Làm xanh cõi Tịnh độ và vấn đề sinh thái học Phật giáo ở Lãnh thổ Đài Loan

Bài viết này trình bày chi tiết ý tưởng thực thi về môi trường sinh thái trong phong trào bảo vệ sinh thái hiện nay tại Lãnh thổ Ðài Loan. Tổ Chức Từ Tế Phật Giáo (Tzu Chi) dưới chuyên mục Ðạo Phật Nhập Thế, một đường lối tôn giáo mới phát sinh được Phật giáo Ðài Loan chính thức công nhận. Tổ chức Từ Tế hình thành vào năm 1966, lúc bấy giờ Ni sư Chứng Nghiêm cùng một vài chư Ni và cư sĩ nữ gieo mầm từ bi của đạo Phật đến người dân vùng Hoa Liên xa xôi hẻo lánh nằm về phía đông Lãnh thổ Ðài Loan. Từ những nguyên nhân thật bình thường, Hội Từ Tế dần dần chuyển mình lớn mạnh không ngờ và mạng lưới hợp tác làm việc rộng rãi hơn, vượt khỏi phạm vi Lãnh thổ Ðài Loan, thực hiện các công việc phụng sự lợi ích cho xã hội và truyền bá Phật pháp đến khắp các quốc gia trên thế giới.

Từ khi Ni sư Chứng Nghiêm lần đầu tiên vào năm 1990 khuyến khích các đệ tử của mình tập thói quen nhặt các loại đồ có thể tái thiết được, các thành viên Từ Tế rất lưu tâm, hưởng ứng lời kêu gọi của Ni sư, và cho đến ngày nay các công việc mang tính chất bảo vệ môi trường của hội đã trở thành những hoạt động then chốt không thể thiếu được trong phong trào. Các chi nhánh và văn phòng đại diện của tổ chức Từ Tế trong và ngoài Lãnh thổ Ðài Loan đã cho đặt các sọt rác tại các nơi tiện lợi, cần thiết khắp các vùng. Những người ủng hộ Từ Tế đặc biệt sử dụng các bộ đựng thức ăn, các đồ dùng bằng nhựa và đũa kim loại có thể gấp gọn lại như là cách kêu gọi mọi người cùng sử dụng thay cho cách dùng dĩa giấy, đũa tre phổ biến trước đây. Ban đầu, công việc của Hội Từ Tế chỉ đặt trọng tâm cung cấp cho những người nghèo khó, vô gia cư, thiếu thốn, nhưng một cách tự nhiên hội trở nên lớn mạnh dần với tầm vóc phục vụ cho Lãnh thổ Đài Loan. Thoạt đầu, hội chỉ xây dựng những ngôi nhà nhỏ nhắn, khiêm tốn và rồi phát triển đến xây dựng những công trình có kiến trúc quy mô lớn như trường học, bệnh viện, đó là chưa nói đến những công trình gần đây của Hội Từ Tế. Ðiều này được xem như là cuộc chuyển biến lớn hướng đến tầm vóc quốc tế, bỏ qua những lối mòn cũ . Ðiểm đặc biệt trong các công trình xây dựng của tổ chức Từ Tế đó là cách kết hợp hài hoà trong việc bảo vệ môi sinh và kiến trúc xây dựng. Lối kiến trúc tiêu biểu này có thể nhận thấy qua những toà nhà tại trung tâm của tổ chức Từ Tế tại Hoa Liên và nhiều nơi khác, Từ Tế kết hợp uyển chuyển giữa quan điểm Phật giáo và sinh thái học trong đời sống thực tiễn.

