Thiền sư Thích Nhất Hạnh: "Chính phủ Việt Nam đã đánh đuổi các môn sinh của tôi"

  • Bài của Andrew Buncombe, phóng viên AFP từ Á Châu

Sau hai tuần bị Chính quyền đập tan bằng bạo lực của côn đồ. Tăng thân Bát Nhã - Lâm Đồng vẫn không ngừng thu hút chú ý của giới truyền thông quốc tế. Chỉ cần gõ: Zen master: Vietnam paid mobs to evict followers, Google sẽ cho bạn 3580 kết quả, nếu gõ tiếp: Zen master accuses Vietnam of evicting his follower, Google sẽ cho 2780 kết quả, và nếu gõ: Vietnamese evicted my flock, says Zen master bạn sẽ có 1590 kết quả. Trong đó, tất cả các tờ báo lớn về uy tín lẫn số lượng phát hành của cả Năm châu đều đồng loạt đăng tải một trong ba tựa lớn như thế.

Để bảo đảm tinh thần khách quan, một cách tình cờ, chúng tôi xin tạm dịch bài của Andrew Buncombe, phóng viên AFPThe Independent, - The Independent một trong những nhựt báo hàng đầu của Anh quốc - để gửi tới bạn đọc quốc nội như một thông tin đa chiều so với những gì mà bà con ta đã được nghe, nhìn, và đọc được trên các báo đài của Nhà nước về tình hình Tăng thân Bát Nhã trong cuộc họp báo quốc tế tại Hà Nội hôm đầu tuần. khu vực Á châu đăng trên tờ

 

Thứ ba, 12 tháng 01, 2010

Ứng viên giải Nobel sống lưu vong, thiền sư Nhất Hạnh lên tiếng: “chính phủ Việt Nam đã trục xuất các môn sinh của tôi”.

Vị thiền sư nổi danh trong việc truyền bá đạo Phật tại phương Tây, cũng là người đã được mục sư Martin Luther King tin tưởng, đã kết tội chính phủ Cộng Sản VN dùng các nhóm người bạo động để tấn công môn sinh của ông, ép buộc các tăng ni phải rời tu viện của họ.

Thich Nhất Hạnh, vị sư đã sống lưu vong tại Pháp từ 4 thập niên qua, vẫn luôn luôn tranh đấu cho xứ ông có thêm tự do tôn giáo, nói rằng các đệ tử của ông tại Việt Nam thường xuyên bị áp bức. Thiền sư Nhất Hạnh đã viết trong lá thư gửi cho môn sinh: “Đất nước chúng ta chưa thực sự có tự do tôn giáo, và nhà nước đang quản lý chặt chẽ guồng máy giáo hội, và giáo hội bất lực không che chở được ngay chính con em của mình. Đó là một sự thực ai cũng đã trông thấy…”

Ông Thầy đã lên tiếng sau khi hàng trăm tăng ni môn sinh của ông đã bị nhóm côn đồ trong có cả công an, tấn công và đe dọa. Sau lần tấn công thứ nhất hồi cuối tháng 9 năm 2009, họ tới trú ẩn trong một tự viện khác (Phước Huệ), và lại bị tấn công tiếp vào tháng 12 vừa qua. Chính quyền luôn luôn muốn siết chặt gọng kiềm tôn giáo, đã chối không nhận mình tham gia vào cuộc tấn công đó, và cho biết đấy chỉ là sự tranh chấp nội bộ giữa các nhóm Phật từ mà thôi! Nhưng các người ủng hộ Thiền sư Nhất Hạnh cho biết, họ đã bị tấn công sau khi thầy họ công bố lời khuyên chính phủ nên nới rộng về tự do tôn giáo.

Sau 40 năm sống lưu vong, Thích Nhất Hạnh đã trở về thăm Việt Nam nam 2005, nhiều người tin rằng đó là một bước tiến của chính phủ, bớt kiểm soát tôn giáo, chỉ buộc tất cả các giáo phái phải đăng ký mà thôi. Hai năm sau, Thiền sư lại trở về và kêu gọi sự hòa giải, bao dung nhiều hơn, khi thiền sư gặp chủ tịch Nguyễn Minh Triết.

Trong lá thư mới nhất gửi cho đệ tử mà hãng AP được đọc, thiền sư 83 tuổi đã viết : “tiền đâu để họ thuê côn đồ? Đó có phải là tiền thuế mà dân nạp cho họ để họ có lương bổng để sống và để làm những việc thất đức như vậy?”

