Tôn tạo hay làm hỏng giá trị di tích?



Một trong những hạng mục gây phản ứng nhiều nhất là việc xây mới cổng chùa Trấn Quốc và cổng đình Kim Liên. Theo các nhà chuyên môn, chẳng biết chúng ở đâu ra, khi không hề giống với nguyên gốc, trong khi, theo Điều 34 Luật Di sản, thì "Việc bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích phải bảo đảm giữ gìn tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích".

Để có được những thông tin khách quan trước sự việc trọng đại bên thềm Đại lễ 1000  năm Thăng Long - Hà Nội, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đại diện Cục Di sản, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) và một số nhà sử học và KTS am hiểu về truyền thống và lịch sử Thăng Long - Hà Nội:

Ông Trần Đình Thành - Phó phòng Quản lý di tích, Cục Di sản văn hóa: “Đã là chùa, phải có tam quan”

Trao đổi với ông Trần Đình Thành (TĐT) - Phó phòng Quản lý di tích, Cục Di sản văn hóa:

PV: Thưa ông, ông có thể lý giải vấn đề mà dư luận đang quan tâm về cổng chùa Trấn Quốc đang xây dựng không căn cứ theo cổng cũ?

Cổng đình Kim Liên đang được xây dựng

Ông TĐT: Nhà chùa và địa phương đều đã đi tìm tư liệu về cổng chùa gốc, nhưng không thấy, ngoài 2 ảnh về cổng chùa được chụp năm 1958. Còn cổng chùa đã tồn tại như mọi người đã biết, chỉ là cổng phụ, được nhà sư ở chùa cho biết mới xây dựng năm 1983. Điều này cũng có thể nhận biết qua vật liệu khi hạ giải. Vì cổng cũ không có yếu tố gốc và cũng không có tài liệu gốc, các nhà khoa học tư vấn đã đồng ý xây theo cổng tam quan để tôn lại giá trị truyền thống của chùa Trấn Quốc, bởi theo truyền thống, cổng chùa phải là tam quan.

PV: Nhưng dựa vào đâu để khẳng định cổng hiện tại là cổng phụ?

Ông TĐT: Vì đó không phải là tam quan. Chùa truyền thống bao giờ cũng có cổng phụ phục vụ việc đi lại của nhà chùa, khách thập phương, vì cổng chính luôn đóng, chỉ các ngày lễ lớn mới mở.

PV: Không có nguyên gốc, tam quan đang xây được căn cứ vào đâu để thiết kế, thưa ông?

Ông TĐT: Các nhà khoa học đành căn cứ vào cổng chùa truyền thống Việt Nam và lấy theo mẫu tam quan của chùa Kim Liên, chùa Láng. Theo bố cục truyền thống, tam quan nằm trên trục thần đạo nên cổng sẽ ở vị trí cây bồ đề ở trước tiền đường. Nhưng cây bồ đề đó có giá trị lịch sử là Bác Hồ trồng từ hơn nửa thế kỷ trước, nên phải chấp nhận cổng chính vào chùa ở vị trí hiện tại. Mà đã quan niệm là cổng chính thì phải có tam quan.

PV: Thưa ông, làm như vậy liệu có đúng Luật Di sản? Hơn nữa, một số KTS đã đưa ra ảnh tư liệu về cổng chùa đươc chụp từ đầu thế kỷ XX, Cục Di sản có tham khảo?

Ông TĐT: Chúng tôi mới chỉ biết có tấm ảnh chụp năm 1958, song đó có phải cổng gốc hay không thì chưa có tài liệu xác định. Nhưng GS. Trần Lâm Biền là một trong rất ít người nghiên cứu sâu về mỹ thuật truyền thống cho rằng, đó là cổng của thế kỷ XX nên không đi cùng với lịch sử ngôi chùa.

Quy hoạch trùng tu chùa Trấn Quốc.

PV: Xin cám ơn ông!

