Hoằng pháp với bảo vệ môi trường

image

Trái đất là ngôi nhà chung của nhân loại, chúng ta là những nhân vật bé nhỏ trong ngôi nhà chung ấy. Giữ gìn ngôi nhà chung có vững bền hay không đó là trách nhiệm của chúng ta.

Bảo vệ và giữ gìn cho ngôi nhà chung này  đựơc vững bền điều quan trọng nhất là đó là giữ cho môi rường không bị ô nhiễm bởi các chất độc hại, đó là vấn đề bức xúc của thời đại.

Với  đà gia tăng dân số, cùng với sự phát triển của vũ bảo  của đời sống văn minh, nổi bật hơn hết đó là  sự thiếu trách nhiệm chung và thiện chí trong việc  khai thác và giữ gìn môi trường.

Những điều kiện sống trên hành tinh chúng ta  đang xấu đi trông thấy và bờ vực của một nguy cơ huỷ diệt khủng khiếp, sự suy thoái môi trường xuống cấp trầm trọng đã gần kề trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

Những đe doạ trực tiếp đáng kể  mà cuộc sống hàng ngày chúng ta đã và đang trực tiếp gánh chịu đó là:

- Nạn ô nhiễm không khí trong các thành phố  lớn, ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm nước và đất do hệ quả của sự phát triển thiếu hiểu biết trong các họat động sản xuất do sử dụng bừa bãi  các chất độc hại.

Do thiếu hiểu biết trong biện pháo  xử lý nguồn chất thải, hoặc do lòng tham của con người chạy theo lợi nhuận không xử lý các nguồn độc hại ấy lại đổ ra môi trường.

- Hiệu ứng nhà kích do sự tích của khí  CO2, đây là sản phẩm thải ra của sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải đã tích tụ  trên từng khí quyển, làm hạn chế sự toả  nhiệt của trái đất, là cho khí hậu nóng lên từng ngày.

Hậu quả làm con người đang gánh chịu trực tiếp trong những năm gần đây đó là khô hạn, nóng như thiêu, như đốt, con người đã và đang sống trong hầm lửa, đó là ánh nắng mặt trời  đang như thiêu rụi chúng ta từng giờ, từng phút mà ai cũng cảm nhận được điều ấy ngay tại nơi đây.

- Lỗ thủng tầng ôzôn liên quan đến sự thất thoát khí Frêon trong công nghiệp, kết quả là phá  huỷ tầng ôzôn của trái đất.

Tầng ôzôn này vốn là vai trò đắc lực  trong công việc màn chắn của trái đất để bảo vệ môi trường sinh thái tránh khỏi sự huỷ diệt bởi bức xạ cực tím và bức xạ của vũ trụ do mặt trời là nhân tố tác động trực tiếp đến. Hôm nay màn chắn đã bị phá huỷ  làm cho khí hậu nóng lên từng giờ, từng phút.

Đó chính là hậu quả của thủng tầng ôzôn mà con người đã gây tạo cho chính mình.

- Biến đổi khí hậu cục bộ và toàn thể  vừa có nguyên nhân của hành tinh, vừa có nguyên nhân của vũ trụ mà hệ quả  của nó là băng của hai đầu cực bị tan chảy, làm cho nước biển dâng ngày càng cao, nhấn chìm một phần lục địa của chúng ta  đang sinh sống.

Theo dự báo một phần lục địa của Việt Nam ảnh hưởng trực tiếp chính là các tỉnh miền Tây bị nhấn chìm trong nước.

- Sự cạn kiệt nguồn tài nguyên vừa do môi trường  suy thoái không phục hồi  lại đựơc, vừa do tác  động vô ý thức của con người. Kết quả là rừng Việt Nam cơ bản đã hoàn thành là phá sạch, những cánh rừng trăm năm, thậm chí đến cả nghìn năm mới có.

