Phật Tử Đọc Cáo Phó Hàng Ngày Để Quán Niệm Về Tính Tất Yếu Của Sự Chết.

http://kimvo.net/music/pictures/ChiecLaCuoiCung.JPG

Lời Tác Giả Như Quang và Dịch Giả DươngTiêu: “Với thời đại khoa học văn minh hiện nay, đời sống của con người thường bị xoáy lốc vào công việc mưu sinh, chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho các phật tử 1 phương pháp lợi lạc tinh tấn trong khi vừa đối diện với thực tế cuộc đời, và thực hành giáo lý Đức Phật”

Sự Chuẩn Bi Bao Gồm: Việc Góp Nhặt Tư Lương Từ Các Thiện Sự.

Thông thường, các mục chú ý nhất cho các đọc giả trong khi đọc báo là những mục liên quan đến cuộc sống hàng ngày cơm áo gạo tiền gia đình bao gồm: thị trường chứng khoán, kinh tế, thể thao, văn nghệ, đời sống, tiểu thuyết, và hàng trăm chuyện linh tinh trong đời sống. Riêng tôi, trang cáo phó là trang chú ý nhất khi tôi đọc một tờ báo.

Thật tình mà nói có lẽ mọi người cho tôi là một kẻ rồ dại, nhưng theo tôi vấn để quán niệm về cái chết là một việc hết sức quan trọng, mà đôi khi theo bản chất tự nhiên, con người không bao giờ chú ý đến nó, cho đến khi sự chết hiện hữu ngay trước mắt.

Đối với phật tử, đọc cáo phó đếu đặn hàng ngày từ báo chí, cũng là một phương pháp quán niệm tĩnh thức không kém phần hữu hiệu, hầu nhắc nhỡ rằng đời người ai cũng không tránh được sự chết.

Bản thân tôi hoàn toàn không có họ hàng người thân ngay trong thành phố tôi đang sống, vì thế tôi đọc trang cáo phó của tờ báo thành phố không phải là để mong đợi hoặc giựt mình thấy danh sách tên họ thân hữu trong trang cáo phó.

Phải nói rằng, hàng ngày đọc trang cáo phó, những người qua đời đều xa lạ với tôi: từ kẻ giàu tới người nghèo, từ kẻ nổi tiếng đến người bình thường, từ kẻ đẹp tới người xấu, từ già đến trẻ, bao gồm đủ loại chủng tộc. Nhưng có một điều chắc chắn, hàng ngày tôi quán niệm và suy nghĩ khi đọc trang cáo phó , thì một điều tôi biết chắc chắn xảy ra cho mọi người, : “Ai Cũng Phải Chết”, và từ điều này tôi luôn luôn chuẩn bị tư lương hành trang cho cái chết bằng các thiện sự.

Cái chết đến với chúng ta vào bất cứ tình huống và độ tuổi: người thì qua đời vì tuổi già, kẻ thì qua đời khi chỉ là những em bé sơ sinh, và ngay cả những bào thai trong bụng mẹ.

Lại nữa người thì chết êm đẹp trong khi ngủ, kẻ thì qua đời bất ngờ trong các kỳ nghĩ lễ, và biết bao nhiêu tình huống khác. Vì vậy “Sự Chết” đến với chúng ta bất cứ lúc nào và chúng ta không bao giờ dự đoán được chúng ta sẽ chết như thế nào.

Thói đời, thiên hạ ai cũng nghĩ mình còn trẻ đẹp, khoẻ mạnh, sống lâu, cái chết, bệnh tật, ốm đau, những điều bất tường không may mắn chỉ xảy ra đến người khác, nhưng không bao giờ hoặc còn lâu lắm mới đến lượt mình.

Chúng ta sống trong sự hoang tưởng ảo mộng phù phiếm này, cho đến một ngày thần chết gõ cữa vào nhà. Và vào lúc đó, chính vì không chuẩn bị hành trang đón nhận, chúng ta sẽ đau khổ, dằn vặt, tiếc nuối: điều này có thể làm chúng ta vướng vào vòng luân hồi mãi mãi không bao giờ chấm dứt.

