Ðức Ðạt lai Lạt ma thất vọng trong thẩm định mới về tình hình Tây Tạng

Lãnh tụ tinh thần Tây Tạng sống lưu vong, Đức Đạt lai Lạt ma bầy tỏ thất vọng trong thẩm định mới nhất về tình hình tại quê nhà của Ngài. Phát biểu của Đức Đạt lai Lạt ma được đưa ra vào dịp kỷ niệm 51 năm vụ nổi dậy bất thành chống lại ách cai trị của Trung Quốc. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.

Ðức Ðạt lai Lạt ma, nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng
Hình: AP

Ðức Ðạt lai Lạt ma, nhà lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng

Chia sẻ

Tin liên hệ

Trong điều được mô tả là một giọng điệu giận dữ và bi quan có phần trái với cá tính của ngài, Đức Đạt lai Lạt ma vẽ ra một hình ảnh u ám về nước Tây Tạng đương đại, nơi ngài đã không có mặt hơn nửa thế kỷ nay.

Phát biểu từ tư thất nơi ông đang sống lưu vong ở đông bắc Ấn Độ, vị tu sĩ 74 tuổi này lên án Trung Quốc là áp dụng một chính sách nhằm “cố ý tiêu diệt Phật giáo.”

Đức Đạt lai Lạt ma lên án chính quyền là giam giữ các nhà tu nam nữ trong các điều kiện giống như nhà tù – không cho phép họ nghiên cứu và tụ tập – điều mà ngài cho là có mục đích biến các tu viện thành ra các viện bảo tàng.

Ngài bầy tỏ sự bi quan về các khát vọng của Tây Tạng sớm được tự trị, trong tình hình các cuộc thương lượng thất bại với chính quyền ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, ngài ngỏ lời mời các giới chức Trung Quốc làm việc ở vùng Tây Tạng đi thăm người Tây Tạng sống bên ngoài Trung Quốc để đích thân nghe các nguyện vọng của họ.

Bài thuyết giảng của ngài ở thị trấn Dharamsala, dưới chận rằng Hy Mã Lạp Sơn, đánh dấu kỷ niệm 51 năm cuộc nổi dậy bất thành chống lại ách cai trị của Trung Quốc.

Bắc Kinh đã nhiều lần tố cáo Đức Đạt lai Lạt ma là tán dương độc lập cho Tây Tạng và gây ra bất ổn trong khu vực mà chính phủ Trung Quốc coi là một phần quan trọng của Trung Quốc.

Đức Đạt lai Lạt ma cũng đưa ra các nhận định có liên quan đến một sắc dân thiểu số khác ở Trung Quốc có nhiều phần chắc sẽ khơi ra thêm những lời chỉ trích ngài từ phía chính quyền Trung Quốc.

Ngài bầy tỏ tình đoàn kết với người Uighur, một sắc dân Hồi giáo nói tiếng Turkic, và cho rằng họ ngày càng bị đàn áp nặng hơn. Ngài đề cập đến Tân Cương là khu vực tuyền thống của người Uighur là Đông Turkestan, danh xưng mà người Uighur ủng hộ độc lập sử dụng.

Đức Đạt lai Lạt ma đã qua Ấn Độ từ năm 1959, khi cuộc nổi dậy bất thành khiến ngài phải bỏ quê nhà đi lánh nạn.

Theo voanews