Tâm Đức Của Vị Trụ Trì Với Truyền Thống Hoằng Pháp và Tinh Thần Hộ Quốc An Dân.


I. TÂM ĐỨC CỦA VỊ TRỤ TRÌ TRƯỚC THỜI ĐẠI
Trách nhiệm là vị trụ trì một ngôi tổ đình, một ngôi chùa, tự viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường… của GHPGVN, chúng ta phải làm gỉ để thích nghi bước phát triển của cộng đồng dân tộc và thế giới trong thời đại ngày nay.

 

alt

alt

 

1. Giữ vững tinh thần trách nhiệm và chức năng trụ trì.

1.1. Trụ pháp vương gia- Trì Như Lai tạng

1.2. Tác Như Lai sứ- Hành Như Lai sự

1.3. Nội hàm chi tâm- Ngoại ứng chi đức

2.Ý thức tinh thần phụng sự lợi ích Giáo hội, gắn liền lợi ích dân tộc và sự tăng trưởng tâm đức của bản thân.

2.1. Ý thức tinh thần tu tập tự thân

2.2. Ý thức trách nhiệm góp phần phụng sự đạo pháp và dân tộc

2.3. Hài hòa, gắn bó Đạo- Đời và lợi ích nhân sinh.

3. Tôn trọng hiến chương Giáo hội, Nội quy các ban, ngành, viện Trung ương và các tỉnh thành liên hệ.

3.1. Hiến chương là văn kiện pháp lý căn bản của Giáo hội, trụ trì cần thông suốt.

3.2. Nội quy các ban , ngành, viện… cần biết rõ, nắm vững để hoạt động dễ dàng.

4. Ý thức trách nhiệm, góp phần xây dựng Giáo hội- từ tổ chức đến nhân sự và phương hướng hoạt động.

4.1. Tổ chức hành chánh và các ban ngành hoạt động cần gắn bó hài hòa sự phát triển đất nước, cộng đồng xã hội và văn minh nhân loại.

4.2. Nhân sự lãnh đạo các cấp Giáo hội cần hội đủ 3 đức tính: “Giới đức- Tâm đức và Tuệ đức”.

4.3. Phương hướng hoạt động cần phải cụ thể cho từng cấp và khả thi.

5. Trang nghiêm trú xứ, làm tăng trưởng tinh thần tu học của Tăng Ni và Phật tử.  

5.1. Trang nghiêm khuôn viên thờ tự

5.2. Tổ chức chương trình tu học cho Tăng Ni trụ xứ

5.3. Tổ chức chương trình tu học cho Phật tử bổn tự

5.4. Tạo mối quan hệ giao lưu giữa Tăng Ni, Phật tử trụ xứ với cộng đồng xã hội, tìm sự đồng cảm, đồng thuận để từng bước đưa đạo vào đời.

II. VAI TRÒ VỊ TRỤ TRÌ VÀ SỨ GIẢ HOẰNG PHÁP PHÙ HỢP THỜI DUYÊN

1. Khẳng định tính khế cơ, khế lý của Phật giáo qua phương châm hoạt động của GHPGVN ngày nay: “Đạo pháp- Dân tộc- CNXH”.

Phương châm hoạt động của Giáo hội, giúp chúng ta xác lập tính cụ thể. Nếu chúng ta muốn hoằng pháp thành công thì chúng ta phải khéo vận dụng, kết hợp gắn bó 3 vế của phương châm như kiền 3 chân:

- Nét đẹp của đạo pháp là dù ở bất cứ không gian, thời gian nào thì tính chất truyền thống của đạo pháp là phải thể hiện cho được nét đẹp đặc sắc của Kinh luật luận, được ứng dụng cụ thể trong đời sống tu tập Giới Định Tuệ, làm thế nào để đạt được sự thân chứng từ thân khẩu ý… nơi chính mỗi người.

- Nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc là tính nhân nghĩa gắn kết hiếu để với ông bà cha mẹ và tình thân thiết thương yêu cộng đồng.

- Nét đẹp của thời đại CNXH là xóa bỏ cho được sự bất công trong “Giai cấp người bóc lột người, luôn đổi mới và thích nghi cuộc sống. SỐng biết phụng sự quyền lợi và hạnh phúc của cộng đồng và tự thân, không tách rời nhau.

2. Xác lập tính hiệu quả trong sự nghiệp hoằng pháp qua tinh thần “Hộ quốc An dân” trước thời đại.

2.1. Xác lập tính nhân quả: Hạt giống tốt cần nên được nhân rộng; hạt giống xấu nên được loại trừ. Làm thế nào giúp mọi người cùng nhận ra tính nhân quả trong mọi hình thái sinh hoạt trong đời sống, trong kinh doanh, trong xây dựng, trong giáo dục, trong y học…

2.1. Xác lập tính trung thực (giá trị phẩm chất) các loại hình sinh hoạt:

+ Tính trung thực qua giá trị phẩm chất sống của con người: Nhân cách tự thân

+ Tính trung thực qua giá trị phẩm chất nghề nghiệp: Nhân cách giáo dục, đào tạo.

+ Tính trung thực qua giá trị phẩm chất sản phẩm. Nhân cách đạo đức nhân nghĩa tương quan.

2.3. Xác lập nền tảng đạo đức trong cuộc sống, tự thân và tha nhân, trước mắt và lâu dài bằng tinh thần ý pháp “Tứ vô lượng tâm”- Từ Bi Hỷ xả.

TỪ tâm thể hiện tình thương

TỪ thân, từ khẩu, ý thường an vui

TỪ hành động, từ nụ cười

Từ đức, từ ái… thương đời độ sinh !

Bi tâm, bi tánh, thiện lành

Bi trí, bi đức thường dành thương yêu

Bi chúng sanh, xót trăm chiều…

Bi tuệ nhẫn pháp hóa nhiều phúc ân.

Hỷ lạc hiện tướng hiền nhân

Hỷ mừng ban tặng hóa thân nhiệm mầu.

Hỷ tánh, hỷ ý… xưa sau

Hỷ thường- Lạc- Tịnh… muôn màu pháp thân.

Xả nghiệp chướng, xả trầm luân

Xả oan gia, xả khổ nhân nhiều đời.

Xả lỗi, xả tội… cho người

Xả - mầm an tịnh vui tươi cho đời.

2.4. Tính hiệu quả và giá trị đặc thù của “Sứ giả Như Lai- Sứ giả hoằng pháp”.

Thực hiện tinh thần thực tiễn “Hộ quốc an dân”, góp phần chia sẻ trách nhiệm, gánh nặng cuộc sống.

- SỨ GIẢ NHƯ LAI- SỨ GIẢ HOẰNG PHÁP VỚI Ý PHÁP ĐẠI TỪ ĐẠI BI

Tự thân chúng ta từ bao đời kiếp cảm nhận, thọ nhận ân đức Đại Từ, Đại Bi của đức Thế Tôn ban cho; rồi chúng ta đã tu tập, đã tích tụ… nay chúng ta trở thành “SỨ GIẢ NHƯ LAI- SỨ GIẢ HOẰNG PHÁP” thì việc chúng ta đem tâm đức “Đại Từ, Đại Bi” thương yêu cuộc đời, ban rải chia sẻ hay phụng sự cuộc đời, thiết nghