MƯỜI TIÊU CHUẨN CẦN CÓ CỦA VỊ GIẢNG SƯ

 
alt
Đức thế tôn từ khi thành lập giáo đoàn thanh tịnh giải thoát, Ngài không quan tâm đến vấn đề truyền pháp mà còn là vấn đề phạm hạnh của chúng Tỳ Kheo. Vì chỉ có quá trình của tự mình trải nghiệm quá trình tu tập trong phạm hạnh, thì vị ấy mới có khả năng đem đến cho mọi người sự phấn khởi và hoan hỷ.
Kinh trạm xe(Rathavivutasutta) thuộc Trung Bộ có đề cập, một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá) tại Venuvana (Trúc Lâm) Kalandakanivapa. Lúc ấy moat số đông Tỷ-Kheo người địa phương, sau khi an cư mùa mưa tại địa phương xong, liền đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ và ngồi xuống một bên.Thế Tôn nói với các Tỷ-Kheo đang ngồi một bên rằng ai có thể hội đủ mười tiêu chuẩn cần có của vị giảng sư, mà khi vị này giáo giới, khai thị, trình bày, khích lệ, làm cho các vị đồng phạm hạnh phấn khởi và hoan hỷ.
Tôn giả Punna Mantaniputta (Phú Lầu Na) là Tỷ-Kheo địa phương được các Tỷ-kheo đồng phạm hạnh cùng moat địa phương tán thán.Về sau, tôn giả Phú Lầu Na được biết là vị thuyết pháp đệ nhất và Ngài hội đủ mười tiêu chuẩn cần có của vị giảng sư là:
Tự mình thiểu dục và giảng về thiểu dục, tức là hạnh muốn ít cho tự thân.
Tự mình tri túc và giảng về tri túc, tức hạnh biết đủ bằng lòng với những gì mình đang có.
Tự mình độc cư và giảng về độc cư, tức là sống một mình nơi vắng vẻ.
Tự mình không ô nhiễm và giảng về không ô nhiễm, tức không tụ tập uống, ăn, nghe, nhìn, nói chuyện.
Tự mình tinh cần, tinh tấn và giảng về tinh cần, tinh tấn, tức là nổ lực tự thân.
Tự mình thành tựu giới hạnh và giảng về thành tựu giới hạnh, tức là giữ giới thanh tịnh không khiếm khuyết.
Tự mình thành tựu thiền định và giảng về thành tựu thiền định, tức thành tựu Tứ Sắc Định và Tứ sắc Không.
Tự mình thành tựu trí tuệ và nói về thành tựu trí tuệ, tức thành tựu trí tuệ hữu học thấy rõ sự thật như thật cuả cá hiện hữu.
Tự mình thành tựu giải thoát và nói về thành tựu giải thoát, tức thành tựu tâm giải thoát dứt trừ các kiết sứ.
Tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và nói vế thành tựu giải thoát tri kiến, tức thành tựu trí tuệ thấy biết mình đã giái thoát.
Không chỉ là tiêu chuẩn cần có của vị giảng sư mà còn có khả năng giúp cho tự bản thân vị giảng sư thành tựu bảy pháp thanh tịnh trước khi chứng đắc vô thủ trước Niết Bàn. Bảy pháp thanh tịnh đó là:
1. Giới thanh tịnh
2. Tâm thanh tịnh
3. Kiến thanh tịnh
4. Đoan nghi thanh tịnh
5. Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh
6. Đạo tri kiền thanh tịnh
7. Tri kiến thanh tịnh
Vị giảng sư không những vạch ra lộ trình giải thoát truyền thống ba đời chư Phật, mà còn giúp cho vị đồng phạm hạnh và mọi hành giả tu tập cùng thành tựu đức hạnh thanh tịnh; nhiếp phục tâm cấu uế chứng đắc tứ thiên;thấy rõ sự thật duyên khởi trong quá trình tâm vật lý của các cảm thọ, tưởng hành và thức; đắc được trí biết rõ đạo và chướng đạo;thấy rõ quá trính thực hành và tu tập tam pháp ấn: khổ vô thường và vô ngã;và thành tựu thanh tịnh do thấy biết.
Khi được trực tiếp đàm luận cùng Tôn giả Punna Mantaniputta(Phú Lầu Na)Tôn giả Sariputta (Xá Lợi Phất) đã tán thán: “Thật hy hữu thay Hiền giả! Thật kỳ diệu thay. Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng điểm một: bởi một để tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc Đạo Sư, và vị để tử ấy là Tôn giả Punna Mantaniputta.Thật hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Punna Mantaniputta! Nếu các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Punna Mantaniputta trên đầu với một cuộn vải làm khăn để được thăm viếng, để được thân cận, thì thật là hạnh phúc cho các vị ấy, thật là chơn hạnh phúc cho các vị ấy!Thật hạnh phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho chúng tôi được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Punna Mantaniputta!”

Thật vậy, nếu một vị giảng sư thành tựu được mười tiêu chuẩn cần có này thì vị ấy sẽ như cỗ xe lớn đưa mình và người trở về quê hương chân lý và hạnh phúc của vo lượng kiếp tiềm kiếp

Thích Đức Trường
( Kỷ Yếu lớp Cao cấp GS khóa IV)