“Sống” còn có nghĩa là phải đương đầu với những thực tế không thể nào tránh khỏi: Sanh, Lão, Bệnh, Tử. Trong bốn điều này, có lẽ “Sự Chết” là trạng thái quan trọng nhất, vì nếu chúng ta chuẩn bị hành trang tư lương thiện sự lúc sống, thì khi chết qua một kiếp sống khác, nói một cách bình dân là chúng ta sẽ vẫn mãi trôi lăn trong cõi ta bà dục vọng không biết khi nào mới thoát.

Trong tự điển bách khoa toàn thư Wikipedia, “Sự Chết” được định nghiã là một sự chấm dứt vĩnh viễn các hoạt động của các chức năng sinh học, trong các bộ phận của một cơ thể sinh vật.

Trong Trung Bộ Kinh, Kinh Chánh Tri Kiến, Đức Phật định nghĩa sự chết như sau:

Thuộc bất kỳ hữu tình giới nào trong từng mỗi loại hữu tình, sự mệnh một, từ trần, hủy hoại, hoại diệt, tử biệt, mệnh chung, hủy hoại các uẩn, vất bỏ hình hài; chư Hiền, như vậy gọi là chết.”

Nguyên nhân cái chết có nhiều, nhưng điều lý thú ở đây là ai cũng biết được ngày sanh tháng đẻ của mình, nhưng tuyệt đại đa số không ai tiên liệu được ngày tử tháng chết của mình, và dĩ nhiên chúng ta sẽ chết ra sao !

Mỗi chúng ta có thể chết dễ dàng do những nguyên nhân đề cập đến trong Kinh Tăng Chi, Kinh Niệm chết, (Tăng Chi 6, câu 20): “Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi ngày vừa tàn và đêm vừa an trú, suy tư như sau : Các nhân duyên đem đến cái chết cho ta rất nhiều : Con rắn có thể cắn ta, con bò cạp có thể cắn ta, hay con rít có thể cắn ta. Do vậy, ta có thể mệnh chung. Như vậy sẽ trở ngại cho ta. Ta có thể vấp ngã và té xuống. Cơm ta ăn có thể làm ta mắc bệnh khi ăn, hay mật có thể khuấy động ta, đàm có thể khuấy động ta. Các gió như kiếm có thể khuấy động ta. Và như vậy có thể làm ta mệnh chung. Như vậy sẽ là chướng ngại”

Vì cái chết xảy ra một cách dễ dàng, cho nên tất cả chúng ta nên chuẩn bị đón nhận nó một cách kỹ lưỡng. “Sự Chết” là một hành trình quan trong nhất trong đời sống. Nó quan trọng hơn nhiều các chuyến du lịch nghĩ mát từ nước này sang nước khác. Tại sao vậy? khi chúng ta du lịch đến một đất nước xa lạ, chúng ta phải hoán chuyển ngoại tệ để tiêu xài, mua sắm, và sau đó khi trở về nơi cư ngụ cũ, chúng ta lại xài những đồng tiền quen thuộc địa phương nơi ta ở, Tuy nhiên khi nhắm mắt từ giã cõi đời để qua một kiếp sống khác, chúng ta cần có một số “hành trang , tư lương, thiện sự” để có một kiếp sống cao cả xứng đáng hơn kiếp trước.

Với sự hiểu biết và chuẩn bị hoàn hảo, chúng ta không nên sợ hãi “Sự Chết”, mà nên đối diện nhìn thẵng vào nó như là một chân lý thực tế hiễn nhiên.

Trong Kinh Tăng Chi, Kinh Akara, Đức Phật dạy cho chúng ta: với người đã sanh, không có bất tử. Trong Kinh Pháp Cú, kệ số 128, Đức Phật cũng dạy:

Trốn vào động thẳm hang sâu.
Ẩn vào núi vắng, non đầu, trùng khơi
Có đâu một chỗ trên đời
Tử thần lại chẳng đến lôi kéo về.