Ni sư Chứng Nghiêm là một trong số những người ủng hộ Ðạo Phật Nhập Thế đã nêu rõ triết học Phật giáo hậu thuẫn công tác bảo vệ môi sinh của Phật giáo Ðài Loan và áp dụng đường lối này trong các nguyên tắc tiêu chuẩn bảo vệ sinh thái, quan điểm thần học một cách sáng tạo. Ðây cũng là một phương thức mới còn được gọi là triết lý sinh thái Phật giáo. Bất cứ nơi nào Ni sư Chứng Nghiêm cũng ứng dụng giáo lý, tín ngưỡng và quan điểm sinh thái Phật giáo thật sống động, hết sức phù hợp như bức bích hoạ xinh xắn giá trị trong Tĩnh Tâm Ðường ở Hoa Liên. Với chiều cao 26 m và cách sắp xếp khéo léo của 34 000 000 mảnh khảm vuông vắn, bức bích hoạ này nổi bật như một biểu tượng của nghệ thuật Từ Tế. Ðể hiểu ý nghĩa bức hoạ với những mảnh khảm này, trước tiên chúng ta cần biết bối cảnh của nó trong mớ phức hệ kiến trúc, trong đó bức bích hoạ gây sự chú ý nhất.

Tĩnh Tâm Ðường được sử dụng trong nhiều chức năng như là nơi triển lãm nghệ thuật, nơi tổ chức các lễ hội văn hoá truyền thống, nơi làm việc của ban quản trị, tổ chức hội thảo, thuyết pháp, viện bảo tàng lịch sử, nơi tổ chức lễ hội tôn giáo, khoảng không gian tâm linh thiêng liêng, v.v….Mặt khác, toà kiến trúc này còn là một sự cách tân về kiến trúc làm cho vai trò đạo Phật phù hợp với xã hội hiện đại hơn, đặc biệt có nhiều mô thức nhập thế trên phạm vi rộng lớn mà tổ chức Từ Tế đã thực thi. Trung tâm toà nhà là giảng đường trải rộng từ tầng hai đến tầng chín. Ánh sáng thiên nhiên từ bên trên chiếu xuống, sợi nắng tung tăng đùa trên sàn, tường. Phía trước trung tâm là bức bích hoạ đặt trên một bệ dài khổng lồ. Bức bích hoạ này chính là biểu tượng của Hội Từ Tế. Bên cạnh bức bích hoạ có câu viết bằng tiếng Anh “The Illustration of the Buddha Healing the World” (Minh Hoạ Hình Ảnh Ðức Phật Chuyển Hoá Thế Giới). Hoạ sĩ Trung Quốc nổi tiếng – Ông Tang Hui đã từng du học bên Nhật đã thực hiện công trình nghệ thuật này. Thể theo yêu cầu của Ni sư Chứng Nghiêm, bức tranh mô phỏng lại sự kiện hoá thân của chư Phật khắp mười phương hội về nghe Ðức Phật thuyết Kinh Pháp Hoa. Trong tranh Ðức Phật một tay ôm chiếc bát xanh và tay kia duỗi xuống xoa nhẹ địa cầu như Ngài ðang làm mới thế giới và chư Phật mười phương phóng hào quang khi toả khắp khi hợp thành một.

