BẠN TÔI


Lang thang mãi dọc bờ sông êm đềm, ngắm nhìn dòng nước lững lờ giữa đôi bờ cùng vô tận. Từng mảng lục bình bập bềnh nhẹ nhàng trôi trên mặt nước. Tôi cảm thấy lòng mình trĩu nặng nỗi uẫn khúc mà không có một ai có thể hiểu được.
Đang ôm trên tay chiếc cặp sách vừa mới tan trường về, thay vì về nhà tôi lại đi đến đây, tôi cứ thả cho hồn mình bay mặc cho gió cuốn đi. Bổng nhiên rầm một cái tôi té nhào xuống đất, cái cặp của tôi văng đi rất xa, tất cả đồ đạc, sách vở trong cặp rơi vung vải ra hết ngoài đất. Chúng nằm la liệt trên mặt đất trong thật thảm hại và đáng thương. Tôi nhăn nhó ngắm nhìn chúng thật ngao ngán. Oi! Cái đầu của tôi sao mà dau thế này nhỉ? Trời Phật ơi! Thật xui xẻo mà! Tôi lẩm bẩm và đang cố gắng lồm cồm bò dậy thì chợt có một bàn tay ai đó nhẹ nhàng đỡ tôi dậy và dìu tôi ngồi xuống bên bờ cỏ. Tôi ngẩng đầu lên và rất đỗi ngạc nhiên thốt lên:
Văn Kha! Sao cậu lại ở đây? Bãi trường lâu rồi cơ mà! Nhà cậu cũng đâu phải đi hướng này?
Văn kha mỉm cười thân thiện.
A! Lúc ở trong lớp học mình thấy cậu buồn quá! Suốt cả buổi hoc cậu cứ buồn lặng lẽ, có khi còn lén lau nước mắt nữa, cho nên mình đoán là cậu đang có chuyện buồn nghiêm trọng, vì vậy mình dự tính lúc tan học mình sẽ đến chia sẽ an ủi bạn, nhưng mình lại không dám găp mà cứ đi theo sau cậu vậy thôi. Và rồi như cậu đã thấy mình rồi đấy!
Tôi nhìn Văn Kha mà cảm động đến rơi nước mắt.
Cám ơn cậu! Tôi run giọng nghẹn ngào.
Văn kha là một người bạn bình thường ở trong lớp Xã Hội Học của tôi, cậu ấy ít nói, học hành thì cũng thường thôi, tôi không chơi thân với Kha chỉ xem cậu ấy như những người bạn bình thường khác ở trong lớp mà thôi có khi còn không để ý gì đến Kha, cho nên chúng tôi chưa bao giờ ngồi lại nói chuyện với nhau.
Văn kha đã lấy khăn tay của mình nhẹ nhàng lau những vết máu trên trán tôi và cả trên cánh tay tôi. Vừa hỏi tôi:
Cậu đang nghĩ gì mà miên man thế?
Tôi nhẹ nhàng mỉm cười với Kha:
Thì nghĩ rất nhiều thứ bất ngờ ở trên đời!
Chuyện gì bất ngờ thế?
Văn Kha tò mò hỏi tôi.
Thì cũng như chuyện hôm nay vậy!
Văn Kha giả vờ không hiểu và cứ xuýt xoa hỏi tôi:
Cậu có đau lắm không?
Tôi cảm thấy thật hạnh phúc và xúc động trước nghĩa cử của một người bạn cùng lớp mà tôi không thân. Tôi cười trêu Văn Kha:
Cậu cứ như là một bác sĩ ấy! Mình không đau chút nào cả! Bữa nào đó mình phải té một lần nữa để Kha chăm sóc mới được! Kha giả bộ làm mạnh tay một cái làm tôi hơi đau, tôi chợt la lên! Đau quá bác sĩ ơi!
Hai đứa cùng cười giòn tan, từ đó chúng tôi bắt đầu thân nhau, trong suốt thời gian trên ghế học đường chúng tôi luôn bên nhau khắng khít trong từng buổi học, trong những giờ sinh hoạt ngoại khóa cũng như những buổi thuyết trình, hay học trong thư viện, chúng tôi đều sát cánh bên nhau. Hình như chúng tôi siêng học hơn còn Văn Kha thì ngày càng học giỏi hơn trước rất nhiều.