Giáo sư sử học Lê Văn Lan: "Vẽ rắn thêm chân"

Chúng ta không nên bàn đến chiếc cổng ở chùa Trấn Quốc nữa. Từ năm 2000, khi chiếc tháp được xây một cách ngớ ngẩn ở đây, các nhà sử học đã lên tiếng phản ứng. Nhưng có thay đổi gì đâu?

Có một thực tế đáng buồn hiện nay là đang có khuynh hướng "hiếu đại", tức là sính những cái to lớn trong trùng tu di tích, trong khi đất nước còn nghèo, dân chúng còn khổ. Chính vì "hiếu đại" nên thích làm màu mè, diêm dúa, tráng lệ, không mang tinh thần văn hóa dân tộc là các công trình kiến trúc, nghệ thuật đều nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng có chiều sâu trí tuệ, giá trị tư tưởng.

Chiếc cổng đang xây ở đình Kim Liên không giống với tư liệu gốc. Hơn nữa, các biểu tượng trên nóc cổng đình có nhiều phản cảm, vừa kệch cỡm, vừa nhầm lẫn các giá trị của biểu tượng. Con nghê đáng ra cũng phải có tỉ lệ hài hòa với các con phượng và được đặt ở vị trí trên cõi thông thiên để kiểm soát được tinh thần của mọi người đến nơi linh thiêng, nhưng ở đây lại đặt thấp hơn con phượng và hình thái của nó không thể hiện được sự gửi gắm chiều sâu mấy trăm năm đã có của di tích này.

Đặc biệt, hình ảnh rồng chầu chỉ được đặt ở nóc chính điện chứ không được phép đặt ở cổng tam quan như thế này. Tỉ lệ của nghi môn phụ thuộc vào đường thần đạo dài hay ngắn, mới được phép làm to hay nhỏ, nhưng chiếc cổng này sai tỉ lệ khi quá to so với đường thần đạo. Rõ ràng, đang có sự "vẽ rắn thêm chân", quên đi truyền thống ở di tích này.

KTS. Lê Văn Lân - Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội: “Nỡ phá hỏng thứ mà cha ông đã gìn giữ cả ngàn năm”

Chùa Trấn Quốc cũng như đình Kim Liên, chẳng  là tài sản của riêng ai, là di sản của dân tộc, được giữ gìn gần ngàn năm bởi nhiều triều đại và Nhà nước ta ngày nay tiếp nối. Những người được giao quản lý vì vậy mà phải hết lòng trông giữ, theo thời gian, hư hỏng xuống cấp, phải sửa chữa tu tạo là chuyện bình thường, nhưng không thể đưa những ý muốn cá nhân mà tự tiện đổi thay. Làm sao có thể nhân danh vì 1000 năm Thăng Long, có phải là một sự mỉa mai quá hay không?

Trước hết, về chùa Trấn Quốc, nơi mà nhiều năm lại đây có rất nhiều sự sửa chữa và làm mới. Chúng ta có mơ hồ không, khi có trong tay một tài sản vô giá, khiến bao người sẵn sàng vượt hàng vạn dặm để được ngắm nhìn, được tự hào, được giải tỏa cái khát khao của ký ức... mà vẫn tưởng mình chẳng có gì. Kinh tế thị trường dễ làm một số người tưởng những cao to hoành tráng mới là "đẳng cấp", người ta lớn thế mà mình mãi ẩn mình khiêm tốn nhỏ nhoi...

Ngôi chùa nằm giữa Hà Nội, từ đường Cổ Ngư đi vào chỉ mấy bước chân, mà như đã thấy rời xa nơi trần tục, tới được cõi thiền thiêng liêng... Có ai cần cái cổng lớn để xe cộ ầm ầm phi thẳng vào trong. Từ xưa, chiếc cổng thân quen ấy, vẫn nhỏ nhắn ở cuối lối đi phía cạnh chùa, hòa vào ngút xanh cây lá, và bên kia, phía sau, bao la trời nước bình yên...