Ðức Phật được minh hoạ trong tranh với dáng vóc của một vị tăng trẻ đắp chiếc y dài phủ kín vai trái, song điểm thiếu xót là chiếc y không phải màu vàng như những bức tượng Ðức Phật truyền thống ở Ấn Ðộ. Trong suốt thời gian thực hiện bức hoạ này, Ni sư Chứng Nghiêm nói rõ lòng mong mỏi của mình rằng bức hoạ sẽ là cột mốc trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa. Phóng tác lại hình ảnh Ðức Phật thuở còn tại thế, trong bức hoạ Ðức Phật trong dáng một vị tăng giản dị nhưng tiềm ẩn đạo lực siêu thế. Chân trần bước trong mây trên bệ hoa sen đá, những cánh hoa sắc hồng rơi quanh Ngài, dưới toà sen là những chiếc lá bồ đề lơ lửng trên khoảng không. Nhiều tinh cầu đong đưa bên dưới Ðức Phật, voi, nai, ngựa, cá voi, đàn chim bay tất cả đều tựu về lắng nghe Ðức Phật thuyết pháp. Toàn cảnh chỉ bao phủ hai màu xanh và trắng làm cho không gian như mênh mông hơn. Ngoài ra hoạ sĩ còn trang hoàng tạo hình ảnh vũ trụ thật sinh động. Cây cối, đá sỏi được sắp xếp ngay bên dưới bức bích hoạ, bên cạnh mô hình gỗ thu nhỏ Tĩnh Tâm Ðường. Nóc toà nhà được kiến trúc bằng giàn khung đặc biệt xoay tròn làm cho ánh sáng bầu trời có thể chiếu vào bên trong. Vào đêm những vệt trắng sữa lung linh, những vì sao lấp lánh và tinh cầu như đang chuyển động trên cao của toà nhà. Theo giám đốc công trình kiến trúc trung tâm Từ Tế, mô hình vũ trụ trên đỉnh toà nhà thiết kế như dãi ngân hà trong khi bức hoạ mô tả thế giới của chúng ta và mô hình Tĩnh Tâm Ðường thu nhỏ, còn ni viện của Ni sư Chứng Nghiêm và chđ đệ tử đang sinh hoạt nằm trong địa phận của Từ Tế tại Hoa Liên, Ðài Loan. Bố cục không gian ba chiều gợi nên phương thức chuyển hoá hoạt động của thế giới, bắt đầu từ các thành viên của Hội Từ Tế, những hạt giống chuyển hoá tinh thần từ mảnh đất Hoa Liên rải đều ra trên khắp Lãnh thổ Ðài Loan và rồi trên khắp hành tinh, đặc biệt trải rộng ra khắp vũ trụ. Phương thức thực thi này được ghi trong kinh sách nhà Phật ‘Khi tâm chúng ta thanh tịnh, thế giới cũng thanh tịnh’, cho nên việc chuyển hoá tâm trở nên thanh tịnh chính là tạo ra con đường đưa đến cõi Tịnh Ðộ tại đây và bây giờ - Ðiều này được nhấn mạnh trong chủ nghĩa nhân văn của Ðạo Phật. Xa hơn nữa, lối bố trí không gian như vậy thể hiện mối liên hệ hỗ tương nhân quả giữa thế giới vĩ mô và thế giới vi mô, đó là nguyên lý luôn được đề cập trong văn hoá Trung Hoa và Ni sư Chứng Nghiêm cố gắng đưa ra mối quan hệ hỗ tương giữa thế giới vĩ mô, thế giới vi mô theo quan điểm sinh thái học Phật giáo. Trung Hoa trước đây đã bàn về những suy đồi đạo đức cá nhân do từ sự băng hoại quá nhanh trong trật tự chính trị xã hội mà nó là nguyên nhân làm cho hệ thống sinh thái hoàn toàn mất thăng bằng, gây ra thảm hoạ thiên nhiên đáng lo ngại. Trong y học Trung Hoa, thân thể con người là một hệ thống đa phức gồm cả thế giới vĩ mô và vi mô. Một thân thể bệnh hoạn yếu đuối cho thấy một cơ quan nào đó trong cơ thể không bình thường tạo ra sự cộng hưởng của toàn cơ thể. Quan điểm tương quan giữa thế giới vĩ mô và vi mô được thể hiện trong giảng đường không gian ba chiều mặc dù nó chỉ là tái tạo song hình dáng này ít nhiều trực tiếp hay gián tiếp nói lên điều đó. Từ lúc hệ thống này được thiết kế trong giảng đường, bức hoạ liên tục xuất hiện trên các đầu sách, CD nhạc, website và các sản phẩm tranh sơn dầu của Hội Từ Tế. Ngoài ra các chi nhánh của Hội Từ Tế ở khắp nơi cũng đều trýng bày biểu tượng này. Bức bích hoạ nổi tiếng được đan xen với quan điểm của Hội Từ Tế, thần học, sinh thái học, và chủ nghĩa tích cực vì hoà bình gói gọn trong bức tranh Ðức Phật đầy lòng từ bi và hào quang của Ngài thanh tịnh hoá thế giới.