Ngày tháng thoi đưa như vậy mà ngày tốt nghiệp đại học cũng đã đến, chúng tôi vùi đầu vào bài vở. Đứa nào cũng cố gắng học để được tốt nghiệp, cũng may là nhóm chúng tôi thành viên mười một đứa thì đứa nào cũng được thi và làm luận văn tốt nghiệp cả. Cả nhóm thì được hơn nữa nhóm làm luận văn nhưng chúng tôi nhất trí với nhau là không ai làm luận văn mà cùng nhau thi cả nhom: Thứ nhất là vì sinh viên nghèo không đủ kinh phí để làm, thứ hai là chúng tôi muốn cùng nhau chia sẽ học tập, cùng nhau soạn bài cho có sự chung thủy. Nghe qua có vẻ trẻ con và hơi sến đúng không? Nhưng nhóm chúng tôi là như thế “đã là bạn chí cốt thì có phước cùng hưởng, có hoạn nạn cùng chia”.
Cuối cùng chúng tôi ai cũng thi đậu tốt nghiệp “cử nhân”. Rồi cũng đến ngày chia tay nhau. Hôm đó ai cũng ngậm ngùi và buồn lắm! Vì rồi nay chúng tôi biết bao giờ gặp lại nhau đây? Người ở Bắc kẻ ở Trung, Nam… mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau, mặc dù học chung ngành nhưng khi ra trường thì mỗi đứa dự định sẽ xin việc làm mỗi nơi khác nhau. Chúng tôi đã đủ lông đủ cánh rồi, có thể tự do bay đi đến những vùng trời ước mơ của mỗi người. Ai cũng đang theo đuổi một ý nghĩ xa xăm và buồn buồn. Chợt có một giọng hát buồn buồn cất lên phá tan bầu không khí yên tỉnh, lúc này ai cũng rơi nước mắt vì xúc động. Đó là giọng hát của Văn Kha “…đặt bàn tay lên môi giữ chặt tiếng nấc nghẹn ngào, thời gian sao đi mau xin hảy ngừng trôi… Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hảy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại…”.
Cuộc vui nào rồi cũng tàn, đời người còn như giấc mộng, hà huống chi chỉ là một nhân duyên ngắn ngủi bốn năm cùng ngồi chung trên ghế học đường của chúng tôi. Cho nên nói “…trong sự đến đã chứa mầm sự đi, trong hạnh phúc đã chứa mầm đau khổ, trong sự sanh đã chứa mầm sự diệt…”. Thời gian là một con chuột gặm nhấm, thoắt một cái mà đã bốn năm đi qua.
Tôi và Kha thả bộ dọc bờ sông, nơi mà chúng tôi thường đi dạo và cũng từ nơi đây chúng tôi thân nhau. Hai người đi bên nhau mà không nói lời nào. Lúc này đây ngôn ngữ của trái tim đang lên tiếng và thầm tiếc nuối cho những ngày thơ mộng đã đi qua. Gió đưa nhẹ làm những khóm trúc hai bên bờ sông khẻ lay động. Từng đợt sóng nhỏ gợn lên rồi lại lắng xuống, trả lại sự bình yên cho mặt nước. Dòng nước cứ nư thế mà lững lờ trôi giữa đôi bờ êm ã. Cũng như hai người bạn đang đi song song nhưng trái tim của họ cùng chung nhịp đập vậy.
Mãi mông lung theo đuổi những suy nghĩ của mình mà chúng tôi đã đi đến chổ kỷ niệm mà mấy năm trước tôi bị vấp té. Văn Kha dừng lại và lên tiếng:
- Cậu có còn nhớ nơi này không?
Tôi mỉm cười trả lời bạn:
- Sao mà quên được hả Kha! Vì chính nơi này cậu đã cứu sống mình đấy !
Văn Kha ngạc nhiên:
- Cậu nói ai cứu sống cậu?
Tôi cười lớn:
- Ừ! thì cậu và chỗ này chứ ai?
Văn Kha vẫn còn đang ngơ ngác:
- Là sao? Mình chưa hiểu!
Tôi kéo tay Kha ngồi xuống bên bờ sông rồi từ từ giải thích:
- Cậu còn nhớ buổi học hôm đó không? Suốt buổi học mình như người mất hồn ấy!
Văn kha đồng tình:
- Ừ! mình còn nhớ lúc đó cậu như không còn thiết sống nữa thì phải? Cậu không thèm nhìn ai, ai hỏi cũng không trả lời cứ lặng thinh như người chết rồi ấy!