Việc khôi phục này đã đựơc chú ý đến nhưng khó khăn mà có đựơc như những cánh rừng như xưa. Thêm vào đó việc khai thác khoáng sản cũng tác động một phần đến môi trường  ngày càng bị ô nhiễm đến môi trường trầm trọng.

Đứng trước những hiện trạng này, người con Phật nói chung, những hành giả của Như Lai nói riêng  chúng ta cần phải làm gì để đóng góp  một phần bé nhỏ của mình để xây dựng, khôi phục lại  những gì đã mất của ngôi nhà chung này.

Để  đóng góp, giúp đỡ xây dựng môi trường ngày càng tốt hơn, Phật giáo có thể cống hiến:

1) Lý tưởng Phật học là cứu nhân độ thế. Vậy thử hỏi ở thời đại chúng ta còn sự nhiệp cứu nhân dộ thế nào  cao cả hơn là nhân loài  thoát khỏi  tai hoạ sự suy thái về môi sinh?

Mục tiêu trước mắt là chúng ta giáo dục con người, ngăn chặn những tác nhân gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường sống quanh chúng ta  không bị suy thoái.

Chẳng những như thế, chúng ta cần phải tích cực đóng góp  công sức bé nhỏ của mình và những người xung quanh khôi phục, tôn tạo lại những giá trị đã mất hay bị suy giảm.

Chúng ta lại còn phải dạy mọi người không sát sinh những loài có tình thức, mà còn lồng ghép vào đấy cho họ thấy tàn phá cây cối cũng là sát sinh vì phá rừng làm cho đất bị bạc màu, không tích giữ đựơc nước khi trời đổ mưa, tạo thành những cơn lũ phá hoại mùa màng.

Đó chính là tác nhân sát sinh gián tiếp  đến loài người trên trái đất  này và ngay cả bản thân mình  cũng phải gánh chịu những hậu quả khủng khiếp đó.

2) Dạy cho con người biết tường thân, tương ái:

Điều tương thân, tương ái tốt đẹp nhất chính là dành cho nhau những điều kiện sống trong lành, không ô nhiễm độc hại. Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người, không ai tranh dành quyền sống của ai, vi phạm sự tự do, thoải mái của ai.

Cũng không ai đem điều mình không muốn áp đặt cho người khác, đó chính là tôn trọng của cải, vật chất của nhau.

Hiện nay có một số bộ phận thiểu số luôn  đặt lợi ích của bản thân mình lên trên hết nhằm thu lợi cho chính bản thân mình, không quan tâm đến cộng đồng xung quanh mình sống ra sao.

Ví dụ như  Bột ngọt VEDAN mà vừa rồi chúng ta đã nghe thấy trên  nhưng thông tin đại chúng đã làm ô nhiễm trầm trọng môi trường sống chung của mọi người, phá hoại những điều kiện sống tốt đẹp của người khác, đó chính là phạm vào tội trộm cướp.

Đối với nhà Phật không chấp nhận, không dung thứ cho những hành động ích kỷ, làm hại đến môi trường sống chung, và vì lý tưởng tương thân tương ái người con Phật phải vận động moi người không trộm cướp của nhau về moi trường sống, tạo điều kiện để làm tốt cho sự lành mạnh hoá môi trường.

3) Hướng dẫn mọi người học Phật và tu tâm hướng thiện, thanh tịnh thân tâm đó là điều mà người con Phật luôn hướng đến.

Chính vì vậy mà các bậc cao nhân tu hành thường tìm nơi ở ẩn, tách khỏi nơi thế giới ô  trọc, lấy thiên nhiên thanh tịnh làm môi trường tiếp cận với tinh hoa đạo học cho chính mình.

Bằng chứng cụ thể nhất là Đấng Đạo Sư của chúng ta cả cuộc đời gắn liền với thiên nhiên. Lúc sinh ra thì dưới cội cây Hoa Ưu Đàm, chứng thành Đạo quả hàng phục ma binh thì dưới cội cây Bồ Đề, sau 49 năm thuyết pháp hoàng hoá độ sanh Ngài viên tịch dười cội cây Taza.

