Đời là bóng hiện của cảnh Tâm


altThế giới theo quan điểm Phật giáo
Trong pháp hội này, đầu tiên, hãy cho phép tôi được nói đôi lời về giáo chỉ tu Phật làm động cơ phát triển tâm thức; trước khi ta bàn luận đến bản chất tâm hay tôn giáo: một động cơ tốt (nghiệp lành) thật là quan trọng. Nếu như ta trao đổi với nhau về những chủ đề tâm thức, điều này không hẳn là vì mong thu lợi về mặt tài chánh, vì danh vọng hoặc với mục đích đảm bảo một vài cách sống như thế nào đó trong cõi đời này. Có rất nhiều hoạt động khác hơn, khả dĩ đáp ứng cho nhu cầu cần thiết ấy. Lý do chính mà chúng ta gặp nhau ở đây, tại Camden Hall này, đến từ nỗi cưu mang da diết lâu rồi (vient d’une préoccupation portant sur le long terme).
Có một việc mà bất cứ ai trong chúng ta cũng hằng mong muốn, đó là được hạnh phúc và không khổ đau, chắc là như thế. Tuy nhiên, có sự khác biệt về cách đạt được hạnh phúc và cách giải quyết những nạn đề. Có rất nhiều loại hạnh phúc và có nhiều ngõ để dẫn đến đó; tương tợ, khổ đau cũng ngổn ngang trăm lối, pháp giải khổ cũng có ngàn đường. Trong một chừng mực, Phật giáo không chỉ chia bớt nỗi cưu mang ấy và đem lại trước mắt chúng ta những lợi lạc mà kết quả còn dài lâu hơn nữa. Phật pháp không chỉ liên hệ đến đời này mà pháp duyên đó hầu như vô tận. Chúng ta không thể tính đếm bằng đơn vị thời gian của những năm, tháng, ngày, giờ, mà phải tính đếm bằng cả những kiếp đời và vô lượng thời không.

Tiền, thật cần đấy nhưng cũng giới hạn thôi. Thật vậy, giữa quyền năng và những sở hữu của thế giới hẳn có những điều tốt đẹp, thế nhưng, chúng cũng có những hạn chế của chúng. Ngược lại, với quan điểm của Phật giáo, tâm thức có thể phát triển từ đời này sang đời khác; bởi, tự tánh của tâm có những phẩm chất nội hàm, thậm chí, nếu chúng được khởi phát trên một nền tảng vững chắc, thì chúng sẽ luôn tồn tại. Quả thế, khi chúng được phát triển trong một cách thích hợp, dầu chỉ một lần thôi, (thì) những đức tính ấy không chỉ còn mãi, mà lại được nhân lên đến vô cùng tận. Vì lý do như vậy mà việc tu tập tâm thức mang lại tức khắc hạnh phúc lâu dài, và từng ngày ta có được một năng lực siêu việt đáng kinh ngạc.

Cũng vậy, các bạn hãy để hẳn tâm mình vào những chủ đề sắp tuyên giảng; mong các bạn lắng nghe với một động cơ thanh tịnh và nhớ đừng ngủ nhé! Bởi vì, tôi muốn nói với các bạn rằng, động cơ tốt nhất vẫn là tấm lòng bao dung chân thật, hoàn toàn lợi lạc cho người khác.

Quán chiếu và điều phục.

Phẩm chất tâm hay tánh đức của nó rất cần thiền định để phát triển và thành thục. Vậy, tâm thức có thể cải thiện được, và thiền định là cách (phương tiện) được xem là duy nhất thành tựu sự chuyển hóa này. Thiền định là khiến tâm ngưng tụ để nhận thức[2], cọ xát và thấu triệt đối tượng. Về mặt cơ bản, ý nghĩa đó chính là tiếp cận (Accoutumer/Skt: Upa-gama) cảnh giới (Skt: viṣaya. Greek: αντικειμενο. Ν.D) tâm thức hay đối tượng. Ở đó, (người ta) ngưng lòng biện đạo (sur laquel on médite).

Có hai loại Thiền: Liễu biệt Thiền (Thiền phân tách) và Tịch mặc Thiền (Tam muội Thiền). Loại thứ nhất, chủ yếu phân tách hay quán sát hoạt động của tâm thức (sở hành cảnh giới 所行境界/Skt: go-cara. N.D) và loại thứ hai là trụ tâm trên cảnh giới ấy (đưa tư duy vào trong cảnh giới tự chứng. Skt: pratiyātmāpattigati. N.D). Tuy nhiên, người ta còn phân ra làm hai hành pháp, phần nhiều quy cho Liễu biệt Thiền hơn là cho Tịch mặc Thiền.

01/ Một số cảnh giới nào đó, vô thường chẳng hạn, qua đây, tâm thức quán chiếu và nỗ lực khảo sát nó một cách mãnh liệt (Thầy TUỆ SỸ dạy: “Như mũi tên cắm sâu vào trong xương tủy vậy” - Khóa tu học DUY THỨC /2004/ Tu viện QUẢNG HƯƠNG GIÀ LAM.).

02/ Một số cảnh giới nào đó, mà ở đấy người ta trau dồi tánh đức bao dung, chẳng hạn lòng xót thương (đại bi); trong cách này, tâm thức tự chuyển hóa thành bản chất của đối tượng Thiền tư (pháp giới là tâm đại bi - Tự chứng cảnh giới thanh tịnh. Skt pratyātmāmalaparicārābhigati.N.D).

Do thấu hiểu được mục đích của thiền định, nên điều này sẽ rất có lợi để giúp ta nhận thức rõ pháp hành quán chiếu và điều phục. Yếu tố quan trọng nhất là điều phục, bởi cùng một lúc, nó làm phát sinh an lạc cho chính mình và người khác, bây giờ và cả trong tương lai nữa. Thế nhưng, điều phục phải thanh tịnh và rốt ráo; có một quán chiếu thật sự là tối cần thiết. Tu pháp điều phục phải thiết lập một cách đúng đắn với lý do: vì nó chủ đạo để đảm bảo một quán chiếu có tính triết học chính xác.

Tại sao mục đích tối hậu hay cứu cánh của các pháp tu lại liên hệ đến sự điều phục? Chính là trở thành bậc đạo sư của dòng tâm bất tận (hạnh điều ngự là hạnh của đấng trượng phu), lắng diệt mọi dơ bẩn. Nói chung, trong Phật pháp, người ta chia làm hai Thừa: Đại thừa và Tiểu thừa. Đại thừa chủ yếu là LÒNG BI cho tất cả chúng sinh. Tiểu thừa liên hệ đến trạng thái tự giải thoát cho mình nhiều hơn. Như vậy, căn bản mọi giáo chỉ vẫn là LÒNG BI. Thắng pháp của Phật-đà xuất phát từ LÒNG BI. Đức Phật nói rằng Ngài được sinh ra từ đấy. Đại Bi là yếu tánh của một đức Phật. Chính lòng Bi mẫn và tế độ chúng sinh này là lý do duy nhất nhằm chứng minh cho việc NGUYỆN HỒI HƯỚNG (prise de refuge. Skt: pari-maṇa) của một đức Phật.

Saṅgha, thuật ngữ này có nghĩa là: Tăng đoàn, là những vị tu hành Phật pháp, kết tinh thuần nhất bằng đức hạnh (không như các đoàn thể thế pháp, bị luật trần chi phối. Do thế, Saṅgha = Order of Holly One, bao giờ cũng viết ở số ít trong ngữ pháp tiếng Phạn. N.D.). Họ giúp đỡ người khác tìm thấy sự trở về nương tựa (quy y), họ có bốn phẩm chất:

01. Một ai đó tổn hại họ, họ không đáp trả bằng tổn hại (lòng nhân từ).
02. Một ai đó tỏ ra sân hận với họ, họ không đáp trả lại bằng sự sân hận như vậy (lòng xót thương).
03. Khi một ai đó xúc phạm họ, họ không đáp trả lại bằng xúc phạm (lòng hoan hỷ).
04. Khi người ta buộc tội họ, họ không đáp trả lại bằng chính việc sỉ nhục ấy (lòng xả bỏ, viễn ly).

Thái độ (Tứ Vô Lượng Tâm) hoặc cách điều ngự như vậy là tính chất của một vị Tăng hay một vị Ni. Đây là kết quả của từ bi. Thế thì nguyên lý tối yếu của đoàn thể này, tức là từ bi. Trong ý nghĩa đó, Tam quy của một Phật tử (Quy y Phật, Quy y Pháp, Quy y Tăng)[3] đều thiết lập trên nền tảng của lòng bi ấy.

Lòng Bi là hạnh nguyện chung của mọi tôn giáo. Cách ứng xử cơ bản của bất bạo động (no-violent không tạp loạn), được lòng Bi thúc đẩy, không chỉ cần thiết trong đời sống của riêng ta. Nó cũng cần thiết cho từng quốc gia, thậm chí cho toàn thế giới nữa.

Duyên khởi là nguyên lý triết học chung của mọi tông phái Phật giáo. Tuy duyên khởi có những kiến giải khác nhau, nhưng đây là mối liên hệ đến quan điểm Phật giáo (trong thường quán của mọi Phật tử N.D.). Duyên khởi - Pratīyasamupāda - theo ngữ nguyên tiếng Phạn có nghĩa: Sự tương thuộc, (diễn sinh từ động từ prati I: Đạt đến qua đối chiếu hay tiếp cận. N.D). Pratya, có ba nghĩa khác nhau: 01. Tương hội tình cờ, thành hình do liên kết (Eng: Go to meet). 02. Dựa vào... làm cơ sở cho nhau. 03. Phụ thuộc vào. Thế nhưng, cả ba luôn chỉ cho sự phụ thuộc, còn samupāda có nghĩa là liên kết xuất sinh.

Do thế, Pratīyasamupāda, là cái sinh ra bằng những thuộc duyên (sinh ra qua những điều kiện nào đó), qua hiệu năng của những điều kiện nào đó (qua năng lực của những tác duyên). Ở mức độ tinh tế, Duyên khởi được hiểu như là nguyên lý hiện tượng hiện hữu vô tánh (hiện tượng hiện hữu trống vắng bản chất, không có yếu tánh quyết định).

Để có thể phản ảnh qua diện mục những cảnh giới ấy - Các hiện tượng mà qua đó Thiền giả quán sát - vì chúng do duyên sinh, cho nên các hiện tượng là (pháp tánh) vô ngã,; ngay từ đầu, điều này cần xác định một cách toàn diện rằng: Trong một chừng mực nào đó, cảnh giới hay những đối tượng như vậy là nguyên nhân hạnh phúc hay khổ đau, phiền não hay yêu thương... Giả như ta không khéo hiểu luật Nhân quả; thật vậy, sẽ khó khăn biết bao để ta chứng nghiệm được mọi hiện tượng đều không có tự thể (pháp tánh vô ngã), chúng sinh ra do duyên. Nói rằng, nắm bắt đúng quy luật Nhân quả là cần thiết, vì đấy là động cơ đưa ta đến nhận thức được trạng thái vô tánh của chúng. Do vậy, đức Phật dạy ta pháp Duyên khởi liên hệ đến luật Nhân quả trong những hành tướng của luân hồi (processus des existences cycliques), đến độ khiến ta đạt đến sự hiểu biết sâu sắc về luật Nhân quả.

Như vậy, mặt phẳng hay nấc thang chuẩn[4] của duyên sinh là mối tương quan với luật Nhân quả - Chính là Thập nhị nhân duyên, chuỗi duyên sinh trong cõi trầm luân này. Và chúng đã được đức Phật giảng dạy trong bản Kinh A-hàm. Đó là Vô minh vô thủy (vô minh căn bản l’ignorance initiale), hành (nghiệp hình thành hay hiện thể do hành vi tạo thành), thức, danh sắc, lục xứ (căn của các giác quan), xúc, thọ, ái và hữu (hiện hữu hay nghiệp ở giai đoạn thành thục/Karma à maturité), sinh, già và chết. Nấc chuẩn thứ hai và nấc chuẩn tinh tế hơn nữa của duyên sinh, cũng được ứng dụng cho mọi cảnh giới: mỗi một hiện tượng hay cảnh giới đều được thiết lập trên căn bản của những thành phần có tính cấu kết mà nó duyên lấy.[5] Như vậy, hiện tượng (hiện hữu) bằng những thành phần hỗn hợp và được quy vào sự phụ thuộc của những thành phần này. Nghĩa là, duyên vô minh có hành, duyên hành có thức... Cái này (làm) sở duyên cho cái kia.

Còn một nấc chuẩn thứ ba nữa, sâu hơn, ở đây những hiện tượng đơn thuần giả danh hiện khởi bằng những hạn từ (phạm trù) qua tư duy đối chiếu và những khái niệm dựa vào căn bản sở thuộc của chúng[6]. Thế thì, ta không thể tìm thấy (cái nào) được làm nhân cho chúng cả. Hiện tượng được dẫn sinh qua tương quan một cách đơn thuần; trong ý nghĩa ấy, chúng chỉ hiện thành bằng các căn bản sở thuộc (được giả lập) mà thôi.

Ta thấy đấy, nấc chuẩn thứ nhất của duyên khởi chỉ cho sự xuất sinh của hiện tượng hỗn hợp dựa vào nhân và duyên, và như vậy, chỉ ứng dụng cho môi trường vô thường; còn nấc chuẩn thứ hai của Mười hai chi duyên khởi ứng dụng luôn cho hai lãnh vực “thường” và “vô thường”.

Khi đức Phật dạy Mười hai nhân duyên, Ngài đã nói đến chúng dựa theo một bối cảnh hoằng viễn[7]thích ứng cho mọi trường hợp và cho một môi trường ứng dụng toàn diện. Trong bản kinh Liễu Bổn Sinh Tử (Śalistamba-Sūtra - Liễu Bổn Sinh Tử Kinh, Đạo Cán Kinh, Từ Thị Bồ-tát Sở Thuyết Đại Thừa Duyên Sinh Đạo Cán Dụ Kinh. N.D), đức Phật đã trình bày một cách chi tiết 12 chi duyên khởi, và trong nhiều pháp hội khác, chúng được vạch ra bằng hình thái vấn đáp. Trong bản Kinh (A Hàm) đã nêu, mô tả về duyên khởi qua 03 cách:

01. (Vì) sự hiện diện của cái này, (nên) cái kia xuất hiện.
02. (Vì) sự sinh khởi của cái này, (nên) cái kia sinh khởi.
03. Cũng vậy: (Vì) vô minh vô thủy dẫn sinh (duyên) hành (hiện hành sự hoạt động); do hành duyên thức, do thức dẫn sinh danh sắc; danh sắc duyên thức căn (lục nhập); thức căn duyên xúc; xúc duyên thọ; thọ duyên ái; ái duyên hữu. Do hữu này kéo theo nghiệp, được gọi là giai đoạn trưởng thành. Giai đoạn này gây ra sinh và sinh sinh bất tận - Dẫn ta đến trạng thái già và chết.

Khi đức Phật tuyên bố: “Vì cái này sinh, (nên) cái kia sinh”; tức là đức Phật chỉ rõ rằng, một hiện tượng vĩnh hằng, bất sinh, chẳng hạn quan điểm Bản thể nội tại (l’entité fondamentale) được hệ thống Số Luận (Sāṃkhyā)[8] đề xuất, cũng không thể thực hiện được chức năng tạo quả. Hơn thế, hiện tượng của dòng hiện hữu, được sinh ra do những điều kiện có bản chất vô thường (tự tánh vô thường duyên/les Phénomènes de l’existence cyclique proviennent de conditions impermanentes par nature).

Khi nói đến duyên sinh khổ đau (duyên sinh năng khổ), đức Phật chỉ cho ta biết rằng khổ đau có nguồn gốc trong vô minh vô thủy - là phiền não chướng - che lấp nhận thức, cái hiện kiến chân lý tuyệt đối của chúng ta. Trạng thái hư vọng căn bản này, nguồn gốc của mọi sai lầm, dơ bẩn, phát sinh nghiệp, và nghiệp được thức huân tập như một loại tiềm năng (chủng tử) có xu hướng khổ đau, dẫn ta tái sinh vào thời kỳ tương lai ở cõi luân hồi. Nó, nghiệp như là một kết quả tối hậu trong chu trình sau rốt của duyên sinh, khổ đau của già và chết. Để giải thích thập nhị nhân duyên, hai cách trình bày được sử dụng: Cách thứ nhất dành cho hiện tượng bất tịnh - Cảnh giới dơ bẩn, bị tạp chất gây nhiễm ô - Và, cách thứ hai dành cho hiện tượng thanh tịnh - Cảnh giới lắng diệt. Chẳng hạn, trong Tứ Thánh đế (Bốn chân lý cao quý), nền tảng giác ngộ của Phật đà, hai nhóm Nhân và Quả được hiển thị như sau:

Khổ đế và Tập đế - Chúng là hiện tượng bị nhiễm ô.
Diệt đế và Đạo đế - Hiển thị cảnh giới thanh tịnh.

