THIỆN HÒA NI VIỆN _ MỘT NGÀY MAI

Ngày mai đó, Tòng Lâm bừng nắng mới:
Ni viện _ Trường chim ca hót xôn xao
Đời sẽ vui, ni chúng mỉm cười chào
Sức sống mới, học và tu tiến tới.
Một vài cảm xúc khi tôi hạ bút viết những dòng này để nói về cái đổi mới cho Ni Viện ngày mai. Cái mới vui, tiến tới mà tôi muốn phát họa lên đây là từ những ý nghĩ suy tư và phương pháp hoạt động mà tân Ban Giám Hiệu đã vạch ra cho ngày sắp tới. Tôi đã nghe và mạo muội trình bày vài suy nghĩ nhỏ.  Có  thể nói gần 20 năm rồi Ni Viện Thiện Hòa đã được khai sinh, hình thành và phát triển song song với trường Phật học. Mấy khóa đầu với bao khó khăn đã được khắc phục, vượt qua và cho ra trường cả ngàn Ni sinh rồi đấy.
Không dài lắm so với cái vô tận của thời gian nhưng cũng đủ nói lên cả chuổi dài phấn đấu để chuyển mình và tồn tại. Thời gian qua, Ni viện hoạt động như tăng trường. Vẫn là thời khóa học và nội qui do ban Giám Hiệu đề ra. Ni viện đã đón nhận một cách chân tình để ươm mầm đạo đức và phát huy đời sống tinh cần, giới hạnh chi Ni sinh. Tất cả chung một đường lối. Tuy nhiên, bên cạnh những cái chung đó, Ni viện vẫn khéo léo vận dụng những phương cách qui luật tu học riêng cho phù hợp với đức tính tâm tình của Ni giới, để không đánh mất mình và làm mai một danh tiếng của Bản Trường. Mỗi khóa mỗi đông, mỗI ngày mỗi tăng trưởng. Điều này nếu đánh giá một cách khách quan thì là bước thành công của Bản Trường, đáng được tuyên dương vậy. Nhưng đó là Ni viện của những ngày, những khóa, những năm tháng đã qua. Bây giờ, chúng tôi muốn nói: “Một ngày mai của Ni viện”. Ngày mai là một ngày chưa tới nhưng rồi sẽ tới những điều đổi mới. Chắc chắn sẽ có nhiều khởi sắc. Trước hết hãy nói về một:

I. NGÀY MAI GẦN:
Ngày mai gần chắc hẳn bắt đầu từ khóa VI. Khóa đã làm cho Ban Giám Hiệu, Ban Quản Viện đã có nhiều suy tư, trăn trở. Suy tư bắt nguồn cho đổi mới. Nói như vậy, không phải là đổi mới hoàn toàn. Có những cái mớI được tiếp thu nhưng cũng có nhiều cái cũ cần duy trì và bảo vệ. Nếu không, thì ta là kẻ vong ân, quên cội, quên nguồn. Quên cội nguồn là đã tự tiêu diệt mình vậy. Ở đây, chúng tôi chỉ mạo muội nói một vài khía cạnh trong phạm vi Ni viện mà thôi. Trước hết là đổi mới:

1). Ban Điều Hành:
Lâu nay Ban Điều Hành vẫn hoạt động tốt. Ni chúng đều ngoan và tiến bộ. Tuy nhiên, với số lượng chúng đông mà Ban Điều hành ít, thì không quản lý hoạt động một cách toàn diện được. Hơn nữa, Ban Điều hành đã cơ cấu vào nhiều thành viên trẻ, có khả năng đầy nhiệt huyết và trách nhiệm. Vì vậy, Ban Điều hànhcủa Ni viện cũng được bổ sung. Đứng đầu vẫn là Ni Sư Quản Viện. Người đã dày công vớI viện, có ơn lớn vớI chúng có nhiều tâm huyết trong việc canh tân giáo dục và nuôi chúng. Với khả năng kinh nghiệm dày dạn như Ni Sư, tin tưởng là người lãnh đạo tốt nhất cho Ni Viện. Kế đến là một ban điều hành khoảng 10 vị gồm: Giám học,Giám thị, Giám sự vv…Thật ra thì khi mới thành lập, Viện đã có một hệ thống điều hành và Ban chức sự. Hôm nay, bổ sung nhân sự, đã nói lên sự thay đổi về

