Đôi Nét Đến Với Khóa VIII – Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP.HCM

Kể từ ngày thành lập trường năm 1983 đến nay, ngót gần 30 năm, Học viện Phật giáo Việt Nam đã có những bước chuyển mình theo đà phát triển xã hội. Lúc mới thành lập, Trường tuyển sinh khóa I với khóa học kéo dài 4 năm. Hết một khóa học, trường mới tuyển sinh khóa mới, thời gian đó không dài nhưng nó cũng không ngắn so với nhịp sống hiện đại. Để theo kịp với nền giáo dục thế giới, từ năm 2005 đến nay, Trường đã thay đổi quy trình đào tạo, chuyển từ đào tạo theo lối quy chế sang tín chỉ, thời gian tuyển sinh từ 4 năm rút ngắn lại 2 năm một lần và có nhiều phân khoa đáp ứng nhu cầu học tập cũng như nghiên cứu cho Tăng Ni sinh trẻ.

Khi Học viện đào tạo theo tín chỉ, số lượng sinh viên theo học đã nhảy vọt, từ con số đôi ba trăm sinh viên một khóa lên đến trên 1000 sinh viên, điều đó nói lên Học viện phần nào đáp ứng được nhu cầu tu học của những người tu sĩ trẻ cũng như theo đúng đường hướng phát triển giáo dục. Học viện trở thành nơi thu hút nhiều nhân sĩ Phật học uyên thâm và nhiều học giả lỗi lạc trong và ngoài nước đến giảng dạy, làm cho chất lượng kiến thức của sinh viên nâng cao. Đặc biệt năm 2009, Học viện đã tuyển sinh khóa VIII và mở  thêm hệ Đào tạo từ xa, thu hút được nhiều sinh viên từng tốt nghiệp đại học, cao học ở các chuyên nghành khác đến tham học.

Với khóa học này, từ những ngày đầu, Học viện đã chia sẻ với sinh viên nội dung học tập các phân khoa như Pali, Phạn Tạng, Triết học Phật giáo, Lịch sử Phật giáo thế  giới, Phật giáo Trung Quốc, Phật giáo Việt Nam, Anh văn Phật pháp, Hoa văn Phật pháp, nhằm giúp sinh viên lựa chọn phân khoa phù hợp với nhu cầu học tập của mình.

Khi sinh viên tốt nghiệp Học viện, ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên ngành còn phải am tường kiến thức Phật học cơ bản và kiến thức tổng quan xã hội. Vì vậy trong chương trình đào tạo, năm 2005 (khóa VI) Học viện chia chương trình học gồm hai năm đại cương và hai năm chuyên ngành. Các môn học trong hai năm đại cương bắt buộc các phân khoa phải học để làm nền tảng cho các môn học chuyên sâu hay bước cao hơn trên con đường tri thức.

Sinh viên khóa VIII chúng tôi được học môn học đầu tiên trong chương trình đại cương là môn Phương pháp nghiên cứu. Đây là môn học “chìa khóa” mở ra cho các môn khác. Phương pháp nghiên cứu giúp sinh viên tra khảo tài liệu, cách thức đọc sách, ghi chú tài liệu, cách trình bày luận văn hay luận án, cách ghi cước chú, hậu chú ra sao cho một công trình nghiên cứu ... Qua môn học, sinh viên có đủ khả năng đánh giá một công trình nghiên cứu có đúng quy cách hay không, hay một cuốn sách có đáp ứng được những yêu cầu về lĩnh vực nghiên cứu hay chưa.

Lúc đầu sinh viên thật bỡ ngỡ khi thấy thời khóa biểu của mình có môn Tiếng Việt thực hành. Chúng ta là người Việt, nói tiếng Việt hằng ngày, viết không biết bao nhiêu trang giấy bằng tiếng Việt thời Phổ thông rồi sao lại học môn này nhỉ? Nhưng không, khi bước vào học mới thấy mình chưa thật biết nhiều về tiếng Việt, chưa cảm nhận được cái hồn của ngôn ngữ Việt. Tiếng Việt đẹp lắm, giàu cảm xúc lắm, nhất là từ địa phương, bạn thấy cả làng quê, cả dân tộc trong tiếng Việt. Nếu như bạn được học môn này kĩ như Học viện đã dạy cho sinh viên chúng tôi, bạn sẽ hiểu và cảm nhận như chúng tôi cảm nhận.