Trong mỗi ráng chiều, có trái tim nào không thực sự lay động! Mà lạ lắm, chiếc cổng nhỏ và đơn sơ ấy như đã làm nên tới ba bốn mươi phần giá trị ngôi chùa. Trong ký ức mỗi người Việt, Trấn Quốc như một hình ảnh kiến trúc vô cùng thân quen, đường nét cận kề với cái vô hạn, mà mỗi người cầm máy ảnh luôn muốn ghi nhận những khoảnh khắc đẹp nhất trong mọi thời đại.

Ở đình Kim Liên cũng tương tự, việc vô cớ dỡ bỏ lối vào cũ, xây mới chiếc cổng chắp vá làm ta nghĩ đến cái tâm của người gìn giữ, và cái tầm hiểu về luật di sản. Cách nhại theo cổng chùa Láng cũng đồng nghĩa với một hành động hạ thấp giá trị độc đáo lối vào của ngôi chùa nổi tiếng đất Thăng Long xưa. Chắc chắn lịch sử sẽ xem xét lại sòng phẳng. Người Hà Nội mong muốn tất cả được xử lý kịp thời trước ngày Đại lễ.

KTS Trần Huy Ánh - Hội KTS Hà Nội: “Cục Di sản có thực sự cầu thị hay tìm mọi cách để xây mới?”

Tiến hành tôn tạo và tu bổ ngôi chùa cổ nhất thủ đô, nhưng Cục Di sản lại nói rằng không có tư liệu gốc làm cơ sở. Vậy thì Bộ VH-TT&DL bảo vệ di sản bằng cách gì?

Nếu không thừa nhận bản vẽ chùa Trấn Quốc của KTS Luis Bezecieer đầu thế kỷ XX và các bức ảnh chụp năm 1940, năm 1958 là gốc, thì cái gì mới là gốc? Tư liệu còn lưu cho thấy, từ năm 1880, Hà Nội đã lập danh sách 40 công trình trong đó  chùa Trấn Quốc có vị trí hàng đầu trong việc bảo tồn nguyên trạng.

Toàn bộ số tháp gạch trong vườn chùa được Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) đo đạc và duy trì nguyên trạng từ cuối thế kỷ XIX. Bản vẽ do KTS Luis Bezecieer thực hiện đầu thế kỷ XX cho thấy chùa có quy mô nguyên trạng cho đến những năm 80 của thế kỷ XX. Bản không ảnh chụp 1977 thể hiện rõ điều này.

Như vậy, không thể nói rằng, chiếc cổng được chụp năm 1958 là được xây dựng vào thế kỷ XX. Hơn nữa, ngành khảo cổ có khả năng tái tạo từ một mảnh ván thuyền mục nát ra hình dáng cả con thuyền và mô tả thuyết phục cả bến cảng mà thuyền ấy neo đậu. KTS Kazic cũng nhặt từng mẩu gạch để xếp lại các công trình trong Thánh địa Mỹ Sơn.

So vậy thì thấy tư liệu có sẵn của chùa Trấn Quốc không khó kiếm như Cục Di sản tuyên bố. Hay, tư liệu EFEO soạn thảo từng làm cơ sở để tranh luận và thuyết phục các đại diện giới quân sự, tôn giáo và hành chính của Pháp để giảm thiểu sự tàn phá di sản từ ngày đầu Hà Nội bị chiếm đóng, lại không đủ sức thuyết phục Cục Di sản?

Trong khi đó, ý kiến của một số nhà nghiên cứu mà Cục Di sản tham khảo, sẽ đáng quý, nếu thuyết phục bằng tài liệu hình ảnh, bản vẽ nghiên cứu công phu. Cục Di sản cũng phải làm việc căn cứ trên tư liệu lưu trữ và Luật Di sản, chứ không thể dựa vào những nhận định vu vơ.

