LÀM THẾ NÀO ĐỂ LOẠI TRỪ NHỮNG NGHIỆP XẤU ĐÃ TẠO?

Không có bất cứ ai muốn chịu bất hạnh, nên mọi người chúng ta đều muốn thoát khỏi tiềm lực của nghiệp xấu..

Có vài phương pháp khả hữu và đương nhiên, bạn cần phải cố gắng và thực hành tất cả những phương pháp nầy càng nhiều càng tốt.

-          Để ngăn ngưà những tư tưởng bất thiện có thể đưa đến những hành động xấu trong tương lai, bạn cần phải quan sát và kiểm soát những tư tưởng và hành vi của mình và loại bỏ những hành động tiêu cực.

-          Tương tự như vậy, bạn có thể theo dõi hay thiền quán tâm của mình và làm nẩy nở những tư tưởng tích cực để hướng đến những hành động tót đẹp.

-          Bạn cũng có thể tránh những hạt giống nghiệp bất thiện chín mùi bằng cách thanh tịnh hoá nó, theo bốn năng lực sau đây. Mặc dù những năng lực nầy không loại bỏ hết những tác động gây nghiệp xấu, nhưng bạn có thể tránh được những hậu quả xảy ra.

-          Cuối cùng, khi bạn thâm nhập vào Tánh không và thoát ra khỏi những vọng tưởng, thì những nghiệp lực không còn chi phối bạn nữa.

 

BỐN NĂNG LỰC ĐỂ THANH TỊNH

Những phương pháp thanh tịnh hoá được tìm thấy trong Phật giáo không giống như những pháp thực hành được áp dụng trong các tôn giáo khác. Nhân tố tinh thần tối cần mà bạn phải làm là chân thật hay thành khẩn với chính mình. Khi bạn muốn thanh tịnh những nghiệp xấu quá khứ, cần phải thực hành với chánh nghiệp.

Sau đây là tóm tắt thứ tự Bốn Năng Lực Thanh Tịnh Hoá:

1- Năng Lực về Đối Tượng: Bạn phải thực hành bằng sự suy tư đến những hữu tình đang chịu đau khổ. Theo truyền thống, bạn nên tưởng nhớ đến mọi loài chúng sinh và Ba Ngôi Báu ( Phật-Pháp-Tăng), bằng cách rải lòng từ đến tất cả mọi loài và quy y Tam Bảo.

2- Năng Lực của Sám Hối: Không có nghĩa là mang mặc cảm tội lổi hay tự trách- được xem như hành hạ tinh thần một cách vô ích. Điều muốn nói ở đây là bạn phải quán chiếu lại mình, theodỏi từng hành động một và ý thức rằng những hành động tiêu cực trong quá khứ đã làm thực là thiếu trí tuệ.

3- Năng Lực của Nguyện: Qua những hậu quả hợp lý đã nêu trên, bạn nên phát nguyện rằng sẽ không lập lại những hành động bất thiện nầy. Thât là lợi ích khi bạn nguyện tránh những thái độ bất thiện trong thời gian đặc biệt hoặc ít nhất phải nguyện bằng cách sẽ cố gắng không tái phạm. Nếu bạn không chân thành trong trường hợp nầy thì sự thực hành vô giá trị hay ngay cả, làm tổn thương cho chính bạn.

4- Năng Lực của Thực Hành: Trên căn bản, bất cứ những hành vi thiện nào với những chuyển động tốt có thể được dùng để thực hành. Theo truyền thống Phật giáo, một hành giả có thể thực hành bằng cách đảnh lễ ( liệng cái tôi xuống nền nhà, có nghiã là diệt lòng kiêu căng ), thực hiện bố thí (làm mất tác dụng của tánh tham lam), đọc kinh sách Phật giáo (để khai mở trí tuệ và diệt trừ những tư tưởng bất thiện), trì tụng những chân ngôn v.v…

Cũng cần giải thích thêm rằng bạn nên làm trong sạch đồng ruộng bằng cách thanh tịnh hoá như lấy đi những gạch sỏi và cỏ dại, và trồng lại với những hạt giống bởi sự nghiên cứu và thiền quán, tưới tẩm bởi nước và làm cho màu mở hơn với những hành động thiện, và tự nhiên cánh cánh đồng tâm tăng trưởng.

 

Mind Of Buddha

Buddhism .kalachakranet.org

Cư sĩ Liên Hoa dịch