Phật học khái luận, môn học này trao cho sinh viên hiểu biết về triết học Phật giáo cơ bản mà đức Phật đã dạy cho chúng ta. Đức Phật chỉ cho ta biết đường nào đến đau khổ, đường nào đến hạnh phúc, đức Phật nói “hạnh phúc hay đau khổ tất thảy từ ta mà không có thần linh hay thượng đế nào can thiệp”. Bài pháp Tứ đế, tư tưởng Tánh không, thuyết Duyên khởi v.v… tất cả những điều đó được môn Phật học khái luận chuyên chở đến cho sinh viên khóa VIII.

Có thể nói Triết học là nền tảng sinh ra các tri thức khác, con người ta thắc mắc thế giới này từ đâu, xung quanh con người là gì? Từ thời cổ đại con người đã đặc ra những câu hỏi như thế và triết học đã ra đời từ đó. Để giúp sinh viên hiểu các nền triết học cổ đại, các triết gia Đông – Tây như Thasles, Socrates, Plato, Khổng Tử, Lão Tử, có những tư tưởng gì, Học viện đưa vào các môn nói về triết học Đông - Tây. Từ đó, sinh viên khóa VIII chúng tôi nắm được tổng quát về những vấn đề cơ bản triết học, cũng như hiểu được tư tưởng của các triết gia nhìn về vũ trụ, nhân sinh như thế nào, họ có điểm nào tương đồng và dị biệt so với triết học Phật giáo.

Tâm lý con người thật phức tạp, chuyển biến liên tục, không ai giống ai. Phật giáo đã có cả một hệ thống nghiên cứu tâm địa từ chúng sanh đến lúc đạt được Thánh vị, nhưng nhà trường muốn chúng tôi tìm hiểu thêm về cách nhìn tâm lý ở góc độ xã hội như thế nào. Nên ở đại cương chúng tôi phải học môn gọi là Tâm lý học. Khóa VIII của chúng tôi không phải là nhà tâm lý nhưng qua môn học chúng tôi có thể nắm bắt được những hiện tượng tâm lý, có thể chia sẻ cùng các bạn về vấn đề tâm lý.

Vật lý, môn học giải thích nhiều hiện tượng bằng phương pháp vật lý. Bằng chứng minh vật lý, bạn có thể trả lời cho câu hỏi tại sao chúng ta không bay được như loài chim,  hay bạn hiểu được tại sao mọi vật tồn tại được trên mặt đất, tất cả điều không có tự nhiên an bày mà tất cả đều có tác động vật lý. Sinh viên khóa VIII chúng tôi cũng không là nhà vật lý học nhưng qua môn học chúng tôi nắm được vận hành cơ bản vật lý, nắm được những gì vật lý chưa giải thích được nhưng Phật giáo đã giải thích. Xã hội ca ngợi sự phát triển khoa học vật lý nhưng vẫn không thể so với những gì Phật giải thích cũng bằng vật lý. Thật thú vị khi giáo sư hướng dẫn luôn tạo cho chúng tôi cách học so sánh, tạo nên những buổi học tranh biện qua những triết thuyết được học.

Và còn nhiều môn học đại cương khóa VIII phải học để làm nền tảng cho tri thức chuyên ngành cũng như sau này tự nghiên cứu. Chúng tôi xin giới thiệu tổng quan các môn học đại cương mà khóa chúng tôi được học, theo chương trình đổi mới từ khóa VI của Học viện đến nay, để quý vị tham khảo:

Nhóm kiến thức giáo dục đại cương (General Education for All Disciplines): Chọn 8 môn trong 3 nhóm sau đây: (TC viết tắt từ tín chỉ)

1. Khả năng thực dụng: chọn 3 môn                  9 TC

1.1 Phương pháp nghiên cứu (bắt buộc)C                        3 TC

1.2 Tiếng Việt thực hành (bắt buộc)                      3 TC

1.3 Anh văn Phật pháp/ Hoa văn Phật pháp          2 TC

1.4 Phân tích và Lý luận văn học                          3 TC

1.5 Thuật diễn giảng & Xướng ngôn                      3 TC

2. Lịch sử, Triết học và Tôn giáo: chọn 4 môn 12 TC

2.1 Lịch sử Việt Nam (bắt buộc)                            3 TC

2.2 Lịch sử Văn học Việt Nam                                3 TC

2.3 Lịch sử văn minh phương Tây                         3 TC

2.4 Dẫn nhập Triết học phương Tây                     3 TC

2.5 Dẫn nhập Triết học Ấn Độ ( bắt buộc)             3 TC

2.6 Dẫn nhập Triết học Trung Quốc                      3 TC

2.7 Triết học Mác Lê – nin (bắt buộc)                    3 TC

2.8 Lịch sử tôn giáo thế giới                                  3 TC

2.9 Tín ngưỡng và tôn giáo Việt Nam (bắt buộc)   3 TC

3. Nhân văn và Khoa học Tự nhiên: chọn 1 môn 3 TC

3.1 Đại cương Nhân chủng học                             3 TC

3.2 Đại cương Tâm lý học                                     3 TC

3.3 Đại cương Xã hội học                                      3 TC

3.4 Đại cương Kinh tế học                                     3 TC

3.5 Đại cương Chính trị học                                  3 TC

3.6 Đại cương Giáo dục học                                  3 TC

3.7 Đại cương Ngôn ngữ học                                3 TC

3.8 Quản trị Hành chánh                                       3 TC

3.9 Đại cương Vật lý học                                       3 TC

3.10 Đại cương sinh vật học                                  3 TC

4. Nhóm kiến thức cơ sở Phật học (General Education for Buddist Studies): chọn 9 môn: 27 TC

1. Đại cương Luật học Phật giáo                           3 TC

2. Thiền học thực hành                                         3 TC

3. Khái luận về Phật học                                        3 TC

4. Đại cương Triết học Phật giáo                           3 TC

5. Văn học Pali                                                      3 TC

6. Văn học Hán tạng                                              3 TC

7. Văn học Sanskrit Phật giáo                               3 TC

8. Lịch sử Phật giáo Ấn Độ            3 TC

9. Lịch sử Phật giáo Trung Quốc                           3 TC

10. Lịch sử Phật giáo Việt Nam                              3 TC

11. Mỹ thuật  và kiến trúc Phật giáo                      3 TC

12. Quản lý tự viện học                                         3 TC

13. Hành chánh Giáo hội                                       3 TC

5. Nhóm kiến thức bổ trợ chuyên ngành Phật học ( cổ ngữ Phật học): chọn 1 môn cổ ngữ ( Pali/ Sanskrit/ Tây Tạng/ Hán cổ) học xuyên suốt 4 năm, mỗi tuần 2 tiết. 16 TC

 

 

CÁC KHOA

CỔ NGỮ: 16 TC

1

Khoa Pali

Pali

2

Khoa Phạn Tạng

Sanskrit/ Tây Tạng

3

Khoa Phật giáo Trung Quốc

Hán cổ

4

Khoa Phật giáo Viêt Nam

Hán cổ/ chữ Nôm

5

Khoa Lịch sử Phật giáo thế giới

Chọn một trong trong ba: Pali/ Sanskrit/ Hán cổ

6

Khoa Triết học Phật giáo

7

Khoa Anh văn Phật pháp

8

Khoa Hoa văn Phật pháp

9

Khoa Đào tạo từ xa

 

6. Nhóm kiến thức ngoại ngữ bổ trợ: 3 TC

Chọn Thuật ngữ Phật học tiếng Anh hoặc thuật ngữ Phật học tiếng Hoa, học xuyên suốt 4 năm, mỗi tuần 2 tiết.