Thích Nhất Hạnh, vị tăng sĩ được đề nghị Giải Nobel Hoà Bình từ năm 1967 khi ông lên tiếng chống chiến tranh Việt Nam, đã khen ngợi các đệ tử: “thầy rất hài lòng với cách thức hành xử từ hòa bất bạo động của các con, từ Bát Nhã tới Phước Huệ...”,  đã biết noi gương thánh Mahatma Gandhi, ngay cả khi các sư huynh của tăng đoàn “đã bị lôi kéo, bóp cổ, liệng lên xe như những thùng rác, mặt bầm tím, cổ và vai chảy máu…”

 

Hôm qua, các viên chức chính phủ từ lâu vẫn ép buộc các nhóm tôn giáo gia nhập vào tổ chức quốc doanh và coi nhiều nhóm như hoạt động “ngoài vòng pháp luật”, đã không công nhận những cáo buộc của vị Thầy có ảnh hưởng lớn. Nguyễn Ngọc Đông, phó chủ tịch tỉnh Lâm Đồng nói: “Đây chỉ là sự tranh chấp nội bộ giữa hai nhóm Phật tử! Chúng tôi đã hết sức bảo vệ an ninh và trật tự xã hội. Mọi sự có thể đã êm thắm nếu như không có sự tranh cãi giữa các đệ tử theo pháp môn Làng Mai và các tăng ni thường trú tại Bát Nhã”.

Tháng trước, trong bản tường trình, Cơ quan bảo vệ Nhân Quyền đã xác định có những bạo hành tấn công nhóm môn sinh của thiền sư Nhất Hạnh, và trong đám người bạo động có cả sự tham gia của công an chìm cũng như giới chức chính phủ. Bà Elaine Person, phó chủ tịch cơ quan Bảo vệ Nhân Quyền vùng Á châu đã lên tiếng: “Những nhà tài trợ quốc tế cho Việt Nam nên đòi hỏi chính quyền xứ này phải ngưng tức khắc việc tấn công tăng ni tại Lâm Đồng, cho phép họ thực hành tín ngưỡng và ngăn cản những bạo hành tương lai”.


Vietnamese evicted my flock, says Zen master

http://www.independent.co.uk/news/world/asia/vietnamese-evicted-my-flock-says-zen-master-1864835.html

Exiled nominee for Nobel Peace Prize accuses Communists of paying mobs to brutalise Buddhist followers

  • By Andrew Buncombe, Asia Correspondent
    Tuesday, 12 January 2010

A zen master famed for spreading Buddhism in the West, and who was once a confidant of the US civil rights leader Martin Luther King, has accused Vietnam's Communist government of dispatching violent mobs to attack his followers and force them from their monasteries.

Thich Nhat Hanh, who fled into exile in France four decades ago and who has long battled for greater religious rights in his motherland, said his followers in Vietnam were being regularly abused. "Our country does not yet have true religious freedom and the government tightly controls the Buddhist church machinery," Mr Nhat Hanh wrote in a letter to supporters. "The Buddhist church is helpless, unable to protect its own children. This is a truth clearly seen by everyone."

The Buddhist leader spoke out after hundreds of his followers were forced to flee when gangs, including members of the police, assaulted terrified nuns and monks. Following the first attack in September, they took shelter in another monastery, only to be targeted again last month.

The government, which has always sought to maintain a firm grip on religion, denies any involvement in the attacks and dismisses them as a dispute between separate Buddhist groups. But supporters of Mr Nhat Hanh say they have been targeted ever since he made a highly publicised appeal to the government to broaden religious freedom.

After spending 40 years in exile in France, he returned to Vietnam in 2005 for a visit which many believed was a step forward in relaxing controls of religious groups, all of which must be registered with the government. Two years later, the Buddhist leader visited again and appealed for greater tolerance when he met the Vietnamese leader, President Nguyen Minh Triet.

In a letter to followers, obtained by the Associated Press, the 83-year-old master, who teaches at his Plum Village monastery in the Dordogne, asked: "Where did the money come from to pay these mobs? Was it tax money?"

Mr Nhat Hanh, who was nominated for the Nobel Peace Prize in 1967 for his outspoken opposition to the Vietnam war, praised his followers for staying calm and likened their behaviour to the example set by the Indian independence leader Mahatma Gandhi. He said they had done so despite some senior monks being "dragged, throttled, choked and thrown into cars as if they were trash cans".

Yesterday Vietnamese officials, who have long pressured Buddhists to join an "official" church and have outlawed "dissident" sects, denied the claims made by the influential religious leader.

"This is a dispute between two Buddhist factions," said Nguyen Ngoc Dong, vice-chairman of the Lam Dong provincial government. "We have tried our best to ensure safety and social order for the people involved. Everything would have gone smoothly if not for the dispute between followers of the Plum Village practice, and the monks and nuns residing permanently at Bat Nha monastery."

Last month, a report by Human Rights Watch confirmed the attacks on the Buddhist leader's supporters and claimed undercover police and Communist party officials were involved. "Vietnam's international donors should insist the government halt the attacks on the monks and nuns in Lam Dong, allow them to practise their religion, and prevent any further violent expulsions," said Elaine Pearson, the deputy Asia director of Human Rights Watch.