Trong bức bích hoạ, do hiệu ứng dạ quang nên hòn đảo Ðài Loan đặc biệt nổi bật trên quả địa cầu trong suốt. Hiệu ứng lung linh ấy nói lên rằng Ðài Loan đang được quan tâm như là chiếc nôi của niềm hy vọng trong việc chuyển hoá tâm linh, xã hội và môi trường sinh thái của toàn thế giới. Cũng có nơi xem thường và cho rằng Lãnh thổ Ðài Loan chỉ là đứa con không chính thức của Trung Hoa nên trong thân phận vừa bị ghét vừa được thương trên chính trường quốc tế. Mặc dù Từ Tế tự thân là một tổ chức tôn giáo chính trị của Lãnh thổ Ðài Loan, song vẫn có sự cộng hưởng chính trị với thế giới, hiện nay theo dự kiến và định vị trên bản đồ của thế giới, Lãnh thổ Ðài Loan ngang qua hoạt động của các thành viên Hội Từ Tế đã trở thành nơi phát sanh sự chuyển hoá toàn cầu và một tương lai đầy hứa hẹn của thế giới. Theo phương thức này, Lãnh thổ Ðài Loan nổi bật như một diễn viên chuyên nghiệp có sở trường riêng trên sân khấu quốc tế, nó có thể ảnh hưởng lâu dài cho việc tái phân phối kinh tế, thay đổi xã hội, chuyển hoá tinh thần và ngay cả làm cho môi trường sinh thái lấy lại trạng thái cân bằng. Sự chuyển hoá thế giới dần dần từ ý thức nhân loại cho đến toàn vũ trụ bắt đầu ở đông Lãnh thổ Ðài Loan, tại Hoa Liên, mái ấm của Từ Tế.

Ý tưởng thực tập giáo pháp kết hợp với việc bảo vệ sinh thái của Ni sư Chứng Nghiêm cũng chính là sự hằng mong thực hiện được ý chỉ của Ðạo Phật Nhập Thế. Thực tập bảo vệ môi sinh được xem như là một trong những công hạnh của Bồ-tát ở cõi giới này mang trách nhiệm thiết tạo cõi Tịnh Ðộ ngay tại quả đất. Khởi thuỷ từ Trung Hoa Dân Quốc, Ðạo Phật Nhập Thế kế thừa Cố Ðại sư Thái Hư (1890 – 1947) và hậu bối của Ngài, Cố Hoà thượng Ấn Thuận (1906 – 2005) đã khởi xướng và giúp quần chúng làm quen với Ðạo Phật Trung Hoa mới không phải là quan niệm “bệnh hoạn” Ðạo Phật có mặt chỉ trong lễ ma chay của người chết. Ngược lại Ðạo Phật mang lợi ích thiết thực ngay trong đời sống hiện tại của chúng ta. Hạnh nguyện vị tha của Bồ-tát đã chứng minh cho thấy Phật giáo dấn thân vào xã hội, nhằm mục đích kiến tạo thế giới cực lạc ở đây và bây giờ trên trái đất này.

