TẠI SAO PHẬT GIÁO LÝ – TRẦN HƯNG THỊNH

A. DẪN NHẬP

Đạo Phật du nhập vào Việt Nam trên dưới hai ngàn năm. Giáo lý đạo Phật đã ăn sâu, hội nhập vào các mặt sinh hoạt trong đời sống nhân dân từ tư tưởng văn hóa đến chính trị xã hội. Trải qua nhiều thời đại Đinh, Lê, Lý, Trần Đạo Phật có lúc được xem là quốc giáo của dân tộc. Tuy nhiên không phải lúc nào Đạo Phật cũng ở đỉnh cao của sự hiện hữu và phát triển. Trong thực tế ít nhất về mặt hình thức Đạo Phật vẫn bị chi phối bởi định luật vô thường biến dịch của các pháp thế gian là có và không, thịnh và suy, vinh và nhục, khen và chê…

Điều chủ yếu cần thiết của vấn đề mà chúng tôi mong muốn được giới thiệu đến các tầng lớp thuộc nhiều thế hệ trong công đồng sống trên đất nước Việt Nam có điều kiện tiếp cận Phật giáo Việt Nam đó là “sự hưng thịnh của Phật giáo trong triều đại Lý Trần”. Những ông vua kiêm Thiền sư, các Thiền sư là quốc sư thời Lý-Trần bằng những hành động tu tập của chính mình đã thể hiện cho mọi người thấy rõ tính tích cực của đạo Phật. Các nhà tu hành chân chánh chẳng những không bi quan yếm thế hay trốn đời mà họ rất yêu thương cuộc đời bằng những hành động dấn thân với tinh thần hướng thượng, các Thiền sư đưa ý thức sống vượt lên tầm cao thời đại, xây dựng một nền tảng văn hóa cho dân tộc, khẳng định tinh thần giải thoát, vị tha và nhập thế của đạo Phật trước mọi dòng thời gian. Như vua Trần Thái Tông với bài thơ Cư Trần Lạc Đạo.


“Cư trần lạc đạo hãy tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên
Gia trung hữu bảo vô tầm mích
Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”
Dịch: “Ở đời vui đạo mặc tùy duyên
Hễ đói thì ăn mệt ngũ liền
Kho báu trong nhà tìm đâu nữa
Đối cảnh vô tâm hỏi chi Thiền”


Là một tăng sinh đang theo học tại học viện Phật giáo Tp.HCM, đồng thời là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam thuộc thế hệ trẻ ngày nay. Chúng tôi rất hãnh diện khi được ôn lại những trang sử vàng son của Phật giáo Việt Nam chúng ta trong hai triều đại Lý-Trần, với những ông vua, các vị Thiền sư đã làm rạng danh nền giáo lý Phật giáo, cũng như các tông phái Tôn giáo của mình. Họ đã đi vào cuộc đời bằng những niềm tin, tín ngưỡng rất tôn sùng và lòng mộ đạo. Chính họ là những con người làm nên lịch sử Việt Nam cũng như Phật giáo trong giai đoạn nay sáng rạng. Chúng tôi tin tưởng rằng những đóng góp của các vị vua, cũng như các Thiền sư vào nền văn hóa, văn học, lịch sử vàgiáo dục sẽ tạo nên một vầng hào quang giá trị đạo đức và triết lý trong lịch sử Phật giáo nói riêng và lịch sử Việt Nam nói chung của thời đại Lý-Trần. Những tên tuổi, những sáng tác của các vị sẽ mãi mãi được tỏa sáng, làm kim chỉ nam định hướng chân lý sống cho Tăng Ni và Phật tử Việt Nam thế hệ thừa kế hiện tại và tương lai noi dấu và nối bước. Đó là những lý do và mục đích tôi chọn đề tài này “Tại sao Phật giáo thời Lý Trần hưng thịnh” để nghiên cứu và trình bày.


- Phạm vi nghiên cứu: Phật giáo Việt Nam thời Lý Trần thì rất dài, nhưng sự hưng thịnh thì chỉ có trong vài triều đại các vị vua như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông và Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông là cực thịnh, cho nên chúng ta tập trung nghiên cứu nhiều về những vị vua này, còn các vị vua khác chúng ta chỉ đi lướt qua. Các thiền sư thì chúng ta tập trung vào những thiền sư có nhiều đóng góp vào hai triều đại này trong các công cuộc như văn học, xây dựng đất nước, bảo vệ tổ quốc và xiển dương Phật Giáo gồm có Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền Lão Thiền sư, Mãn Giác Thiền sư, Minh Không Thiền sư, Không Lộ Thiền sư, Pháp Loa Thiền sư, Huyền Quang Thiền sư. Chúng ta nghiên cứu tài liệu như lịch sử Phật Giáo Việt Nam của tác giả Lê Mạnh Thát, Thiền sư Việt Nam của HT Thanh Từ, nước Đại Việt Thời Lý trần của Nguyễn Khắc Thuần và Đại Việt Sử Kí Toàn Thư Nhà xbvhtt,Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Nguyễn Lang…vv
-Đối tượng nghiên cứu: chúng ta nghiên cứu vềù cuộc đời của những vị vua và nhưng vị Thiền sư đã xuất thân, làm việc, chức tước ở trong triều đình, và sau cùng là những đóng góp của họ cho Phật giáo hưng thịnh.


-Phương pháp thực hiện: Trước nhất là tôi nói về bối cảnh lịch sử của từng triều đại, sau đó đi phân tích từng nguyên nhân để làm sáng tỏ đề tài. Trong mỗi triều đại chúng tôi đều lấy dẫn chứng các vị vua và Thiền sư để chứng minh cho điều mình nêu trên, nhằm làm cho người đọc có cơ sở, bằng chứng công nhận sư thật. Trong khi viết tôi có trích dẫn một số lời nói hoặc thơ văn của các vị. Tóm lại trong phạm vi đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu của tôi còn rất giới hạn. Bởi đây là một luận văn cho nên công trình nghiên cứu, khám phá nó có tính chất chưa quy mô, bên cạnh đó thời gian và số trang còn quy định nên tôi cũng cố gắng, tranh thủ viết để kịp nộp cho giáo sư nên không sao tránh khỏi những thiếu sót trong trích dẫn mong quý vị thông cảm.


Luận văn này tuy rất ngắn ngọn nhưng cũng đóng góp phần nào kiến thức, sự hiểu biết cho mọi người về Phật giáo. Họ nhìn thấy thực tại của sự tu tập và những đóng góp của Phật giáo vào công cuộc xây dựng đổi mới đất nước, phát triển nền văn hóa giáo dục, nghệ thuật, kinh tế chính trị, làm thêm đậm nét truyền thống Phụng Sự Đạo Pháp Dân Tộc của các Thiền sư thời Lý-Trần và Phật Giáo Việt Nam. Luận văn còn khẳng định tinh thần nhân bản của đức Phật vào đạo Phật nơi các vị vua và Thiền sư thời Lý-Trần hội nhập trong lòng cuộc sống nhân sinh.




B. NỘI DUNG
Chương 1:  BỐI CẢNH LỊCH SỬ ĐỜI LÝ – TRẦN



1.1. Triều Đại Nhà Lý
Năm Kỷ Dậu(1009), ngay sau khi vua Lê Long Đĩnh mất, đại diện cho quan lại là Đào Cam Môỉc và đại diện cho các nhà sư là sư Vạn Hạnh đã cùng nhau hợp lực tôn phò Lý Công Uẩn đương thời là tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ dưới triều Lê Long Đĩnh lên làm vua.
Tháng 10 năm ấy, Lý Công Uẩn được đưa lên ngôi hoàng đế, triều Lý chính thức được khai sinh.
Trong lịch sử việt nam, triều Lý là một triều đại lớn, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trên nhiều lĩnh vực khác nhau, về chính trị đây là hai triều đại tiêu biểu của chế độ quý tộc trị nước, về kinh tế, đây cũng là một trong hai triều đại điền trang, thái ấp, về văn hóa, triều Lý được các nhà nghiên cứu ghép chung với triều Trần và lấy tên chung đó đặt cho cả một giai đoạn từ thế kỉ thứ X, thời Lý có mấy sự kiện nỗi bật như sau:
1.1.1. Về Chính Trị:
- Năm 1010 triều Lý dời đô từ Hoa Lư ra La Thành và đổi tên gọi La Thành là Thăng Long kể từ đó.
- Năm 1054, triều Lý đặt quốc hiệu mới cho nước là Đại Việt
- Năm 1164, nhà Tống đã buộc phải thừa nhận ta là một quốc gia riêng. Từ đây người Trung Hoa gọi nước ta là An Nam quốc
1.1.2. Về Quân Sự :
- 1069 đánh Chiêm Thành phá tan âm mưu của nhà Tống trong việc lợi dụng Chiêm Thành để tấn công xâm lược nước ta.
- Cuối năm 1075, đầu năm 1076 bất ngờ cho quân ta tràn sang lãnh thổ Trung Quốc, phá tan tiềm năng xâm lăng mà nhà Tống đã dày công chuẩn bị và tập hợp ở châu Ung, châu Khâm và châu Liêm (cả ba châu này nằm ở hai tỉnh Quảng Đông - Quảng Tây Trung Quốc).
- Tháng 3 năm 1071 toàn thắng trong trận quyết chiến chiến lược Như Nguyệt đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lăng của nhà Tống đối với nước ta.
1.1.3. Về Văn Hóa:
- Năm 1070, cho lập văn miếu (nơi thờ Khổng tử và các bậc tiền bối nhà Nho) mở đường cho Nho học phát triển ở nước ta một cách mạnh mẽ hơn.
- Năm 1075 mở khoa thi Nho học đầu tiên, từ đây thi cử nho học được coi là một trong những cơ sở để tuyển lựa quan lại.
Tuy nhiên lãnh thổ nước ta từ năm 1069 có được mở rộng hơn. Năm nay đại Việt đánh Chiêm Thành và gắn liền với thắng lợi trận này triều Lý đã chiếm của Chiêm Thành ba châu (Địa Lí, Ma Linh và Bố Chính) đối chiếu với bản đồ hiện đại ba Châu này nay tương ứng với toàn bộ tỉnh Quảng Bình cộng với một phần phía bắc tỉnh Quảng Trị. Cùng với quy luật phát triển tự nhiên việc mở rộng lãnh thổ này ắt có thể làm cho danh số tăng nhiều hơn trước.


Triều Lý trải qua các đời vua sau đây:
- Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)1010 -1028
- Lý Thái Tông (Lý Phật Mã)1028 -1054
- Lý Thánh Tông (Lý Nhật Tôn)1054 -1072
- Lý Nhân Tông (Lý Càn Đức)1072 -1127
- Lý Thần Tông (Lý Dương Hoán)1128 -1138
- Lý Anh Tông (Lý Thiên Tộ)1138 -1175
- Lý Cao Tông (Lý Long Trát)1175 -1210
- Lý Huệ Tông (Lý Hạo Sâm)1210 -1224
- Lý Chiêu Hoàng (Lý Phật Kim)1224 -1225


1.2. TRIỀU ĐẠI NHÀ TRẦN:


Tháng 12 năm Ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Triều Trần được dựng lên kể từ đó. Triều Trần (1225 -1400) là một trong những triều đại lớn của lịch sử Việt Nam. Nhìn chung thể chế chính trị, kết cấu giai cấp xã hội, đặc trưng kinh tế và văn hóa của triều Trần có những điểm tương đồng với triều Lý, khác nhau cũng chỉ ở mức độ mà thôi. Thời Trần, Đại Việt là một trong những quốc gia hùng cường, có uy danh lừng lẫy, ngoại xâm phải kiêng sợ, lân bang phải kính nể. Thời Trần là thời của hàng loạt những nhân vật lịch sử sáng chói. Về chính trị thì có các vị vua rất nổi tiếng như Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và các vị vương tước xuất chúng, mà nỗi bật nhất là Trần Nhân Tông. Về quân sự thì có các vị mưu sĩ và các bậc dũng tướng như Trần Thủ Độ, Lê Tần, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Địa Lộ… mà anh hùng nhất là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Người đã khai sinh ra nền khoa học quân sự Việt Nam. Về văn hóa, đây cũng là triều Đại đã sản sinh cho lịch sử những nhân vật kì tài như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thương Sĩ, Trần Hưng Đạo.v.v... Trải qua 200 năm cầm quyền, triều Trần đã để lại cho lịch sử những dấu ấn sâu sắc trên nhiều lãnh vực khác nhau. Sau đây là những dấu ấn đáng lưu ý nhất.


1.2.1. Về Chính Trị:


- Năm 1258 vua Trần Thái Tông nhường ngôi cho con là Trần Hoàng để lên làm Thái Thượng Hoàng. Chế độ nhường ngôi để lên làm Thái Thượng Hoàng được bắt đầu chính thức kể từ đó.
- Việc cho phép quí tộc thiết lập phủ đệ ở phía thái ấp đã mở đường cho quí tộc họ Trần vươn tới tột đỉnh của quyền lực chính trị đương thời.
1.2.2. Về Quân Sự:
- Năm 1258, triều Trần đã đẩy lùi cuộc tấn công xâm lược của quân Mông cổ do tướng Ngột Lương HợpThai chỉ huy.
- Năm 1285 triều Trần lại đánh tan hơn nửa triệu quân Nguyên xâm lược.
- Năm 1288 thắng trận Bạch Đằụng, lịch sử quân dân triều Trần đè bẹp hoàn toàn ý chí xâm lươc của quân Nguyên.
1.2.3. Về Văn Hóa:
- Năm 1232 triều Trần đặt ra học vị Thái Học Sinh (từ năm 1442 gọi là tiến sĩ).
- Năm 1247 triều Trần định lệ Tam khôi là danh hiệu cao quí dành riêng cho ba người đỗ cao nhất trong kì thi Đình (đó là Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa).
- Cũng trong triều Trần, từ vị trí của chữ viết bổ sung cho chữ Hán, chữ Nôm đã được dùng để sáng tác văn học, tức là đã tiến tới giai đoạn chữ viết văn học.
- Năm 1306, lãnh thổ nước nhà có được mở rộng, do việc vua Chiêm Thành lúc đó là Chế Mân đã cắt đất Châu Ô, Châu Rí (cũng viết là Châu Lí) dâng cho Đại Việt để làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân.
- Năm 1230, nhà Trần cho biên soạn bộ Quốc Triều Thông Chế và coi đó là tiêu chí, là cơ sở khảo xét để xây dựng quy chế hành chánh cho triều đại của mình, cũng ngay trong năm1230 bộ quốc triều đương lễ đã ra đời.
- Năm 1242, Trần Thái Tông tiến hành phân chia lại khu vực hành chánh địa phương trong cả nước.




Chương 2:
NGUYÊN NHÂN PHẬT GIÁO LÝ - TRẦN HƯNG THỊNH




Trong suốt quá trình phát triển lịch sử Phật giáo Việt Nam, Phật giáo đời Lý-Trần đã thể hiện sức sống tự lực, tự cường với tinh thần độc lập của dân tộc, nó đi đúng đường lối tu hành đạo Phật, dung hợp với bản sắc văn hóa dân tộc để tạo thành một nét đặc thù cho nền Thiền học và văn học Việt Nam thời Lý Trần. Con đường này phù hợp với quy luật phát triển tâm thức để phát sinh tuệ giác, đưa con người đến chỗ Giác ngộ giải thoát ngay trong hiện tại. Tôn giáo là một lĩnh vực tinh thần, nó góp phần xây dựng nền đạo đức cho xã hội, đem lại sự bình an hạnh phúc cho con người. Phật giáo là một tôn giáo dạy tu trên nhân quả. Con đường tu theo đạo Phật là con đường chuyển hóa nội tâm theo quy luật vận hành của vũ trụ và nhân sinh. Nói theo đại đức Narada thì “Đạo Phật la con đường giải thoát”, vì thế người Phật tử đến với đạo Phật không chỉ với niềm tin mà đến để thấy, để sống, để khai mở tâm năng, từ đó nhận ra đươc sựỉ thật của cuộc sống, những nguyên lý, những quy luật đang tác động chi phối cuộc sống, đó là luật nhân quả, luật vô thường và lý duyên sinh.
Đối với đạo Phật muốn thay đổi cuộc sống từ khổ đau bất hạnh đến an vui, hạnh phúc thì không gì hơn phải chuyển hóa nội tâm của mình theo luật nhân quả, lý duyên sinh của vũ trụ để có đủ những duyên lành thay đổi cuộc sống ngày càng hướng thượng, ngày càng an lạc hạnh phúc ở hiện đời và đời sau. Mục đích cứu cánh của Phật giáo là dạy cho chúng sanh con đường khai mở tâm thức, phát triển trí tuệ trực giác, hướng đến giác ngộ giải thoát. Đạo Phật còn góp phần giáo dục con người. Như chúng ta biết, nền giáo dục của nhân loại chỉ nhằm phát triển thể chất và phát triễn trí não (như qua sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội, qua sách vở báo chí, truyền thông…). Nền giáo dục này còn bỏ sót phần tâm thức. Kiến thức thế gian giúp cho chúng ta có tri thức về cuộc sống hiện đời, đem đến danh vị nghề nghiệp, có nếp sống văn minh, đưa đến sự thành đạt về công danh sự nghiệp tạm thời… nhưng không dạy cho chúng ta nguyên nhân nào để thành đạt hay thất bại, nguyên nhân nào đem đến an vui hạnh phúc, hay bất hạnh… Như chúng ta đã thấy biết có rất nhiều người tài giỏi hơn chúng ta nhưng họ có thật sự hạnh phúc không? hay cuộc sống gia đình họ thiếu hạnh phúc, biết bao nhiêu người sanh ra trong gia đình giàu có nhưng lại tật nguyền, bất hạnh. Người đời thường cho đó là số mạng, hay do sự kém may mắn, hoặc do Thượng đế an bài… Điều này không đúng với giáo lý nhà Phật, đức Phật dạy: “Tất cả các pháp đều do duyên sinh mà cũng do duyên diệt”.
Nền giáo dục của Phật giáo nhằm phát triển tâm thức, đưa đến cho con người một trí tuệ minh triết, siêu phàm, an tịnh giải thoát.
Đạo Phật vì lấy nhân quả để tu nên khi hành giả cãi rửa thân tâm, sống hướng thiện là góp phần xây dựng, cải tạo gia đình, xã hội, đem lại an vui hạnh phúc cho mọi người. Vì cá nhân có an vui thì gia đình, xã hội mới bình an. Phật giáo Lý-Trần đã góp phần xây dựng con người, xã hội như thế nào đã được chứng minh cụ thể qua hành động của các vị vua trong triều đại đó. Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo thời Lý-Trần đã đi đúng con đường này nên đã cống hiến cho dân tộc những danh tăng với trí tuệ minh triết, giúp vua, giúp nước thoát cảnh nông nô mà lịch sử còn ghi lại và thế hệ mai sau còn nhắc đến, như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Thiền sư Pháp Thuận, đại sư Khuông Việt, Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Mãn Giác, Tuệ Trung Thương Sĩ Thiền sư Pháp Loa, Thiền sư Huyền Quang. Hai triều đại Lý-Trần tồn tại gần 400 năm, có thể nói đây là triều đại cực thịnh của Phật giáo Việt Nam. Đất nước hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị Bắc thuộc, tiến bước trên con đường xây dựng và phát triển xã hội. Có thể nói thời nhà Trần là triều đại mà Phật giáo phát triển cực thịnh về mọi mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, quân sự. Quân sự hùng mạnh góp phần thắng lợi ba cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Bộ máy nhà nước đã có quy chế, nề nếp, đời sống người dân ổn định, và sau đây chung ta sẽ đi từng nguyên nhân một.


2.1. NHỮNG ÔNG VUA KIÊM THIỀN SƯ


Khái niệm xuất thế của đạo Phật không còn là đi ở ẩn trên núi, hay ở trong rừng mà có nghĩa là không bị ràng buộc hay bị chi phối bởi những giá trị thế tục tầm thường (danh lợi, quyền lực, tiền tài). Do không bị chi phối nên họ đã dồn hết tâm trí vào việc phục vụ mọi người “Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”. Họ dễ dàng cởi bỏ những vướng mắc, câu chấp, sống trọn vẹn với chân lý. Chân lý tôn giáo là cái được sống, được thể hiện chứ không phải học hỏi, tìm tòi qua sách vở hay tư duy khái niệm.


Dưới hai triều đại Lý-Trần đã có nhũng con người như thế. Đó là những nhà vua thực nghiệm những chân lý Phật giáo ngay trong cuộc sống bằng sự nghiệp của mình, với họ chân lý không ở đâu xa lạ mà ở ngay trước mặt, ngay trong bản thân. Phật giáo Việt Nam vốn gắn bó giữa Đạo và Đời, tham gia tích cực vào sự nghiệp chung của dân tộc, người tu hành và người công dân yêu nước dường như không tách rời mà hòa lẫn vào nhau. Thiền được đưa vào cuộc sống phục vụ đất nước và nhân dân như những vị vua, Thiền sư hay những cư sĩ Thiền sư khi đất nước cần thì tham chính đánh giặc, vừa làm việc đời, vừa làm việc đạo, tu dưỡng nhân cách con người, an nhiên tự tại, vô cấu vô ngại vui sống tự tin vào bản thân. Chính cái tâm hồn nhiên, cỡi mở, bình đẳng, vị tha của họ theo đúng tôn chỉ của Phật giáo đã xóa đi những khác biệt và đạt đến chổ gặp gỡ với cá tính con người Việt Nam lạc quan, cởi mở, hào hiệp, nhân ái, làm cho Phật giáo Việt Nam mang màu sắc chung là dung dị và đại chúng. Một triết lý sống mở ra và khép lại những tín điều, giáo điều cứng nhắc. Nhờ vậy ngay giữa lòng xã hội phong kiến đạo Phật Lý Trần đã tạo ra những mẫu người tuyệt vời mà muôn đời sau thế nhân vẫn còn ngưỡng mộ.


Dưới đời Lý - Trần có những ông vua kiêm Thiền sư, có người xuất gia nhưng có người không xuất gia. Thí dụ: đời Lý có vua Lý Thái Tông là một vị Tổ thuộc thế hệ thứ 7 phái Thiền Vô Ngôn Thông là phái Thiền thứ hai ở Việt Nam.Vua Lý Thánh Tông là Tổ thứ hai Thiền phái Thảo Đường là phái Thiền thứ ba ở Việt Nam. Đặc biệt dưới đời Trần, có Trần Thái Tông khai sáng ra triều đại nhà Trần, cũng là ông vua đã lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất thành công chống Nguyên Mông, nhưng cũng là ông vua đãtừng rời bỏ Kinh Thành lên núi Yên Tử cầu đạo, được quốc sư Viên Chứng lúc bấy giờ đang trụ trì chùa Vân Yên trên núi Yên Tử khuyên giải ông đã trỡ lại làm vua với lời tuyên bố khẳng khái “Ta xem ngai vàng như chiếc dày rách, bỏ đi lúc nào cũng được”.
Trần Thái Tông cũng như Trần Nhân Tông là những ông vua siêu việt lên trên thế tục không vướng mắc thế tục chứ không phải là trốn tránh thế tục. Đầu đề bài phú nôm “Cư trần lạc đạo” của vua Trần Nhân Tông rất có ý nghĩa. Cư trần là sống giữa trần tục, lạc đạo là vui với đạo, vui niềm vui của đạo. Trong bài phú ông viết:


“Trần tục mà nên phúc ấy càng yêu hết tấc
Sơn lâm chằng cốc họa kia thật đã đồ công”


Ý hai câu trên là sống giữa trần tục mà tu thành công được giác ngộ…thì phúc đức đáng quí hết sức còn ẩn tu ở giữa núi rừng mà tu không thành công, không được giác ngộ thì đó là cái họa uổng công vô ích. Nói chung phương châm của đạo Phật là không lánh đời mà hiểu đời, nhờ đó mà không có bị danh lợi và chuyện thị phi ở đời lôi kéo chi phối. Trong bài thơ chữ hán “Sơn phòng mạn hứng”. Vua Trần Nhân Tông viết hai câu:


“Thị phi niêm trục triêu hoa lạc
Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn”


Nghĩa là ý nghĩa chạy theo chuyện thị phi như là theo hoa rụng ban mai, tâm chạy theo danh lợi như là hoa đốm hư không. Các vua đầu đời Trần như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông tuy làm vua, ngồi trên ngai vàng, nhưng vì là kiêm Thiền sư, có giác ngộ, có tu chứng cho nên có thể nói là các ngài sống ung dung tự tại giữa đời mà không bị hệ lụy với đời. Chính triết lý đạo Phật đã giúp cho các ông vua đầu đời Lý, đời Trần có được một thái độ siêu thoát, phóng khoáng, ung dung tự tại như vậy
- Về chùa chiền thì ngoài những ngôi chùa do vua quan lập nên, còn có nhiều ngôi chùa do dân chúng xây cất. Năm 1088 vua Lý Nhân Tông theo sự đề nghị của văn quan và đề lại, phân các chùa ra làm ba loại:


1. Đại danh lam, chùa lớn.
2. Trung danh lam, chùa vừa.
3. Tiểu danh lam, chùa nhỏ


- Về kinh điển, năm 1011 vua Lý Thái Tổ đã cho dựng nhà tàng kinh Trấn Phấn để tàng chứa kinh điển. Năm 1017 vua Lý Thái Tổ sai hai người Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạt sang Tống để thỉnh tam tạng kinh.