Tôi trầm trầm nói với bạn mình:
- Cậu biết không? Cái ngày hôm đó là một ngày đau khổ và tuyệt vọng nhất trên đời. Vì bố mẹ mình chính thức ra tòa ly hôn, nên lúc đó mình xốc lắm! Lúc đó mình muốn chết đi cho xong! Tại sao bố mẹ lại không nghĩ gì đến cảm nghĩ và tâm lý của con cái mà chỉ ích kỷ cho hạnh phúc cá nhân mình thôi! Bố thì có người khác và phản bội mẹ, còn mẹ vì tự ái mà đành ký đơn ly hôn. Mình đã thất vọng về bố mẹ vô cùng. Mình nghĩ bố mẹ là người đứt ruột tạo nên con cái mà còn đành đoạn dứt bỏ chúng không thương tiếc thì thử hỏi những người không liên quan gì tới mình, ai lại dư hơi đi thương yêu và chăm lo cho mình chứ! Cứ mông lung nghĩ ngợi như thế, tâm thần bất định nên không chú ý gì đến đường xá và hoàn cảnh xung quanh mình và đã vấp té như cậu thấy rồi đấy! Lúc cậu đỡ mình dậy mình chợt tỉnh thức là không phải ai cũng tuyệt tình và quay lưng lại với mình. Cuộc đời này còn bao nhiêu thứ đẹp đẽ biết bao! Và nó cũng muôn màu muôn vẽ, có rất nhiều những bí ẩn trong cuộc đời mà mình chưa khám phá, chẳng hạn như cậu…chính cậu đã tiếp thêm sinh lực sống cho mình và nghĩa cử đẹp của cậu là động lực làm cho mình tỉnh thức và biết quý cuộc sống của mình và quý trần gian này vô cùng. Vì cuộc đời này thật thú vị, vì có cậu và có tất cả những người có tấm lòng vị tha, “từ bi” như cậu để mình học hỏi và khám phá cũng như cảm nhận cho nên Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu hát “… đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng, em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên…”.
- Cậu cũng lãng mạn ghê nhỉ?
Cả hai chúng tôi cùng cười:
Đó là định luật của cuộc sống, cậu có đồng ý với mình không? “Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tõa. Đôi môi có hé mở mới thu nhận nụ cười. Đôi cánh tay dang rộng trao ban mới nâng đỡ và che chỡ cho mọi tâm hồn đau khổ. Một ánh mắt, một bờ vai thân thiện, chia sẽ là những nghĩa cử đẹp có công năng xoa dịu bao vết thương đời đang quằn quại đau đớn trong bể khổ trần gian này, và những linh hồn đang rơi xuống vực thẳm hố sâu…”.
- Cậu triết lý từ bao giờ thế?
- Ư! Thì từ khi cậu đỡ mình dậy trong lần té ngã đau nhất trong đời. Và cậu đã tỉnh thức mình giác ngộ được câu Phật dạy:
Đáng khâm phục lớn nhất đời người là biết vươn lean sau khi ngã”. Cho nên nói: “…Mọi người đều trở nên vĩ đại, chỉ cần trái tim của bạn chan chứa long khoan dung và tâm hồn tràn tràn ngập niềm yêu thương”
MARTIN LUTHER
- Cậu thật là!
Kha lấp lững:
- Thật là một người bạn tốt phải không?
Tôi cười lớn:
Văn Kha nhìn tôi chan chứa:
- Thì cậu cũng giúp mình học hành tiến bộ hơn còn gì? và một điều quan trọng là cậu đã cho mình cơ hội là bạn thân tri kỷ của cậu rồi còn gì nữa. Đối với mình được làm bạn với cậu trong suốt bốn năm học là mình hạnh phúc và vinh hạnh nhất.
Tôi cũng nhìn Kha và thầm cám ơn cậu ấy:
- Mình cũng vậy và rất cám ơn cậu
Cả hai bạn nhìn nhau cười mà ngậm ngùi tiếc nuôí thời gian sao đi quá nhanh
- Chúng mình chia tay rồi, biết bao giờ gặp lại đây? Dù ở chân trời gốc bể nào chúng ta vẫn nhớ và nghĩ về nhau vì chúng ta cùng chung ngắm một ánh trăng, sưởi ấm cùng mặt trời, cùng chung một lý tưởng cùng trái tim nhịp đập nên chúng ta luôn nhớ nghĩ về nhau nhé.
- Chào tạm biệt người bạn tốt của tôi.
alt
Thích nữ Hạnh Nguyện
(KỶ YẾU LỚP CCGS KHÓA IV )
(banhoangphaptw.com)