Cho đến nay, vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào ở Việt Nam viết sách về đình, chùa Việt Nam kỹ lưỡng, sâu sắc, có phương pháp và trình độ uyên bác hơn các thành viên Viện Viễn Đông Bác cổ, nhất là khi các bản vẽ của KTS Luis Bezecieer có thước tỉ lệ tỉ mỉ cùng những bức ảnh rõ nét còn lưu.

Nếu Cục Di sản không đủ trình độ số hóa các hồ sơ bản vẽ ghi, ảnh chụp, ảnh chụp hàng không năm 1936, 1970... thì có thể chính thức lên tiếng, Hội KTS Hà Nội sẽ cử các chuyên gia đến làm miễn phí, như đã từng tuyên bố. Vấn đề là Cục Di sản có thực sự cầu thị không, hay chỉ tìm mọi cách ủng hộ xây mới lại di tích?

Không có cổng chính, chùa Hương vẫn là một "Nam thiên đệ nhất động"! Ngay ở Hà Nội, những ngôi chùa lớn như Liên Phái, Bà Đá... cũng đi vào từ cổng ngách và không có tam quan. Còn vô vàn ngôi chùa khắp đồng bằng Bắc Bộ, ẩn mình bên cây đa giếng nước, tôn nghiêm ngàn đời nay, nhưng mấy chùa có được vị trí to rộng để hình thành cái trục thần đạo?

Chẳng lẽ vì vậy mà các ngôi chùa này không được coi là chùa truyền thống? Cứ cái đà Cục Di sản lý luận về cổng chùa Trấn Quốc để đổi chính sang phụ, chả mấy mà Tam Bảo lại bị đổi hướng cho hợp với tam quan, tức là quay 180 độ mà không cần biết phải trái, trước sau!

Trong tiêu thổ kháng chiến, chùa Trấn Quốc không bị đốt phá. Hai đợt bắn phá bom đạn của chiến tranh phá hoại bằng không quân, khí thiêng sông núi che chở chùa toàn vẹn. Khó khăn thiếu thốn mấy chục năm, chùa vẫn gắng gượng giữ nguyên nếp. Nhưng nay nó lại đang bị đập phá tan tành bởi cách làm thiếu trách nhiệm của Cục Di sản, thậm chí còn bao biện tiếp tay đẩy nhanh tốc độ hủy hoại di tích nhanh hơn.

Chùa Trấn Quốc còn gọi là An Quốc, cái tên nói lên khát vọng bình yên của dân tộc Việt Nam. Không chỉ giới hạn bởi một địa dư hay thời khắc, nó vượt ra khỏi khuôn viên tọa lạc, không gian cây cỏ gỗ đá. Nó đang trở thành bài mẫu cách hành xử có văn hóa hay không đối với quá khứ và tương lai văn hóa Hà Nội trong thời khắc đầy thử thách này

Thanh Hằng - Dạ Miên (thực hiện)

Theo cand

KTS. Lê Văn Lân - Phó Chủ tịch Hội KTS Hà Nội: “Nỡ phá hỏng thứ mà cha ông đã gìn giữ cả ngàn năm”

Chùa Trấn Quốc cũng như đình Kim Liên, chẳng  là tài sản của riêng ai, là di sản của dân tộc, được giữ gìn gần ngàn năm bởi nhiều triều đại và Nhà nước ta ngày nay tiếp nối. Những người được giao quản lý vì vậy mà phải hết lòng trông giữ, theo thời gian, hư hỏng xuống cấp, phải sửa chữa tu tạo là chuyện bình thường, nhưng không thể đưa những ý muốn cá nhân mà tự tiện đổi thay. Làm sao có thể nhân danh vì 1000 năm Thăng Long, có phải là một sự mỉa mai quá hay không?

Trước hết, về chùa Trấn Quốc, nơi mà nhiều năm lại đây có rất nhiều sự sửa chữa và làm mới. Chúng ta có mơ hồ không, khi có trong tay một tài sản vô giá, khiến bao người sẵn sàng vượt hàng vạn dặm để được ngắm nhìn, được tự hào, được giải tỏa cái khát khao của ký ức... mà vẫn tưởng mình chẳng có gì. Kinh tế thị trường dễ làm một số người tưởng những cao to hoành tráng mới là "đẳng cấp", người ta lớn thế mà mình mãi ẩn mình khiêm tốn nhỏ nhoi...

Ngôi chùa nằm giữa Hà Nội, từ đường Cổ Ngư đi vào chỉ mấy bước chân, mà như đã thấy rời xa nơi trần tục, tới được cõi thiền thiêng liêng... Có ai cần cái cổng lớn để xe cộ ầm ầm phi thẳng vào trong. Từ xưa, chiếc cổng thân quen ấy, vẫn nhỏ nhắn ở cuối lối đi phía cạnh chùa, hòa vào ngút xanh cây lá, và bên kia, phía sau, bao la trời nước bình yên...

Trong mỗi ráng chiều, có trái tim nào không thực sự lay động! Mà lạ lắm, chiếc cổng nhỏ và đơn sơ ấy như đã làm nên tới ba bốn mươi phần giá trị ngôi chùa. Trong ký ức mỗi người Việt, Trấn Quốc như một hình ảnh kiến trúc vô cùng thân quen, đường nét cận kề với cái vô hạn, mà mỗi người cầm máy ảnh luôn muốn ghi nhận những khoảnh khắc đẹp nhất trong mọi thời đại.

Ở đình Kim Liên cũng tương tự, việc vô cớ dỡ bỏ lối vào cũ, xây mới chiếc cổng chắp vá làm ta nghĩ đến cái tâm của người gìn giữ, và cái tầm hiểu về luật di sản. Cách nhại theo cổng chùa Láng cũng đồng nghĩa với một hành động hạ thấp giá trị độc đáo lối vào của ngôi chùa nổi tiếng đất Thăng Long xưa. Chắc chắn lịch sử sẽ xem xét lại sòng phẳng. Người Hà Nội mong muốn tất cả được xử lý kịp thời trước ngày Đại lễ.

KTS Trần Huy Ánh - Hội KTS Hà Nội: “Cục Di sản có thực sự cầu thị hay tìm mọi cách để xây mới?”

Tiến hành tôn tạo và tu bổ ngôi chùa cổ nhất thủ đô, nhưng Cục Di sản lại nói rằng không có tư liệu gốc làm cơ sở. Vậy thì Bộ VH-TT&DL bảo vệ di sản bằng cách gì?

Nếu không thừa nhận bản vẽ chùa Trấn Quốc của KTS Luis Bezecieer đầu thế kỷ XX và các bức ảnh chụp năm 1940, năm 1958 là gốc, thì cái gì mới là gốc? Tư liệu còn lưu cho thấy, từ năm 1880, Hà Nội đã lập danh sách 40 công trình trong đó  chùa Trấn Quốc có vị trí hàng đầu trong việc bảo tồn nguyên trạng.

Toàn bộ số tháp gạch trong vườn chùa được Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO) đo đạc và duy trì nguyên trạng từ cuối thế kỷ XIX. Bản vẽ do KTS Luis Bezecieer thực hiện đầu thế kỷ XX cho thấy chùa có quy mô nguyên trạng cho đến những năm 80 của thế kỷ XX. Bản không ảnh chụp 1977 thể hiện rõ điều này.

Như vậy, không thể nói rằng, chiếc cổng được chụp năm 1958 là được xây dựng vào thế kỷ XX. Hơn nữa, ngành khảo cổ có khả năng tái tạo từ một mảnh ván thuyền mục nát ra hình dáng cả con thuyền và mô tả thuyết phục cả bến cảng mà thuyền ấy neo đậu. KTS Kazic cũng nhặt từng mẩu gạch để xếp lại các công trình trong Thánh địa Mỹ Sơn.