Tam tạng kinh ở đây chắc chắn là ấn bản 983. Ấn bản tam tạng kinh đầu tiên ở Trung Hoa do vua Tống Thái Tổ ban chiếu khắc từ năm 972. Tạng kinh này khắc trong vòng 11 năm gồm cả thảy 13 ngàn bản gỗ có tất cả 1076 kinh 480 tập và 5048 quyển. Đến 1020 Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạt mới chở kinh về đến Quảng Châu. Vua nhờ Thiền sư Phí Trí đi đón. Năm 1021, vua cho dựng tàng kinh Bát Giác để chứa đại tạng vừa thỉnh được. Năm 1023 vua lại sai người chép ra một bản đại tạng nữa, và dựng thêm tàng kinh Đại Hưng để cất giữ. Năm 1027, vua lại sai chép thêm một bộ đại tạng khác.
Năm 1034, vua lại dựng thêm tàng kinh Trùng Hưng và sai hai ông Hà Thụ và Đỗ Khoan đi sứ Tống. Lần này vua lại tặng cho một đại tạng kinh nữa. Đây cũng là ấn bản năm 983. Năm 1036, một bản đại tạng nữa được chép để chứa vào kho sách Trùng Hưng. Như vậy tại kinh sư hồi ấy đã có đến năm bản đại tạng kinh cho các tăng sĩ và các nhà học Phật nghiên cứu.
Năm 1081, vua lại sai Lương Dụng Luật sang Tống xin đại tạng kinh. Và năm 1098, khi Nguyễn Văn Tín đi sứ sang Tống vua cũng xin thêm một bản đại tạng khác. Ta thấy nhu cầu sử dụng đại tạng thời bấy giờ là rất lớn.
Bản ấn đại tạng thứ hai tại Trung Hoa bắt đầu năm 1080 nhưng mãi đến năm 1176 mới hoàn thành. Ấn bản này có 6434 quyển gọi là Sùng Ninh Vạn Thọ Đại Tạng. Vậy tất cả các bản đại tạng mà nhà Lý thỉnh từ nhà Tống quốc thời đó đều là ấn bản năm 983.


Những bản kinh thông dụng nhất như kinh Kim Cương, Dược Sư, Pháp Hoa, Viên Giác v.v… có lẽ đã được bắt đầu khắc bản và in tại Việt Nam sau đó. Ta không biết nghề in ở Việt Nam bắt đầu vào thời nào nhưng sách “Thiền uyển tập anh” nói rằng: Tổ phụ của Thiền sư Tín Học (mất 1190) đã làm nghề khắc bản in lâu đời. Chính vì nhu cầu ấn loát các kinh cần thiết mà nghề in xuất hiện tại nước ta. Những bản in này hiển nhiên là còn thô lậu, không đẹp bằng những bản in đời Trần sau này, khi mà kỷ thuật bản gỗ của ta đã được cải thiện nhờ những người đã học nghề in tại Trung Quốc.


- Lý Thái Tổ: tên là Lý Công Uẩn con nuôi của nhà sư Lý Khánh Vân chùa Cổ Pháp. Lúc nhỏ thọ giáo thiền sư Vạn Hạnh, lớn lên theo sư Vạn Hạnh vào Hoa Lư làm quan dưới Triều Lê được quan đại thần Đào Cam Mộc cùng Tăng thống Vạn Hạnh suy tôn Hoàng đế lấy hiệu là Lý Thái Tổ năm Thuận Thiên thứ 15 (1024) nhà vua cho tổ chức giảng dạy Phật pháp ngay trong nội thành để viẹâc tiện cho dân chúng lui tới nghe pháp. Nhà vua đã thỉnh Thiền sư Vạn Hạnh làm Quốc sư và suy tôn Phật giáo là quốc giáo. Trong giai đoạn này vua Lý Thái Tổ cùng Thiền sư Vạn Hạnh đã thảo chiếu dời đô Hoa Lư ra La Thành và đổi tên thành Thăng Long. Đây có thể nói là một dấu móc lịch sử, đánh dấu một sư thay đổi hoàn toàn về mọi phương diện trong triều đình nhà Lý, và là bước đột phá cho thế hệ mai sau, nó còn có thể ảnh hưởng đến hôm nay.


- Lý Thái Tông: Húy là Lý Phật Mã lên ngôi xưng là Lý Thái Tông niên hiệu Thiên Thành. Nhà vua thường đến hởi đạo nơi NgàiThiền Lão Thiền sư và được nhà sư nhận làm đệ tử. Nhà vua chính là vị Tổ thứ 7 trong phái Vô Ngôn Thông là vị vua sùng bái đạo Phật nhất. Nhà vua còn để lại các tác phẩm văn học gồm: 2 bài chiếu, 2 bài thơ và 1 bài luận nghị.
Sau đây là bài thơ “Thị chư thiền lão tham vấn thiền chỉ”:


Bát nhã chân vô tông
Nhân không, ngã diệc không
Quá, hiện, vị lai Phật
Pháp tính bản tương đồng
Dịch
Bát nhã thực vô tướng
Người không, ta cũng không
Phật trước nay sau nữa
Pháp tánh vốn tương đồng


Đây là bài thơ khi nhà vua cùng các vị Thiền sư đàm đạo về Thiền, và nhà vua bắt mỗi người làm một bài thơ. Bài thơ này là bài thơ nhà vua làm sớm nhất. Chúng ta đọc qua bài thơ chắc không ai nghĩ đây là một vị vua sáng tác, có thể nói sự liễu ngộ Thiền quán của nhà vua thật là sâu sắc, Ngài đã thấu triệt được cái chơn như thật tướng của vạn pháp vốn là không, là giả có, giả hợp mà chỉ có bản tánh của chúng là thật, là như như bất động. Cho nên có thể nói vua Lý Thái Tông là một vị Thiền sư xưng đáng.


- Lý Thánh Tông: sinh ngày 25 tháng 2 năm Thuận Thiên thứ 14 (1023), có thể nói đây là vị vua hiền từ và thương yêu dân nhất “Ta yêu con ta cũng như các bậc cha mẹ trong thiên hạ yêu con cái họ. Trăm họ không hay biết nên phạm vào luật pháp, ta rất thương xót. Từ nay các tội bất kỳ nặng hay nhẹ cần răn dạy kỷ lưỡng và nhất nhất đều phải khoan giảm. Và nhà vua đã tha bổng cho người con trai nọ”.


Lần khác gặp trời rất lạnh, nghĩ đến dân vua chạnh lòng với tả hữu “Ta ở trong thâm cung, sưởi lò than, mặc áo hồ cừu mà khí lạnh như thế này huống gì những kẻ bị giam trong ngục thất, xiềng xích khổ đau, ngay gian chưa định, bụng không cơm no, thân không áo ấm, một khi gặp cơn gió lạnh há chẳng chết rét ư? Ta rất đỗi thương xót”. Vua Lý Thánh Tông thương dân đến thế nên trăm họ đều yêu mến, nước ít giặc giã. Ngoài việc thực hiện nền chính trị nhân đạo thân dân, vua Lý Thánh Tông còn là người để tâm đến đạo Phật. Vua cho xây cất nhiều chùa chiền và là người sáng lập ra môn Thiền phái Thảo Đường.


- Lý Nhân Tông: sinh ngày 25 tháng 1 năm Bính Ngọ, niên hiệu Long Chương Thiên Tự thứ nhất tức là ngày 23/2/1066 húy là Càn Đức lên ngôi vừa mới 7 tuổi hiệu là Nhân Tông, làm vua được 56 năm hưởng thọ 62 tuổi, có thể nói vua Lý Nhân Tông là vị vua ở ngôi lâu nhất, và vị vua thọ nhất, vua cho lập quốc tử giám, mở khoa thi tam trường, lập Viện Hàn Lâm, năm 1088 phong Thiền sư Khô Đầu làm quốc sư cố vấn việc triều chính. Các tác phẩm của vua để lại hiện có 3 bài thơ, 4 bài chiếu và một số thư từ khác.


Như bài “Truy tán Thiền sư Vạn Hạnh”
Vạn Hạnh dung tam thế
Chân phù cổ sấm thi
Hương quan dân cổ pháp
Tru tích trấn vương kì
Dịch
Vạn Hạnh thông ba thời
Lời ngài như bài sấm
Quê hương làng cổ pháp
Dựng gây vững ngôi vua.


Ngoài ra nhà vua còn để lại các bài như “tán Giác Hải thiền sư” bài “Truy tán Sùng Phạm Thiền sư”. Chúng ta thừa nhận rằng vua Lý Nhân Tông là một ông vua anh quân, đã có công lao lãnh đạo và xây dựng một quôc gia Đại Việt hưng thịnh, phú cường dưới thời ông trị vì, như trong bài bia “Sùng Thiện Diên Linh” của thượng thư bộ hình Nguyễn Công Bật có ghi: “Kính nghĩ đức Hoàng đế bệ hạ, bậc thánh hiền thể đạo, thánh văn thần võ, anh cách dân vật, vạn linh chiếu ứng, vĩnh long nguyên hóa, thông minh quảng vận, nhân trí ý nghĩa, thần thánh minh hiếu của triều Lý, là do đất trời chung đúc, nhật nguyệt kết tinh”. Chúng ta thấy oai hùng của nhà vua rất là cao thượng. Ngài lên ngôi trị vì đó là ý nguyện của toàn dân, sư đẹp đẽ toàn diện của Ngài chính là sự uy nghi của cả dân tộc.
- Lý Thần Tông đã phong Minh Không Thiền sư làm quốc sư. Thời bấy giờ có Ni sư Diệu Nhân con nuôi Lý Thánh Tông là Lý Phụng Nghi cùng với các Thiền sư Thông Biện là bậc anh tài Lỗi lạc.
- Lý Anh Tông tên là Thiên Tộ lên ngôi hiệu là Anh Tông, là đệ tử ngài Không Lộ Thiền sư thuộc phái Thảo Đường.
- Lý Cao Tông tên là Long Cán hiệu là Cao Tông vua mới có ba tuổi, Tô Hiến Thành làm phụ chánh. Cao Tông thọ giáo Thiền sư Trương Tam Tạng phái Thảo Đường. Thời này có các danh tăng như Thường Chiếu, Quảng Nghiêm Thiền sư .
- Lý Huệ Tông: nhà Lý bắt Đầu suy sụp năm 1224 Huệ Tông chán ngôi Hoàng Đế truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng rồi xuất gia hiệu là Huệ Quang đại sư.
- Trần Thái Tông tên là Trần Cảnh, năm 1237 vua biết rõ âm mưu của Trần Thủ Độ nên đã lên chùa Phù Vân núi Yên Tử xin quốc sư Phù Vân ở đó tu hành. Phù Vân quốc sư đã khuyên Thái Tông rằng: “Trong núi chẳng có Phật, Phật ở tại tâm, nếu nhà vua hiểu được thì ở đâu cũng có Phật cả” Thái Tông về kinh. Vì thấu hiểu giáo lý Phật nên nhà vua đã sáng tác ra các tác phẩm :


1. Thiền tông chỉ nam
2. Kim cương tam muội kinh chú giải
3. Lục thì sám hối khoa nghi
4. Bình đẵng lễ sám văn
5. Khóa hư lục
6. Thi tập


Và chúng ta chắc ai cũng không quên hai câu thơ mà vị tăng Đức Thành người nước Tống đến hỏi đạo Ngài đáp:


“Thiên giang hữu thủy, thiên giang nguyệt
Vạn lý vô vân, vạn lý thiên”
Dịch:
Ngàn sông có nước, ngàn sông nguyệt.
Muôn dăm không mây, muôn dặm trời


Hay trong bài tựa của tác phẩm “Thiền tông chỉ nam” có đoạn viết: “… Trẫm thường đọc kinh Kim Cang đến câu: Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Vừa gấp sách lại vừa ngân nga, bỗng nhiên tĩnh ngộ, liền đem những điều giác ngộ làm thành thơ ca. Đặt tên là “Thiền tông chỉ nam.” hoặc quyển thượng Khóa hư lục trong phần tứ sơn (núi thứ tư ) có viết:


“Một trận cuồng phong dậy đất bằng
Ngư ông say khướt thả thuyền ngang
Bốn phương mây kéo màu đen kịt
Một dãy sông reo sống dậy tràn
Sầm sập tóe tung mưa xối xã
Ỳ ầm chuyển vận sấm oang vang
Phút dây bụi cuốn chân trời tạnh
Cảnh vắng, dòng sông bóng nguyệt tàn”


(Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang trang 236), trong Phổ khuyết phát bố đề tâm Vua Trần Thái Tông viết: “Công danh cái thế, chẳng qua một giấc mộng dài, phú quý kinh người, khó tránh vô thường hai chữ”. Tranh nhân chấp ngã, rốt cuộc là không, khoe giỏi khoe hay, rốt cùng chẳng thực. Tứ đại rã rời thôi già trẻ, núi khe mòn mỏi hết anh hùng. Tóc xanh chưa mấy mà màu bạc đã pha, kẻ mừng mới đi thì người điếu đã tới. Một bao máu mũ ba năm khổ luyến ân tình, bảy thước xương khô mặc sức san tham tiền của. Thở ra không hẹn thở vào, ngày nay không tin ngày kế. Trôi nổi sông yêu giờ nào nghỉ, nấu nung nhà cháy biết bao thôi?”.


