Khai mạc Festival Huế 2010: Tôn vinh những giá trị văn hóa

GNO): Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, chương trình nghệ thuật “Đêm hội khai mạc Festival Huế 2010” diễn ra tại quảng trường Ngọ Môn Huế tối ngày 5/6/2010 có tính khái quát rất cao, tôn vinh những giá trị của di sản văn hóa truyền thống, và nói lên được sự gặp gỡ văn hóa đa sắc từ các nền văn hóa ở 5 châu lục tạo ra được các điểm nhấn mới lạ, hấp dẫn...

vanhoahue_1.JPG

Múa Bát dật

vanhoahue_2.jpg

Phó Thủ tướng chính phủ Trương Vĩnh Trọng, ; Ô. Huỳnh Đảm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương UBMTTQVN  Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng, Chủ Nhiệm Văn phòng Chính phủ; Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Hồ Xuân Mãn, Bí Thư Tỉnh ủy TT Huế; Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh TT Huế cùng đại diện các Bộ, Ban ngành Trung ương và địa phương, các chức sắc các tôn giáo và hàng vạn người dân và du khách đến dự.

Chương trình được dàn dựng gồm 2 phần phần 1 có tiêu đề “Vọng ngàn năm” gồm các tác phẩm ngợi ca khí phách của cha ông-khát vọng thống nhất non sông dựng nên nghiệp lớn để Thái bình Thiên phúc, từ Hoa Lư đến Thăng Long muôn đời tỏa sáng. Trong tiếng nhạc bi hùng  lời thơ âm vang:

Thuở dựng nước Hoa Lư dấy nghiệp

Dòng dõi anh hùng sấm dậy đất Trường Yên

Lịch sử ngàn năm công đức Tiên hoàng

Dương cờ nghĩa dựng xây nghiệp đế

Đất Hoa Lư có sông Vân núi Thúy

Có dòng Hoàng Long sơn thủy hữu tình

Có chàng thiếu niên anh dũng họ Đinh

Bày trận mục đồng cờ lau dấy nghiệp

100 trẻ mục đồng-tay cầm cờ lau khắc họa khí phách khát vọng của Đinh Bộ Lĩnh thủa thiếu thời mà sau có công dựng Cố đô Hoa Lư rạng rỡ một thời.

Các tiết mục mở đầu như một liên khúc diễn xướng khí phách hào hùng, là tiếng vọng ngàn xưa, gợi nhớ về quá khứ sinh thành, hội tụ của cố đô đầu tiên nước Đại Việt.

vanhoahue_3.JPG

Châu hội ngộ

vanhoahue_4.jpg

vanhoahue_5.jpg

vanhoahue_6.jpg

vanhoahue_7.jpg

vanhoahue_8.JPG

Với tác phẩm “Hào khí Hoa Lư” tất cả diễn viên kết thành bức tường thành cố đô Hoa Lư trầm mặc. Và trong ánh sáng nghệ thuật của pháo hoa rực sáng-cờ hội tung bay tiếng hò reo và âm vang chiếu lệnh “Dời đô” trầm hùng vang vọng.

Liên khúc tôn vinh Di sản Nhã nhạc Huế; Ca Trù Hà Nội, Quan họ Bắc Ninh, Cồng chiêng Tây Nguyên kết thúc phần 1 trầm lắng mà sâu sắc.

Mở ra Phần 2 với tên gọi “Hội ngộ Cố đô” gồm liên khúc các tác phẩm khắc họa chủ đề “Hội ngộ và phát triển”, Hà Nội-Huế-Sài Gòn cùng cả nước và bạn bè năm châu hân hoan trong ngày vui hội ngộ tại cố đô trong niềm hoan ca để giới thiệu về quê hương, đất nước mình-Một rừng hoa văn hóa khoe sắc khoe hương.

Lần lược, các đoàn nghệ thuật của Pháp, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Bỉ; vá các đoàn trong nước Hà Nội-Huế-Sài Gòn tuần tự giới thiệu các tiết mục đặc sắc của quốc gia dân tộc mình. Màn pháo hoa nghệ thuật ấn tượng của nghệ sĩ pháo hoa lừng danh quốc tế Pierre Alain Hubert  làm cho bầu trời cố đô sáng lên trong sắc màu huyền hoặc kết thúc đêm hội khai mạc với nhiêu niềm vui nhưng cũng lắm nỗi buồn...vì mưa.

Mặc dù chương trình Đêm hội khai mạc được giới chuyên môn và cánh báo chí đánh giá là thể hiện được tầm vóc của một đại lễ hội mang tầm quốc gia hoành tráng, bề thế và chất lượng. Nhưng điều mà khiến cho người Huế bất an nhất là đêm hội khai mạc diễn ra trong cơn mưa tầm tả và kéo dài đến hết chương trình, hàng trăm nghệ sĩ và quan khách ướt đẫm báo hiệu một mùa Festival nữa Huế lại “mờ trong mưa”.

Mặc dầu vậy, Festival Huế 2010 cũng đã chính thức được mở màn và trong 9 ngày (từ 5 đến 13/6/2010) sẽ có những lễ hội mới như “Hành trình mở cõi”, “Thao diễn thuỷ binh thời Chúa Nguyễn”, “Đêm phương Đông”...Đặc biệt Phật giáo Huế sẽ tham gia với 3 tiết mục “múa lục cúng hoa đăng” tối 7/6 tại chùa Từ Đàm; biểu diễn âm nhạc nghi lễ Phật giáo tối 11/6 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán và phóng sanh đăng trên sông Hương trong đêm bế mạc 13/6.

Trí Năng