Sự liên kết như vậy giữa thập nhị nhân duyên và Tứ thánh đế, được quy cho lịch trình của nhiễm ô và thanh tịnh. Khổ, chân lý đầu tiên trong Tứ thánh đế - được xem như là Quả trong nhóm của những hiện tượng bất tịnh. Và, Tập đế, chân lý thứ hai trong Tứ thánh đế - hiện hữu Nhân của những hiện tượng bất tịnh. Cũng thế, chân lý thứ ba - Diệt đế là Quả trong nhóm của những hiện tương thanh tịnh. Và, chân lý thứ tư của Tứ thánh đế, Đạo đế là Nhân trong nhóm của những cảnh giới thanh tịnh. Bằng cách phân tích ấy, ta thấy Thập nhị nhân duyên giải thích rằng, do duyên vô minh mà hành sinh v.v... Sự giải thích này, quy cho hiện tượng nhiễm ô; cũng cách phân tích ấy, khi đó lý giải rằng, vô minh dừng, hành dứt v.v… và cứ như vậy, tức là trình bày nấc thang chuẩn của hiện tượng thanh tịnh, và đây chính là nguyên lý hoàn diệt. Phạm trù thứ nhất là lộ trình duyên sinh khổ đau. Phạm trù thứ hai là lộ trình chấm dứt khổ đau.

Nói cách khác, Thập nhị nhân duyên phải được giải thích trong trật tự của tiến trình năng sinh khổ đau; phải được giải thích trong trật tự tiến trình năng tịnh hóa. Mỗi một phạm trù này liên kết với nhau mà ta có thể thấy được, như những tương quan chuỗi tiến về phía trước và chiều hoàn diệt là đi nghịch trở về sau.

Như vậy, tính tuần tự của quá trình năng sinh khổ đau được mô tả như sau:

-  Do Vô minh vô thủy dẫn sinh hình thái Nghiệp;
-  Do (nhân) của hình thái Nghiệp dẫn sinh Thức;
-  Do nhân của Thức dẫn khởi Danh Sắc;
-  Do nhân của Danh Sắc dẫn sinh Lục nhập;
-  Do nhân của Lục nhập dẫn sinh cảm giác Xúc chạm;
-  Do nhân của Xúc chạm, Thọ sinh hiện;
-  Do nhân của Thọ, Ái sinh;
-  Do nhân của Ái, Thủ sinh;
-  Do nhân của Thủ, Hữu sinh;
-  Do nhân của Hữu, sinh Già và Chết (sinh sinh bất tận).

Chuỗi kết nối có tính dây chuyền này (tính trình tự khả quy), mô tả toàn diện quá trình tạo khổ đau, và cũng dùng để mô tả nguồn cội khổ đau (ý niệm luân hồi) nữa.[9]

Trong xu hướng nghịch hành, quá trình năng tạo (duyên) được giải thích như vầy:

-  Hữu làm duyên xứ khổ đau bất như ý (của) Già và Chết;
-  Nghiệp làm duyên xứ của Hữu; tức là khổ đau bất như ý thuộc về Già và Chết được dẫn sinh qua Hữu;
-  Thủ làm duyên xứ của Nghiệp;
-  Ái làm duyên xứ của Hữu;
-  Thọ làm duyên xứ của Ái;
-  Xúc làm duyên xứ của Thọ;
-  Thức làm duyên xứ của Xúc;
-  Danh sắc làm duyên xứ của Thức căn;
-  Thức là duyên xứ của Danh sắc;
-  Nghiệp là Duyên xứ của Thức;
-  Vô minh là duyên xứ của Nghiệp hay Hành.

Trong ý nghĩa vừa nêu, sự giải thích nhằm nhấn mạnh đến chân lý thứ nhất của Tứ thánh đế - Khổ đế; bản thân của khổ đau - trao về cho Quả.

Trong môi trường xử lý nhiễm ô, tức là bối cảnh của quá trình thanh tịnh, mắc xích, sự liên hệ mang tính chuỗi (Fren. Enchainement. Skt: Pra-varta. Hán dịch: Hiện nhập (現入). Greek: συνεχια. Ν.D), được mô tả như sau:

-  Khi vô minh dừng, nghiệp tướng dứt (bản chất nghiêp dứt);
-  Khi nghiệp tướng dừng, thức dứt;
-  Khi thức dừng, danh sắc dứt;
-  Khi danh sắc dừng, lục nhập dứt;
-  Khi lục nhập dừng, xúc dứt;
-  Khi xúc dừng, thọ dứt;
-  Khi thọ dừng, ái dục dứt;
-  Ái dừng, thủ dứt;
-  Thủ dừng, hữu dứt;
-  Hữu dừng, sinh sinh già chết dứt.

Sự mô tả này được trao cho nấc thang chuẩn của cảnh giới tịnh hóa, hẳn nhiên là quy Nhân; nghĩa là chân lý thứ tư trong Tứ thánh đế - Đạo đế (con đường đưa đến trạng thái toàn lạc).

Và, trật tự chiều hoàn diệt:

-  Hữu tận, tuyệt duyên Già và Chết;
-  Hành tận, tuyệt duyên Hữu;
-  Thủ tận, tuyệt duyên Hành;
-  Ái tận, tuyệt duyên Thủ;
-  Xúc tận, tuyệt duyên Ái;
-  Lục nhập tận, tuyệt duyên Xúc;
-  Danh sắc tận, tuyệt duyên Lục nhập;
-  Thức tận, tuyệt duyên Danh Sắc;
-  Nghiệp tướng tận, tuyệt duyên Thức;
-  Vô minh tận, tuyệt duyên Nghiệp tướng.

Tất cả những trạng thái như vậy, nghĩa là sự cáo chung của Già và Chết, được phát sinh qua việc cáo chung của Hữu... Ở đây, theo trình tự của quá trình tịnh hóa, trao cho Quả, tức là chân lý của sự dừng dứt - Diệt đế - chân lý thứ ba trong Tứ thánh đế.

Bảy đồ hình sơn màu trước mặt đọc giả, là thú cảnh có kết quả từ diễn trình của thập nhị nhân duyên, được gọi: Bản đồ pháp giới. Chúng vẽ bằng các vòng tròn khép. Đồ thứ nhất, hiển thị sáu cõi hay Lục thú, tức là các cảnh giới mà ta bị đưa vào, do nghiệp xấu diễn sinh. Đồ thứ hai, vòng tròn ở giữa chỉ cho cảnh giới biến hiện từ cội nguồn vô minh (gây) thống khổ, thuộc về cảnh giới cấp thấp, loại gia cầm ngu si như heo… Ái dục, loài gà vịt và sân hận, tức là loài rắn rết. Vòng tròn bên ngoài, minh họa phân nửa chúng sinh được phúc lạc, phân nửa bị hành hạ đớn đau, tất cả được tác thành do nghiệp tốt hay xấu thuở xưa đã tạo. Đồ hình thứ ba, chỉ cho chư Thiên và A-tu-la. Đồ hình thứ tư, vẽ lên cảnh giới con người và chư Thiên. Đồ hình thứ năm, chỉ cho thế giới của các loài thú vật hoang dã. Đồ hình thứ sáu vẽ cảnh tượng Ngạ quỷ, và đồ hình thứ bảy vẻ địa ngục có con người với bao cảnh hành hạ gớm ghê. Tất cả những cảnh giới như thế, nói lên tiêu chuẩn dị biệt của khổ đau, liên quan đến các loại khác nhau của Hữu. (Đoạn này, từ: “Tất cả … Hữu”, người dịch dựa vào bản tiếng Hoa, hơn là bản tiếng Anh, Pháp. N.D).

Do nhân gì mà người ta lại bị dẫn đến những quả cảnh khổ đau khác biệt như vậy? Như đồ hình thứ nhất biểu thị, nó vẽ lên toàn cảnh do nghiệp tác thành - Cảnh giới chư Thiên, chỉ cho thuở sinh tiền, ta tu giáo pháp Thập thiện, còn cảnh giới A-tu-la (có bản chất bằng phân nửa chư Thiên) được phước báu do hành thiện, nhưng kém đạo đức, lòng mang đầy tật đố, gây chiến tranh khắp nơi; cảnh giới con người với những phúc lạc và khổ đau do thuở sinh tiền biết giữ gìn năm giới, hoặc ít hoặc nhiều, nên được biến hiện như vậy; cảnh địa ngục dành cho con người, thể hiện cho những ai lúc sanh tiền hủy báng Tam bảo, giết hại lẫn nhau; và cảnh giới của loài Ngạ quỷ do thuở sinh tiền tham lam bỏn xẻn, cướp giật của người; và cảnh giới súc sinh do thuở sinh tiền biếng lười, cướp lấy tài sản, nhân mạng của người khác và giết hại động vật. Tất cả đều do Nghiệp mà bị sinh vào những thế giới như vậy. Những đồ hình này còn được gọi là Thangka. Ngày kia, tôi thấy một Thangka, ở đây người ta vẽ bộ xương người đặt cạnh loài quái vật, hình ảnh đó còn rõ hơn là Vô thường biến hiện nữa.

Và, ngoài vòng lẩn thẩn của hiện hữu hay Thập nhị nhân duyên, mặt trăng trong đồ hình nằm bên góc trái, gợi lên sự giải thoát. Đức Phật bên góc phải, dùng ngón tay trỏ của Ngài chỉ mặt trăng, sự gợi ý này, giải thích rằng: Đấy là Tự tại, cho phép những ai vượt qua biển sanh tử khổ đau, và điều này có thể thực hiện được.

Truy tìm nguyên ủy của Thangka cho chúng ta biết rằng, vào thời đức bổn sư Thích-ca Mâu-ni còn tại thế, Udayana là vị vua của một đất nước xa xôi, gởi tặng cho vua Bimbisara bộ ngự bào khảm bằng đá quý. Khi đó, đức vua bối rối, không biết lấy tặng phẩm nào có giá trị tương đương để đáp lại và Ngài đem sự tình ấy đến bạch Phật, đức Phật dạy rằng, hãy gởi cho vị vua ấy bức tranh hiển thị sáu vòng tròn này, và viết lên đó những vần kệ sau đây:

Nên trì pháp như vậy
Và xả ly pháp kia
Hãy nhập tuệ giác Phật.
Như voi dẩm mái tranh
(Là hang ổ vô minh)

Diệt dứt sức Diêm chúa
Ai hành giới pháp này
Với tấm lòng cần mẫn
Họ sẽ rời hữu vi
Đưa khổ đến cáo chung[10]

Đức Phật dạy vua Bimbisara hãy gởi họa phẩm này cho vua Cedayana. Người ta nói, khi vị vua ấy tiếp nhận tặng phẩm, Ngài theo đó tu học và đắc pháp.

Thập nhị nhân duyên là Mười hai phối cảnh tròn xoay. Cảnh ban đầu biểu diện của nó là một lão già mù khập khễnh nương thân bằng gậy, chỉ cho vô minh đầu tiên, đó là nhân duyên thứ nhất. Ở mặt nội dung, vô minh là sự vô tri về cảnh giới thực tại của những hiện tượng. Trong phạm vi hiểu biết của tôi, triết học Phật giáo chia ra làm bốn trường phái chính. Và họ thường giải thích theo sự phân tông chung của họ. Vô minh, thật vậy, được lý giải quá đa thù. Chúng ta không có đủ thời gian để học và cá nhân tôi không có tâm trí đâu để mà nhớ hết cho được.

Nói chung, vô minh vô thủy chỉ là trạng thái tâm thức mê mờ (thuần túy), chỉ là sự hôn ám đơn thuần về cái cách mà các Pháp hay sự vật hiện diện (các pháp tưởng như có thật tự thể). Các Kinh nói có sáu mươi chín loại vô minh khác nhau. Sở dĩ vô minh được mô tả như vậy, bởi tính đa thù của những quan điểm tùy tình và các khái niệm cực đoan mà thôi. Tuy nhiên, ở đây, trong Thập nhị nhân duyên mà ta vừa nêu, Vô minh chỉ là nhận thức hư vọng về vạn hữu một cách hoàn toàn ngược lại với bản chất thật sự mà chúng hiện hữu.

Vô minh vô thủy là những ý tưởng có năng tố xúc tác cảm giác khổ đau trầm trọng nhất, là chủ tể của cảm thọ bi lụy mà chúng ta cần phải quan tâm loại bỏ. Mỗi cảm giác khổ đau (yếu tố tâm thức bất lợi), có hai nhóm: Được bẩm sinh và được dung nạp bằng trí biện (inné ou intellectuellement acquis). Những ý tưởng có năng tố bất lợi gây khổ đau được dung nạp diễn sinh từ các hệ thống triết học non kém (Skt: tīrthika/ Phàm phu ngoại đạo. N.D) hay là từ những khái niệm bi quan như thế, đến độ lôi tâm ta vào những cảnh giới nhiễm ô, bất tịnh không cưỡng lại được. Thế thì, chúng không thể là những cái chung (định phận) cho mọi sinh thể và cũng không thể làm “căn bản” chi phối chúng sinh trong cõi luân hồi (nó không thể là những cái lôi kéo chúng ta nổi lên và chìm xuống trong cõi kham nhẫn này- ils ne sont pas communs à tous les êtres sensibles, et ne peuvent être la racine qui entraine les êtres dans l’existence cyclique…). Đấy là cái bẩm sinh - Vô minh vô thủy. Long Thọ (Nagarjuna), đã tuyên bố về nó như sau trong tác phẩm Thất thập tánh không luận của mình như sau:

Thức ấy thấy chư pháp
Rằng, chúng có tự thể
Đức Đạo Sư đã dạy
Thức ấy là vô minh
Vì chư pháp duyên sinh
Thức ấy là vô minh
Nên Mười hai chi khởi[11]

Bởi vì, thức này có những lãnh vực biến hiện khác nhau,[12] nên vô minh được phân hóa thành hai chủng loại (Skt: parivarta, phẩm loại, tính châu biến dây chuyền. N.D): một là thức ấy thừa nhận có một cái ngã thân nội tại; hai là thừa nhận các pháp có tự tánh quyết định (các pháp có tự thể). Hai trạng thái này, thuật ngữ Phật giáo gọi là, chấp ngã và chấp pháp.[13]

Khái niệm hoặc bám chấp vào cái ta của mình[14], tự thân nó có hai loại: loại thứ nhất xuất hiện khi cảnh giới (đối tượng) của ý niệm (ý xứ, Skt: mano-bhūmi, manasi-karaṇ, manausthāna / thi thiết, giả lập từ khái niệm; nên sinh ra kiến phần và tướng phần. N. D), khi người ta thừa nhận đối tượng của thức, cái tha thể (thân) của chính mình, và cho rằng nó thực hữu. Loại thứ hai xuất hiện, khi ấy, ý giới cơ hồ như là tự thể của chúng ta, cái tôi đặc hữu, và lúc đó, người ta cho rằng nó có tự thể hay yếu tính quyết định cho chính nó. Cả hai loại trên có cả thô và tế, được gọi là kiến phần và tướng phần (và vì nó là cái bóng dội của vô minh vô thủy, nên nó có một phần tinh vi đặc biệt nữa; đó là chứng tự chứng phần, nghĩa là, nó tựa như biết được chính nó, tức là ký ức liên kết được với quá khứ. N.D). Loại thứ hai này, người ta gọi là tùy tình tích tập vô thường (la vue fausse de la collection transitoire - Saisie du soi personne: Chấp ngã dẫn sinh Khát ái, như loài thú hoang khát nước, rong ruổi chạy tìm, tưởng dưới chân mình là nước. Timiro mṛga tṛṣṇā vā dharmanāṃ svapno vandhyā prasūyatam alāta-cakra dhūmo vā yad ahaṃ dṛṣṭavān iha. Hoặc đây là những hiện tượng do mắt bệnh (ngộ nhận do mắt nhặm, do quáng nắng (như thú hoang khát nước), do khói mù của vòng lửa (tung hỏa mù) hoặc như nữ nhân triệt sản (thạch nữ) mơ mộng sinh con. Vậy ở đây, những cái mà tôi thấy là gì? (Laṅkāvatāra-sūtram. Thầy Nguyên Giác, khóa tu học kinh Lăng già, 2005, tại Quảng Hương Già Lam).

Long Thọ, trong những vần kệ đã nêu, Ngài chỉ ra rằng: Cái kiến xứ mê lầm của ngã thủ như vậy chính là nguồn gốc của luân hồi; mà thật ra, nó xuất hiện và hoạt động hoàn toàn phụ thuộc vào cơ cấu của thân và tâm (tâm sở. Skt: citta-caitta. Các căn, Skt: indrya, thuật ngữ của Duy thức chỉ cho các đối tượng không thật có, gây tác động nhận thức, như ý lực, tưởng tượng do đối chiếu… Các căn là cơ quan đầu não tiếp nhận thông tin từ mắt, tai, mũi, lưỡi…N.D). Nghĩa là “căn bản” biểu hiện có vẻ cá biệt này, (ta ngộ nhận) là tự hữu, có bản chất tự sinh do chính chúng. Cũng vậy, pháp chấp - thừa nhận hiện tượng giới có tự thể (la saisie d’un soi des phénomènes) - khởi sinh giống hệt như ngã chấp, tức là thừa nhận vạn hữu hay các pháp có bản thể nội tại tự hữu - Cả hai kiến giải như vậy đều là vô minh, vì tất cả đồng sở y trên môi trường vô minh về cái gọi là tự thể thật hữu tính.

