc. Thông qua Hội nghị sẽ làm cho bạn bè đến từ nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ hiểu thêm về sự phát triển của Việt Nam, hiểu biết về Giáo hội Phật giáo Việt Nam và những thành tựu của nữ giới Phật giáo Việt Nam cũng như truyền thống phụ nữ Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc ta.

Số đại biểu tham dự: Hiện nay, Hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới có hàng ngàn thành viên thuộc hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau tham gia và hàng năm đều có thêm hội viên mới được kết nạp, đó góp phần làm không ngừng gia tăng ảnh hưởng và phát huy vai trò nữ giới Phật giáo trên toàn cầu.

Hội nghị lần thứ XI, theo dự kiến khoảng 1.600 vị đại biểu trong nước và quốc tế. Đại biểu tại Việt Nam gồm: Đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện các Đại Sứ quán nuớc ngoài, các đoàn ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam; đại biểu Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Ban Trị sự tỉnh, thành hội Phật giáo, chư Tôn Đức Ni thuộc Phân ban đặc trách Ni giới TW và Ni giới các tỉnh, thành hội, đại diện nữ Phật tử trong nước. Dự kiến có khoảng 300 đại biểu nữ Phật giáo đến từ 47 quốc gia và vùng lãnh thổ, gồm Ni trưởng, Ni sư, Ni cô đại diện Ni giới và các giáo sư, học giả, diễn giả, nhà nghiên cứu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu... đại diện nữ Phật tử.

Chủ đề chính là Nữ giới Phật giáo lỗi lạc, các chủ đề cho hội thảo nhóm gồm:

- Nữ giới Phật giáo Việt Nam

- Nữ giới Phật giáo thế giới

- Nữ Phật giáo và sự lãnh đạo

- Nữ Phật giáo lỗi lạc trong lịch sử Phật giáo

- Nữ Phật giáo lỗi lạc trong Kinh điển và thực tế

- Những nữ văn sĩ, thi sĩ của Phật giáo: thi ca và khẩu truyền

- Cộng đồng Nữ giới Phật giáo

- Sống giản dị, bảo vệ môi trường

- Nữ Phật giáo lỗi lạc của thế kỷ XX

- Nữ giới Phật giáo dấn thân trong xã hội

- Giáo dục Phật giáo qua các nền văn hoá

- Những con đường thực hành Phật pháp

- Những tấm gương điển hình.

Chương trình Hội nghị: Ngoài chương trỡnh Hội nghị diễn ra tại hội trường, các đại biểu được tham quan các danh lam thắng cảnh của thành phố Hồ Chí Minh. Sau Hội nghị Ban tổ chức sắp xếp để các đại biểu tham gia chương trình đến thăm một số cơ quan của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và du lịch tự chọn đến những di tích lịch sử, văn hóa truyền thống, những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam....

Công tác tổ chức: Để chuẩn bị cho việc tổ chức Hội nghị, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã giao cho Văn phũng II và Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp giúp và hỗ trợ cho công tác tổ chức Hội nghị. Phân ban Đặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương đã thành lập Ban Tổ chức Hội nghị do Ni trưởng Thích Nữ Huyền Huệ Trưởng Phân ban đặc trách Ni giới làm Trưởng ban. Ban Tổ chức Hội nghị lập ra nhiều tiểu ban như: Nội dung; nghi lễ; lễ tân; hậu cần với sự tham gia của nhiều vị sư Ni tiêu biểu cho cỏc địa phương, các vùng miền, để đảm nhiệm các công việc theo phân công của Ban Tổ chức với những công việc cụ thể của cỏc tiểu ban. Hội nghị lần thứ 11 tại Việt Nam cũng nhận được sự trợ giúp từ các vị Tôn Đức giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong vai trò Cố vấn và sự giúp đỡ một số cơ quan liên quan về xuất nhập cảnh, đối ngoại, an ninh, an toàn di chuyển, thông tin, tuyên truyền...