Qua đó khi ta nhìn vào cuộc đời của vua Trần Thái Tông ta thấy vua không bi quan yếm thế, trái lại vua rất tích cực trong việc dựng nước trị dân và nắm lấy chủ quyền hành động trong tay khi đã đến tuổi trưỡng thành, những tác phẩm của vua cũng cho thấy một niềm thao thức muốn thực hiện một cái gì đó có giá trị vĩnh cửu: đó là sự ngộ đạo.


- Trần Nhân Tông tên tục là Trần khâm, con của vua Trần Thánh Tông, sinh năm 1258 lên ngôi vua 20 tuổi xuất gia năm 41 tuổi và tịch năm 1308 vào lúc 51 tuổi. Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang tr.279 ghi: “Vua Nhân Tông xuất gia tại chùa Hoa Yên núi Yên Tử lấy hiệu là Hương Vân Đầu Đà (sau này đổi là Trúc Vân Đầu Đà). Vua được nhận là người truyền thừa chính thức của phái Yên Tử thế hệ thứ sáu và là Tổ thứ nhất phái Trúc Lâm”. Cuộc đời của vua là một cuộc đời hy sinh vì đạo pháp. Ngoài những mùa kiết hạ tại các am Từ Liêu, Ngọa Vân, Thạch Thất, Tri Kiến hay tại các chùa Vĩnh Nghiêm và Siêu Loại, Vua thường đi vân du hoằng đạo đó đây. Sách Tam Tổ thực lục nói “năm 1304 vua đi khắp mọi nẻo thôn quê, khuyên dân phá bỏ các dâm từ và thực hành giáo lý thập thiện”. Vua còn để lại những tác phẩm hiện ở trong sách Tam Tổ Thực Lục và Hiện Đăng Lục:


1. Thiền lâm thiết chủy ngữ lục
2. Trúc lâm hậu lục
3. Thạch thất mỵ ngư
4. Đại hương hải ấn thi tập
5. Tăng già toái sự


Chúng ta chắc ai cũng biết bài thơ nổi tiếng của vua. Đó là bài thơ Cuối Xuân được viết khi nhà vua đã xuất gia, ngồi trên bồ đoàn nhìn mùa xuân qua với tâm trạng bình thản và thanh thoát.


“Niên thiếu hà tằng liễu sắc, không
Nhất xuân tâm sự bách hoa trung
Như kim khám phá Đông Hoàng diện
Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng”
Dịch :
Niên thiếu chưa từng hiểu sắc, không
Xuân sang hoa sắc vướng tơ lòng
Diện mục xuân nay từng khám phá
Thiền tọa an nhiên ngắm rụng hồng


Nhà vua là một nhà lãnh đạo giáo hội hơn là một tư tưởng gia. Nhà vua đã thấu hiểu Phật Pháp rất nhiều.
Các ông vua thời Lý và Trần còn để lại nhiều công trình văn hóa di tích nhưng những di tích còn lại rất ít.
“Năm 1010 lúc vừa mới lên ngôi, Lý Thái Tổ đã xây tám ngôi chùa ở quê vua là phủ Thiên Đức, tỉnh Bắc Ninh. Tại Thăng Long vua cho dựng chùa Hưng Thiên Ngự, và gần Điện Thái Hòa chùa Vạn Tuế. Tiếp đó vua cho lập các chùaThiên Quang, Thiên Đức, Thiên Vương, Thắng Nghiêm, Cẩm Y, Long Hưng, Thắng Thọ. Khắp trong nước chừng 300 ngôi chùa được tạo dựng và những chùa hư nát thì sửa chữa lại. Năm 1024 vua lại lập thêm chùa Chân Giáo. Năm 1036, vua Lý Thái Tông làm lễ khánh thành tượng Phật Đại Nguyện vừa đúc xong. Năm 1040, vua lại khánh thành 1000 pho tượng Phật bằng ngỗ, một ngìn bức tranh Phật, và một vạn cờ phướng. năm 1041 đúc tượng Phật Di Lặc bằng đồng nặng 7560 cân đặt tại viện Thiên Phúc. Năm 1049, vua dựng chùa Diên Hựu (tức chùa Một Cột ngày nay). Năm 1055, vua Lý Thánh Tông xây chùa Đông Lâm và chùa Tĩnh Lự ở núi Đông Cứu (Bắc Ninh). Năm 1056 vua khởi công xây dưng chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 12.000 cân đồng để đúc chuông và tự tay thảo bài minh khắc trên chuông. Năm 1057, trước chùa này, một ngọn tháp tên là Đại Thắng Tư Thiên được xây lên 12 tầng cao 20 trượng. Cũng năm này xây hai chùa Thiên Phúc và Thiên Thọ cùng đúc hai tượng Phạm Vương và Đế Thích bằng vàng thờ ở hai chùa này. Năm 1057, vua sai lang tướng là Quách Mãn tạc tượng A Di Đà bằng đá ơ ũTiên Du. Năm 1058 vua xây Điện Linh Quang, Kiến Lễ và Sùng Nghi. Phía trước điện dựng chuông một cột sáu cánh hình hoa sen, cũng năm này tháp núi Đồ Sơn cao 42 mét, dựng chùa Nhị Thiên Vương, 1071 vua viết chữ Phật cao một trượng sáu thước khắc vào bia đá để tại chùa núi Tiên Du.
Năm 1086, vua Lý Nhân Tông dựng chùa Lam Sơn và xây tháp đá tại huyện Quế Dương. Năm 1091, vua dựng ba tháp đá tại chùa Lam Sơn, Năm 1108, dựng đài Động Linh. Năm 1114, dựng lầu Thiên Phật. Năm 1117, khánh thành tháp Vạn Phong Thành Thiện ở núi Chương Sơn. Năm1118, khánh thành tháp Thất Bảo. Năm 1121 dựng chùa Quảng Giáo ở núi Tiên Du và khánh thành điện Trùng Minh ở chùa Báo Thiên. Năm1122 khánh thành tháp Sùng Thiện Diên Linh ở núi Đội Sơn, Năm 1124 dựng chùa Hộ Thánh và xây đài Uất La. Năm 1127, khánh thành chùa Trùng Hưng Diên Thọ. Năm 1129 vua Lý Thần Tông khánh thành 84.000 bảo tháp bằng đất. Năm 1130 khánh thành chùa Quảng Nghiêm Tư Thánh. Năm 1133, dựng các chùa Thiên Minh và Thiên Thành. Năm 1134, khánh thành ba tượng tam tôn bằng vàng” (Việt Nam Phật Giáo Sử luận Nguyễn Lang nhà xuất bản Hà Nội trang 196). Nói chung trong buổi đầu lập quốc đời Lý, các vua nhà Lý rất cần đến các Thiền sư, không những họ cần đến các vị này để liên kết nhân tâm, họ còn cần đến sức học, công tác giáo dục, công tác ngoại giao và kế hoạch của những thiền sư nữa. Đến đời Trần tình trạng khác hẵn. Các vua Trần đều học giỏi, mà lại rất giỏi về đạo Phật, nên liên hệ giữa các vị vua và các vị thiền sư không phải là để nhờ cậy về phương diện, kế hoạch và công tác. Các ông vua như Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông và Anh Tông đều có căn bản về Phật học. Họ ủng hộ Phật Giáo, một phần vì họ là Phật tử, một phần vì muốn liên kết nhân tâm trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Thời đại Nhân Tông là thời đại mà Phật Giáo đời Trần hưng thịnh đến cực độ. Thế nhưng tinh thần từ bi và khoan dung của đạo Phật không hề đi đôi với một thái độ tiêu cực lãng quên.
Nếu vua Trần Thái Tông không học Phật và theo Phật Giáo thì có lẽ Phật Giáo đời Trần đã không có được giai đoạn rực rỡ hồi Trần Nhân Tông. Cuộc đời tu học Trần Thái Tông đã tạo ra một không khí học Phật thật sự trong giới trẻ tuổi ở triều đình và ở giới trí thức tại thủ đô Thăng Long. Sự học Phật này của giới trẻ tuổi và trí thức đã lấy nguồn cảm hứng ở cuộc đời Trần Thái Tông và tính cách hoàn toàn không vụ lợi Trần Thánh Tông, là một trong những người trẻ học Phật và thành đạt trong sự nghiệp học Phật ấy. Sự học Phật ở đây không đưa đến thi cử và địa vị, sự học Phật đây chỉ là để làm người. Cái học hoàn toàn không có tính khoa cử, từ chương và ép buộc.
Phật giáo thời Trần là một nền Phật giáo độc lập, uy tín tinh thần của nó là uy tín tinh thần quốc gia Đại Việt.

2.2. NHỮNG THIỀN SƯ LÀ QUỐC SƯ
2.2.1. Thiền sư thời Lý
Từ vua Đinh Tiên Hoàng là vị vua đầu tiên đã định cấp bậc cho Tăng lữ. Năm 971 một vi Thiền sư được phong làm Tăng thống. Chế độ Tăng thống tại Việt Nam bắt đầu từ đây. Trong đời Lý, các vua cũng thỉnh thoảng đặt lại giai cấp Tăng sĩ, nhưng vẫn theo quy chế từ đời nhà Đinh, những chức vụ Tăng thống, Tăng lục, lục Tăng chính đại biền quan có giá trị về phương tiện tổ chức giáo hội liên hệ tới chính quyền và xã hội, chứ không phải những chức vụ liên hệ tới đời sống hành đạo trong nội bộ tu viện như Hòa thượng, Yết ma, giáo thọ, giám viện , trụ trì v.v...


Những Tăng sĩ được xem như những vị lãnh đạo tinh thần cho triều đình và cho cả nước thì được gọi là quốc sư. Chữ quốc sư ở đây không có nghĩa là chức vụ cố vấn chính trị của vua mà chỉ có nghĩa là bậc thầy dạy đạo của cả nước. Sau Vạn Hạnh, các vị Khô Đầu, Không Lộ, Thông Biện và Viên Chiếu là những người được ban hiệu là quốc sư. Các vị này đều là những vị học rộng. Có nhiều lý do khiến các Thiền sư tham dự chính trị (tham dự chính sự mà không tham dự chính quyền, bởi vì họ không nhận chức vụ trong nội các, chỉ tới giúp ý kiến, công việc rồi về chùa). Lý do thứ nhất: Họ là những người có học, có ý thức về quốc gia, sống gần gũi với quần chúng và biết được những đau khổ của người dân đang bị một chính sách đô hộ hà khắc bốc lột. Lý do thứ hai: Họ không có ý muốn tranh ngôi với vua, không giành quyền hành và địa vị ngoài đời nên vua tin họ. Lý do thứ ba: Họ không cố chấp vào thuyết trung quân (chỉ biết giúp một vua mà thôi) như các nhà nho nên họ có thể cộng tác với bất cứ ông vua nào có thể đem lại hạnh phúc cho dân. Lý do thứ tư : Các vua cần sức học của họ, các vua đều không phải giới tri thức.


Trong phần nói về Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, ta đã thấy hành động chính trị của các Thiền sư Pháp Thuận và Vạn Hạnh. Thiền phái Vô Ngôn Thông có Thiền sư Ngô Chân Lưu cũng đóng góp nhiều trong lĩnh vực chính trị. Danh hiệu Khuông Việt đại sư mà vua Đinh Tiên Hoàng ban cho ông đủ nói lên tầm quan trọng của Thiền sư. Khuông Việt có nghĩa là “giúp nước Việt”. Năm 968 khi Lý Giác đi qua, vua Đại Hành nhờ Thiền sư ra ứng đối bởi vì Thiền sư là người có khả năng lúc bấy giờ. Chính người đi đón Lý Giác cũng là một Thiền sư, Pháp Thuận đã nối vần của Lý Giác khi Lý Giác làm thơ trên thuyền khiến cho Lý Giác khâm phục. Sau cuộc viếng thăm Lý Giác đã làm bài thơ tỏ ý khâm phục vua Việt .Vua Lê Đại Hành liền nhờ Khuông Việt làm một bài thơ khác để tiễn Lý Giác về nước.


Trời xanh, gió thuận gấm buồm giương
Thần tiên về cố hương
Hành trình vạn lý biển mênh mông
Xa xôi hút dặm đường
Lòng càng quyến luyến chén chưa tàn
Cầm tay nhau thở than
Xin đem thâm ý của Nam Bang
Bày tỏ với Thượng Hoàng


Chắc chắn Thiền sư Khuông Việt rất có uy thế trong chính sự nên sách Thiền uyển tập anh chép: “vua Lê Đại Hành rất kính trọng, phàm những việc quân quốc chi sự sư giai giữ yên”. Tuy giúp nhà vua tiền Lê, nhưng khi thấy tình trạng tệ hại của quốc gia do Lê Long Đĩnh tạo ra Thiền sư Vạn Hạnh không ngần ngại ủng hộ Lý Công Uẩn chấm dứt chế độ dã man này. Lịch sử Phật giáo Việt Nam tập 2 (LMT) ghi “Rồi sau đó, Khuông Việt lại sẵn sàng cùng với Pháp Thuận và Vạn Hạnh tham gia tích cực vào cuộc chiến tranh vệ quốc chống quân xâm lược Tống vào năm 981 để bảo vệ nền độc lập thiêng liêng của dân tộc. Không những thế, sau khi chiến tranh thắng lợi vang dội, tiêu diệt và đẩy lùi quân thù về bên kia biên giới. Khuông Việt đãõ đứng ra tiếp sứ Tống và làm bài từ vương lang qui tiễn đưa. Đây là tác phẩm đầu tiên của lịch sử văn học Việt Nam phục vụ ngoại giao, mở đầu một dòng văn học đặc thù, mà cả ngàn năm sau vẫn còn thừa kế.


Pháp Thuận cũng vậy, đã tham gia cuộc chiến tranh vệỉ quốc, tạo điều kiện cho sự ra đời bài thơ thần”sông núi nước Nam”, lần đầu tiên xác đinh nội dung cụ thể chủ nghĩa địa linh. Sau chiến tranh sư Pháp Thuận còn tham gia vào sự kiến tạo hòa bình. Đặc biệt sư Pháp Thuận soạn hai thuyết chính trị về yêu cầu bảo vệ đất nước bằng đoàn kết toàn dân và bằng tài đức của người lãnh đạo để cho đất nước có thể tồn tại lâu dài. Phải nói học thuyết chính trị này của Pháp Thuận cho đến hôm nay và sau cả ngàn năm tồn tại vẫn còn giá trị nóng bỏng của nó.


Vạn Hạnh tham gia chiến tranh xong, còn thực hiện một số nhiệm vụ khác. Trước mắt Thiền sư đã cố vấn cho vua Lê Đại Hành phải nhanh chóng chiến tranh trừng phạt Chiêm Thành vào năm 983, tiếp đến Vạn Hạnh còn nuôi dưỡng và giáo dục Lý Công Uẩn và tạo điều kiện để biến giấc mơ của Định Không thành sự thật. Một người Họ Lý lên làm vua, tức Lý Công Uẩn, thực hiện một số các biện pháp làm thay đổi bộ mặt đất nước cụ thể là dời đô từ Hoa Lư chật hẹp lên vùng thủ đô Long Biên của vua Lý Nam Đế, và thi hành một số chính sách kinh tế xã hội, phù hợp tạo cho đất nước phát triển ổn định.


Sự sùng đạo Phật của các vua triều Lý cũng có tính cách tâm linh và tri thức hơn. Họ đều có học Phật, thường vời các Thiền sư đến đàm luận về giáo lý, trong triều đã xuất hiện nhiều người nho học. Trong số này có nhiều người do các Thiền sư đào tạo, vì vậy các Thiền sư chỉ đóng góp về phương diện chỉ đạo tinh thần mà khỏi phải trực tiếp làm những việc như thảo chiếu dụ, tiếp sứ, văn thư, đưa sách lược kinh tế và chính trị.


Vào hạ bán thế kỷ thứ 12 đã xuất hiện những nho thần như Đàm Dĩ Mông cực lực bài xích Phật giáo, nhưng dù sao ảnh hưởng của các Thiền sư trên triều Đình vẫn còn mạnh. Lý Cao Tông (1175-1210) lại bị Tăng phó Nguyễn Thường khuyên can chớ nên hát xướng chơi bời xa hoa quá độ. Ông nói “Tôi nghe bài tựa kinh thi nói: Âm nhạc làm loạn nước thì nghe như oán như giận. Nay dân loạn nước khốn Chúa Thượng thì rông chơi vô độ Triều Đình rối loạn dân tâm ly tán. Đó là triệu chứng mất nước” ngữ khí của Thiền sư ảnh hưởng Phật giáo trong dân gian còn mạnh. Thiền sư Viên Thông trước đã ân cần nói với Thần Tông về lẽ trị loạn. “Thiên hạ cũng như cái gì, hễ đặt nó vào chỗ an thì an, đặt vào chỗ nguy thì nguy, điều này trong vào hành động của bậc quân chủ (vua). Nếu được tôn trọng sự sống của vua mà hợp với lòng dân khiến cho dân yêu mến vua như cha mẹ, ngưỡng mộ vua như mặt trời, mặt trăng như thế là đặt thiên hạ vào đúng chổ an đó, trị và loạn cũng do sự dùng người, nếu có người tốt thật sự giúp thì trị, mà không có thì loạn, tôi thấy các bậc Đế Vương, không aiụ không dùng tiểu nhân mà vong, tình trạng không phải một sáng một chiều mà từ từ xảy ra vậy. Trời đất không phải từ lạnh chuyển sang nóng ngay tức khắc mà phải đi dần từ Xuân sang Thu, bậc vua chúa không hưng hay vong đột ngột mà hưng vong từ từ tùy theo tính cách thiện hay ác của họ. Bậc Thánh vương đời xưa biết thế nên mới bắt chước đức của những vị tiền bối mà tu thân không ngừng, noi theo phẩm hạnh của họ mà an dân không nghỉ. Tu thân là thận trọng bề trong, run sợ như dẫm lên băng mỏng. An dân là kính trọng kẻ dưới, hãi hùng như cưỡi ngựa nắm dây cương mục.Theo đó hưng mà không theo thì vong. Sự hưng vong chỉ từ từ mà xảy ra”.


Hồi ban đầu lập quốc các Thiền sư đã mở các cuộc vận động gây ý thức quốc gia, đã sử dụng các môn học phong thủy và sấm vĩ trong các cuộc vận động thái ấp, đã trực tiếp thiết lập hế hoạch, thảo văn thư, tiếp ngoại giao đoàn, bàn luận về các vấn đề quân sự. Nhưng sau đó trong triều đã có đủ người lo việc ấy thì họ chỉ giữ vai trò hướng dẫn tin thần và cố vấn đạo đức. Nhưng dù sao những Thiền sư thân cận với chính quyền vẫn rất ít, ngoài các vị Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Huệ Sinh, Viên Chiếu, Mãn Giác, Chân Không, Giác Hải và Không Lộ là những vị thường đi lại mỗi khi có triệu thỉnh, nhiều Thiền sư đã từ chối về kinh sư khi có chiếu mời. Những Thiền sư có tham dự chính sự, như Thiền sư Vạn Hạnh trong khi làm việc vẫn giữ thái độ xuất thế của mình, không muốn hòa mình vào vòng danh lợi. Nỗi bật của sinh hoạt Phật giáo giai đoạn này, bên cạnh rộn rịp cho cuộc đấu tranh độc lập và phát triển đất nước, Phật giáo vẫn tiếp tục những sinh hoạt của mình. Các Thiền trường vẫn là nơi tu luyện, truyền thụ tri thức, học thuật và kinh nghiệm Giác ngộ. Từ Pháp Hiền với Thiền trường trên 300 môn sinh, rồi Thanh Biện, cho đến Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Haỳnh, tất cả đều có Thiền trường của mình. Vai trò của các Thiền trường này chính là các lớp học bán chính quy, dạy đủ tất cả các môn học, chứ không phải chỉ giới hạn trong các kinh điển Phật giáo. Chúng ta đã có dịp đọc qua tư liệu liên hệ nền giáo dục Khương Tăng Hội. Còn nền giáo dục Pháp Hiền, Vân Kỳ, Định Không, Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh thụ hưởng ngày nay, ta không biết nội dung thế nào. Tuy nhiên căn cứ vào những gì mà vị Thiền sư này đã thể hiện trong cuộc đời họ, ta có thể chắc chắn họ có thể nhận được một nền giáo dục toàn diện rộng mở và tương ứng với thời đại. Chỉ một bài từ Vương Lang Quy của Khuông Việt cũng đủ cho ta thấy nền giáo dục mà Khuông Việt đã hấp thụ là thế nào.


Không những nền giáo dục này không khép kín và giới hạn mà nó còn mở tung ra, tạo điều kiện cho con em ra nước ngoài học tập. Trong nữa thế kỷ thứ 7 ta đã thấy một loạt các nhà sư trẻ Việt Nam như Vân Kỳ, Huệ Diệm, Khuy Xung, Giải Thoát Thiên và Trí Hành đã đi về các nước phía Nam qua chiêm bái và học hỏi. Đến đầu thế kỷ thứ 9, nhà sư Nhật Nam đã đến núi Song Phong của Đạo Tín ở Trung Quốc Để tu tập và dịch kinh tiếng Việt. Riêng Đại Thừa Đăng do cha mẹ buôn bán ở nước ngoài nên đã xuất gia ở nước ngoài.


Chính nhờ có một nền giáo dục toàn diện và rộng mở như thế Phật giáo giai đoạn này đã cung cấp cho dân tộc những anh tài có thể đảm đương và hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ mà lịch sử đã giao phó, nỗi bật nhất là nhiệm vụ bảo vệ độc lập của tổ quốc và phát triển đất nước. Không phải vô cớ mà Định Không và Duy Giám được mời qua Trung Quốc giảng đạo ở cung Đường. Cũng không phải vô cớ mà La Quí, Không Việt, Pháp Thuận, Vạn Haỳnh và Đa Bảo tham gia vào việc nước. Tất cả họ đều thụ hưởng một nền giáo dục đàng hoàng và cập nhật.


Các Thiền trường và các ngôi chùa nhà trường này như thế ngoài chức năng là nơi sinh hoạt đạo, còn là nơi để đào tạo nhân tài cho đất nước. Với tư cách là những nơi sinh hoạt đạo thì chúng là địa điểm để truyền thụ kinh nghiêm Giác ngộ. Hình như vào giai đoạn này về công việc không có ranh giới giữa đời sống đạo và đời sống đời. Vấn đề là làm sao xây dựng được một đất nước có chủ quyền, có thịnh trị. Cho nên một vị có đạo cao đức trọng như Pháp Thuận cũng sẵn sàng cởi bỏ chiếc Cà sa của mình để mặc lên y phục của một giang lệnh không một chút do dự phân vân. Căn cứ vào giới luật Phật giáo thông thường thì ngay cả việc chỉ một đêm rời bỏ ba y của một Tăng Ni Phật giáo cũng làm người đó mất hết tư cách của một người xuất gia, đòi hỏi phải thọ giới lại, chứ chưa nói gì đến việc đổi y phục của một giang lệnh. Còn đối với Thiền sư Vạỳn Hạnh thì rõ ràng cả một cuộc đời xuất gia, dù có tu trì phép Tổng Trì Tam Ma Địa, có đọc hết kinh sách của ngàn nhà đi nữa thì cũng chỉ để phục vụ dân, phục vụ nước, để dạy dỗ đào tạo những con người làm cho tổ quốc ngày càng tươi đẹp. Điều này phản ánh quan điểm của Định Không là đặt sự tồn tại và phát triển của Phật giáo trong sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Mong ước đấu tranh cho đất nước thịnh trị chính là mong ước và phấn đấu cho Phật giáo hưng thịnh, giấc mơ này không phải là một giấc mơ nhỏ bé của một mình Thiền sư Vạn Hạnh hay Khuông Việt, mà là một giấc mơ vĩ đại của cả một dân tộc nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ và cuối cùng những người như La Quí, Khuông Việt, Pháp Thuận, Vạn Haỳnh đã tự mình chứng kiến giấc mơ đó từng bước tiến hành hiện thực qua những nhà lãnh đạo đất nước.


Chính việc đặt sự tồn tại và phát triển của Phật giáo vào trong sự tồn tại và phát triển của dân tộc cũng như sự tham gia tích cực của những người như Pháp Hiển, Định Không, La Quí, Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh vào việc nước việc dân, mà những ngôi chùa trong giai đoạn ấy được xây dựng và còn tồn tại đến ngày nay hầu hết là đều do các vị vua xây dựng . Chùa Khai Quốc, nay là chùa Trấn Quốc hiện còn ở thủ đô Hà Nội là vua Lý Nam Đế dựng, chùa Kiến Sơ dù do Cảm Thành dựng nên, nhưng sau đó được vua Lý Thái Tổ cho trùng tu. Chùa Diên Hựu hay chùa Một Cột do vua Lý Thái Tông dựng. Đây chỉ là kể một số tiêu biểu. Còn bao chùa khác được xây dưng trong giai đoạn ấy mà con số lên tới hàng ngàn, đãbị thiên tai, bom đạn tàn phá. Ngay cả việc cải tổ chữ Quốc Âm, chữ Nôm cho dễ học, dễ hiểu cũng do một Thiền sư thực hiện. Đó là Pháp Tính với bộ từ điển Hán Việt bằng thơ hiện còn mang tên Quốc Âm Chỉ Nam Giải Nghĩa. Vào cuối thế kỷ thứ 15 nữa đầu thế kỷthứ 16, một lần nữa nền giáo dục nhà chùa nhà trường này lại đứng ra chủ trương tiếng Quốc Âm vẫn là một thứ tiếng của thánh hiền chống lại xu thế coi nó là một thứ “nôm na là cha mách quéù”.
Trong thời Lý còn có những Thiền sư nỗi tiếng sau đây:


Định Hướng Trưỡng Lão
Thiền Lão Thiền sư
Huệ Sinh Thiền sư
Cứu Chỉ Thiền sư
Viên Chiếu Thiền sư
Mãn Giác Thiền sư
Chân Không Thiền sư
Diệu Nhân Thiền sư
Từ Lộ Thiền sư
Không Lộ Thiền sư
Minh Không Thiền sư
Giác Hải Thiền sư
Giới Không Thiền sư
Viên Học Thiền sư
Khánh Hỹ Thiền sư
Tịnh Không Thiền sư
Bão Giám Thiền sư
Âu Đạo Huệ Thiền sư
Vạn Trì Bát Thiền sư
Trí Bão Thiền sư
Thường Chiếu Thiền sư



2.2.2. Thiền sư thời Trần
Phật Giáo đời Trần là Phật Giáo một tông phái hợp nhất và căn cứ quy tụ núi Yên Tử. Các vị quốc sư Phật giáo đời Trần phát xuất từ sơn môn Yên Tử, như Viên Chứng, Đại Đăng, Tông Cảnh, Bão Phác, Phù Vân, Vô Trước và Quốc Nhất. Có ba vị Quốc sư tuy không xuất phát từ Yên Tử có liên hệ mật thiết đến giáo hội Yên Tử: Đó là các Quốc sư Nhất Tông, Liễu Minh và Đạo Nhất. Chùa Vân Yên (mà đời Lê đổi lại Hoa Yên) trên núi Yên Tử là quê hương tinh thần “đại bản sơn”của Phật giáo Trúc Lâm.


Vào đầu thế kỷ thứ mười ba, ba Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường dần dần nhập lại thành một. Do ảnh hưởng lớn lao của Trần Thái Tông và Tuệ Trung Thượng Sĩ, sự sát nhập của ba Thiền phái trên đây vào nhau đã đưa tới sự phát triển lớn của Thiền phái Yên Tử thành Thiền phái Trúc Lâm; tức là Thiền phái duy nhất đời Trần. Đời Trần có thể được gọi là thời đại Phật giáo nhất tông, tức là thời đại của một giáo phái Phật giáo duy nhất. Tông phái này xuất phát từ núi Yên Tử mà vị Tổ khai sơn là Tổ sư Hiện Quang. Thiền sư Viên Chứng hiệu là Trúc Lâm, thầy của vua Trần Thái Tông, là Tổ thứ hai của pháiYên Tử, được vua xưng tôn là Quốc sư .Vị Tổ truyền thừa thứ ba là Đại Đăng Quốc sư đồng sư với vua Trần Thái Tông. Một vị Quốc sư khác tượng trưng cho sự lãnh đạo nền Phật giáo thống nhất đời Trần là Nhất Tông quốc sư, đệ tử của Thiền sư Ứng Thuận thuộc thế hệ thứ mười sáu của Thiền phái Vô Ngôn Thông. Danh từ Nhất Tông của vuaTrần Thái Tông dùng để tôn xưng vị Quốc sư hẳn có ý nghĩa về tình trạng thống nhất của Phật giáo trong một tông phái duy nhất.


Trước hết ta hãy xét về những ảnh hưởng tương hổ giữa ba Thiền phái đời Lý. Như ta biết, Thiền phái Thảo Đường không có cơ sở trong đại chúng bình dân, cũng không có truyền thống tu viện đặc thù, nhưng có ảnh hưởng sâu đậm tới mặt học thuật, tư tưởng và thi ca ở trên hai Thiền phái đương thời: Tuyết Đậu Ngữ Lục đã trở thành một văn kiện được trọng dụng ở cả hai Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngô Thông. Thiền sư Thường Chiếu, thuộc phái Vô Ngôn Thông, đã sang làm tọa chủ ở chùa Lục Tổ, vốn là một Tổ Đình rất xưa của Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi: điều này chứng tỏ hai Thiền phái này lúc bấy giờ hầu như đã sát nhập nhau thành một. Thường Chiếu và đệ tử là Thần Nghi sinh hoạt trong lòng thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã thu nhập khá nhiều tài liệu về Thiền phái này để ghi chép lại trong sách Thiền Uyển Tập Anh. Thiền sư Thường Chiếu có thể được gọi là người khởi đầu cho sự tổng hợp giữa ba Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường và cũng là gạch nối giữa Phật giáo đời Lý và Phật giáo đời Trần. Địa vị của ông rất là quan trọng.


Ba vị đệ tử quan trọng của Thường Chiếu là Thần Nghi, Thông Thiền và Hiện Quang.
- Thần Nghi với đệ tử là Ẩn Không đã có trách nhiệm truyền lại các tài liệu lịch sử Phật giáo của Thường Chiếu, như các sách Thiền Uyển Tập Anh và Nam Tông Tự Tháp Đồ.
- Thông Thiền nối tiếp truyền thống Vô Ngôn Thông truyền xuống cho Tức Lự, rồiù Ứng Thuận. Các đệ tử của Ứng Thuận như Nhất Nông, Giới Minh, Giới Viên, Tiêu Diêu đều là những ngôi sao sáng trong Phật giáo học giới và đều đóng góp nhiều cho nền Phật giáo thống nhất đời Trần. Họ là những người của thế hệ cuối của Thiền phái Vô Ngôn Thông.
- Thiền sư Hiện Quang khai sơn núi Yên Tử mở đầu cho Phật giáo Trúc Lâm, nền Phật giáo thống nhất đời Trần.


- Thiền sư Hiện Quang là đệ tử của thiền sư Thường Chiếu chùa Lục Tổ. Nhưng Hiện Quang không phải chỉ là người truyền thừa tông chỉ của Thường Chiếu phái Vô Ngôn Thông. Thiền sư còn học với Thiền sư Trí Thông chùa Thánh Quả và Thiền sư Pháp Giới ở núi Uyên Trừng, phủ Nghệ An nữa. Ta không rõ Thiền sư Trí Thông và Pháp Giới thuộc giáo hệ nào, ta chỉ biết ảnh hưởng của họ trên Thiền sư Hiện Quang có thể còn quan trọng hơn cả ảnh hưởng của Thường Chiếu, bởi lúc đó Thiền sư Thường Chiếu viên tịch thì Hiện Quang mới có hai mươi mốt tuổi, chưa thọ Tỳ kheo giới và chưa kịp có thì giờ suy cứu về tông chỉ Thiền môn.


Sau khi Thường Chiếu viên tịch, Hiện Quang thấy sức học của mình về Thiền kém cỏi quá, tự than rằng: “Ta cũng như đứa con đại phú gia, khi cha mẹ còn sống thì không biết trong nhà đầy châu báu, khi cha mẹ chết thì trở nên bần cùng”. Hiện Quang liền đi chu du trong giới Thiền môn để cầu học, gặp được Trí Không chùa Thánh Qủa nhờ một câu nói của vị này mà tâm tư khai sáng. Do đó Thiền sư bỏ vào núi Uyên Trừng theo Pháp Giới Thiền sư thọ giới Tỳ kheo để tu học.


Năm1220, tức năm Tân Tỵ, niên hiệu Kiến Gia thứ 11, Thiền sư ngồi trên một phiến đá đọc bài kệ thị tịch:


Pháp huyễn đã là huyễn
Tu huyễn cũng là huyễn
Lìa được hai huyễn ấy
Là lìa được mọi huyễn


Sau đây là danh hiệu 23 vị Tổ truyền thừa chùa Yên Tử từ Hiện Quang đến Vô Phiên đại sư, trong sách Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Tập Lục quyển hai của Phúc Điền Hòa thượng đính bản.



1. Hiện Quang
2. Viên Chứng
3. Đại Đăng Quốc sư
4. Tiêu Dao Tổ sư
5. Huệ Tuệ Tổ sư
6. Nhân Tông Tổ sư
7. Pháp Loa Tổ sư
8. Huyền Quang Tổ sư
9. An Tâm Quốc sư
10. Phù Vân (hiệu Tĩnh Lự) Quốc sư
11. Vô Trước Quốc sư
12. Quốc Nhất Quốc sư
13. Đạo Huệ Tổ sư
14. Viên Minh Tổ sư
15. Viên Ngộ Tổ sư
16. Tổng Trì Tổ sư
17. Khuê Thám Quốc sư
18. Sơn Đằng Quốc sư
19. Hương Sơn Đại sư
20. Trí Dung Quốc sư
21. Tuệ Quang Tổ sư
22. Chân Trú Tổ sư
23.Vô Phiền Đại sư


Sau đâu chúng ta sẽ lược qua một số vị Thiền sư nổi tiếng:
- Trúc Lâm Quốc sư: hiệu là Phù Vân cũng gọi là Tĩnh Lự, thuộc thế hệ thứ 10 của Thiền phái Yên Tử, đệ tử của Thiền sư An Tâm, chủ trì chùa Hoa Viên.
Năm 1236 khi vua Thái Tông bỏ lên núiYên Tử định đi tu, Trúc Lâm Quốc sư hỏi nhà vua muốn tìm gì. Vua nói muốn tìm Phật. Thiền sư nói: “Trong núi vốn không có Phật, Phật ở tâm ta”. Từ đó nhà vua quay về triều đình điều hành triều chính nhưng không quên việc tu tập Thiền và lời của Quốc sư.
Vào khoảng 1248, Trúc Lâm có xuống kinh sư theo lời mời của vua Thái Tông để kiểm điểm lại các bộ kinh và lục trước khi đem khắc bản gổ để ấn hành, Vua thỉnh Thiền sư ở lại chùa Thắng Nghiêm, tôn xưng Quốc sư, Vua cũng trình thiền sư một tác phẩm vừa mới viết tên là “Thiền tông chỉ nam” Thiền sư khen và khuyên nên khắc bản để in luôn trong dịp ấy.
- Đại Đăng Quốc sư: thuộc thế hệ thứ ba truyền thống Yên Tử anh em đồng sư với vua Trần Thái Tông.
- Tiêu Diêu Thiền sư: thuộc thế hệ thứ tư truyền thống Yên Tử, ông là học trò Đại Đăng, đồng thời cũng đắc pháp với Thiền sư Ứng Thuận. Thiền sư Tiêu Diêu còn được gọi là Phúc Đường đại sư, cư trú tại Phúc Đường tịnh xá. Tuy Huệ Tuệ là pháp tử chính thức của Tiêu Diêu, trụ trì chùa Yên Tử, nhưng chính Tuệ Trung Thượng Sĩ mới là học trò xuất sắc nhất của Tiêu Diêu.
- Tuệ Trung Thượng sĩ tên là Trần Quốc Tung, là đệ tử của thiền sư Tiêu Diêu, là anh vợ củaTrần Thánh Tông, cũng là một người bạn thân thiết của vua.Vua Thánh Tông ký thác con là Trần Nhân Tông cho ông dạy dỗ. Ông được Thánh Tông xưng là huynh đệ.
- Pháp Loa là người chính thức nối dòng Trúc Lâm làm Tổ thứ hai, tên tục là Đồng Kiên Cương. Thiền sư sanh 1284 -1330. Năm 1305 được Thiền sư Trúc Lâm cho thọ giới Tỳ kheo và Bồ tát và cho hiệu là Pháp Loa, Thiền sư mất 1330 thọ 47 tuổi.
- Thiền sư Huyền Quang vị Tổ thứ ba của giáo hội Trúc Lâm: Tổ Gia Thực Lục chép Thiền sư Huyền Quang về ở Thanh Mai tròn sáu năm rồi về trú trì chùa Tư Phúc ở Côn Sơn.
Đó là một số nét sơ lược qua những thiền sư đời Lý –Trần, còn nhiều chi tiết nhưng tôi bỏ qua chỉ tóm tắt và tiếp theo là phần thứ ba.


2.2.3. Các thần dân là Phật tử:


Lịch sử Việt Nam trải qua gần một ngàn năm với những biến chuyển dữ dội những cuộc chiến tranh thần tốc chống đoàn quân xâm lược nước ta. Triều đại Lý Trần đã trãi qua 400 năm thống trị, đã đem lại nhân dân đất Việt những ngày ấm no hạnh phúc, họ còn tạo nên những trang sử vàng cho đất nước, đóng góp cho văn học nước nhà một giai đoạn rực rỡ. Triều đại Lý Trần đào tạo ra những bậc anh hùng lỗi lạc trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như xây dựng đất nước phồn vinh, đem lại sự an lạc cho xã hội, điển hình như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo đã hai lần chiến thắng quân Nguyên và ba lần chiến thắng quân Tống đã đi vào sử sách. Bên cạnh những thành công oanh liệt ấy lại còn có một tinh thần chiến đấu của nhân dân và sự lãnh đạo sáng suốt của các vị vua. Tất cả từ vua cho đến thần dân đều chung một tấm lòng, một niềm tin giải phóng dân tộc, đem lại hạnh phúc cho toàn xã hội. Thời đại Lý Trần các thần dân đều là Phật tử mộ đạo như sách thơ văn Lý Trần nhà xuất bản văn nghệ Tp.HCMtr57 viết “Lý Thường Kiệt là tín đồ đạo Phật; Phật giáo là đạo chính của nước Đại Việt dưới triều Lý, đạo của vua, đạo của dân; vậy tại sao mà trong cuộc chiến đấu một mất một còn này, không phải Phật cứu độ mà thần” hay lịch sử P.G.V.N (L.M.T) tr.679 viết “đối với giới tại gia, họ có thể làm công quả cho chùa, như trường hợp mẹ của vua Lý Thái Tổ. Thậm chí họ còn cúng nhà mình để làm chùa, như vị hương hào họ Nguyễn ở làng Phù Đổng đối với Cảm Thành. Có người dựng hẳn chùa rồi mời Thiền sư về trụ trì như trường hợp tể tướng Dương Đạo Gia đối với Cửu Chỉ”, hay như Thiền sư Huệ Sinh trong Thiền Sư Việt Nam trang118 ghi “Vua nghe qua càng mến phục phong sư chức Đô Tăng lục. Lúc bấy giờ các vương công như Phung Loát Thiên Vương, Ung Vũ Hỹ Từ, Thiện Huệ Chiêu Khánh, Hiếu Minh Thái Tử, Thượng Tướng Vương Công Tại, Thái sư Lương Văn Nhậm, Thái Bảo Đào Xứ Trung, Tham Chánh Kiều Bồng..vv đều lui tới thưa hỏi đạo lý với Thiền sư” hoặc trong Việt Nam P.G.sử luận(Nguyễn Lang)1,2,3 trang 319 “Vua Anh Tông nhân ngày lên làm Thái Thượng Hoàng đã cho đúc tượng đồng ba vị Phật Di Đà, Thích Ca và Di Lặc mỗi tượng cao 17 thước ta. Có thể nói đó là sản phẩm vô giá cúng vào cho Giáo Hội. Năm 1308 vua Anh Tông đã lấy 100 mẫu ruộng của riêng gia đình nhà Trần để cúng vào chùa Báo Ân. Năm 1312 Anh Tông cúng năm vạn quan tiền để Thiền sư Pháp Loa bố thí cho người nghèo. Vua cũng dâng cúng thuyền bè và kiệu phu cho chùa dùng, nhưng Pháp Loa từ chối không nhận. Vua lại sai lấy 500 mẫu ruộng từ Niệm Như Trang cúng vào chùa làm bất động sản. Năm 1313, Anh Tông lại theo lời di chiếu của Nhân Tông lấy những bảo vật thờ tự Tam bảo của mẹ mà cúng dường vào chùa Báo Ân, lại cúng dường vật liệu xây dựng và cung cấp thợ phu để làm thêm chùa tháp. Cùng trong năm đó Bảo Từ Hoàng Thái Hậu cúng vào chùa Siêu Loại 300 mẫu gia điền. Trước đây Hoàng Thái Hậu đã Quy y chùa này. Năm 1315 Anh Tông lấy 30 mẫu ruộng của người cung nhân cũ họ Phạm cúng vào chùa. Năm 1317 tư đồ Văn Huệ Vương cúng dường 4000 lưng tiền, và một người tên Nguyễn Trường ở Lâm Động cúng dường 75 mẫu ruộng vào chùa Quỳnh Lâm. Năm 1318 Hoa Lưu cư sĩ họ Võ cúng dường chùa Quỳnh Lâm 20 mẫu ruộng v.v…


Ta biết rằng hồi Anh Tông thỉnh Trúc Lâm Thiền sư về cung để thọ Bồ Tát Tâm giới, vương công bách quan đã xin thụ pháp Quy y đã nhiều. Trong đời Pháp Loa, giới quyền quý tiếp tục xu hướng về Phật đạo. Năm 1316 Anh Tông xin được chính thức thụ Tại Gia Bồ tát giới (trước đây chỉ xin mới thụ Tâm Giới chưa bị ràng buộc cụ thể về phương diện hình thức vào 58 giới điều của Bồ Tát). Năm 1319 Pháp Loa nhận lời mời của quốc phụ thượng tể Quốc Chánh vào giảng Đại Tuệ Ngữ Lục trong phủ An Hoa. Cũng năm ấy, ông trao giới tại gia cho Hoa Dương công chúa. Năm 1320, Tuệ Nhân đại vương xin được thụ Bồ Đề Tâm Giới, và quốc phụ thượng tể thụ tại gia Bồ Tát giới. Năm 1322 nhiều người trong triều đình đóng góp vào việc cúng dường để đúc 1000 tượng Phật trong số đó có Bão Từ Hoàng Thái Hậu, Bão Huệ quốc mẫu, Bão Vân công chúa, tư đồ Văn Huệ vương, Uy Huệ vương, Hưng Uy Hầu, Hoài Ninh Hầu, Đặng Trung Tử, Đoàn Nhữ Hoài… (tư đồ Huệ vương xuất gia vào năm này). Năm 1323, Văn Huệ vương và Uy Huệ vương đến chùa Báo Ân xin thọ Bồ Đề Tâm Giới và Pháp quán đĩnh; Bão Vân công chúa rồi Bảo Từ Hoàng Hậu và Văn Huệ vương thỉnh Pháp Loa giảng kinh HoaNghiêm. Năm 1324 Chiêu Từ Hoàng Thái Phi xuất gia, thụ Bồ Tát giới. Năm 1329 Tuyên Chân công chúa (con của Quốc Chấn) và Lệ Bão công chúa (con của Chiêu Huân vương) xuất gia…”. Đó là một số nhân chứng điển hình cho chúng ta thấy tín ngưỡng Phật giáo đã ăn sâu vào người dân Việt Nam trong hai triều đại Lý và Trần. Họ không những chỉ biết cầm gươm cầm súng mà họ còn biềt cầm dùi đánh mỏ, lần chuỗi mỗi khi đất nước đã thanh bình. Chính nhờ giáo lý nhà Phật làm cho họ mới Giác ngộ được sự đời và có một tin thần tự tin để đánh thắng quân giặc, tạo cho con người gần gũi nhau hơn.




Chương 3:
KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN THEO PHẬT GIÁO




Dân tộc ta từ ngày lập quốc đã trải qua nhiều cơn hoạn nạn, chủ yếu là ngoại xâm và thiên tai, cho nên nhu cầu đoàn kết thương yêu nhau để chống trả ngoại xâm và đối phó vối thiên tai bất cứ lúc nào cũng tỏ ra bức xúc và khẩn cấp. Do một vị trí địa lý đặc biệt, nước ta nằm ngay sát phía nam của đế quốc phong kiến Trung Hoa khổng lồ, có tiềm lực kinh tế mạnh, có nền văn hóa văn minh lâu đời, cho nên nước ta có thể nói thường xuyên bị đe dọa thôn tính về mặt chính trị, quân sự và đồng hóa về mặt văn hóa.
Một ngàn năm bắc thuộc chứng minh cụ thể cho mối đe dọa đó.Các cuộc xâm lăng quân Tống vào đời tiền Lê và đời Lý, hai lần quân Tống và ba lần quân Nguyên Mông xâm lấn triều đại Lý và Trần tiếp tục chứng minh điều đó.
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ đầu công nguyên, đã đem theo những tư tưởng bình đẳng và từ bi, rất thích hợp với khối đại đoàn kết toàn dân, và mở rộng, làm thêm đậm đà tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong nhân dân Việt Nam, bao gồm cả vua chúa quan lại, tướng tá cho đến người quân lính, người dân bình thường. Đại việt sử kí toàn thư q2 tr256: “Năm 1038 Vua Lý Thái Tông ngự ra bố hải khẩu (Thái Bình) cày ruộng tịch điền.Vua sai hửu ti quét đất lập đàn , thân tế thần nông; sau đó cầm cày toan làm lễ cày ruộng, tả hửu can rằng; đó là việc của bọn nông phu, bệ hạ làm việc ấy làm gì? Vua nói; Trẫm không tự cày thì lấy xôi đâu mà tế, lại lấy gì nêu gương cho thiên hạ.Vua đẩy cày ba lần rồi ngừng. Nhà vua tự thân cày tịch điền đầu năm, là để làm kiểu mẫu cho dân của nhà Lý” hay Hội nghị Bô lão ở Diên Hồng (năm 1285) hội nghị tướng sĩ ở Bình Than (năm 1282) là biểu hiện tinh thần dân chủ và đoàn kết của nhân dân và quân lính đời Trần. Giáo Lý về “tất cả chúng sanh đều có Phật tánh” đều có sẵn mầm Giác ngộ để tương lai thành Phật là một chủ thuyết thực sự bình đẳng, nó giúp hạn chế xóa nhòa ranh giới đẳng cấp phong kiến của đời Trần. Đối với những ông vua kiêm Thiền sư như Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông thì chủ thuyết bình đẳng đó không phải là khẩu hiệu mà thể hiện bằng đường lối chính sách, biện pháp và cả trong cung cách ứng xử hàng ngày của những ông vua từ bi nhất, hiếu sinh nhất, bình đẳng nhất, như câu “Quân nhân như cá với nước” nó cũng nói lên tinh thần đó. Hai triều đại Lý - Trần tồn tại gần bốn thế kỷ, có thể nói đây là thời đại thịnh vượng nhất, hùng tráng nhất của đất nước, đất nước hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị Bắc thuộc, tiến bước trên con đường xây dựng và phát triển xã hội. Đến đời nhà Trần tiếp tục phát triển kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiêp đến mức cực thịnh, quân sự hùng mạnh, góp phần thắng lợi quân Tống, Nguyên. Bộ máy nhà nước đã có quy chế, đời sống người dân ổn định.


Mặc dù cũng được sự ủng hộ, trợ giúp của các Thiền sư nhưng các vua hai triều đại Đinh - Tiền Lê chưa thấm nhuần triết lý sống của đạo Phật. Vua là gương sáng cho dân chúng noi vào, nhưng tiếc thay những tư tưởng của các vị vua Đinh - Tiền Lê chưa hợp lòng dân lắm. Ngược lại các vua thời đại Lý - Trần đã thừa hưởng những thành quả tốt đẹp của thế hệ trước, đồng thời biết phát huy những tinh hoa gạn lọc được từ bên ngoài biến thế sao cho phù hợp quốc dân thủy thổ mà không đánh mất bản sắc dân tộc. Thêm vào đó họ đã thấm nhuần lời chỉ dạy của Thiền sư Từ Đạo Hạnh:


Quốc lộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh
(Vận nứơc như mây quấn
Trời Nam hưởng thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ hết đao binh)


Vua quan và dân phải nương tựa vào nhau thì đất nước mới thái bình. Chính nơi bản thân các vua đã tự trao dồi bằng đạo đức, vô ngã, triết lý sống nhập thế trên cơ sở tinh thần từ bi hỷ xả vô ngã chấp của đạo Phật. Các vua quan không ngừng học hỏi, cho đến khi thấu hiểu giáo lý Phật Đà, góp phần tạo nên một sức sống mạnh mẽ không khép kín mà phổ biến khắp nơi trong dân chúng, khiến họ cùng học tập và sống đúng. Một đời sống hướng thượng, hướng con người đến chân thiện mỹ và đạt chân lý ngay trong đời sống thực tại này mà không phải thế giới xa xăm nào khác. Tất cả đã tạo nên cho dân tộc Việt Nam một niềm tin mạnh mẽ vào sự tự lực vào khã năng trong sáng thuần khiết của bản thân để sống đúng và sống đẹp theo tinh thần chánh kiến, chánh tư duy và chánh mạng.


Từ một nền Phật giáo quyền năng, do nhu cầu của lịch sử, Phật giáo của giai đoạn này biến thành một nền Phật giáo chống ngoại xâm. Đây phải nói là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất của giai đoạn phát triển này của Phật Giáo. Nó đã tham gia vào phong trào vận động độc lập với một lý luận vận động hết sức rõ nét. những người Phật giáo không phân biệt tại gia hay xuất gia đã cùng nhau đoàn kết qua nhiều lần diễn tập, cuối cùng thành công giành lại độc lập cho tổ quốc và thống nhất đất nước về một mối, đặt nền móng cho kỷ nguyên văn minh Đại Việt phát triển rực rỡ, huy hoàng trong nhiều thế kỷ. Thực vậy, những chính quyền liên tục ra đời tại nước ta trong nữa thiên niên kỷ ấy, ít nhiều gắn bó với Phật giáo, điều này không có gì ngạc nhiên khi dân tộc ta lúc đó là một dân tộc Phật giáo. Tất nhiên, không phải vì dân tộc ta mà Phâỉt giáo ngay tức khắc có một lý luận chống ngoại xâm. Chính những người Phật giáo giai đoạn này, xuất phát từ thực tiễn của dân tộc, đã sáng tạo ra lý luận chống ngoại xâm của mình. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam giai đoạn ấy đã thể hiện bằng chủ nghĩa địa linh. Chính chủ nghĩa này đã tạo cho hệ tư tưởng Phật giáo một diện mạo mới mang tính đặc thù của thời đại và đất nước Việt Nam. Nó không còn là một thứ lý luận chung chung, chỉ nói đến lòng yêu nước và sự nghiệp chống ngoại xâm là đủ, mà đã tự gầy dựng cho mình một nội dung cụ thể dựa trên tư tưởng địa linh, một tư tưởng xác định đất nước Việt Nam sẽ sản sinh ra những người làm chủ. Đây phải nói là một bước tiến mới của chủ nghĩa yêu nước. Cuối cùng ước mơ tư một đất nước có chủ quyền và thanh bình đã thực hiện thành công. Đó cũng nhờ sự đóng góp rất lớn của Phật Giáo Việt Nam, cũng như sự đoàn kết và lòng yêu nước của toàn dân.



Chương 4: PHẬT GIÁO LÝ TRẦN LÀ QUỐC GIÁO




Đạo Phật đã hội nhập vào triều đại Lý - Trần từ đầu sơ khởi. Đạo Phật hội nhập vào đời sống nhân dân với một quá trình lâu dài. Sự hội nhập ấy diễn ra không phải chỉ một giai đoạn, một lúc, một thời mà cùng với chiều dài lịch sử của hai triều đại. Đạo Phật đã ăn sâu vào đời sống tinh thân nhân dân triều Ly - Trần:


“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”
Huyền Không (Thích Mãn Giác)


Phật giáo Lý - Trần không chỉ ăn sâu vào đời sống tinh thần của toàn dân, mà nó đã đi vào lịch sử, văn hóa, chính trị giáo dục. Nhắc đến Phật Giáo Lý - Trần ai mà không khỏi nhắc đến Vua Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông. Hay trong văn học thì những tên tuổi của các Thiền sư như Pháp Thuận,Vạn Hạnh, Không Lộ, Mãn Giác, Quảng Nghiêm Thiền sư v.v…, với những tác phẩm xuất chúng, đầy âm điệu, nhạc điệu của một người tu hành đắc đạo thoát khỏi những vướng mắc của thế tục. Những án văn của các Thiền sư mang đầy chất liệu sống. Bởi vì các Ngài đã hiện thực trong cuộc sống bằng huệ đức.Vua quan và dân chúng trong thời đại ấy đều thấm nhuần giáo lý Phật nên họ đã hình thành được cuộc sống tốt đẹp, đưa đất nước đến đỉnh cao của phồn vinh và hạnh phúc. Về kiến trúc và điêu khắc Phật giáo Ly ù- Trần đã để lại như “Tháp báo thiên”nay thuộc Hà Nội, tháp Sùng Thiện Diên Linh nay thuộc huyện Duy Linh tỉnh Hà Nam, tháp Chương Sơn nay thuộc huyện Ý Yên tỉnh Nam Định. Về tượng đặc biệt nhất tượng Phật Di Lặc ở chùa Quỳnh Lâm nay thuộc huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh. Chúng ta không thể không nói đến chùa Một Cột (chùa Diên Hựu Hà Nội). Có thể nói Phật Giáo trong giai đoạn này đã làm nên một trang sử vẻ vang, huy hoàng trong quá trình dựng nước và giữ nước của con lạc cháu rồng. Phật giáo Việt Nam trong thời địa ấy đã đóng một vai trò trọng yếu và tỏa ra một sức sống mãnh liệt bằng tinh thần vô ngã vị tha. Phật giáo đã hiện hửu trong thời đại này bằng nguyên lý thực tại tuệ giác, trong tinh thần vận hành vô hành. Phật giáo trong thời đại này được gọi là Quốc giáo.


C. KẾT LUẬN

Đạo Phật Việt Nam dưới hai triều đại Lý -Trần đã để lại cho thế hệ mai sau những sản phẩm vô giá. Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn này đóng góp rất nhiều trong các công cuộc xây dựng bảo vệ đất nước là dấu chấm, móc son trong lịch sử văn học, văn hóa. Phật giáo Lý - Trần đã đào tạo, sản sinh ra những bậc anh tài xuất chúng, góp phần vào các cuộc chiến tranh chống xâm lược, giải phóng dân tộc, đem lại ấm no hạnh phúc cho toàn dân. Ngoài ra các vị vua lý Trần còn xây dựng nên rất nhiều chùa chiền tháp bảo, đặc biệt là vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư ra La Thành và đổi tên gọi Thành Thăng Long. Đây là một việc làm mà muôn đời sau còn nhắc đến công lao của các vị. Họ còn đặt lại quốc hiệu cho đất nước thành nước Đại Việt. Không những ngoài xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trong hai triều đại Lý -Trần những ông vua kiêm Thiền sư đã làm rạng danh nền giáo lý Phật Đà. Các vị là Tổ sư của các tông phái, các Ngài đưa nguồn giáo lý những lời Phật dạy, thiền học vào cuộc sống tinh thần, tâm linh cho toàn dân. Giáo lý Phật dạy có thể trở thành quy luật, luật lệ, phép tắc cho toàn xã hội, đứng đầu làm gương cho mọi người điển hình là các vị vua quan như vua Lý Thái Tổ, Lý nhân Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông. Trong giai đoạn này Phật giáo không chỉ giành riêng cho giới tu sĩ, Phật tử mà có thể ảnh hưởng chung cho toàn xã hội, chùa chiền lúc ấy không chỉ là nơi thờ tự, lễ hội, cúng kiến mà trở thành nơi học tập, trao dồi đạo đức văn hóa của con người Việt nam, nổi bật nhất là môn phái Thiền học được áp dụng một cách rộng rãi trong các tầng lớp dân chúng. Bởi lúc đó có rất nhiều Thiền sư đắc đạo, thâm nhập giáo lý Phật Đà. Các Ngài không còn bận tâm đến hình tướng, danh lợi của thế gian mà chỉ quan tâm đến đời sống tâm linh của thần dân. Có rất nhiều vị thiền sư làm quốc sư , cố vấn vua quan trong triều về mọi việc như kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa v.v… Bỡi tấm lòng vô ngã, vị tha, sự hy sinh vì đạo pháp, vì lợi lạc quần sanh nên các Ngài không kể đến gian nan khó nhọc, những chướng duyên gặp phải trong khi hành đạo.


Phật giáo trong giai đoạn Ly ù- Trần có thể nói là Phật giáo quốc giáo. Trong hai giai đoạn này Phật giáo đóng một vai trò rất quan trọng trong các mặt, cũng như nền giáo lý và tín ngưỡng được áp dụng một cách rông rãi trong văn học, kiến trúc xây dựng, nghi lễ tín ngưỡng văn hóa v.v… đặc biệt trong văn học có các bài thơ của những vị Thiền sư nỗi tiếng như Thiền sư Vạn Hạnh, Thiền sư Pháp Thuận, Thiền sư Không Lộ, Thiền sư Mãn Giác, Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Nhân Tông, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng Sĩ v.v… còn về kiến trúc văn hóa thì rất nhiều chùa chiền được xây dựng, mà đặc biệt ai cũng biết đến chùa Diên Hựu do vua Lý Thái Tông xây dựng.


Có thể nói Phật giáo Lý - Trần là Phật giáo cực thịnh nhất của lịch sử Phật giáo Việt Nam. Trong hơn bốn thế kỷ, trải qua 21 đời vua, Phật giáo đã đóng góp một công trình vĩ đại cho nước nhà. Đây là đặt mầm móng vững chắc để xây dựng một nền tảng văn hóa hưng thịnh đầu tiên cho lịch sử nước nhà nói chung và lịch sử Phật giáo nói riêng. Ảnh hưởng Phật giáo đã ăn sâu vào tận các ngành trong cả nước. Ở đời Lý các Tăng sĩ tu học thâm hiểu rất nhiều về cả đạo lẫn đời nên họ có ảnh hưởng rất lớn đến văn hóa đương thời. Ýù thức xây dựng một nền văn hóa đọc lập của các Thiền sư hai triều đại rất rõ rệt.
Phật giáo Lý - Trần tất nhiên vĩnh viễn phải là một yếu tố bất ly của cuộc sống. Có những đấng Quốc Vương quy y theo chánh pháp và nguyện sống đời mình theo Phật giáo, đưa quốc gia đền thái bình an lạc, thịnh vượng. Đạo Phật chi phối tất cả mọi sinh hoạt con người thời ấy. Thời ấy cũng là giai đoạn Phật giáo mang tư tưởng nhập thế, được thực hành, áp dụng rất viên mãn. Đạo Phật trong giai đoạn này đưa con người Việt Nam đến bờ an lạc hạnh phúc, làm cho họ có chiều sâu về tâm linh nội tâm, và nếp sống con người được thể hiện qua đó. Có thể nói văn hóa và kiến trúc của Phật giáo trong triều Lý- Trần nó còn ảnh hưởng đến ngày hôm nay. Nó đã để lại cho một nền văn hóa dân tộc qua kiến trúc nghệ thuật, hội họa, âm nhạc tình cảm một dấu tích cho đời sau, cũng như các văn thư, thơ ca cho cả một giai đoạn văn học. Ngày nay các thơ từ, văn bia của các vua quan đời Lý- Trần nó dung chứa tất cả những tinh hoa và triết lý của giai đoạn này. Nó nói lên trình độ nhận thức, văn hóa, chữ viết cho đến kết cấu văn từ, ý tưởng diễn đạt trong đó, điển hình là văn bia Sùng thiện diên linh vị vua thứ tư đời nhà Lý do thượng thư bộ hình Nguyên Công Bật dưới triều Lý Nhân Tông viết bằng chữ phi bạch (một thể chử trong phép viết). Ngày nay rất nhiều nhà văn, sử học, khảo cổ học tập trung vào nghiên cứu các văn bia ở các chùa cũng như các văn miếu, nhằm làm cho nền văn học, lịch sử, cũng như kiến trúc nước nhà thêm phong phú. Chúng ta là những người hậu duệ, thừa hưởng những gia sản của các vị Tổ sư tiền bối để lại, chúng ta cần phải bảo quản, quản lý đừng để cho mai một mà phải khôi phục, tôn tạo lại những gì đã mất. Là một Tăng sinh tại học viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh, tôi cũng có những mong muốn cũng như những đề xuất làm sao Phật giáo chúng ta ngày nay phải có những vị nổi tiếng như các vị tiền bối trong triều đại Lý - Trần. Họ giỏi cả việc đạo lẫn việc đời, luôn luôn sát cánh những vị lãnh đạo đất nước, làm cố vấn cho họ trong công việc điều hành, chèo lái con thuyền đất nước ngày càng vững bước trên con đường hội nhập kinh tế xã hội cùng các nước phát triển, đưa toàn dân đến bờ ấm no hạnh phúc, đạt được thành quả dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh. Tôi cũng mong muốn Phật Giáo Việt Nam hiện thời phải có tiếng nói và uy đức như các vị Tổ sư trong thời Lý và Trần, xây dựng cho mình một lối đi riêng cũng như các nét sinh hoạt văn hóa, kinh tế, giáo dục cho riêng mình. Đó là mong muốn đề xuất của riêng tôi cũng như Tăng ni trong cả nước. Tóm lại Phật giáo trong hai triều đại Lý- Trần là Phật giáo tiêu biểu cho sự thực nghiệm chân lý Phật Đà trong đời sống thực tại, là Phật giáo nỗi bật nhất trong các giai đoạn Phật giáo Việt Nam. Phật giáo trong triều đại Lý - Trần đã đi đúng phương châm: “Đạo pháp – Dân tộc –Xã hội chủ nghĩa” cũng như lời Phật dạy.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh, Lịch sử Việt Nam, Nxb Văn Hóa
2. Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, Các triều đại Việt Nam
3. Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb.Văn học Hà Nội, 2000
4. Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb KHXH Hà Nội, 1993
5. HT Đức Nghiệp, Đạo Phật Việt Nam, Nxb Tp.HCM, 1999
6. HT Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, Nxb. Tp.HCM, 1995
7. T.Tâm Thiện, Vấn đề cơ bản của triết học Phật giáo, Nxb Tp. HCM, 2000
8. Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, Nxb Tp.HCM, 1999
9. Lê Mạnh Thát, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, 1999
10. Lê Mạnh Thát, Tổng tập Văn học Phật Giáo Việt Nam, Nxb Tp.HCM, 2001
11. Nguyễn Khắc Thuần, Đại cương lịch sử văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo Dục
12. Nguyễn Khắc Thuần, Nước Đại Việt thời Lý Trần, Nxb Thanh Niên, 2000
13. VKHXH Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm, Tuệ Trung Thượng Sĩ với Thiền tông Việt Nam, Nxb Đà Nẵng
14. Thơ Văn Lý Trần, Nxb KHXH Hà Nội, 1998

 

Luận Văn Tốt nghiệp

 Thích Hạnh Đạo

Nguồn: dentutraitim.com

http://files.myopera.com/sun_rise_107/albums/539027/hoa%20sen8.jpg