Khi chúng ta nội quán (hồi quang phản chiếu) ngay vào những bám chấp và sân hận, chúng ta thấy rằng, chúng được dẫn sinh từ trong ý niệm của chính mình, hầu như chúng vốn hiện diện một cách rất cụ thể, chắc thật, và như vậy, ta thiết lập sự phân biệt rõ ràng giữa ta và người, giữa chủ và khách. Kết quả là, tạo nên việc bám chấp tư dục và sân hận; tất cả đều do việc thổi phồng của giác quan và quan niệm về cái TÔI, phải thế không các bạn?

Một cái TÔI, cái ngã thật hữu đã thành là quy ước, cố hữu. Những bám chấp như vậy đã thành là sự tích tập của nghiệp, mà quả của nó chính là kham nhẫn khổ đau (và đó, cái nghiệp, cái TÔI ấy là nhân thân chi phối niềm vui hay khổ đau của ta. Eng: “… and that is the persone undergoing the pleasure and pain that are the fruit of those actions.” Tuy nhiên, khi ta khảo sát nguyên lý hay lãnh vực hỗn loạn của (chức năng) tâm thức (Toutefois, quand nous examinons le mode d’prehension (de fonctionnement) de l’esprit..), khi cái TÔI, cái ngã, cái tự thể bắt đầu gây phiền não (problème / khi cái TÔI ấy tạo nên phiền não), chúng ta có thể phát hiện, ý niệm của mình về cái TÔI tự hữu thể, là sự thổi phồng lên của một cái gì đó có thật.[15] Khi cái “Tôi” hiện khởi trong tâm thức, nó không tỏ ra bất cứ dấu hiệu nào liên quan đến tâm và thân uẩn cả (dựa vào những hòa hợp của thân và tâm), hầu như nó độc lập hoàn toàn. Nếu nó thật hữu bằng cách thế thuần túy và độc lập như vậy, thì người ta càng lúc càng hiểu nó rõ ràng hơn, và nó, phải được ta khảo sát bằng luận chứng của Trung Quán (Madhyamika) (01), càng lúc càng sâu hơn. Hoặc là, như đã nêu, khi người ta nghiên cứu một cái “Tôi” như thế bằng nguyên lý Trung Quán, thì sự tồn tại của nó càng lúc càng kém chắc thật, cho đến khi, bổng nhiên người ta xác định rằng, đấy là cái bất khả kiến (introuvable). Sự thật là khi quán sát, phân tích cái (TÔI) ấy, ta chẳng rút ra được điều gì cả ngoại trừ việc xác định đơn thuần, chẳng qua, nó hiện diện bằng một số sự kiện duyên hợp mà thôi. Nó không thật hữu (nó hiện hữu nhưng có bản chất rò rỉ. Do vậy, nó là hữu lậu. N.D).[16]Tuy nhiên, khi nó xuất hiện và được định vị như một cái gì đó rất cụ thể, hoặc, khi ta đeo bám vào tướng hư vọng ấy, bạn biết đấy! Phiền não phát sinh ngay (qua cánh tay của nghiệp, vòng tròn của hữu lại xoay).

Theo mục chú thích của bản tiếng Anh, thì đức Dalai Lama 14 đề cập đến phẩm Quán khổ đau.

Duḥkha-parīkṣā
Dvādaśanam pra-karaṇam
Atrāha-kecid dukhaṃ svakṛtaṃ para-kṛtaṃ ubhaya-kṛtaṃ ahetusamutpannaṃ cecchanti tasmād atra dukham vidyate, iti, atrocyate.
Svayaṃ kṛtaṃ para-kṛtaṃ dvābhyaṃ kṛtaṃ-ahetu kaṃ ⁄
Duḥkham-ityeka icchanti tacca kāryaṃ na yujyate ∕∕
(Madhyamaka-śāstram / Sampādakaḥ Raghunātha Pāṇḍeya)

Quán (liễu biệt) khổ đau

Những ai muốn đặt về vấn đề, khổ đau, khởi sinh do tính chất tự hữu, sinh do tính chất khác, do các điều kiện hợp sinh, do không có nguyên nhân mà sinh và người ta cho là khổ khởi nguồn từ đó - Những trường hợp nêu trên được Luận thư tuyên bố rằng:

Khổ đau:
Do có tính chất tự sinh
Do (tính chất) khác sinh
Do cả hai (tự và tha) sinh
Kết quả được hiểu như vậy, là hoàn toàn sai lầm.
(Trung quán luận / Raghunātha Pāṇḍeya chủ biên / Nguyên tác Phạn bản / MOTILAL BANARSIDASS)[17].N.D.

Sự phản biện, sự đối đãi, giữa cách thế mà cái TÔI xuất hiện (hiện hành), thậm chí nó hiện hữu một cách cụ thể. Và thật ra, người ta không thể tìm thấy ‘chân tướng’ của nó cho dù đã cố công phân tách; ngoại trừ, sự phân kỳ trong hình tướng và cách hiện hành hầu như rất thật của nó. Những nhà vật lý đã phát hiện được sự tương đẳng giữa cái gì hiện hành và cái gì hiện hữu thật sự.

Trong tịnh tư, chúng ta có thể nhận dạng các phẩm loại hoặc các nấc thang bám luyến tư dục khác nhau. Chẳng hạn, khi chúng ta đọc một đoạn tiểu thuyết nào đó và chúng ta thấy thích nó, ngay lúc ấy ta thiết lập nấc thang ban đầu của bám luyến tư dục (thủ). Khi mua nó xong, ta cảm thấy “nó là của tôi”, đấy là nấc thang kế (cấp độ) khác của bám luyến tư dục. Cả hai trạng thái này đều là bám luyến tư dục, nhưng hiệu năng của chúng khác nhau.

Đối với chúng ta, quán được 03 nấc chuẩn của tướng vọng niệm và tính bám chấp là một điều rất hệ trọng. Trong nấc chuẩn thứ nhất: Đối tượng là hiện tượng đơn thuần; cái tình trạng bám chấp (thủ) vẫn chưa hoạt hiện và chưa phát huy tác dụng lôi kéo tâm thức ta (seules existant l’appqrance et la reconnaissance de l’object. Eng:”Howere, the mind is not strongly involed with object.” Skt: Āveṣṭita→khởi phát tác dụng). Rồi, chúng ta nghĩ: “Ồ, cái này tuyệt vời thật!” Khi đó, sự bám chấp liền hiện hành. Đối với trạng thái này, đấy là tướng hư vọng được vô minh dẫn sinh và tâm thức bám víu vào đối tượng ấy, nó, cảnh giới đó được thừa nhận là có thực thể. Đến nấc chuẩn thứ ba tinh vi hơn, khi đã quyết định “mua” tác phẩm để được đoạn văn mà mình thích rồi biến nó thành của riêng, và thế là, ta hân hoan có được nó như chính của mình vậy.[18] Qua nấc chuẩn thứ nhất, hầu như đối tượng chỉ mới xuất hiện, mường tượng tự sinh một cách độc lập, thế nhưng, bấy giờ nó chưa lôi kéo tâm thức ta một cách trầm trọng cho lắm. Qua nấc thứ hai, được sự chi phối của vô minh vô thủy (vô minh ban đầu), đến lúc này, đối tượng xem như hoàn toàn tự hữu thật sự. Cuối cùng, nấc chuẩn tinh vi nhất được khởi lên ở sát-na sau đó, mà từ đây, ý thức thừa nhận đối tượng có bản chất tự hữu. Thế nhưng, khi chấp thủ đã trở thành thô trọng (sắc pháp hiện hành.N.D.), khái niệm về tính tự hữu hoạt động như là nhân của nó (hiện hành huân chủng tử.N.D.) (Thỉnh xem/ Tuệ Sỹ/ Luận Thành Duy Thức/Ban tu thư Phật học, tập 1/ từ tr.126→128 sẽ rõ hơn.) Cái nhân đó, vốn nội hàm sự chấp thủ tăng thắng, nhưng, đúng là nó không có mặt khi chấp thủ ở giai đoạn mới thành hình.

Chính vì vậy, ta tự thể nghiệm được như vầy:

- Nấc chuẩn thứ nhất, pháp hay đối tượng xuất hiện như tự sinh.
- Nấc thứ nhì, nhận thức thừa nhận tướng hữu vi này.
- Nấc thứ ba, khi chúng ta đã “mua được” đối tượng “tự sinh” một cách trọn vẹn rồi, và rằng, chúng ta biến nó thành của riêng, phát triển một cảnh giới thô trọng về quyền sở hữu mà trong đó, chúng ta xem nó có giá trị tối thượng.

Giai đoạn sau cùng của tiến trình này, có hai giòng bám chấp đầy quyền năng hội lưu - Sự bám chấp đối với đối tượng có tính tự hữu và chấp thủ ngã thể của mình - Phải nói cách khác là ta đang biến chấp thủ theo khuynh hướng rộng lớn hơn trước nhiều. Hãy tự phản tỉnh, cho dầu nó hiện hữu hay là không.

Thực tánh của sân hận cũng y như vậy. Nấc chuẩn ban đầu, chất liệu của đối tượng, được người ta thừa nhận với tánh cách quy ước và chắc chắn đúng. [Eng: There is an initial experience involving a conventionally valid perception of the qualities of an object - Trạng thái ban đầu trãi qua bao gồm khái niệm chắc chắn có tính quy ước (thể hiện thành lời được thế gian chấp nhận - Skt: vyavahāra - N.D.)] về chất liệu của đối tượng. Chẳng hạn, thấy một cái gì đó không tốt đẹp, (theo thế gian quy ước) và cho là bất thiện. Kế đến là nấc thứ hai, niệm sân hận khởi lên, khi ấy, nhận thức hay tưởng tri xen vào, ta nghĩ: “Ồ! Điều này sao tồi tệ thế.” Thế là sân hận phát tác, càng lúc càng lớn dần ra, cho đến khi người ta cảm nhận, đối tượng của sân hận đã thật sự gây ta phiền não. Như vậy, có bao nhiêu bám chấp, thì có bấy nhiêu sân hận, vô minh ban đầu đóng vai trò trợ lý “chung” cho địa hạt chấp ngã và cả sân hận nữa. Thế thì, nhân của trạng huống hỗn loạn hay phiền não này, chính là bức tranh “con heo” như Thangka đã trình bày. Và nói theo lịch vạn niên của Tây Tạng, năm sinh của “tôi” là năm sinh “con heo” vậy!

 

Chú thích
--------------------------------------------------------------------------------

[1] Bản tiếng Pháp: le Sens de la Vie (Réincarnation et Liberté / Tái sinh và giải thoát) do Miche Cool và Pierre Lafforgue dịch từ bản tiếng Anh: The Meaning of Life, tức là những bài giảng của đức DALAI LAMA 14. N.D.

[2] Nguyên văn: “Familiariser” có nghĩa là tập làm quen. Ở đây, nên hiểu là “nhận thức”,  tương đương với Skt: Abhi-jña, hoặc Greek : γνωση gnosi : Liễu tri, tri. N.D.

[3] Skt: “Buddhaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. Con về nương tựa Phật.

Dharmaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. Con về nương tựa Pháp.

Saṅghaṃ śaraṇaṃ gacchāmi. Con về nương tựa Tăng”. N.D.

[4] Nguyên văn: “Un niveau d’interdependance...” (Skt: Prastha. Greek: Αλφαδι. N.D.)

[5] Bản Eng: “This is the establishement of Phenomena dependent upon their parts” (đó là sự thiết lập của hiện tượng phụ thuộc vào những thành phần của chúng.) N.D.

[6] Nguyên văn: “..., où les phénomènes sont simplement imputés par des termes et des concepts en dépendance de leur base d’imputation,...” imputés = Skt: Parikalpaṇa / prati-vikalpa / kṛtākhyā. Hán dịch: “Biến kế sở phân biệt 遍計所分別 / tư duy đối chiếu 思唯對照 / giả lập tác danh 假立作名.” Những thuật ngữ này, xin thỉnh đọc kinh Lăng-già, Phạn bản, phẩm đầu tiên, tờ kế cuối. N.D.

[7] Skt: Yathāsthana → Môi trường thích ứng cho mọi trường hợp. Do vậy, une vaste perspective tương đương với Yathāsthana. N.D.

[8] Sāṃkhyā-karikā. Thuật ký: Số luận, Phạm âm là Tăng-Khư (Skt. Saṃkyā), dịch là số, tức là trí tuệ số. Do tính đếm căn bản của các pháp, theo đó mà đặt tên ... Người sáng lập là Kiếp-tỉ-la, phiên âm củ là Ca-tì-la, dịch là Huỳnh sắc. Tiểu sử và truyền thuyết, xem Kim thất thập luận (q.54.tr. 1245a8). Tuệ Sỹ / Thành Duy Thức Luận. Phần chú thích.

Sāṃkhyakārikāḥ (Gaudapādaviracitabhāṣyahitāḥ): “Kapilāya namas tasmai yenāvidhyodadhau jagat [magne],kāruṇyāt sāṃkhyamayī naur iva vihitā prataraṇāya…ity ete Brahmaṇaḥ putrāḥ sapta proktā maharṣayaḥ.” Đảnh lễ đấng Kapila, cái vị mà, vì lòng xót thương chúng sinh bị nhận chìm trong đại dương vô minh, sáng tạo Số luận, như chiếc thuyền (cho) họ vượt qua ... Thật vậy, Ngài được cho là 01 trong 07 vị thánh đức,, con của đại Phạm thiên. (Les strophes de Sāṃkhya).N.D.

[9] Nguyên văn: “…et sert de support à l’explication des origines de la souffrance.” Des origines, theo chú thích của nguyên tác (bản Eng.)→ Skt: Vijñāna Thức. Thượng nhân Trí Quang: Khái niệm luân hồi. Greek: εννοια / ιδεα μεταμορφωσας. Ν. D.

[10] Nguyên văn  Fren:                                                

“Prenant ceci et laissant cela                                        
Entrez dans l’Enseignement du   Buddha                                                     
Comme un éléphant dans une chaumière
Detrusez les forces du Seigneur de la Mort
Ceux qui avec une conscience attentive
Pratiqueront cette discipline
Abandonneront la Roue de la naissance
Mettant un terme à leur souffrance.”

Bản Eng :

“Undertaking this and leaving that
Enter into the teaching of the Buddha
Like an elephant in a thatch hause
Destroy the forces of the Lort of Death
Those who with thorough conscientiousness
Pratice this disciplinary doctrine
Will forsake the wheel of birth
Briging suffering to an end.”

[11] Nguyên văn (Fren.):                                                  

“Cette conscience percevant les phénomènes comme existant de faςon ultime,
Bienqu’ils soient produits en dependance de causes et de conditions,
Est ce que le Maitre appelle l’ignorance initial.
D’elle surgissent les douze liens.”

Eng:

“That consciousness that things
Wich are produced in dependence upon
Cauces and conditios
To ultimately exist
Was said by  the Teacher to be ignorance.
From it the twelve links arise.”

“Cái thức này thấy sự vật hiện hữu một cách  tối hậu mặc dù chúng được nhân và duyên dẫn  sinh. Thế nên, đức Đạo sư gọi cái thức ấy là vô minh vô thủy. Do vô minh đó, 12 chi sinh khởi.” Thức, ở đây chính là ý, nó dẫn đạo các pháp, dẫn sinh các pháp. Tệ hại hơn, nó tự cho là con người có 01 cái ngã (Ego/Ātma) và thấy các pháp cũng có tự thể (sva-bhāva). Kinh Pháp Cú dạy: “Các pháp khởi thủy bị chi phối là do ý, ý chủ đạo, ý tạo lập. Nếu như ta nói, hành động bằng tư tưởng xấu ác (nghiệp thân, khẩu, ý), thì khổ đau theo họ như  bò kéo xe vậy.” Pāli:

“Manoseṭṭhā manamayā
Manasā ce paduṭṭhena
Bhāsati vā karoti vā
Tatonaṁ pdukkhamanveti
Cakkhaṃ’vaahato padaṁ.”
(Pháp Cú Kinh Yếu Nghĩa-法句經要義.Tông giáo Văn Hóa Xuất Bản Xã).

Ở đây, đức Dalai Lama 14 dạy, ngay từ đầu là cách chuyển y (Skt: Parā-vṛtta. Hán dịch là Đốn Ngộ-頓悟), tức là thay đổi toàn diện cơ cấu thân và tâm. Chẳng hạn Thiền tư về vô thường, cho phép ý thức phát sinh trạng thái từ bi, tức là trau dồi lòng vị tha. Khi lòng bi phát sinh, bây giờ lòng bi không còn là đối tượng Thiền quán nữa, mà chính là ta chuyển di “thức” vào trong lòng bi. Ý nghĩa này là Từ bi quán của PHỔ MÔN vậy (kṛpamaitralocana). Sarvaguṇasya pāramiṃgataḥ sarvasattva kṛpamaitralocano. Guṇabhūta mahāguṇodadhī. Ngàì (Quán-thế-âm Bồ-tát) có mọi phẩm chất siêu việt (sự thù thắng của nhất thiết phẩm chất), đôi mắt từ ái thương xót mọi chúng sinh. Ngài là biển công đức vĩ đại, phẩm chất ấy không do duyên mà có. Vị đó, ta phải nên đảnh lễ. (Phổ môn, Phạn bản, kệ 26) N.D.

[12] Nguyên văn: “Du fait que la conscience peut avoir differents types d’objects…” d’objects, không nên hiểu là đối tượng theo thường nghĩa. Nó biểu thị cho lãnh vực hoạt động của tâm thức có từ vô thủy, (Skt: Artha, go-cara, pra-cāra, bhūmi-Môi trường, mục đích, trạng thái...). Nó luôn có khuynh hướng biến hiện thánh đối tượng của bám luyến tư dục, được vô minh trưởng dưỡng, thổi phồng - Nhất thiết duy tâm sở hiện là đây (dṛṣṭa cittamātra / Chương đầu, Phạn bản Kinh Lăng Già). N.D.

[13] Skt: Ātma-grāha, Ātma-pari-grāha (chấp ngã). Dharma-parigrāha (chấp pháp). Thành Duy Thức Luận. N.D.

[14] Nguyên văn: “La conception du soi des Personnes”, personne, Lat: nostri homines → Cấu trúc tâm lý và các phụ gia hay thuộc duyên (Omnes mortales omnium Ǽtatum). N.D.

[15] Nguyên văn: “…, nous pouvons découvrir que notre conception d’un moi auto-institué (notre Ego) est une exagération de ce qui existe réellement.” Ở đây, thuật ngữ ­- une exagération­ - mà đức Dalai Lama 14 sử dụng, tức là chỉ cho tánh không của các pháp. Bởi tánh không (śūnyatā) diễn sinh từ động từ √śū hay √śvi. Greek tương đương : (v)  φουσκωνω → κενο. Chỉ cho trạng thái thổi phồng lên như ta bị bỏng lửa. Ta không thể tìm được tư tánh của việc thổi phòng này. Như vậy, thổi phòng, không thể hiểu một cách đơn thuần là cường điệu - exagération - mà phải quán tính chất nó. Quán, giản trạch, liễu biệt, phân biệt bằng tư duy thanh tịnh (tịnh tư); diễn sinh từ động từ  pari√Iś → parīkṣā, Bồ-tát Long Thọ đã dùng thuật ngữ này làm hợp từ (compound) định “danh” cho hệ thống “triết tu” của mình. Tức là liễu biệt Thiền (parīkṣā), như ngay từ đầu, đức Dalai Lama 14 đề ra.

[16] [8c-d] Là khổ, tập, kiến xứ và hữu.

01. Vì nghịch ý các bậc Thánh, nên nói là khổ (duḥkha).
02. Khổ phát sinh từ đó nên nói là Tập.
03. Vì bị băng hoại nên nói là thế gian.
04. Các kiến chấp trụ ở đây, tiềm phục ở đây, nên nói là kiến xứ (dṛṭisthāna).
05. Nó hiện hữu nên nói nó là hữu.

Đó là những dị danh của hữu lậu.

* Dẫn bởi Sphut, tr.28, Kinh nói: “lujate luyate tamāl lokaḥ.” “Nó băng hoại, nó băng hoại, nên gọi là thế gian”...

** Dẫn bởi Sphut., nt: “ye kacid bhikṣava ātmata ātmīyataś ca samanupaśyati ta imaneva pañcopādāskandhāanātmata ātmīyatas ca samanupaśyati,” “Này các Tỳ-kheo, những ai nhận thấy có ngã và ngã sở, những người ấy ở ngay năm thủ uẩn này mà nhận thấy có ngã và ngã sở.”

*** Skt: Bhavatīti bhavaḥ… (Tuệ sỹ / A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận / Ban tu thư Phật học)

(Kệ số 08 / Abhidharmakośa-bhāsyam ): “Dukhaṃ samudayo loko dṛṣṭisthānaṃ bhavaśca te.

Āryānāṃ pratkūlavād duḥkhaṃ. Samudetyasmād duḥkhaṃ iti samudayaḥ. Lujyata’ iti lokaḥ. Dṛṣṭar asmiṃ stiṣṭhaty anuśayanād iti dṛṣṭisthānaṃ. Bhavat iti Bhavaḥ. Ityete sāśravānāṃ dharmānāṃ anvarthaparyāyāḥ.” N.D.

[17] Bản tiếng Đức tương đương:[Einige stellen die Behauptung auf: “Lei ist durch sich selbst geschaffen”; (andere): “es ist durch andres geschaffen”; (wieder andere:), “es ist durch beides (sich selbst und anderes)geschaffen”, (wieder andere:) “ es ist (ganz) ohne Ursache”. “ Doch trifft nicht zu, dass Leid uber haupt etwas ist, das geschaffen werden kann.”] N.D.

[18] Nên nhớ một điều là, đức Dalai Lama 14  dạy ta quán  tánh không  của nhân duyên hay vọng niệm,  chớ không dạy ta bám không, hay chấp không.

Pratyaparīkṣānāma pratham prakāraṇam, ĀryaMañjuŚriye Kumārabhūtāya namaḥ, (vyākhyātur maṅgalā-caraṇam). (01) Yo’ntadvayāsavidhūtavāsaḥ saṃbudhi sāgara labdhajanmā. Sad-dharmakośasya gabhīra-bhavaṃ yathānu-Buddhaṃ kṛpayā jagāda. (02) Yasya darśaṇatejaṃsi paravādimatendhanam. Dahatyadyāpi lokasya mānasānitamāṃsi ca. (03) Yasyāsamajñānavacaḥ śaraghā nidhnanti niḥ-śoṣabhavārisonām. Tridhāturājya śriyamād adhāna vineya lokasya. (04) Nāgāryu nāya praṇipatya tasmai tat-kāraṇikāṇām vi-vṛtiṃ kariṣye. Uttāna-sattriyavākyanaddhām tarkānilāvyakulitāṃ prasannam. Tatra “na svato nāpi parato na dvabhyām” ityādi vakṣyamāṇaṃ śāstram. Tasya kāni saṃbandhābhidheya prayojanāni, iti praśne Madhyamāka-vatarā vihitavidhinā advayajñānālaṃ kṛtvaṃ mahākarūṇopāyaparassaraṃ prathamacittotpādaṃ Tathāgatajñānotpatti hetum ādiṃ kṛtvā yāvad Ācarya Nārgārjunasya viditāviparīta prajñāpāramita nīteḥ karūṇayā parava bodhārtha Śāstrapraṇayanamityeṣe tāvacchāstrasya sambandhaḥ

Yacchāsti vaḥ kleśa ripūnaṣeṣān saṃtrāyate durgatito bhavācca. Tac chāsanātrāna gunāc ca Śāstraṃ eva dvayaṃ cānya mateṣu nāsti. Iti. Svayam eva cāryo vakṣyamāṇa sakala śāsvābhiyeyārtha saprayojanam upa-darśayan tad aviparītaṃ saṃ-prakāśatena māhātmyam ud-bhāvya tat sva-bhāvā vyatireka vartine parama gurate Tathāgatāya śāstrapraṇayana nimittakaṃ praṇamaṃ kartukāma āha:

Anirodham anutpādam anutcchedam aśāśvataṃ
Anekārtham ānārtham anagamam anirgamam.

Chương thứ nhất: PHẨM QUÁN NHÂN DUYÊN

Đảnh lễ Văn Thù Sư lợi Pháp vương tử
(Thuyết về hạnh của đấng Kiết Tường)

(01)   Vị mà, trụ xứ của Ngài, lãnh vực nhị nguyên được từ bỏ.

(VỊ ấy) sinh ra từ đại dương trí, (mà nơi đó tuệ hải) vốn đã được chứng đắc.

Vị ấy có khả năng thể hiện sự thể nghiệm đúng như tinh hoa thù thắng (thể tánh sâu xa) của Tạng diệu pháp.

(02)  Ánh sáng thị hiện của Ngài làm mồi lửa thiêu sạch những quan điểm sai lầm của ngoại đạo (những cỏ rác triết học non kém).

Và, giờ đây, ngay lúc này, ánh sáng đó vẫn thiêu sạch những sai lầm vụn dại (vô minh) và, tỏa rực trong tâm thức của chúng sinh.

(03) (Nói đến) trí tuệ không thể so sánh, vô song (vô đẳng trí) của Ngài, (là nói đến) phẩm chất toàn hảo của những đoàn quân thiện chiến, được sở hữu bằng các phương tiện bén nhạy, tinh nhuệ.

Ngài là Đế tòa trong Tam giới: Các cõi chết, toàn bộ chư Thiên và thế giới; đều được NGÀI nhiếp hóa.

(04)  Sau khi đảnh lễ đấng Đạo sư, Bồ-tát Long Thọ diễn khai tụng bản.

Thuyết giả có tánh thanh tịnh của chư Long chủng, là vì giáo giới phát sinh từ hạnh thường kính lễ.

Trước tiên, ở đây, Luận thư đề cập đến (hiện tượng) “không do tự tính (chính bản chất của nó), không do tha tính (không do bản chất của hiện tượng khác), cũng không do cả hai.” Động cơ hay những đối tượng nào mà trạng thái tương y của nhân duyên sẽ được nói đến? Trong vấn nạn nêu trên, những đạo lý được bản Kinh Madhyamāka-vatarā giải thích: Bước ban đầu là nắm lấy tâm thức tối sơ, phát khởi đại bi, thực hiện trí bất nhị trọn vẹn. Sau khi tu tập yếu tính vốn có như vậy, thì Trí Như Lai phát sinh; bởi vì đại bi như là bậc dẫn đường vào Trí Bát-nhã, được thánh Long Thọ chân thật chỉ dạy, là mục đích cho việc giác ngộ tối hậu, chính luận bản mang lại điều này. Hơn thế nữa, sự liên hệ đến Luận bản là vầy:

“Cái có kiểm soát được sự tích lủy tạo nên quả phiền não, hận thù và có thể khiến cho sợ hải lộ trình đưa đến địa ngục. Bởi vì, tính điều phục, tính vô cứu độ và công đức, cả hai; Luận bản còn không - Cho là - Hiện hữu trong giác tính (cái được chứng tri).”

Trong khi trình bày toàn bộ Luận bản, bậc Thánh ấy muốn nhắm đến, cái mà có thể đạt được tự tại thù thắng bằng sự khai thị chân thật như vậy, cái đó có trong bản chất giải thoát. Một cách tuyệt vời nhất, Ngài tán thán đức NHƯ LAI, tác thuyết đảnh lễ làm động cơ thể hiện luận thư:

(Tất cả các pháp).

“Không (do) nguyên nhân đệ nhất sinh
Không nguyên nhân đệ nhất diệt
Không đoạn diệt tính
Không thường hằng tính
Không đồng nhất tính
Không dị biệt tính
Không sản sinh trong sự hữu
Không siêu việt ngoài sự hữu.

• Ở đây, đoạn kệ “bất bát” này, tôi dịch theo bản tiếng Đức: “Nichtvergehen, Nichtenstehen, Nichtabrechen, Nichtandauer, Nichteinheit, Nichtvielheit, Nicht-zur-Erscheinung-Kommen, Nicht-aus-ihr-Verswinden.”

(Nguồn: Phụ bản Pháp Luân số 5)


 

Như vậy thì, vô minh ban đầu là căn bản của những yếu tố cảm thọ phiền não khác. Do vậy, cách hiện hữu của một hiện tượng bị thức vô minh che chắn và, lão mù lòa quờ quạng trong bức tranh Thangka là biểu tượng cho cảnh giới ấy; vô minh ban đầu là khuyết tật (bẩm sinh) hoàn toàn, ví như lão mù nương mình trên cây gậy. Ở đây, khái niệm quy ước hay cảm tính chẳng có một nền tảng vững chắc nào cả. Chính xác hơn, biểu tượng ấy của vô minh đáng lẽ phải được sơn dưới chân bàn, đàng này nó lại được người ta đặt ở địa vị khá cao.

Hành duyên với vô minh, trạng thái thứ hai của mười hai chi nhân duyên diễn ra. Người ta còn gọi nó là tác nghiệp (karma composé), bởi vì, nó kích phát hay sinh xuất những nhiễm hệ ái dục hoặc tác dụng bất tịnh. Một gã thợ gốm là đại biểu cho nghiệp tướng này. Tay thợ gốm dùng đất sét và chế tác một đối tượng mới. Tương tợ như vậy, nghiệp tướng bắt đầu bằng những loạt hành vi phát triển thành những tương quan nhân quả mới. Hơn thế, khi gã thợ gốm khắc họa xong những đường nét hay hình thái của anh ta, sự xoay tròn của đường nét ấy trên một thời điểm dài cần thiết, bấy giờ gã thợ gốm không cần khắc lại hay tạo ra một lực bổ sung nào nữa. Cũng thế, hành nghiệp nào được một chúng sinh thực hiện, hành vi đó lập nên một xu thế (prédisposition. Skt: pra-vaṇa / gata→thú hướng, sở thú hướng), một khuynh hướng trong tâm thức (hoặc nói như Trung quán luận sớ - Madhyamika-prasannaka - khuynh hướng này dẫn sinh trạng thái vô thường. N.D), và thú hướng hay trạng thái chứa nhóm nguyên lý vô thường này có một tiềm năng dẫn sinh liên tục (se perpétuer sans interruption) cho đến khi nào nó gặt được kết quả của nó. Mặc dầu không có sức đẩy nào khác hơn, thế nhưng tiềm năng sinh xuất toàn bộ thành quả luôn tồn tại; tất cả như đường nét của tay thợ gốm cứ mỗi một lần khắc họa, năng lực quán tính (đặc thắng) của chính nó tạo nên những chu kỳ liên diễn.

Nếu như ta quan sát được kết quả của nghiệp qua biên tế hay cảnh giới tái sinh tiếp theo sau đó (tức là do những nghiệp trải qua của quá khứ trong ba cõi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới), thì ta có thể phân loại được nghiệp nào là thiện nghiệp và nghiệp nào là ác nghiệp. Trong các thiện nghiệp, có thể chia thành các nghiệp nên khuyến tấn (vì chúng phát sinh những công đức) và các nghiệp mang tính vô ký (không thiện ác). Liên hệ đến nguyên nhân mà các nghiệp được cấu thành, đích xác là do: thân, khẩu và ý, thuật ngữ gọi là những cánh cửa. Bản chất hay thực tính của các nghiệp, có thể chia thành hai nhóm: ý nghiệp, (tức là nghiệp mới thành hình trong ý nghĩ mà căn bản là chấp thủ-Skt: Updna. N.D) và chủ tâm nghiệp (tức là hành vi đã đươc biểu lộ, thành hình. Skt: bhva – thuộc thân nghiệp. Hán dịch là Tư kỷ nghiệp. Như vậy, ta có: ý nghiệp→chư hữu→luân hồi N.D). Nghiệp, còn có hai hình thái khác nữa, đó là: định nghiệp và bất định nghiệp. Định nghiệp là gieo nhân nào gặt quả đó. Bất định nghiệp là thứ quả trổ sinh không như hạt giống đã gieo (hạt giống mà người nông dân đã gieo, kết quả không dừng ở những giạ lúa, mà chính là những thặng dư của những cái sẽ sắm, hoặc là, sự phá sản toàn diện từ những hạt giống đã gieo. N.D). Những tác dụng như vậy, sẽ thành thục ngay trong đời này (hiện thế), trong tương lai và sau đó nữa.

Điển hình một đời sống con người, nhân anh ta đã gieo như thế nào, thì hình thái và môi trường của anh ta sẽ như thế ấy. Nghiệp như đã nêu, trong Thangka, quyết định sự tái sinh của anh ta. Thế nhưng, còn có những yếu tố trợ nghiệp khác nữa (karma Complémentaires), một người nào đó có những phẩm chất đặc biệt hay không, chính nhờ những yếu tố trợ nghiệp này. Những loại trợ nghiệp mang tính chất sắc pháp đó có sức ảnh hưởng làm sắc thân anh ta đẹp hay xấu… Lấy thí dụ một người hay ốm đau bệnh hoạn hoặc luôn khỏe mạnh: yếu tố trợ nghiệp, tức là gã dẫn nghiệp tác dụng chung cho tất cả những hình thái hiện hữu ở đời này. Như bản đồ pháp giới trình bày, một người luôn đau bệnh, chính chúng, các nhân của đời quá khứ, sản sinh nghiệp xấu này. Ngược lại, gã dẫn nghiệp tuyệt vời với sắc thái hiện hữu đặc biệt, tức là đời người trở thành thiện nghiệp, hoạt động anh ta thường hướng đến điều thiện, được mọi người tán trợ. Tóm lại, khi gã dẫn nghiệp là ác và những trợ nghiệp “tốt” cho gã dẫn nghiệp này: cách dành cho thú vật với thể trạng khỏe mạnh. Cũng có những cách mà ở đây, gã dẫn nghiệp và trợ nghiệp đều thiện lành, hiện hữu được tán trợ. Cũng có những cách mà gã dẫn nghiệp và yếu tố trợ nghiệp đều bất thiện, sự hiện hữu không được tán trợ, thừa nhận. Nói chung, nghiệp có bốn phạm trù.

Như đã nêu, trong những nghiệp, chúng được người ta phân đều ra: Tư nghiệp (chỉ cho hoạt động của ý chí, chỉ có trong ý chí hoặc thành hình trong tư niệm mà thôi, chứ chưa thực hiện hay hiện hành), Tư dĩ nghiệp (nghiệp này đã được thực hiện qua thân và khẩu), bất luật nghi biểu nghiệp (nghiệp này biểu hiện ra hoàn toàn do quán tính, nên quyết đoán một cách mãnh liệt; vì do quán tính nên được gọi là nghiệp hoàn thành nhưng không chủ tâm), phi luật nghi phi bất luật nghi nghiệp (nghiệp này không lộ rõ nét trong ứng xử, tùy thời tùy nơi mà có thiện có ác, vì vậy mà được gọi là không lộ ra cũng không hoàn thành - ni projectes ni accomplis). Cũng có những hành vi (nghiệp) mà hoàn toàn do cố ý (chú tâm) nhưng không thực hiện chúng bằng những hành động, có những nghiệp mà sự chú ý được phủ định nhưng cố ý thực hiện; những nghiệp khác mà sự chú tâm và biểu lộ ra đều bị phủ định và, cuối cùng, có những nghiệp khác mà người ta cố ý và cố ý thực hiện. Hơn thế, còn có những nghiệp, được số đông lãnh thọ, tức là cộng nghiệp, và những nghiệp chỉ một cá nhân thụ dụng mà thôi, tức biệt nghiệp.

Nghiệp được tích lũy như thế nào? Chẳng hạn, trong buổi thảo luận ngày hôm nay, động cơ của mỗi người sẽ được tác động qua thân và khẩu. Một động cơ tốt đẹp tạo nên những lời lành và những hành vi thiện, do vậy, thiện nghiệp được tích tập. Kết quả được nhìn thấy nhanh chóng là việc tạo nên bầu không khí thanh bình và thân ái. Tuy nhiên, cũng với thân và ngữ ấy, thể hiện bằng bạo động, sân hận và những lời khiếm nhã, chúng sẽ nhanh chóng tạo nên bầu không khí bất hòa, bực dọc (thậm chí sẽ dẫn đến những thảm hại khó lường). Trong cả hai cách, nghiệp (hành vi) bị sức mạnh của vô minh điều động (thức hư vọng thuộc về bản chất tối hậu của mọi hiện tượng) chính là giai đoạn đầu tiên của nghiệp. Khi hành vi này hoàn thành, một tiềm lực, một xu thế tự định vị, tạo dấu in hằn trong thức và dòng thức liên diễn sẽ chuyển tải tiềm năng này cho đến khi nào nghiệp trổ quả (và, đó là nghiệp lực, quả của thời kỳ tái sinh). Như vậy, khi tạo ra một hành động, phát triển theo sau hành động ấy là một kết quả và tiềm năng mà cảnh giới sau cùng sẽ là bi thảm hay an vui trong thời kỳ tương lai.

Đấy là giai đoạn thứ nhất, vô minh duyên hành (nghiệp tướng). Giai đoạn thứ hai, thiết lập tiềm năng của quả tương lai (tiềm năng của thể nghiệm tương lai). Trong trạng thái thứ ba của Thập nhị nhân duyên, biểu tượng trong Thangka là một con khỉ - Thức - ngầm chỉ cho tính chất động của nó (tâm viên ý mã). Thức, thuật ngữ Phật giáo gọi là tâm số pháp và nó được giải thích bằng nhiều cách phức tạp. Có trường phái chủ trương rằng, thức chỉ có một mà thôi. Có trường phái khẳng định là có tám thức, có trường phái công nhận là có chín thức. Mặc dù trường phái quan trọng nhất của Phật giáo là Tông duy thức, khẳng định sự hiện hữu của sáu thức, thế nhưng biểu tượng cho thức thường là hình ảnh một con khỉ chuyền từ cánh cửa sổ này sang cánh cửa khác trong một ngôi nhà. Như vậy, chắc chắn rằng, chỉ có một thức mà thôi; do đó, khi đối tượng được mắt nhận thấy, gọi là nhãn thức, và các đối tượng thông qua các giác quan như tai, mũi, lưỡi và xúc chạm của thân - các trạng thái nhận thức được các đối tượng cũng như vậy. Phật giáo gọi là thức, đến độ giống như một con khỉ chuyền từ cánh cửa này sang cánh cửa khác; do vậy chỉ có một thức mà thôi. Trong cách này, chú khỉ biểu tượng cho đặc chất của thức.

Một vấn đề chính, là giữa nghiệp và những quả của nó, trong phạm vi ấy, nó có thể tiêu thụ một khoản thời gian đáng kể (le problème, c’est qu’entre l’action et ses fruits il s’éoule parfois un laps de temps considérable). Mọi trường phái của Phật giáo đều công nhận rằng, nghiệp không biến mất hay không bị băng hoại: giữa nhân và quả buộc phải có (một cái gì đó, như là một tiếp tuyến liên hệ) nối kết cả hai lại, một lý giải như vậy, trong đó có trường phái madhyamika-prasanguika. Sở y trên sự kiện mà mọi hệ thống thừa nhận là phải có sự tương tục của kẻ tạo nghiệp và người lãnh nghiệp (tác giả và thọ giả), trường phái Trung Quán (những người ủng hộ học phái madhyamika-prasanguika) dứt khoát thừa nhận rằng, cái đơn thể (individu - imputé en dependance, đơn thể hay giả danh quy cho duyên khởi) là căn bản thành thục của những vết in được nghiệp dựng nên. Trừ phi là một lý giải nào đó không đủ khả năng trình bày một căn bản thức có giá trị về những vết hằn này, thì hệ thống ấy phải tạo ra một nền tảng về sự chuyển hóa năng lực tập khí ấy mà không cần đến tiếp tuyến tương quan nào cả. Có thể đấy là lý do Duy thức thành lập Thức căn bản cho tất cả (Nhất thiết duy tâm tạo), như là nền tảng cho tập khí về những vết in hằn. Tuy nhiên, học phái madhyamika-prasanguika chưa nhận ra những điểm đặc thù như vậy, bởi vì học phái này cho rằng căn bản tập khí tương tục của những vết hằn là cái tôi đơn thuần, cái sự thức (hay là thế giới dữ liệu nguồn - la consience ordinaire) chỉ là nền tảng tạm thời.

Dựa trên quan điểm này, sau một nghiệp nhanh chóng diễn ra, có một trạng thái phá hủy hay dừng dứt cho nghiệp này, một trạng huống mà, nếu như ta có thể kết luận là, nó tự chuyển hóa bản chất một vết in, tính chất hằn sâu, trên dòng thức. Thức nối từ sát na này cho đến khi bước ngay tới đời sống mới tiếp theo sau đó được gọi là nhân thức (thức được biết như là có thời điểm khởi - consience du temps causal). Cái sát na theo sau một cách vô cùng nhanh, liên quan đến hữu thể tiếp đến được gọi là quả thức - tức là cái thức tạo nên tác dụng - (La consience du moment qui suit immediatement la connexion avec l’existence suivante est appelée consience-effet). Quả thức diễn ra từ sát na này cho đến khi bước ngay tới sự hiện hữu của chi thứ tư Thập nhị nhân duyên: danh và sắc; phạm vi thời gian diễn ra của nó cực kỳ nhanh.

Liên quan đến khái niệm: danh và sắc. Danh thuộc về tâm pháp hay tâm uẩn, bao gồm: cảm giác, phân biệt, ý chí và nhận thức. Và sắc thuộc về ngũ uẩn (5 giác quan): những hiện tượng vật lý. Trong Thangka phạm trù thứ tư này, danh sắc biểu thị bằng những nhà hải hành trên một con tàu. Trong những trình bày khác, danh và sắc giống như một đoàn tàu buộc vào nhau thành một hàng. Biểu tượng cuối cùng như tông Duy thức trình bày: A-lại-da thức (tâm linh căn bản cho tất cả) và sắc, tức là tâm pháp và sắc pháp) giống như những chân tự nương tựa lẫn nhau của một cái giá; nghĩa là, 1/ Thức của các quan năng hay chất liệu. 2/ Thức căn bản của tất cả (nhất thiết duy tâm tạo). 3/ Sắc. Trong một biểu tượng khác, con tàu chỉ cho sắc pháp và những nhà hải hành hiển thị cho tâm pháp. Chu kỳ của danh và sắc với sự phát triển của chủng tử cho đến khi nó biến thái thành lục xứ (lục căn - các quan năng nhận thức đối tượng ngoại giới).

Bài giảng chiều thứ năm  

Hỏi và đáp

Hỏi: Thưa đức Dalai-lama, ngài có thể nói rõ hơn về hai nhóm của “Thiền liễu biệt”.

Đáp: Thiền liễu biệt và Thiền tịch mặc, cả hai đều có hai nhóm. Trong nhóm một của Thiền liễu biệt, đây là trạng thái mà bạn trầm tư về một đối tượng nào đó, chẳng hạn phương cách trầm tư về vô thường; nhóm hai là cho phép ý thức của hành giả gieo duyên cho một trạng thái nào đó trong tâm thức; tức là cách Thiền định phát khởi bi tâm hay trau dồi lòng vị tha. Như đã nêu Tịch mặc thiền không được người ta chú ý cho lắm. Khi bạn trầm tư về vô thường hay tánh không, bạn sử dụng chúng như là đối tượng của tâm thức. Và khi đức tin hay lòng bi được bạn Thiền tư, không có nghĩa là bạn trầm tư về chúng . Đúng hơn là bạn không rọi soi về những đặc tính của trạng thái ấy, mà chính là bạn chuyển di tâm thức của mình vào đức tin hay lòng bi.

Hỏi: Có bao nhiêu nhóm nghiên cứu tích phân?

Đáp: Trong Phật giáo, để phân tích (tích hợp) hiện tượng, người ta liệt kê ra bốn cách. Cách thứ nhất, chủ yếu là tìm kiếm những chức năng (hàm số) của đối tượng, chẳng hạn: Tánh lửa là nóng và thiêu đốt, tánh nước là thấm ướt và kết dính v.v… Cách thứ hai, chủ yếu là nghiên cứu hiện tượng qua suy lý (suy luận) thiết lập trên những chứng cứ xác thực. Cách thứ ba, là tìm kiếm những mối tương quan phụ thuộc (liens de dépendence) như luật nhân quả chẳng hạn, cách cuối cùng thiết lập trên sự tìm kiếm thực tại tính của đối tượng: Đây đúng là một đối tượng! Tôi nghĩ, hết thảy hiện tượng có thể được hiểu bằng cách thứ tư này, ta thấy, đối tượng hiện hữu trong bản chất của một cái gì đó đúng như nó đang là, thuần phác hoàn toàn. Và theo tôi, cách phân tích hợp lý của loại thứ tư này có thể được ứng dụng để hiểu rõ về Luật nghiệp thân - Những liên hệ từ nhân đến quả của vòng luân hồi. Hãy lấy thí dụ một người nào đó đánh một người khác; bản chất của hành động này sẽ mang lại sự sân hận cho một chúng sinh, kết quả cho thấy rằng, ảnh hưởng của cơn bạo động sẽ quay trở lại bằng bản chất như vậy chống lại tác giả của nó, nghĩa là tác giả chính là thọ giả. Tương tợ, giúp đỡ chúng sinh bằng bản chất mang những điều lành và, những hiệu quả sẽ được đáp trả cho chính người tạo ra chúng những lợi lạc y như vậy. Cũng thế, nếu người ta hỏi tại sao ý thức có tính chất thể nghiệm được đối tượng, và tại sao vật lý là vật chất, thì người ta có thể rọi soi những nguyên nhân thuộc về biệt thể của chúng và có thể phản ảnh những điều kiện (duyên) tạo tác ra chúng. Thế nhưng, khi ta phát triển vấn đề xa hơn nữa và quả quyết rằng, đấy là bản chất của ý thức thể nghiệm được những đối tượng. Và, ta lập ra nguyên lý là ý thức có một khởi thủy, lúc đó ta sẽ phải đối diện với những lý luận, rời rạc thiếu nhất quán, nghĩa là nguyên lý mà ta thiết lập, chính nó sẽ bất hợp lý. Chẳng hạn, ý thức vốn phải được một cái gì đó sinh ra, mà cái đó không phải là thực thể hiểu biết hay vô tri thì sao? Do vậy, ý thức không có sự bắt đầu, là vô thủy, đây là cách thiết lập nguyên lý tối hảo, hay là một khái niệm tốt nhất.

Dựa vào khái niệm những hạt cực vi hợp thành vật chất, ý thức có thể khởi tác dụng với một điều kiện tương hợp, trong quá trình vật chất sinh ra, nói khác hơn ý thức có thể hợp với một điều kiện tương ứng nào đó trong tiến trình vật chất (sắc pháp) phát sinh, thế nhưng thực nhân (nguyên nhân thực sự) của vật chất cốt yếu vẫn là vật chất, bởi vì nó phải được sinh ra từ một cái gì đó đồng loại với nó. Chẳng hạn, hãy quan sát dãy Thiên hà (Thái Dương hệ) của chúng ta, hay là thế giới hệ của một tỷ thế giới. Truyền thống Phật giáo khẳng định rằng, vũ trụ hiện hữu bốn chu kỳ, được gọi là kiếp (éon), đó là: Không kiếp, Thành kiếp, Trụ kiếp và Hoại kiếp (thành, trụ, hoại, không); bốn thời kiếp này diễn ra, lại bắt đầu, tồn tại... trong những chu kỳ bất tận như vậy. Tôi tự hỏi rằng không biết có những thực thể sinh ra các hạt nguyên tử để các định kiếp như vậy diễn ra từ kiếp thành, cho đến kiếp hoại hay không. Có lẽ lý thuyết nguyên tử không gian này đã được nêu ra, trong hệ thống của Thời Luân (kalachakra). Cho dù năm hay sáu tỷ năm trôi qua, từ khi có vụ nổ big-bang, ta cũng cần phải có một cái gì là nhân duyên tối sơ để sinh ra nó, tức là yếu tính nào tạo thành các hạt cực vi?

Có một quan điểm khác nữa, là phương pháp tu tập Thiền định của các hành giả Du-già được gọi là Thủy đại hay Địa đại, trong những trạng thái tu tập này, mọi hình thái hầu như đều là đất hoặc nước v.v… Những hiện tượng được năng lực Yoga sinh ra thật là vô hạn. Chẳng hạn, sự vật cho dù được thừa nhận là có tính kiên cố xác thực đi nữa, ta cũng không thể thừa nhận tính xác thực của chúng trong mọi mặt và trong mọi tình huống (ta cũng không thể thừa nhận hay tìm ra được nguyên lý tạo ra chúng). Chúng chỉ được khẳng định là thuần chất trong sự tương quan với một đặc thái (trạng huống đặc biệt không tánh) nào đó.

Hỏi: Xin Ngài vui lòng giải thích về cái tôi, vô ngã?

Đáp: Sự lý giải này là không thể đối với những ai không tin về tiền kiếp, cũng như hậu kiếp, cũng như bản chất của nó, chúng chỉ được thừa nhận với những ai tin rằng, những chủ đề phức tạp này hiện hữu. Nhiều hệ thống triết học phi Phật giáo quan niệm có một cái Thường ngã đầu thai (di trú) từ đời này qua đời khác (hiện hữu này qua hiện hữu khác - một cái ngã tồn tại vĩnh viễn). Sở dĩ họ quan niệm như vậy là vì họ thấy rằng có một cái gì đó đi từ đời này đến đời khác; họ không nhận ra một cái gì đó vô thường hay nghiệp từ đời này qua đời khác, do vậy họ chấp một cái thường ngã, duy nhất và độc lập đi suốt (lịch trình) từ mọi kiếp đời - hết đời này sang đời khác.

(Nguồn: Phụ bản Pháp Luân số 6)


 


Trong các hệ thống Phật giáo, người ta đã thừa nhận một cái Tôi, thế nhưng không như nghĩa ở trên. Biết được rằng, cái Tôi hay Ngã là một bản chất mà nó có thể hàng phục được bằng phân tích. Ở những trường phái “Tiểu thừa” thì cho rằng, Ngã là một cái gì đó nằm bên trong thức uẩn và thân uẩn vô thường, có thể xem nó như là cái Tôi, cái Ngã cũng nên. Vài học phái đã nêu cái thức này (như là ngã). Những học phái khác lại đề nghị cái thức căn bản của tất cả (l’esprit base-de-tout), chẳng hạn như tông Duy thức. Vài học phái khác nữa đã đề nghị Ngã là dòng liên diễn của các uẩn (continuum des agrégats). Tuy nhiên, trong những hệ thống (Đại thừa) Phật giáo, như trường phái Trung Quán chẳng hạn, cái ngã này ví như là một cỗ xe được quy danh theo lý duyên sinh qua các bộ phận của nó mà ta không thể tìm thấy chính nó giữa các thành phần. Vậy, cái tôi không chỉ hiện hữu như là một cái gì đó phụ thuộc, mà ngay cả những hiện tượng (vạn pháp) cũng đều như vậy; cũng như tánh không được xem là duyên khởi, hoàn toàn là Phật quả, mọi hiện tượng xuất hiện và trở thành đều chỉ do tên gọi.

Hỏi: Thưa Ðức Thánh, Ngài có thể giải thích sự tương quan giữa Ngũ uẩn và Năm đại (năm yếu tố: đất, nước, gió, lửa và hư không)?

Ðáp: Thật là cần thiết để định hình được năm hợp thể (ngũ uẩn). Ðó là: Sắc, thọ, sự phân biệt hay là tưởng uẩn, những thành phần cấu tạo của ý chí hay hành uẩn và thức uẩn - Sắc, thọ, tưởng, hành, thức - Trong phạm vi sắc tập hợp những cấp độ, chẳng hạn, cơ thể của chúng ta có hệ thần kinh và máu, v.v... Ở mặt tế vi hơn, sắc bao hàm những phạm trù thuộc về phong đại phức tạp hay là các hiệu năng nội tại, được mô tả trong Tantra Du già Tối thượng. Ở đây, chỉ giải thích những liên hệ phức thể giữa những vận hành trong kết cấu vật lý, nền tảng và năng lực nội tại của (phong đại) luân chuyển trong cơ thể của chúng ta, và sinh xuất những cấp độ hữu thức và vô thức; hay nói khác hơn, chính sự lưu chuyển này phát sinh các cấp độ hữu thức và vô thức.

Bốn uẩn còn lại được mệnh danh là những căn bản của danh. Ðó là các cảm giác (thọ), tính phân biệt (tưởng), sự cấu tạo ý chí (hành) và thức. Thọ uẩn và tưởng uẩn đều là những căn thức (những yếu tố tâm lý) của cảm thọ và trí phân biệt, chúng được tách rời hẳn những yếu tố tâm thức (tâm lý) khác và được phân bố phạm vi hoạt động riêng. Nói theo Thế Thân trong Câu-xá luận (Abhidharmakosa - kho tàng của những biểu thức), Ngài cho rằng, sở dĩ có sự tách rời này xảy ra là vì tưởng uẩn, nguồn gốc của mọi mâu thuẫn trong hiện hữu, và kết quả là ta bị kéo vào trong sinh tử bằng sự bám vào lạc thọ và khát khao rời khổ thọ, tức là ta muốn thoát khổ bằng chính cái sinh ra khổ, lạc thọ. Trong bốn uẩn này, người ta liệt kê chúng thành hai loại nguyên lý với những yếu tố cấu tạo, đó là: Thọ uẩn và tưởng uẩn đều tiếp cận (cận hành) với thức, còn hành uẩn và thức uẩn thì không. Tóm lại, khi chúng ta nói đến chúng sinh là chúng ta nói đến thân chúng sinh bao hàm năm uẩn này, còn những chúng sinh ở cõi vô sắc, họ không có sắc uẩn. Nhưng theo Tantra Du già Tối thượng, thì chúng sinh ở cõi này cũng còn thân sắc thô phù.

Về phần bốn đại, vấn đề trong câu hỏi mà các bạn nêu ra liên quan đến bốn yếu tố nền tảng được người ta định danh là: đất, nước, gió, lửa. Yếu tố thứ nhất: có tên là Ðất, chỉ chung cho cái gì cứng và có tính ngăn ngại (chất ngại). Yếu tố thứ hai: Nước, tính trôi chảy và ẩm ướt là những khái niệm chỉ cho nó. Yếu tố thứ ba: Lửa, chỉ cho sự thiêu đốt và hỏa nghiệp. Yếu tố thứ tư: Gió hay không khí, ở ý nghĩa thô là chỉ cho hơi thở ra vào của chúng ta. Thế nhưng ở phương diện tinh tế, biểu hiện chủ yếu của gió là những loại năng lực, khuyến phát sự phát triển và chuyển hóa của chúng ta. Chẳng hạn, trong hệ thống Thời Luân nói rằng, phong đại vẫn tiếp tục luân chuyển ngay cả trong một thân thể đã chết rồi, bởi vì nó tiếp tục thu nhận sự biến thái. Có một yếu tố (phân tử) bổ sung, đó là khoảng chân không. Chẳng hạn, trong cơ thể chỉ cho những khu vực trống không, và những hình ống rỗng sử dụng cho việc bài tiết (thông lộ bài tiết) có một yếu tố bổ sung, đó là khoảng chân không, liên quan đến cơ thể, nghĩa là những huyệt vị trung tâm trống không, và hệ thống hình ống sử dụng cho việc bài tiết, hay là những thông lộ trong cơ thể. Bản văn Thời Luân cũng nói đến những hạt nguyên tử trong không gian cực kỳ tế vi (siêu nguyên tử - túi nguyên tử). Hiện tại, các khoa học gia cũng nói, những hạt siêu nguyên tử như vậy tồn tại trong không gian, làm bản vị cho những hiện tượng khác (làm nền tảng cho những hiện tượng khác - Servent de base aux autres phénomènes).

Những tương quan giữa ngũ uẩn và các đại trong Phật giáo là vậy. Nếu các bạn có những vấn đề nào khác về những chủ đề này xin các bạn cứ nêu ra.

Hỏi: Mọi thể hiện và tất cả cuộc sống chỉ là ảo hóa (nhất thiết chư tướng duy thị ảo hóa), nếu cho rằng không có tính chất nhất quán (chỉnh thể) nào cả trên phương diện hiện tượng xuất hiện, thế thì, buổi sáng này Ngài đề cập đến những gì?

Ðáp: (Tôi không cho rằng) cuộc sống là ảo hóa, đúng hơn nó tưởng như là ảo hóa, (ảo tưởng) [hiện tượng vừa có lại vừa không - La vie nest pas une illusion; elle est comme une illusion]. Ta có thể nói đến tính mâu thuẫn, phức tạp giữa cái cách mà các pháp xuất hiện (hiện hành), và cách chúng hiện hữu thật sự. Chẳng hạn, một pháp nào đó hiện ra là vô thường một cách thật sự và nó có thể xuất hiện như là thường. Cũng thế, một sự thể hiện nào đó hiện ra là nguồn cội của đau khổ, và chính nó cũng là nguồn của phú lạc. Những gì giả thuyết như vậy chỉ do những trạng thái sai lệch quen thuộc (những mâu thuẫn mang tính tập quán) giữa cái cách mà pháp hiện hữu thật sự (tính thật hữu của các pháp) cũng như cách chúng xuất hiện. Thế nên, theo bố cục của thực tại tối hậu, cho dù đối tượng xuất hiện để hiện hữu một cách thật sự, thế nhưng đặc tính của chúng, nghĩa là thực tại đặc tính của hiện hữu ấy lại là vô tự. Ðây là mặt mâu thuẫn khác giữa hiện tượng và thực tại.

Hỏi: Chúng ta thừa nhận (tin) hay không thừa nhận hiện tượng liên hệ với Vô minh vô thỉ như thế nào?

Ðáp: Hầu hết chúng ta đều tin rằng đối tượng có thực hữu tính. Nó xuất hiện để tự tồn tại, và ta cho rằng nó hiện hữu bằng cách này. Những thừa nhận như vậy đều là hiệu quả của Vô minh vô thỉ sai sử.

Hỏi: Thưa Ngài, khi nào ái dục (soif) là nhân, khi nào nó là quả?

Ðáp: Một (niệm) ái dục hiện tại có thể dẫn thành những niệm ái dục sau, trong cách này ái nó là nhân. Một sát na diễn ra sau cái ái dục này bị nhân trước sai sử, vậy nó là quả. Cái này có khi là quả, có khi là nhân, chúng biến thái rất phức tạp, đây là diễn trình nhân quả trước sau của chúng.

Hỏi: Khi một vết in của nghiệp đã bị hằn sâu trong tâm thức, ta phải nhận lấy hoàn toàn hậu quả của nó, hay ta có thể hư thoát nó không?

Ðáp: Nếu bạn có khả năng tạo nên một năng lực thù thắng hơn những trợ duyên đã tác khởi cho nghiệp biểu hiện sự phát triển hoàn toàn của nó thì khi ấy ta có thể hàng phục trọn vẹn nó. Chẳng hạn, khi ta nhận ra những sai lầm của mình, ta phát tâm sám hối, và tiến hành đầu tư những hành vi đáng được yêu thích, những thiện nghiệp để tịnh hóa Nghiệp không được yêu thích, hay ác nghiệp trước đây và rồi ta đi đến giải thoát chúng. Ít ra bạn cũng có thể hạn chế năng lực của nó đến độ cho dù bạn gặp phải những trợ duyên để nó phát triển đi nữa thì nghiệp khi ấy cũng chỉ là phi nghiệp.

Bây giờ, chúng ta có thể tiếp tục trở lại mô tả phạm trù Thập nhị Nhân duyên nhé!

VÔ MINH VẤY BẨN CUỘC ÐỜI

Thọ uẩn, lĩnh vực lực xứ của Thập nhị Nhân duyên, được gọi là thức căn (căn bản của thức - Thức xứ), đây là những cơ cấu phát triển nội tại của thức, hiện hữu qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và những cảm xúc tâm lý. Trong Thangka, chúng được minh họa bằng một ngôi nhà trống, vì khi người ta sinh ra, trước khi rời tử cung, có một khoảng thời gian. Ở đây những chức năng tuy đã phát triển, nhưng vẫn chưa hoạt động hữu hiệu. Nghĩa là nó như một ngôi nhà trống: những quan năng bên ngoài cần đến sự hoạt động của thọ, tưởng phát triển, thế nhưng bên trong, chúng vẫn chưa có đủ chức năng.

Tiếp đến là Xúc, nhân duyên thứ sáu trong chuỗi mắt xích Thập nhị Nhân duyên. Phạm trù Xúc này chỉ cho một yếu tố tâm lý (tâm thức) dùng để phân biệt những đối tượng như vui, buồn và hay là trạng thái vô ký (trung tính - không vui, không buồn), cả khi điều giải đối tượng, năng lực cảm xúc và nhận thức tiến đến sự kết nối lại đối tượng, năng lực, cảm xúc và nối kết nhận thức lại những đối tượng như sắc có thể thấy được, âm thanh có thể nghe được, lưỡi có thể nếm được, mũi có thể ngửi được, những đối tượng có thể sờ được (sắc, thanh, hương, vị, xúc) những hiện tượng khác; ngoài năm phạm trù này thì không được liệt kê vào. Năm năng lực cảm thụ nội tại (hay là năng lực cảm thụ) tương ứng với năm giác quan, đó là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và những cảm xúc tâm lý (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý).

Khi tiếp xúc với một đối tượng, quan năng cảm xúc và một sát na tâm vừa diễn ra có thể làm tác duyên phát sinh cho sát na tâm hiện tại. Ngay lúc đó, yếu tố tâm lý xúc khởi lên phân biệt đối tượng như: vui, buồn, hoặc vô ký (không vui, không buồn).

Nói chung, có ba điều kiện giúp cho khái niệm phát sinh. Ðiều kiện ban đầu gọi là đối tượng có thể quan niệm được (cảnh duyên), đối tượng làm sinh ra ý niệm và điều này thuộc về phạm vi cảnh duyên. Ðiều kiện thứ hai gọi là căn duyên (điều kiện chủ yếu), một cơ năng hiệu ứng với thức căn, mà nhiệm vụ của thức căn này chỉ nhận được một vài loại đối tượng thuộc về thẩm quyền của nó (tâm sở), mà không phải là những đối tượng khác. Thí dụ: chức năng của mắt là để thấy, không thể nghe được âm thanh. Thật ra một niệm tưởng có thể nhận được đối tượng của nó chính là sát na tâm đã diễn ra trước đó; đây là điều kiện thứ ba được gọi là thức duyên (điều kiện sát na tiên khởi). Tóm lại, phạm trù xúc chỉ cho sự tiếp xúc giữa chủ thế và đối tượng trong phạm vi của nó bao gồm: cảnh, căn, và thức. Bởi vì, có một tương quan giữa đối tượng và thức thể phân biệt của nó (xúc); chẳng hạn, nụ hôn là biểu tượng cho xúc. Xúc chỉ cho sát na tâm, mà ở đấy diễn ra sự tương hội với đối tượng, với những yếu tố cảm thọ và với thức. Nó là trạng thái gây ra việc đánh giá đối tượng như: vui, buồn, và vô ký, và cũng chính nó có trước sự phát sinh của thọ.

Nhân duyên thứ bảy trong vòng Thập nhị Nhân duyên, đó là thọ. Nó được thừa nhận như là yếu tố tâm lý cảm nghiệm trạng thái vui, buồn và vô ký (trung tính) sau khi xúc đã phân biệt được những đối tượng như vậy. Có một trường phái lý giải rằng, những cảnh giới (biên tế) của phạm trù thứ 7 này nhận ra được các trạng thái vui, buồn và vô ký tinh tế hơn cho đến khi đạt được cực điểm của khoái lạc. Trong Thangka, thọ được biểu tượng bằng một con mắt với ánh nhìn nhọn tựa mũi tên, nó nhạy cảm đến độ ngay cả sự phiền não tế vi nhất cũng là nguyên nhân gây khó chịu nghiêm trọng. Trạng thái cảm thọ nhạy bén này chỉ ra rằng: dưới sức ảnh hưởng của cảm thọ bất cứ những nỗi vui buồn nào, cái cảm thọ nhạy bén ấy cũng làm ta mất cân bằng, đích thực là chúng dẫn dắt ta vậy. Thế đấy, khoái lạc xui khiến chúng ta luôn thèm khát và đau khổ không ngừng mang ta chạy trốn.

Phạm trù thứ tám và thứ chín của Thập nhị Nhân duyên, đó là ái dục và thủ. Cả hai loại này đều thuộc về trạng thái chấp luyến. Chúng khác nhau ở tính chất cường độ: sự chấp luyến của ái dục thể hiện sự yếu kém hơn so với hiệu quả mãnh liệt của thủ (chấp thủ). Chẳng hạn, sự bám chấp liên quan đến dục giới, tức là đối với cảnh ngũ dục của thế gian sinh tâm tham muốn, thèm khát, đây được gọi là dục thủ (bám chấp vào những dục vọng từ cảnh ngũ dục của trần gian). Kế đến là trạng thái bám chấp vào sự phân tách của cá nhân mình để mưu vọng loại trừ đau khổ, và trạng thái bám chấp vào cõi sắc và vô sắc, cho rằng có một cái ngã tồn tại (ngã chấp), xét qua những điều kiện của chính bản thân.

Thangka (bản đồ pháp giới) vẽ một gã uống rượu nhằm biểu thị chỉ cho cảnh giới ái dục này. Hình ảnh ấy dễ hiểu phải không các bạn? Chẳng hề gì với một ít rượu như vậy, mặc dù chúng đã làm cho bạn béo phì lên, thế nhưng bạn vẫn tiếp tục và còn tiếp tục uống nữa.

(Túi) ái dục hầu như không có đáy, nó là một yếu tố tâm lý làm tăng thêm sự chấp luyến mà thôi.