Đó là chương trình đại cương gồm có 6 nhóm kiến thức. Sinh viên hoàn tất 2 năm đại cương sẽ có được kiến thức nền tảng để đi vào học tập và nghiên cứu các môn chuyên ngành của hai năm sau. Ngoài ra, kiến thức của đại cương còn giúp cho sinh viên có được chìa khóa tri thức bước vào những lĩnh vực khác mà mình yêu thích như Triết học, Xã hội học, Tôn giáo học hay Quản lý Hành chính… Qua đó, sinh viên chúng tôi rất tự tin trong vấn đề học tập, vì trong mình đã có được những kiến thức cơ bản nhất mà một học viên cần có. Sinh viên khóa VIII chúng tôi rất vui và phấn khởi khi học được môi trường giáo dục tốt như thế.

Niềm vui đó không những dừng lại mà còn được nhân lên. Vì, ngoài các thời học chính khóa, chúng tôi còn được tham gia vào những câu lạc bộ của trường như: câu lạc bộ tiếng Anh, câu lạc bộ Hoằng pháp, câu lạc bộ Thiện nguyện… và nhiều chương trình hoạt  động khác. Chúng tôi mong sao khi tất cả tốt nghiệp đều có được lượng tri thức tốt để không phụ là sinh viên của Học viện. Và vận dụng những gì mình học được ở đây để “đi vào” xã hội, nối tiếp tâm nguyện chư Phật, chư Tổ, xứng danh con Thích tử, “chống gậy ngao du, tự tại mỉm cười trong cõi đời”. Đó là đôi nét về khóa VIII của HVPGVN tại TP.HCM.

 

Xin giới thiệu một số hình ảnh tu học và sinh hoạt của Tăng Ni sinh Khóa VIII:

 

alt

TT.TS. Thích Viên Trí phụ trách môn Phật Học Khái Luận

 

TT. Giáo thọ sư Thích Tăng Định đang giảng dạy môn thiền Nguyên Thủy.

 

alt

 

 

alt

 

 

alt

Tăng Ni sinh viên  đang thực hành thiền dưới sự hướng dẫn của Giáo Thọ Sư

 

TT. Giáo Thọ Sư Thích Thông Thiền giảng dạy môn Thiền Đại Thừa

 

alt

ĐĐ.TS. Thích Nhật Từ trong giờ dạy môn Phương pháp nghiên cứu tại lớp Ni.

 

ĐĐ.TS. Thích Lệ Thọ giảng viên môn Lịch Sử Triết Học Ấn Độ

 

alt

ĐĐ.TS. Thích Phước Lượng giảng viên môn Lịch Sử Triết Học Ấn Độ

 

GS. Trần Phương Lan đang dạy Anh Văn cho lớp chuyên ngành Anh Văn Phật Pháp

 

alt

GS. Nguyễn Khắc Thuần giảng dạy môn Lịch Sử Việt Nam

 

TS. Trần Ngọc Tuyết giảng viên môn Tiếng Việt Thực Hành

 

Tri ân đến Giáo thọ sư và giảng viên trong ngày 20 -11

 

alt

 

 

 

alt

 

 

Hình ảnh học tập và sinh hoạt của Tăng Ni sinh viên

 

alt

 

 

alt

 

 

 

alt

 

Tăng sinh viên khóa VIII đang thuyết trình các môn học

 

alt

Trong giờ kiểm tra của Tăng Ni sinh viên chuyên ngành Anh Văn Phật Pháp

 

Chia sẻ niềm vui tình huynh đệ

 

Tấm lòng của Tăng Ni sinh viên vì đồng bào miền Trung sau cơn bão số 5:

 

alt

 

 

 

alt

 

Người giới thiệu: Thích An Tấn