Vào những năm của thập niên 1990, khi Ni sư Chứng Nghiêm kêu gọi các thành viên Hội Từ Tế có ý thức với môi trường sinh thái bằng cách xem việc bảo vệ môi trường là một pháp thực tập, Ðạo Phật Nhập Thế thật sự được xã hội Ðài Loan quý trọng. Hiện nay Ðạo Phật Nhập Thế phụng sự nhân sinh trong việc dịch thuật và truyền bá Phật giáo trong kỷ nguyên mới. Chính vì nguyên nhân này, nhiều phong trào ở Lãnh thổ Ðài Loan giống như Hội Từ Tế đây thật thành công do sự biết trân trọng và thực hiện những ý tưởng cùa Ðạo Phật Nhập Thế để làm thích nghi các thay đổi kinh tế chính trị xã hội trong bối cảnh xã hội Ðài Loan phồn vinh thịnh vượng. Nếu nói Ðạo Phật Nhập Thế được khởi xướng và kế tục trong sự truyền bá của Ðại Sư Thái Hư và Ðại Sư Ấn Thuận chỉ phát triển rộng rãi ở Ðài Loan vào cuối thế kỷ 20 một điều sai lầm bởi vì vào đầu thế kỷ 20, cả hai Ngài đều rất quan tâm đến môi trường sinh thái trong điều kiện kinh tế chính trị xã hội ở Trung Hoa lúc bấy giờ. Vào cuối thế kỷ 20, đứng trước Lãnh thổ Ðài Loan - một xã hội có nền khoa học kỹ thuật hiện đại phát triển mạnh và nền kinh tế phồn thịnh, Ni sư Chứng Nghiêm cảm thấy có phận sự phải nhắc nhở đến các vấn đề thiết yếu trong xã hội đương thời như vấn đề bảo vệ môi sinh này. Người cho rằng các phương thức cách tân về khoa học kỹ thuật và kiến trúc của Từ Tế đều được phát xuất từ tiềm lực con người và kinh tế.

Tổ chức Từ Tế chắc chắn không chỉ là một phong trào Phật giáo dấn thân tại Lãnh thổ Ðài Loan để cổ vũ và thực hiện bảo vệ môi trường sinh thái. Song chúng tôi cũng không phải là thổi phồng khi nói đến sự thành công lớn lao trong việc tổ chức kinh doanh vì bảo vệ môi trường ở Ðài Loan, điều này được chứng minh trên thực tế từ phạm vi, cấu trúc đến duy trì và phát triển các dự án tái chế sản phẩm. Ngoài việc quyết định của tiềm lực con người và kinh tế, sự thành công này còn do ý tưởng của Ni sư Chứng Nghiêm về kết hợp triết học sinh thái Phật giáo mà nó có nguồn cội từ ý tưởng của Ðạo Phật Nhập Thế với vũ trụ học của người Trung Hoa, bảo vệ môi trường sinh thái và các tư tưởng liên quan đến quan điểm chính trị tại Lãnh thổ Ðài Loan. Thật vậy, vấn đề nan giải trong thông điệp bảo vệ môi sinh của Ni sư Chứng Nghiêm đi bên cạnh quan điểm của Từ Tế và nó đã được minh định rõ ngang qua bức bích hoạ trung tâm tại Tĩnh Tâm Ðường. Bức bích hoạ đã thuyết minh hùng hồn lập luận tôn giáo và quan điểm cũng như hoạt động của Từ Tế đã được thực hiện. Lập luận ấy đều xứng hợp cả trong lãnh vực xã hội và tôn giáo. Mặc dù nghệ thuật này không lột tả hết quan ðiểm bảo vệ sinh thái của Từ Tế, nó vẫn giữ vai trò mô tả sinh động sự tái sinh từ bên trong mà các thành viên của Từ Tế đang thực tập ðể cố gắng của họ ảnh hưởng miên viễn từ Hoa Liên lan dần đến cả hòn đảo Ðài Loan và rồi cuối cùng phủ trùm đến toàn hành tinh. Việc chuyển hoá tâm linh sẽ dựa trên phương thức căn bản này để biến trái đất thành cõi Tịnh Ðộ, cả địa cầu không còn ô nhiễm, sẽ được xanh mãi như vẫn được nhắc trong Cảnh Giới Hoa Sen (Lotus World) - Phẩm thứ sáu của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa:

Trái đất bằng phẳng, không có cao thấp hầm hố gò nổng, đất bằng lưu ly, cây báu thẳng hàng, vàng ròng làm dây để giăng bên đường, rải các hoa báu, khắp nơi sạch sẽ và những ai thấy được đều sanh tâm hỷ lạc.

Shi Zhiru

Người dịch: TN. Liên Hòa

(Trích tham luận Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. HCM, Việt Nam)