Còn chúng ta ngày nay, điều  thực tế làm sao có thể tránh xa  trần tục khi mà từng giờ từng phút vẫn không ngừng hít thở bầu không khí ô nhiễm, uống nguồn nước bị ô nhiễm, nghe âm thanh ô nhiễm, nhìn cảnh vật ô nhiễm. Nghĩa là môi trường “thoát tục” chỉ là sự suy tưởmg “siêu thực” một khi mà cuộc sống còn gắn liền với thế gian này.

Không có con đường nào khác để đạt tơi tu tâm hướng thiện, thân tâm thanh tịnh là phấn đấu vận động cho một  môi trường trong sạch, lành mạnh, tâm mới hướng thiện, đậo mới tinh thông , đạt đến như vậy thì bụi trần mới dễ dàng gạy bỏ.

4) Tinh thần  của nhà Phật là cứu dộ  chúng sinh thoát khỏi thanh tử luôn hồi lấy sự tu nhân tích đức làm nền tảng cho đời sống thanh cao.

Xã  hội ngày nay có khi có lúc vấn đề đạo đức đang dần tuột dốc, nhìn lại lớp trẻ đua đòi theo lối sống xa hoa vật chất, không còn  xem tu nhân tích đức là điều cốt yếu của con người, lúc nào cũng học hỏi đua đòi những hình ảnh bạo lực, làm chai cứng tâm từ bi của mình ngay từ khi còn trong mái trường. Nếu không có nhân thì quả làm sao quả có được trong tương lai?

Thử nhìn lại hậu quả mà thế giới phải gánh chịu ngày hôm nay do biến đổi khí hậu, do mực nước biển dâng mà con người đã và đang phải gành chịu  đó là vì nhần đã tạo trước đó tàn phá môi trường không thương tiếc dẫn đến thủng tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến sự nghèo đói lớn chô nhân loại, đó chính là sự báo ứng với bao lỗi lầm “tiền kiếp” đó sao?

Và giờ đây nếu thế hệ của chúng ta không nhân thức rõ được trách nhiệm của mình nếu không có hành động thiện chí, kiên quyết và kịp thời, thì những tác động xấu với môi trường sống của chúng ta chắc chắn sẽ dẫn tới sự huỷ diệt toàn thể trông tương lai gần .

Ngày hôm nay không chỉ riêng xã hội vận động mà ngành Hoằng Pháp  của chúng ta cũng phải tích cực tham  gia  vào cộc vận động này để cứu Trái đất, cứu ngôi nhà nhân loại khỏi bị diệt vong. Thánh đạt được cuộc vận động này chính là tích đức để lại cho con cháu đời sau.

Tóm lại Hoằng Pháp với môi trường và biến đổi khí hậu là vận động cho toàn dân bảo vệ môi trường. Tôn tạo một môi trường lành mành và sạch - đẹp.

Muốn có được điều này các sứ giả của Như Lai phải lồng ghép cuộc vận động này vào trong các buổi giảng cho thích chúng để cho tất  cả mọi người thấy được tầm quan trọng của bảo vệ môi trường.

Làm được như vây chính  là dạy cho con người tu nhân tích đức, dạy cho con người biết quý ngôi nhà chung đang sống, là dạy cho con người biết tôn trọng sự sống của mỗi loài, là dạy cho con người hướng đến : chân- thiện –mỹ.

Nếu làm được điều này tức là đã đóng góp cho xã hội một thành công lớn đó là bảo vệ ngôi nhà chung của mọi người đã và đang sinh sống, là đưa cho con người đạt đến một đời sống trong tương lai.

Đó là mục đích của người con Phật vậy./.

Trích Tham luận của Đại đức Thích Hạnh Nhẫn - Trưởng ban Hoằng pháp THPG Hà Tĩnh tại Hội thảo hoằng pháp toàn quốc - Kiên Giang 2010