[Ðoạn chấp thủ này tôi dịch theo bản tiếng Anh và một số lý giải của Phật Quang đại từ điển và Phật học đại từ điển của Đinh Phúc Bảo - chấp thủ hay là âm thầm chộp bắt một đối tượng nào đó mà ta khát khao yêu thích - chấp thủ, tiếng Phạm là upàdàna, nó biểu tượng một con khỉ ăn ngấu nghiến trái cây, với ý nghĩa là chấp trì, chấp thủ. Ở nghĩa hẹp, nó chỉ cho tính chất phiền não của chấp trước. Ở nghĩa rộng, nó là tên gọi khác của phiền não. Người ta đem 108 loại phiền não trong tam giới (dục giới, sắc giới và vô giới) chia ra làm bốn loại, mỗi loại có những tính chất phức tạp của nó. Liên quan đến ý nghĩa của trạng thái chấp thủ này. Dựa vào những giải thích của luận Ðại Tỳ-bà-sa quyển 418, người ta chọn ra được ba ý nghĩa cốt lõi, đó là phiền não hay tạo nên hỏa nghiệp đốt cháy chúng hữu tình. Vả lại, hành tướng cực kỳ lợi hại của nó có thể phá hoại pháp thân huệ mạng do vậy nó được mệnh danh là thủ. Ngoài ra, Câu-xá luận, quyển 20 giải thích thêm rằng, phiền não có khả năng duy trì thành quả của sắc pháp (chư hữu), vì vậy nó được mệnh danh là thủ. Thủ có bốn loại: một là áp dụng cho những đối tượng được ta ham thích - thủ - Nghĩa là đối với cảnh giới ngũ dục của thế gian là sự phát sinh của tâm tham chấp. Hai là, áp dụng cho ngã ái, thuật ngữ gọi là kiến thủ. Ý nghĩa thứ hai này, tức là chấp lấy hiện tượng bằng những quan điểm, sai lệch của mình như: duy trì, coi trọng bản thân, nghiêng một bên và tà kiến. Ý nghĩa thứ ba của chấp thủ ứng dụng cho những hệ thống phi đạo đức và hướng dẫn sai lầm, thuật ngữ gọi là giới thủ cấm, tức là chấp trước vào những hệ thống phi đạo đức (phi chính nhân) và tà đạo (những hướng dẫn sai lầm - phi chính đạo) xem chúng là chính nhân và chính đạo, tức là bám lấy những cấm giới từ trong năm quan điểm sai lầm của mình, [ngũ kiến: quan niệm về sự tồn tại của thân (hữu thân kiến), theo đuổi một quan điểm cực đoan (biên kiến), quan điểm phủ định đạo lý (hay quy luật) nhân quả (tà kiến), quan niệm dựa trên căn bản sai lầm mà cho là chính xác (kiến thủ kiến), hiểu giới luật và những cấm chế của Phật đặt ra một cách lẫn lộn, và cho rằng sự hiểu biết về giới luật theo cách nhìn của mình là có thể đạt đến Niết-bàn, thuật ngữ gọi là (giới cấm thủ kiến)], và ý nghĩa thứ tư của thủ là bám chấp vào những quan niệm của mình thông qua những điều kiện của tự thân mà khởi lên ngã chấp, tức là bám chấp vào những loại phiền não của sắc giới, dục giới và vô sắc giới như: tham lam, kiêu mạn, nghi ngờ, vô minh. Những hình thức chấp thủ như vậy, chúng cuốn trôi giới hạnh (tâm thức) của những người cư sĩ tại gia (như mơ làm tiên chẳng hạn) và cuốn trôi luôn cả (pháp thân và huệ mạng) những ai chọn đời sống xuất gia - quả vậy, chúng đáng được gọi là tà kiến.

Ngoài bốn nghĩa chấp thủ này ra, người ta còn tìm thấy 02 loại chấp thủ nữa. Chẳng hạn, một con người tạm thời giải thoát ái dục liên quan đến dục giới, anh ta đã có một chánh kiến (quan điểm đúng) và mặc dầu anh ta nguyện tái sinh về cõi sắc và vô sắc, vậy thì anh ta phải tích lũy một nghiệp duyên để thúc đẩy nguyện ước này thành tựu. Do vậy, đời sống của những ai ở cõi đó vốn đã hàm ẩn chấp thủ, thí dụ này không nằm trong bốn phạm trù chấp thủ vừa nêu, vì những quan điểm như vậy là không triệt để, không dẫn đến giải thoát hoàn toàn.

Ngoài ra, ái dục trong bốn phạm trù chấp thủ, hai phạm trù đầu chỉ là quan niệm cực đoan nhắm vào hiện tại mà không chấp thủ vị lai, quan niệm này thuộc về đoạn kiến; còn hai phạm trù sau, tức là giới cấm thủ và ngã ngữ thủ thuộc về quan niệm duy vị lai (chấp vào sự tồn tại của tương lai), chúng thuộc về thường kiến. Vả lại, hai phạm trù chấp thủ ban đầu là sở chấp của tại gia cư sĩ, đồng thời cũng là sở chấp của thành phần xuất gia, chúng là nhân tố dẫn sinh phiền não của hành giả xuất gia. Hai phạm trù sau cũng là trạng thái được hành giả xuất gia và tại gia chấp trước, chúng lại là nhân tố cho hành giả xuất gia tu tập. Hơn thế, hai phạm trù đầu là những đối tượng hoàn thành, còn hai phạm trù sau là chủ thể hoàn thành (sở thành và năng thành). Thế nhưng, trường phái Kinh bộ cho rằng, tham là thể tính của bốn phạm trù trên. Những dẫn giải có tính hệ thống như vậy nhằm mục đích giải trừ, hoặc là làm giảm đi những kiến chấp sai lầm và không nên cho đó là toàn triệt.

Như đã đề cập, bằng sự duyên khởi của danh và sắc, của thức căn (lục nhập), của xúc và thọ, thủ (ái dục) được khởi sinh để ta tiếp tục cảm nghiệm lạc cảnh và chạy trốn khổ cảnh. Khi một trạng thái ái dục như vậy sinh ra và nó biến thái trong những hình tướng càng lúc càng kiên cố, bám dính vào những đối tượng và được những cảm quan hấp dẫn để hưởng thụ các khoái lạc của sắc, thanh, hương, vị và xúc; hay nói khác hơn, trạng thái ái dục tạo nên sự bám chấp với những đối tượng thuộc về cảm quan vốn được thèm khát như hình sắc, âm thanh, hương thơm, vị nếm và sự xúc chạm. Ái dục và chấp thủ làm nhiệm vụ chuyển tải nghiệp lực (tiềm năng của nghiệp) - Thiết lập trước tiên trong thức bằng sự tiếp sức của vô minh vô thủy (thức duyên với vô minh), đây là nhân sinh ra quả trong dục giới (đó là nguyên nhân cho việc hình thành một đời sống mới trong cõi dục). Khi nghiệp này in sâu trong tâm thức của chúng ta, nó lại được ái dục và chấp thủ dưỡng nuôi cho đến khi nó có đủ khả năng để sinh ra một cuộc sống sau đó (đời sống tiếp theo), nghiệp này được gọi là cái đang trở thành (hữu), đấy chỉ là chi thứ 10 trong Mười hai chi nhân duyên. Với cách này, sở dĩ hữu được mệnh danh như vậy là vì nó chỉ cho sự thành thục hay kết quả (một cuộc đời mới trong vòng tròn của bánh xe đau khổ - khổ luân) và không chỉ cho nguyên nhân - nghĩa là (nghiệp hoàn thành). Theo quan điểm của trường phái Trung Quán, hữu, chính xác nhất là chỉ cho một trạng thái có đủ tiềm năng của một sự phá hủy với một hành động (nghiệp), mà chính nó là một hiện tượng có chức năng sẽ sinh ra đời sống tiếp theo, nghĩa là trong sinh đã có diệt, hoặc sự tồn tại mang tính hủy diệt. Chi thứ 10 này, trong Thangka vẽ một phụ nữ mang thai. Với cách này, nghiệp hay người phụ nữ ấy vào giai đoạn sắp sinh, mang trong bụng một hài nhi đã phát triển hoàn toàn, thế nhưng nó chưa chào đời, đời sống tiếp theo mà nghiệp đã tạo ra một cách trọn vẹn vẫn chưa thể hiện, biểu tượng này chỉ cho nghiệp lực. Chi thứ 10 diễn ra nhanh chóng; ở đây, nghiệp với tiềm năng hoạt động của nó cho đến khi khởi đầu cuộc sống tiếp theo - Nghiệp quả - chu kỳ này phân ra làm hai: Thời kỳ thứ nhất được gọi là sinh hướng, bởi vì nó hướng thai nhi vào cuộc sống mới và nó đặt đứa bé ấy trong đời sống phía trước. Thời kỳ thứ hai được gọi là trong tiến trình hay trong dòng chảy bởi vì nó liên quan đến nghiệp lực ở thời kỳ của tình trạng trung chuyển, giữa hai trạng thái hữu - còn trong thai và đã chào đời (hữu trong tiếng Phạn là Bhava, nghĩa là sự sự tồn tại- quyển 60 của luận Ðại Tỳ-bà-sa đã giải thích hữu qua nhiều ý nghĩa, thế nhưng ý nghĩa chủ yếu của nó vẫn là chỉ cho quả thể dị thục của chúng sinh và quả thể này có khả năng chiêu cảm (dẫn dắt) những nghiệp của nó (Phật Quang Đại từ điển, q. 3, trang 2426, ND).

Chi thứ 11 trong 12 nhân duyên là sinh, biểu tượng một phụ nữ đang sinh. Ðứa trẻ trong bào thai của mẹ, vào cuộc đời mơi một cách trực tiếp.

Chi cuối cùng của 12 nhân duyên là già lão và chết (lão, tử). Trạng thái già có hai loại: Loại thứ nhất có tên là: tiến trình dẫn đến lão hóa, từ khi có nhận thức cho đến kết thúc cuộc sống, người ta lão hóa một cách thảm hại. Loại thứ hai, có tên là sự suy bại, nó là trạng huống suy thoái quen thuộc của tuổi già.

Sau trạng thái già là chết. Trên con đường này, có biết bao rối ren bất hạnh và biết bao loại đau khổ, nghĩa là tám nạn khổ hiện hữu của một kiếp đời, chẳng hạn: khổ vì mong cầu chẳng được (cầu bất đắc khổ - Tìm không được những gì ta mong muốn), khổ vì nhận lấy những gì mà người ta không mong đợi (Oán tắng hội khổ - thù hận kiếp nào, không muốn cũng gặp nhau), v.v...

(Nguồn: Phụ bản Pháp Luân số 7)





VÔ MINH VÔ THỦY: Nguồn gốc của khổ đau

Đời sống của chúng ta bắt đầu bằng sinh khổ và kết thúc bằng tử khổ; giữa hai cực đoan này xảy ra bao điều tệ hại khi đến tuổi già nua và những dữ kiện phiền lụy khác đi theo. Đây là khổ đau (Khổ đế trong Tứ đế) mà chúng ta không bao giờ muốn và ước mong hành phục. Tìm giải pháp để xử lý vấn đề này là một trong những điều quan trọng trong tiến trình tu học: vậy có phương thuốc nào để chế ngự tình trạng khổ đau thường thấy này hay không? Để có một giải pháp hữu hiệu, chúng ta phải tìm cho được nguyên nhân tối sơ và cốt yếu trong tình trạng hiện thực mà mình đang cơ nhỡ. Đấy chính là vô minh vô thủy, chi phần đầu tiên gây ra đau khổ, nó nằm trong phạm trù 12 chi nhân duyên.

Khi chúng ta xét đến bất cứ loại khổ đau nào hiện đang được cảm nghiệm, chúng ta sẽ tìm gặp bản chất của nó có nguồn gốc từ vô minh vô thủy. Khi nào mà ta còn bị vô minh tác động thì khi ấy mầm mống và nguồn gốc của khổ đau vẫn luôn tồn tại, chẳng hạn như, mỗi phút giây ta động niệm qua một hành vi nào đó thuộc về sân hận, oán đối, ghét thương... Do tiến trình này, chúng ta dễ dàng thiết lập vô số xu thế trong dòng thức của mình: Những ấn tượng tạo nên thuộc về nghiệp - chính chúng phát sinh từ vô minh - Và, thật vậy, dòng thức của chúng ta bảo lưu tính chất vô hạn của những tiềm năng (sinh ra từ động niệm) này, đến độ chúng lôi ta vào trong các đời sống tương lai (cũng vô hạn như chính những tiềm năng) ấy.

Chúng ta vừa trình bày xong 12 chi nhân duyên theo vận hành hình tròn. Đầu tiên là vô minh vô thủy và 11 chi khác xoay chuyển theo. Với cách trình bày như vậy, cho phép ta biết rằng, nhiều chu trình duyên sinh diễn tiến trên cùng một thời điểm (đột hiện - xảy ra đồng thời và tại một điểm), bởi vì những biến hiện của vô minh có thể dẫn sinh hàng loạt các nối kết. Và theo cách thể hiện này của 12 chi nhân duyên, bằng sự hoạt động hàng loạt như vậy duyên trước nhiếp lấy duyên sau, cho phép ta hiểu rằng, chu trình vòng xoay trọn vẹn của 12 chi nhân duyên sẽ còn có nhiều chu trình đồng sinh khởi trong cùng một thời điểm. Chúng ta cũng có thể kinh nghiệm sự diễn tiến tiếp theo sau: trong chu trình 12 chi nhân duyên, vô minh, hành và thức (3 chi phần đầu tiên) xung động năng lực khiến cho dẫn sinh một đời sống tương lai (tạo nên năng lực dẫn đến tái sinh), người ta còn thấy giữa thức và danh sắc (chi 3 và chi 4 của 12 chi nhân duyên), giữa ái dục, thủ, và hữu; chính danh và sắc là hai phạm trù có khả năng tạo tác dụng nhanh chóng ở trong thức, cái tiềm năng cần cho việc sinh ra một đời sống khác.

Cũng vậy, khi ta quan sát, chi thứ 8, thứ 9, và thứ 10 vào cùng thời điểm ấy, chi phần sinh cá biệt đang được tác động bởi một tập hợp khác danh sắc, lục nhập, xúc và thọ. Lại nữa, dục, thủ và hữu - chúng xen vào giữa chi phần thứ 3 và thứ 4 - được danh, sắc, lục nhập, xúc và thọ đến trước theo đặc tính của chính chúng. Vậy thì, một chu trình khác nữa của vòng duyên sinh đã được bao hàm rồi trong sự phát sinh nào đó đã và đang diễn tiến, tức là một chu trình đơn nhất của 12 chi nhân duyên nhất thiết phải gắn liền với những chu trình khác vậy.

Bởi vì, chi thứ 1 của 12 chi nhân duyên là vô minh vô thủy còn chi cuối là già và chết, hai cách diễn dịch đó có thể chỉ cho sự bắt đầu và kết thúc. Thế nhưng, chúng ta hiểu rằng, chu trình vận hành thật sự của 12 chi nhân duyên không hoàn toàn mang tính đơn phương, những chi phần cần đến cho sự đột khởi của những chu trình khác, những mắc xích như vậy không thể nào có sự kết tận, khi mà vô minh chưa bị loại trừ triệt để. Chúng ta thấy rằng, nguồn gốc khổ đau chủ yếu là vô minh, trừ phi nó chưa bị tận trừ, thì không có cách nào để người ta có thể làm cho tiến trình đau khổ thật sự chấm dứt.

Nếu như chúng ta có thể nhận ra được 12 chi nhân duyên bằng cách liên hệ đến kiếp đời trong khổ luân, chẳng hạn như đời sống thú vật, quỷ đói hay là đời sống trong địa ngục, như vậy thì thuở tiền sinh của đời sống ấy đã có liên hệ cùng ác nghiệp, ở đây chỉ cho một lối sống mê mờ của các cảnh giới, mà tự thân của các cảnh giới này đã có liên hệ đến nghiệp và quả của chúng, tức là vô minh căn bản. Năng lực này sinh ra ác nghiệp, thiết lập một tiềm năng trong thức, làm nguyên nhân “giới thiệu” ta vào trong khổ cảnh. Nguyên nhân của việc dẫn sinh này đã được ái dục và chấp thủ tác trợ, cho đến khi nào nó vận hành một cách trọn vẹn, thì khi ấy nó trở thành hữu. Đấy là những nguyên nhân tối sơ về quả dẫn sinh (thức, danh sắc, lục nhập, xúc và thọ), và là quả thành thục (sinh, già, bệnh và chết) của khổ đau trong luân hồi hiểm nạn.

Trong mọi hữu thể có thiện nghiệp (con người, chư thiên, A-tu-la) liên hệ đến 12 chi nhân duyên, người ta tìm thấy vẫn là vô minh, tức là tương quan đến một đời sống mê mờ trong thế giới hiện tượng; thế nhưng đời sống này vượt trội hơn, việc cấu thành nghiệp như vậy được nghiệp thiện phát sinh, chẳng hạn, không sát sinh, trộm cắp, hoặc làm ích lợi cho người khác... Với những thiện nghiệp như thế, thiết lập trong thức căn những dấu ấn thiện mà kết quả của nó sẽ là sự tái sinh vào các cảnh giới lành như đã nêu. Nhân sở dẫn này cũng được ái dục và chấp thủ tác trợ và thúc đẩy, cho đến khi nào nó vận hành toàn diện để trở thành hữu, mà hữu sản sinh ra hai nhân vật: sở dẫn và năng dẫn quả (effers introducteurs et producteurs - đối tượng được hướng dẫn và chủ thể chỉ đạo) của một hiện hữu trong cảnh giới lành.

Như vậy, việc vượt ra khỏi vòng sanh tử luân hồi chính là cứu cánh, còn phương tiện là phương pháp chỉ cho những ai phát triển lòng bi mà chúng ta vẫn thường nhận thấy. Thật thế, bằng những phương pháp thiền định trong chức năng của chúng, hành giả có thể phát triển và sử dụng làm căn bản như sau: Quán tưởng 12 chi nhân duyên nhằm khai thác ước nguyện vượt thoát sanh tử luân hồi cho chính mình (tự lợi); quán tưởng 12 chi nhân duyên phát khởi lòng bi để mang lại lợi lạc cho người khác (lợi tha), nghĩa là tha nhân cũng giải thoát như mình vậy.



