Đôi Nét Về Khoa Triết Học Phật Giáo của HVPGVN.

Triết học, một môn khoa học được hình thành từ rất sớm và là mẹ đẻ của các môn khoa học khác hiện nay như: y học, tâm lý học, xã hội học, kinh tế học, chính trị học…... mà chiếc nôi của triết học phải nói đến Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ và Trung Quốc. Triết học được hiểu theo nghĩa là sự thông thái, sự hiểu biết về nhân sinh và vũ trụ.

Ở Trung Quốc được gọi là Triết nghĩa là Trí Tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người và thế giới. Còn ở Ấn Độ thì gọi (triết học) là Dar’sana nghĩa là chiêm ngưỡng, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến với lẽ phải. Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy lạp, theo tiếng Latinh từ triết học là Philosophia nghĩa là yêu thích sự thông thái, nó vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khác vọng tìm kiếm chân lý của con người.

Với những ưu tư, trăn trở của con người thắc mắc về cuộc sống nhân sinh, về sự vận hành của vũ trụ mà mỗi cá nhân, mỗi trường phái đều đưa ra cho mình một triết thuyết khác nhau để giải thích những nghi vấn mà xã hội đặt ra và chính họ cũng thắc mắc về điều đó. Từ đó triết học được hình thành và phát triển. Một trong những triết gia lỗi lạc thời bấy giờ như Thales, Pythagore, Héraclite, Socrate, Khổng Tử, Lão – Trang, Samkhya, Yoga, Jaina…, Sakyamuni (tức Đức Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn) được xem là một triết gia vĩ đại nhất, vô tiền khoán hậu; người khai sáng ra con đường giải thoát giác ngộ, với một nền triết học toàn diện, bao trùm cả nhân sinh và vũ trụ, có khả năng đưa con người đạt đến Chân – Thiện – Mỹ một cách tuyệt đối.

Ngày nay, Bộ môn triết học là một môn không thể thiếu trong các trường Đại học, Học viện, Cao đẳng….trên toàn cầu, vì đây là nhu cầu cần thiết cho học sinh, sinh viên tiếp cận với nền tư tưởng triết học hay tri thức của nhân loại. Qua đó giúp cho sinh viên có một tầm nhìn chân thật về nhân sinh và vũ trụ một cách toàn diện nhất, đó cũng là vốn liếng tri thức quan trọng để cho họ trở thành một con người hữu ích cho xã hội.

Thể theo quy chế đào tạo của hệ thống Đại học trên thế giới, Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh đã mở ra chương trình đào tạo mới với hệ thống tín chỉ được áp dụng vào năm 2005. Để đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu một cách chuyên sâu về Phật học nội điển cũng như ngoại điển của Tăng Ni sinh viên, Học Viện đã chia ra nhiều phân khoa khác nhau như: Khoa Triết Học Phật Giáo, Khoa Pàli, Khoa Phật Giáo Việt Nam, Khoa Phật Giáo Trung Quốc, Khoa Phật Giáo Thế Giới, Khoa Phạn Tạng, Khoa Anh Văn Phật Pháp, Khoa Hoa Văn Phật Pháp và Khoa Đào Tạo Phật Học Từ Xa....để việc đào tạo sinh viên được hiệu quả và chất lượng hơn.

Khoa Triết Học Phật Giáo được xem là một khoa tương đối khó cho Tăng Ni sinh viên. Đối với sinh viên viên của các trường đại học bên ngoài khi nghe đến môn Triết thì ai cũng lắc đầu và ngán ngẫm. Họ cho rằng môn học này không có lợi ích sau khi ra trường, vì nó chỉ mang tính chất tư duy trừu tượng, khó hiểu. Vì vậy, trong khi học không ai mấy thích thú vì không thấy được tính ưu việt và lợi ích của bộ môn Triết học này. Nhưng đối với sinh viên của Học Viện Phật Giáo thì lại khác, chẳng những thích mà còn hăng say tìm tòi nghiên cứu nó, vì đây là vốn liếng, là tư lương cho người học Phật, và là con đường tu tập chuyển hóa tâm thức, chứng nghiệm tâm linh siêu việt nhất mà không có một triết gia nào hay trường phái tôn giáo nào có được. Phải nói, Tăng Ni sinh viên Khoa Triết Học Phật Giáo là những người diễm phúc, thừa hưởng trọn vẹn một nền triết học được coi là độc nhất vô nhị của nhân loại mà Đức Thế Tôn và chư vị Thánh Tăng đã trao truyền lại.

Kể từ năm 2005, khi trường chính thức đào tạo bằng hệ thống tín chỉ và phân ra nhiều phân khoa như vậy, trong đó khoa Triết Học Phật Giáo do Đại đức Thích Nhật Từ làm trưởng khoa, luôn là khoa thu hút Tăng Ni sinh viên rất nhiều. Hiện nay, Khoa triết khóa VII với số lượng gần 300 sinh viên, một số lượng khá đông. Khoa đã mở ra những chương trình học tương đối hấp dẫn, chuyên sâu về hệ tư tưởng triết học Phật giáo với các môn học như: Nghiên Cứu Tư Tưởng Triết Học trong Trường Bộ kinh, Đạo Đức Học Phật Giáo, Tư Tưởng Triết Học trong Câu Xá Luận, Thắng Pháp Tập Yếu Luận, Nhân Minh Luận, Nhận Thức Luận Phật Giáo, Triết Học Chính Trị Xã Hội, Thành Thật Luận, Đại Thừa Khởi Tín Luận, Dị Bộ Tôn Luận, Thành Duy Thức Luận, Trung Quán Luận, Phật Giáo Nguyên Thuỷ và Đại Thừa, Triết Học Về Tôn Giáo, Nghiên Cứu Kinh Pháp Hoa – Lăng Già – Kim Cang, Cổ ngữ Hán Tạng…, với cách học hoàn toàn mới, ngoài hai kỳ thi, sinh viên còn phải làm tiểu luận và thuyết trình cho mỗi môn học. Bên cạnh đó, Khoa còn đẩy mạnh về ngoại ngữ, bắt buộc sinh viên phải chọn cho mình một ngoại ngữ chính Anh văn hoặc Hoa văn để làm hành trang cho sau này tiếp tục trên con đường học tập, nghiên cứu hay hoằng pháp lợi sanh.

 

Dưới đây là một số hình ảnh học tập và sinh hoạt của tăng ni sinh viên khoa Triết Học Phật Giáo khoá VII

 

alt

ĐĐ.TS. Thích Nhật Từ - Trưởng khoa Triết Học.

 

 

 

alt

ĐĐ.TS. Thích Nhật Từ trong buổi sinh hoạt và trao đổi cùng lớp.

 

 

TT. TS. Thích Bửu Chánh trong giờ giảng dạy môn Vi Diệu Pháp (Abhidhamma).

 

alt

TT. TS. Thích Tâm Minh trong giờ giảng dạy môn Kinh Trường Bộ.

 

 

TT.TS. Thích Minh Thanh chủ nhiệm môn Cổ Ngữ Phật Giáo.

 

alt

ĐĐ.TS. Thích Giác Hoàng trong giờ giảng dạy môn Đạo Đức Học Phật Giáo.

 

 

ĐĐ.TS Thích Giác Hoàng đang hướng dẫn Tăng Ni sinh viên thuyết trình.

 

alt

ĐĐ.TS. Thích Giác Hiệp trong giờ giảng dạy môn Câu Xá Luận.

 

 

Một số hình ảnh thuyết trình các môn học của sinh viên Khoa Triết.

 

 

 

alt

 

 

 

alt

 

 

Biên tập: Thích Huệ Chơn