a). Hình thức: Vẫn duy trì nhân sự cũ, thâm vào nhân sự mới và giao trách nhiệm cho từng vai trò, từng khả năng. Nói mới – cũ chứ vẫn là những người đã từng sống, học và trưởng thành từ nơi Viện. Từng sống ở Viện,mới hiểu rõ một cách chân tình và thiết tha với Viện. Từng học trong chúng mới thông cảm, hiểu biết tâm lý và thật lòng yêu thương chúng. Có trưởng thành từ nơi đây mới thấy từng lời hơi thở của mình cùng nhịp đập với trái tim của Viện, từng giọt máu của mình hòa chung cùng huyết quản của Trường. Ai yêu thương cha mẹ, bằng chính những đứa con cha mẹ sinh ra. Ai hết lòng vì tỷ muội chỉ có tỷ muội mới trọn niềm tận tuỵ. Người đời thường nói “máu chảy ruột mềm” ở góc độ nào đó để nhìn vào hiện thực, điều này có lẽ phù hợp nhất. Còn về mặt:
b). NộI dung:  Muốn nâng cao đời sống tu học của Ni chúng trước hết Ban Điều Hành phải là người tương đối mô phạm, có đạo đức và hạnh kiểm. Đồng thời phải hy sinh và nhiệt tình. Quan trọng là giữa những thành viên phải kính trọng, yêu thương và tinh tưởng lẫn nhau thật sự. Có như vậy mới thống nhật tư tưởng và hàn động. Thống nhất ở đây là phải đặc nặng TÍNH CỘNG ĐỒNG, gác lại mọi tư tưởng cá nhân không đồng bộ. Không thể “Trống đánh xuôi, kèn thổI ngược”. Mỗi người mỗi việc, nhưng vấn đề quan trọng cần phải họp bàn, để đưa ra quyết định đúng đắn. Mỗi người trong chức năng và bổn phận, phải dốc toàn tâm lực. Không phải nhận cho có tiếng rồi đun đẩy, không tròn trách nhiệm.
Điều hành chúng, yêu thương đại chúng, không phân chia nặng nhẹ. Tuy nhiên cũng cần phát huy những cá nhân tốt, có tài để chăm sóc đào tạo thành người hữu dụng cho tương lai. Hiện nay, ngành giáo dục xã hội, có chế độ nuôi dưỡng hiền tài, trường chúng ta cũng cần thiết kế. Mặc khác thành viên Ban Điều hành có những lúc phải ngồi lại để lắng nghe những tâm sự, suy tư, thắc mắc của từng cá nhân Ni chúng. Nghe để cảm thông hiểu biết, chia sẽ và giúp đỡ. Người nghe vừa là thầy mà cũng vừa là bạn. Thành thật với nhau trong niềm tương thân tương trợ, như thế thì kết quả sẽ khả quan, uy tín sẽ tăng dần từ hai phía còn về:

2). Sự đổI mới của Ni sinh.
Trước hết, Ni sinh phải tự khẳng định khả năng, vai trò giá trị của mình. Khả năng chính là trình độ vốn có. Vai trò là một học Ni đang thiết tha cần cầu tu học. Giá trị là một phẩm chất đạo đức của một Tu sĩ. Trình độ không tương đương với bạn bè, thì không theo kịp chúng bạn, không nắm bắt được bài vở, lời thầy giảng dạy. Không thiết tha cần cầu tu học, thì luống uổng công thầy, dật dờ qua cửa lớp, mà chẳng kết quả chi. Thiếu đạo đức của một tu sĩ Phật giáo, của Viện. Vì thế, phải có sự xác định rõ ràng. Có như vậy mới an tâm, tin tưởng và quyết chí trên con đường đã chọn. Bởi từ ngàn xưa “Vĩ nhân là người phấn đấu leo dốc cuộc đời mà không bao giờ bỏ cuộc”. Những ngườI không xác định được khả năng, vai trò, bổn phận và giá trị của chính mình, thì e rằng mục đích cuối cùng khó tới. Ngược lại, còn trở thành kẻ gây rối trong đời sống vốn thanh tịnh của đại chúng. Điều này khi tuyển Ban Điều hành cần xét duyệt để tránh những điều đáng tiếc về sau.
Về mặt hình thức:
Ban Điều hành đã nhất quán cho Tăng Ni sinh đồng phục. Có nghĩa là cách ăn mặc phải thống nhất về màu sắc và chất vải, kiểu dáng. Ni sinh vẫn là màu lam, màu khói hương, hiền hòa trang nhã. Vẫn là áo nhật bình và vạt khách như truyền thống bấy lâu. Từ đôi dép, cái ly, bình bát… đều do nhà trường cung cấp theo mẫu mã qui định. Riêng màu cỏ úa dành cho pháp y chung cả Tăng Ni sinh và Ban Giám Hiệu, Ban Điều hành, thật là mới lạ.Có thể lúc đầu nhiều ý kiến chưa tán đồng, nhưng chấp nhận: Ngỡ ngàng, ngượng ngùng, khó chịu. Nhưng hy vọng thời gian ngắn thôi, bỗng dưng ta thấy đáng yêu, thân thiết và trở thành truyền thống đẹp.
Thử tưởng tượng cả trường ai ai cũng màu sắc và phong thái đặc trưng như vậy, là một ấn tượng khó quên. Điều này cũng giúp cho Ni sinh giảm đi ước muốn “làm đẹp” ở bên ngoài. Nét đẹp cao thượng nhất vẫn là tâm hồn, và cái giản dị, đơn sơ mộc mạc kia chính là điều cần thiết cho nếp sống đạo. Hơn nữa, sự khác biệt về sắc phục cũng giúp cho Ban Điều hành dễ dàng trong việc quản lý Tăng Ni sinh của trường. Giả sử có một cá nhân dị biệt náo đó chen lẫn vào cộng đồng đại chúng, hay một phần tử cộng đồng bên trong ra bên ngoài, là chúng ta có thể thấy biết được. Từ đó, mỗi Ni sinh phải tự điều chỉnh lại hành tác của mình, cho cái đẹp được thăng hoa.
Về nộI dung.
Thứ nhất hãy đi vào.
ĐờI sống tu học
Tu và học là điều cốt lõi, cũng là đôi cánh chấp cho ước mơ của Ni sinh trở thành hiện thực và làm cho trí tuệ, đạo đức được kiêm toàn.
Tu là thực hành những thời khóa công phu, trình độ, lễ sám, kinh hành…
Là tùy chúng trong những giờ chấp lao phục dịch, giúp đỡ huynh đệ vv… Không chống trái, bỏ bê, biếng lười, giải đãi… Chính sự tùy hành công khóa, là điều kiện giúp Ni sinh có những phút quay về để gạn đục, khơi trong và bồi công lập đức.
Ngoài những môn học do Trường quy định, Ni Viện cần có thêm những giờ sinh hoạt, học tập như: Thuyết minh, bích báo, nghệ thuật (Cắm hoa, học thư pháp, sáng tác văn thơ…). Và mỗi năm ít nhất cho ra đời hai tập nội san, góp phần làm giàu cho Thư viện, đồng thờI đánh giá thành quả của Ni sinh. Song song với đời sống tu học, Ni sinh cần thể hiện cao tinh thần:
Bổn phận và đạo đức.
Chấp hành thời khóa tu học mà Trường - Viện đã đề ra, đó là bổn phận. Bên cạnh phải biết  bảo vệ tài sản và thanh danh của nhà Trường. Người xưa bảo: “ăn cây nào, rào cây đó”. Hãy đem những khả năng có ích, những điều tốt của mình để cống hiến cho đại chúng và góp phần tô bồi cho cái đẹp của Viện, cái hay của Trường mỗi ngày được nhân lên. Ở phương diện này, thì việc ý thức và làm tròn bổn phận có thể nói đó là thước đo đạo đức của mỗI người. Từ những dữ liệu trên cho phép chúng ta cái nhìn về một:

II. NGÀY MAI XA:
Việc dạy - học – tu, nếu nhất quán cả hai phía: Viện và Ni chúng, Giáo thọ và học trò, điều hành và công việc, thì:

1. Ni chúng:  Ở mặc học, tương đối khả quan, về trình độ Phật pháp cũng như thế học. Là người có đạo đức, hạnh kiểm. Trình độ và đạo đức của mỗi Ni sinh rất thiết thực cho hiện tại và tương lai. Hiện tại làm trang nghiêm cho chính mình và góp phần tăng thêm giá trị cho đại chúng. Hương thơm về đạo đức và trí tuệ của mỗI một thờI ở Viện, được ươm mầm, ấp ủ, truyền trao, sẽ mở đường cho tương lai rực rỡ đang chờ đón bước chân em. Tương lai là những gì mà: “Đạo pháp cần chúng ta đến, chúng sanh cần chúng ta đi, không ngại gian lao, không nề khó nhọc”.
Còn về phí:

2.Ni Viện: Viện tức là Trường, Viện - Trường là một thực thể thống nhất không thể tách rời nhau và hổ tương cho nhau để tồn tại. Cha mẹ, Thầy tổ nào cũng muốn cho con em mình, cũng hy vọng đệ tử mình hay, tốt. Đời sống nội Viện là môi trường đào tạo phẩm chất tu học tốt cho con em. Điều này sẽ làm hài lòng các bậc cha mẹ. Giá trị của trường một phần được thiết lập trên mặt đạo đức, trí tuệ của Ni sinh. Uy tín của Viện là ở khả năng, phẩm chất của người đào tạo, để trả về cho Bổn sư những đứa học trò nguyên vẹn, có hạnh kiểm, có trình độ tương đối và hiếu kính nữa. Đó là niềm tin, cần thiết cho Viện, cho Trường tồn tại và phát triển. Với:

MỘT VÀI THIỂN NGHĨ:
Ngôi nhà sẳ có. Chìa khóa cha mẹ đã truyền trao. Rộng hay hẹp, mời các bạn hãy tin cửa bước vào mí thẩm định được dung lượng của không gian ngôi nhà. Ngọn đèn lớn hay nhỏ, hử thắp lên mới thấy được ánh huy hoàng, lung linh kỳ diệu của nó. Ni Viện ở ngày đã qua, là sự phấn đấu phát triển, tồn tại như một điểm son đáng quý, làm nền tảng vững chắc cho tương lai. Hay là những người thợ xây ĐẠO ĐỨC, cần hay Ý CHÍ tô đẹp tâm hồn, cho thêm phần rạng rỡ

NI VIỆN - MỘT NGÀY MAI.

Trường Phật Học Đại Tòng Lâm, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Thích nữ Hạnh Nghiêm