So vậy thì thấy tư liệu có sẵn của chùa Trấn Quốc không khó kiếm như Cục Di sản tuyên bố. Hay, tư liệu EFEO soạn thảo từng làm cơ sở để tranh luận và thuyết phục các đại diện giới quân sự, tôn giáo và hành chính của Pháp để giảm thiểu sự tàn phá di sản từ ngày đầu Hà Nội bị chiếm đóng, lại không đủ sức thuyết phục Cục Di sản?

Trong khi đó, ý kiến của một số nhà nghiên cứu mà Cục Di sản tham khảo, sẽ đáng quý, nếu thuyết phục bằng tài liệu hình ảnh, bản vẽ nghiên cứu công phu. Cục Di sản cũng phải làm việc căn cứ trên tư liệu lưu trữ và Luật Di sản, chứ không thể dựa vào những nhận định vu vơ.

Cho đến nay, vẫn chưa có nhà nghiên cứu nào ở Việt Nam viết sách về đình, chùa Việt Nam kỹ lưỡng, sâu sắc, có phương pháp và trình độ uyên bác hơn các thành viên Viện Viễn Đông Bác cổ, nhất là khi các bản vẽ của KTS Luis Bezecieer có thước tỉ lệ tỉ mỉ cùng những bức ảnh rõ nét còn lưu.

Nếu Cục Di sản không đủ trình độ số hóa các hồ sơ bản vẽ ghi, ảnh chụp, ảnh chụp hàng không năm 1936, 1970... thì có thể chính thức lên tiếng, Hội KTS Hà Nội sẽ cử các chuyên gia đến làm miễn phí, như đã từng tuyên bố. Vấn đề là Cục Di sản có thực sự cầu thị không, hay chỉ tìm mọi cách ủng hộ xây mới lại di tích?

Không có cổng chính, chùa Hương vẫn là một "Nam thiên đệ nhất động"! Ngay ở Hà Nội, những ngôi chùa lớn như Liên Phái, Bà Đá... cũng đi vào từ cổng ngách và không có tam quan. Còn vô vàn ngôi chùa khắp đồng bằng Bắc Bộ, ẩn mình bên cây đa giếng nước, tôn nghiêm ngàn đời nay, nhưng mấy chùa có được vị trí to rộng để hình thành cái trục thần đạo?

Chẳng lẽ vì vậy mà các ngôi chùa này không được coi là chùa truyền thống? Cứ cái đà Cục Di sản lý luận về cổng chùa Trấn Quốc để đổi chính sang phụ, chả mấy mà Tam Bảo lại bị đổi hướng cho hợp với tam quan, tức là quay 180 độ mà không cần biết phải trái, trước sau!

Trong tiêu thổ kháng chiến, chùa Trấn Quốc không bị đốt phá. Hai đợt bắn phá bom đạn của chiến tranh phá hoại bằng không quân, khí thiêng sông núi che chở chùa toàn vẹn. Khó khăn thiếu thốn mấy chục năm, chùa vẫn gắng gượng giữ nguyên nếp. Nhưng nay nó lại đang bị đập phá tan tành bởi cách làm thiếu trách nhiệm của Cục Di sản, thậm chí còn bao biện tiếp tay đẩy nhanh tốc độ hủy hoại di tích nhanh hơn.

Chùa Trấn Quốc còn gọi là An Quốc, cái tên nói lên khát vọng bình yên của dân tộc Việt Nam. Không chỉ giới hạn bởi một địa dư hay thời khắc, nó vượt ra khỏi khuôn viên tọa lạc, không gian cây cỏ gỗ đá. Nó đang trở thành bài mẫu cách hành xử có văn hóa hay không đối với quá khứ và tương lai văn hóa Hà Nội trong thời khắc đầy thử thách này

  Thanh Hằng - Dạ Miên (thực hiện