DUYÊN SINH VÀ GIẢ DANH BẰNG THUỘC TÍNH

Một khía cạnh khác của khái niệm duyên sinh là sự cấu thành những hiện tượng và các thành phần của chúng. Mọi đối tượng đều được cấu tạo bằng những thành phần. Đối tượng vật lý cũng có những thành phần định hướng (hướng xạ - directionnellle) và những hiện tượng phi vật chất sinh diệt, vô thường (sát-na sinh diệt tạo nên dòng liên diễn của chúng, tức là dòng liên diễn của những hiện tượng phi vật chất). Nếu như thật có những hạt không có phương phần (indivisible - các hạt không thể nhìn thấy bằng mắt thường, chúng được cho là không có gốc và cạnh để tiếp xúc. Phương phần, thuật ngữ của Duy thức), đưa đến tác dụng như là khối cấu trúc hay các yếu tố tạo nên các đối tượng cụ thể (chẳng hạn hạt cực vi hay phân tử), thế thì ngay từ đầu ta chẳng thể nào phân định được, thí dụ, đâu là phải, đâu là trái, hoặc trước hay sau. Và khi ta không thể định vị được bất cứ phương diện nào của đối tượng, dù bằng cách nối kết hay loại suy, vậy thì ta không thể bắt gặp bất cứ cái gì khác hơn là những khuôn mẫu của đối tượng gốc. Sự kết hợp chúng là một điều bất khả. Tuy nhiên, khi đối tượng vật chất đã được ta xác định có những lượng tử cực vi, dù chúng có nhỏ bé đến đâu, thì chúng dứt khoát phải có những thành phần định hướng. Chính vì lý do ấy, ta đi đến kết luận rằng, mọi đối tượng vật lý đều được cấu tạo bằng những phương phần.

Nguyên tắc này, áp dụng cho mọi dòng liên diễn (mọi trạng thái vận hành một cách tương tục): nếu như những sát-na hay các hạt cực vi vô thủy vô chung (không có sát-na trước hay sát-na sau), thì chúng không thể hình thành một dòng tương tục được. Nếu như một khoảng thời gian cực ngắn (vi thời lượng - un instant de temps), không có những phương phần hoặc các phương diện có khả năng tiếp xúc với vi thời lượng trước và sau đó, thì nó không thể thành hình một dòng tương tục, tức là nó không thể có những bộ phận phi thời. Cũng vậy, đối với những hiện tượng bất biến, như hư không thuần túy, phi hỗn hợp (trong mắt thường) để xác định, ta có những phương vị đối xứng (bằng ước lệ), như Đông và Tây, hoặc có phương vị này liên hệ đến phương vị khác, đối tượng này liên hệ đến đối tượng kia. Do vậy, tất cả đối tượng, dù là thường hay vô thường, biến dịch hay bất biến dịch, chúng đều có những bộ phận hay các phương phần.

Tuy nhiên, khi một đối tượng đặc thù (đặc tướng), cái toàn thể hay những thành phần của chúng - những bộ phận tối hậu này có thể là căn bản giả danh đồng phần hay tổng hợp thể (base d’imputation de l’ ensemble ) - xuất hiện với tâm thức của chúng ta, cái tổng hợp thể này xuất hiện có đặc tướng của nó, và những bộ phận tạo ấn tượng là những thành phần của chúng. Có phải như thế không? Mặc dầu tất cả đều phụ thuộc vào những thành phần, cái toàn thể và những thành phần của nó gây ấn tượng hiện hữu bằng cách thế tự quyết và việc xấu sẽ lộ ra ngay. Hai sự xuất hiện này thường có trong niệm tưởng của chúng ta, song, sự hiện hữu thật sự của cả hai, ta có thể chỉ ra cái toàn diện đã được phân tích, rằng chúng là một hợp thể, nghĩa là không có sự nhất quán giữa cái toàn thể và những thành phần xuất hiện cũng như cách chúng hiện hữu thật sự, mặc dầu chúng có vẻ như là những thực thể riêng biệt của chính chúng, thế nhưng, thực tế không phải vậy.

Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhận thấy sự khác biệt giữa cách xuất hiện của cái toàn thể và những bộ phận của nó và cách chúng hiện hữu thật sự: mỗi một trong hai có vẻ có một hiện hữu tự quyết hay yếu tánh tự hữu, cho dù không phải là như vậy. Thế thì, không thể cho rằng, những cái toàn thể cấu trúc bằng những thành phần là không hiện hữu: không có khả tính của cái toàn thể, người ta không thể nói đến những thành phần, một toàn thể nếu ta chỉ ra được những tập hợp tế vi như là những thành phần của nó. Vậy, những cái toàn thể hiện hữu, nhưng mà cách hiện hữu của chúng là cái có, được giả danh bằng sự phụ thuộc vào những thành phần của chúng: chúng không thể hiện hữu bằng cách nào khác hơn nữa được. Sự lý giải này tương ưng cùng với những hiện tượng biến dịch và bất biến dịch mà chúng đều là những hiện tượng thường và vô thường. Vị trí thích đáng của hệ luận như vậy, rộng sâu hơn là cách lý giải trước đó về duyên khởi, bởi vì cách lý giải trước đó chỉ giới hạn trong những hiện tương sinh ra bằng sự phụ thuộc vào nhân duyên mà thôi.



BẤT KHẢ TRI LƯỢNG

Những cái không thể nhận thức được bằng phân tách (DÉFINITION DE L’INTROUVABILITÉ - ce qui ne peut être trouvé par l’analyse).

Tư tưởng duyên khởi có những hệ quả của một chiều sâu khó thể đo lường. Có điều ta cần lưu ý rằng: Nếu ta không hài lòng với sự xuất hiện đơn thuần của một đối tượng, cả đến nghiên cứu bổ sung cho đối tượng với cái mà tự mình xử lý bằng giả danh đi nữa, thì ta cũng không bao giờ tìm thấy bất cứ điều gì, bên trong lẫn bên ngoài những căn bản giả danh của đối tượng này để có thể nói lên là chính nó. Thí dụ như, cái “Tôi”, cái ngã chẳng hạn: Cái tôi là nhân vật chủ tể, hoặc lấy cái tôi này sử dụng cho cả lãnh vực thân và tâm, cả hai là những đối tượng mà cái tôi này có thể sai xử. Vậy thì cái tôi, thân và tâm chắc chắn hiện hữu, và người ta không thể chối từ hoặc phủ nhận rằng, chúng đã hoàn thành chức năng riêng của chúng. Cái tôi như là một ông chủ sở hữu thân và tâm. Thật thế, chúng ta nói là “hôm nay tôi rất khỏe và cảm thấy sảng khoái”, khẳng định như vậy tuy có giá trị, nhưng khi cánh tay tôi đau nhức, ta không thể nói là “đây là cái tôi”, hay ví von rằng “Mi là cái tôi của ta”, mà bạn phải nói một cách rõ ràng là “tôi đang đau, sức khỏe tôi không được tốt cho lắm”.

Cũng vậy, khi ta nói đến “tâm thức của tôi”, hay “ý thức của tôi”, thí như ta nói rằng “trí nhớ tôi tồi tệ quá, có một cái gì đó bất ổn”, ngay cả ý thức của ta, trí nhớ của ta, ta cũng không tán thành chúng, có phải thế không? Ta cũng có thể nói như vầy: “Tôi muốn cải thiện sự trống vắng của tâm hồn tôi, và tôi muốn luyện tập nó”. Muốn được như thế, với điều kiện là tâm hồn của bạn phải được hướng dẫn và ít nhất đối tượng mà bạn đang tiếp cận cần phải được đào luyện trau dồi qua một lần, bởi tâm thức thường vô kỷ luật, nó muốn làm gì thì làm. Chúng ta có thể sánh nó với một bậc thầy, một người hướng đạo và có thể sánh nó - cái trạng thái ương ngạnh, vô kỷ luật ấy - như một cậu học trò ngang bướng cần phải học trước tiên những gì mà ta muốn dạy nó… Chúng ta hướng dẫn nó theo cách ấy để nó phục tùng ta. Chúng ta nói và suy nghĩ về những điều này và thực hiện những việc khẳng định chúng.

Với ý nghĩa như vậy, thân và tâm là những thực thể thuộc về cái tôi mà trên thực tế, nó trở thành chủ nhân ông của thân và tâm, thế nhưng ở mặt biểu hiện của thân và tâm, cái tôi không hiện hữu, ngay cả khi thực thể được tách ra, nó vẫn hoàn toàn độc lập. Tất nhiên, mọi chỉ dẫn hợp lý cho phép khẳng định sự hiện hữu của cái tôi, song, khi người ta thật sự tìm kiếm nó, ta không thể thấy nó được. Chẳng hạn cái tôi của Đạt-lai Lạt-ma phải được xác định trong phạm vi của con người tôi, nó không ở nơi người khác và ta có thể bắt gặp được nó. Thế nhưng, các bạn tìm kiếm nó, cái Đạt-lai Lạt-ma chân thật, cal1 Tensin Gyatso bản lai (trong phạm vi thân tâm), các bạn sẽ không tìm thấy cái tôi nào của nó có một đặc thể cả, bởi vì cái mà các bạn vừa tìm ra nó hoàn toàn vô tự tính, mặc dù Đạt-lai Lạt-ma là một thực thể, một con người, một thầy tu, một công dân Tây Tạng, một người nào đó mà người ta nói đến, người ấy cũng ăn, cũng ngủ, và vui với đời; có phải thế không? Bao nhiêu đó thôi cũng đủ chứng minh, có một cái gì đó hiện hữu, dẫu cho nó chẳng thể tìm thấy đuợc.

Điều này nói lên rằng, giữa những nền tảng giả danh của cái tôi, ta không thể tìm thấy bất cứ điều gì minh họa cho cái tôi, hay cái gì đó phải là cái tôi. Điều đó có nghĩa là cái tôi không hiện hữu chăng? Chắc chắn là không. Cái tôi hiện diện rõ ràng và hiển nhiên. Giả như nó hiện hữu mà người ta không tìm thấy được giữa những nền tảng giả danh của nó (cái cấu trúc toàn thể hiện hữu một cách rõ ràng), người ta có thể khẳng định là, nó không được thi thiết bằng khả tính riêng của nó (đặc tính của nó - sa nature propre), thế nhưng nó được thi thiết bằng cái khả thể của những điều kiện khác. Không có một kết luận nào khác thỏa đáng hơn.

Giữa những điều kiện (nhân duyên) phụ thuộc cho sự hiện hữu của cái tôi, một trong những trạng thái quan trọng nhất đó là thức phân biệt, hay là cái thức cấu thành tên gọi cho ấn tượng (1); cái tôi và những hiện tượng khác được thể hiện bằng chính tâm thể mà chúng ta vốn có. Trong cách này, duyên khởi hay duyên sinh không chỉ hiểu là “sự khởi sinh bằng thuộc tính nhân và duyên hay được quy danh bằng sự phụ thuộc vào một nền tảng giả danh, mà còn được quy danh bằng duyên thuộc của một thức phân biệt mà người ta đặt tên cho đối tượng nữa”.

Do vậy, thuật ngữ duyên khởi hay duyên sinh, chỉ cho ý nghĩa tùy thuộc vào những yếu tố khác, hoặc là được liên hệ cùng những yếu tố khác. Ngay khi đối tượng đã phụ thuộc hay duyên vào một cái gì đó thì nó không hiện hữu bằng cái khả tính riêng của chính nó, nó không tự hữu. Nó trống rỗng bản chất độc lập, không có một hiện hữu nào sinh ra bằng đặc tính của nó cả, tức là đặc tính của hiện hữu là Tánh không vậy. Thật thế, các pháp do duyên sinh. Thiện và ác, nhân và quả, ta và người (cái này và cái kia)... được hiện hành bằng duyên của những yếu tố khác, tuy chúng hiện ra đó, nhưng là nhân duyên hòa hợp sinh. Vì đối tượng là duyên sinh, nên bản thân chúng không có chấp thủ cực đoan tự hữu, đặc thể của chúng là vô tự tính. Cũng vậy, trong văn cảnh của duyên khởi, những đối tượng sinh ra và hiện hữu, chúng không phải không hiện hữu, bởi năng lực nhân quả chúng tự hoàn thành một cách không thể chối cãi hoặc không thể không khả thi. Trong quan điểm hoàn chỉnh như vậy, nghiệp nhân và nghiệp quả tự hoàn thành những chức năng của chúng, đúng như cái tôi là căn bản, là nền tảng của chúng một cách hoàn toàn. Khi được thấu hiểu như thế, ta sẽ tự tại giữa hai cực đoan của hữu ngã và vô ngã vậy.

Sự khẳng định hiện hữu bằng thuộc tính của thức năng phân biệt này được đưa đến từ những ý nghĩa tinh tế của tư tưởng duyên sinh. Vả lại, ngày hôm nay, các nhà khoa học giải thích rằng, hiện tượng giới chẳng phải tự sinh, chẳng phải tha sinh, cũng chẳng phải là do hòa hợp sinh từ đặc tính của chính chúng, mà chúng sinh ra bằng sự liên hệ và tương duyên với một chủ thể nhận thức, một quán sát nào đó, một khái niệm qua ấn tượng nào đó.

Tôi cảm thấy sự liên hệ giữa vật chất và tinh thần là một lãnh vực mà ở đấy triết học Đông phương - Nhất là triết học Phật giáo - và khoa học Tây phương có thể tương hội. Tôi nghĩ rằng, ở đó, sự hội ngộ này sẽ là một cuộc “hôn phối” đầy hạnh phúc, không bao giờ “ly dị” cả! Nếu như, những trường phái Phật giáo (không chỉ là những trường phái, mà ngay cả những ai thực sự thể nghiệm qua thực hành nền triết học này), cả đến những nhà khoa học không tư lợi và không thiên vị đều có thể kết hợp, tiếp cận với những thành quả có được của nền triết học ấy để quan sát, nghiên cứu và tiến hành tìm kiếm sâu thẳm nhất trong lãnh vực tôn giáo, tương quan đến vật chất và tinh thần. Ta có thể khám phá ra những điều tuyệt vời mà những điều ấy được công nhận là thật sự hữu ích cho cuộc sống. Ta không nên xem chúng chỉ thuộc về thẩm quyền của tôn giáo mà phải xem chúng như là một phát triển của trí tuệ loài người.

Cũng vậy, các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu não bộ của con người, chẳng hạn khoa Thần kinh học có thể sẽ có những cống hiến hữu ích, dựa trên những lý giải Phật giáo về địa hạt tâm thức - chức năng của nó, sự dịch biến của nó, và còn biết bao diễn biến phức tạp của nó nữa - tôi có hỏi một nhà Thần kinh học, những tính năng của ký ức là thế nào? Họ trả lời rằng, chúng vẫn còn là những cái chưa được sáng tỏ hoàn toàn. Trong cùng địa hạt như vậy, ta có thể cùng làm việc với nhau, tôi nghĩ như thế. Hơn nữa, các nhà Y học chuyên nghiệp của Tây phương tỏ ra quan tâm đến cách trị liệu một vài căn bệnh theo phương pháp y học riêng của ta, tức là Thiền định trị liệu pháp. Đây cũng là một lãnh vực khả dĩ dành cho các dự kiến chung, nghĩa là y học Tây phương có thể kết hợp với phương pháp Thiền định trong trị bệnh.

Hãy nhớ cho rằng, Phật giáo luôn nhấn mạnh đến sự tự sáng tạo, do vậy Phật giáo không thừa nhận một Thượng đế chủ tể, vì vậy, không nên xem Phật giáo như là một tôn giáo. Một tín đồ Phật giáo Tây phương nói với tôi là “Phật giáo không chỉ là một tôn giáo, mà nó còn là một môn khoa học tâm linh nữa.” Nói như vậy, có nghĩa là Phật giáo không thuộc về phạm trù tôn giáo sao? Quan điểm này có thể không đúng lắm, chỉ nên nói là Phật giáo rất gần và còn vượt hẳn khoa học. Bằng một tư duy khoa học nghiêm túc, đúng hơn Phật giáo được coi như là một trong những lộ trình tâm linh chủ yếu. Do đó, Phật giáo không phải là một tôn giáo, cũng không phải là một môn khoa học với ý nghĩa chuẩn xác của thuật ngữ, thế nhưng Phật giáo có thể dùng sự thể nghiệm của mình làm cầu nối nối liền giữa đức tin và khoa học. Với lý do như vậy, tôi nghĩ sẽ có một cách nào đó tốt nhất để hai tiềm năng này được gần nhau hơn, đến độ chúng đang thật sự trở thành như vậy.

Do chúng ta đánh mất đi mối quan tâm đến tôn giáo, và chính tình trạng này sẽ biến tôn giáo và khoa học thành hai thế lực chống đối nhau, khiến cho những ai quan tâm đều có thể nhận thấy rõ: nhóm thứ nhất, bám hẳn vào lòng tin và bám hẳn vào kinh nghiệm thuộc về giá trị của lộ trình tâm linh; và nhóm thứ 2 là đối với mọi giá trị tôn giáo, họ không có bất cứ sự cân nhắc chắt lọc nào cả. Từ đó, việc xung đột chắc hẳn phải diễn ra. Bằng cách này hay bằng cách khác, ta có thể giúp hai sức mạnh này gần lại nhau hơn, như đã đề cập đến vấn đề tôn giáo và khoa học ở trên và, như vậy sẽ dễ dàng đem lại lợi lạc hoàn toàn.

Le sens de la vie[1]
Tiếng Pháp: Michel Cool và Pierre Lafforgue
Việt dịch: Pháp HiỀn cư sỹ