(Tỳ Kheo Giới Đức dịch)

Cuối cùng vì “ Sự Chết” là một điều không thể tránh khỏi, chúng ta nên chuẩn bị cho cuộc hành trình lià bỏ kiếp sống này, bằng cách suy niệm chính chắn, tĩnh thức sáng suốt về “Sự Chết”, và cố gắng tích luỹ thiện nghiệp như những hành trang đáng giá cho kiếp sống mai sau.

Tác Giả Anh Ngữ: Như Quang
Người Dịch: DươngTiêu

05/05/2010

Nếu có chút ít lợi lạc nào, chúng tôi nguyện xin chia phước lành đến tất cả.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Mùa Phật Đản

 

 

BUDDHISTS READ OBITUARIES DAILY TO BE MINDFUL OF DEATH’S CERTAINTY

 

Preparation also includes accumulating currency of good deeds

While many Journal readers check the stock markets or real estate section first, I like reading the obituaries when I receive my newspaper.

To many people, reading obituaries is a crazy habit and they don’t even want to hear any mention of death. To a Buddhist, this is a mindful practice as it reminds us that death is certain.

I do not have any relatives living in the province so I do not expect to see any familiar name in the obituaries. All names in the obituaries are foreign to me. From oriental last names such as Nguyen, Tran, Wong, Lee … to Western names such as MacDonald, White …, from the beautiful to the less attractive, from the old to the young, I see just one thing: they are dead and die at any age, in any occasion or circumstance.

Some died at 100 years of age, some died at a few months of age, some even died in the wombs of their mothers. Some died in their sleeps, some died while they were on wonderful vacations. These facts prove that everybody will die.

People always think we are young, healthy and live for forever. Sickness, death, or bad fortune just happen to other people. We live in this delusion until these things strike us and, without preparation, we do not know how to handle sickness, death, or bad fortune.

Living means dealing with unavoidable facts such as birth, aging, sickness, and death. Of these, death is the most important phase of our life as it will lead us to another life. Without preparation, death may lead us to endless samsaras.

In the Wikipedia encyclopedia, death is defined as a permanent termination of the biological functions that define a living organism. In Majjhima Nikaya, Sammaditthi Sutta, the Buddha defined death as the following:

“The passing of beings out of the various orders of beings, their passing away, dissolution, disappearance, dying, completion of time, dissolution of the aggregates, laying down of the body — this is called death.

Causes of death vary. The Buddha taught us as laymen, we know our birth dates but we cannot know when we die and how we die. Any of us can die easily because of causes stated in Anguttara Nikaya, Maranassati Sutta (AN VI.20) the Mindfulness of Death:

“There is the case where a monk, as day departs and night returns, reflects: 'Many are the [possible] causes of my death. A snake might bite me, a scorpion might sting me, a centipede might bite me. That would be how my death would come about. That would be an obstruction for me. Stumbling, I might fall; my food, digested, might trouble me; my bile might be provoked, my phlegm... piercing wind forces [in the body] might be provoked. That would be how my death would come about. That would be an obstruction for me.

Since death can happen easily, we should prepare for our death. Death is the most important adventure of our live. It is more important than travelling from one country to another. When we travel to a foreign country, we have to exchange our money for the currency of that country so that we can spend on what we want. Leaving this world for the world after our death, we also need some “currency” to use and that currency is the merits of our good deeds. With perfect preparation, we should not be afraid of death but should face death as a fact. In Anguttara Nikaya, Arakenanusasani Sutta, the Buddha taught us: For one who is born there is no freedom from death. In Dhammapada, verse 128, the Buddha also taught:

Not in the sky, nor in mid-ocean, nor in a mountain cave,
is found that place on earth where abiding one will not be overcome by death
.

Because death is unavoidable, we should prepare for our departure by thinking about death, purifying our minds, and accumulating some merits as a special currency to take with us when we leave this world.

Author: Như Quang