Kinh phí: Kinh phí tổ chức Hội nghị do Giáo hội Phật giáo Việt Nam vận động là chính, đại biểu Quốc tế tự túc phương tiện hành trình quốc tế.

Trong khuôn khổ chuẩn bị tổ chức Hội nghị, Ni sư Karma Lekshe Tsomo - Chủ tịch Hội nghị Nữ giới thế giới đã làm việc với Ban Tổ chức phía Việt Nam vào tháng 7/2009 và sẽ còn những cuộc làm việc kế tiếp để thảo luận và thống nhất những nội dung liên quan đến việc tổ chức Hội nghị. Địa điểm và các điều kiện tổ chức Hội nghị cũng đã được kiểm tra nhằm đảm bảo tốt nhất cho Hội nghị sẽ diễn ra vào cuối tháng 12/2009. Thời gian của Hội nghị đã đến gần, mọi công tác chuẩn bị đang được triển khai khẩn trương với sự nỗ lực của các bộ phận trong các tiểu ban, ban tổ chức và các bộ phận có liên quan.

Vai trò của xã hội trong thành công của Hội nghị: Hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới lần thứ 11 tại Việt nam là một sự kiện lớn của Phật giáo Việt nam và Quốc tế, đối tượng của Hội nghị là nữ giới Phật giáo song có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh toàn cầu hóa và dân chủ hóa hiện nay, khi nam nữ bình quyền thì tiếng nói của phụ nữ không kém quan trọng so với tiếng nói của nam giới. Hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới là dịp để tập hợp những đại biểu tiêu biểu của nữ Phật giáo thế giới và đó cũng là đại biểu của những Quốc gia, vựng lónh thổ có Phật giáo. Công tác tổ chức, kết quả của Hội nghị không chỉ phản ánh vai trò của nữ giới Phật giáo thế giới mà còn phản ánh tình cảm và trách nhiệm của nước chủ nhà, phản ánh khả năng tổ chức với đặc trưng văn hóa, khả năng kinh tế, chính sách xã hội, tôn giáo của nước chủ nhà. Qua Hội nghị này chúng ta quảng bá hình ảnh Việt Nam, quảng bá các thành tựu và sự phát triển nhiều mặt của Việt Nam với bạn bè quốc tế. Đây là dịp để khẳng định và tỏ rõ vai trò của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và vai trò của Ni giới Việt Nam trong việc đóng góp cho sự phát triển của xã hội theo mục tiêu Đạo pháp - Dân tộc và Chủ nghĩa xã hội.

Để góp phần cho Hội nghị nữ giới Phật giáo thế giới thành công, từ Trung ương tới địa phương, từ chức sắc, tới tín đồ Phật giáo và nhân dân những người có tình cảm, quan tâm tới Phật giáo và dân tộc đều có thể đóng góp bằng sự cổ vũ, bằng vật chất và tinh thần, chào đón Hội nghị bằng ý thức xây dựng nếp sống văn hóa lành mạnh, xây dựng trách nhiệm của lối sống đạo đức trong sáng đề cao giá trị tốt đẹp của Phật giáo.

Đối với các địa phương có đại biểu tham gia Hội nghị, địa phương tạo điều kiện cho đại biểu Ni giới ưu tú của địa phương đi dự Hội nghị, tạo điều kiện để các cơ sở Phật giáo trên địa bàn tổ chức các hoạt động để tìm hiểu, hưởng ứng, ủng hộ, cổ súy Hội nghị. Những địa phương trong chương trình thăm quan du lịch của đại biểu như Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Khánh Hòa, Thừa Thiờn Huế, Đà Nẵng, Hà Nội, Quảng Ninh,.. tạo điều kiện cho các đại biểu được tìm hiểu về cỏc thành tựu kinh tế xã hội, phong tục tập quán, văn hóa,… ở địa phương để có thêm tình cảm tốt về đất nước Việt nam tươi đẹp, con người Việt Nam thân thiện ./.

 

Bùi Hữu Dược 

Vụ trưởng Vụ Phật giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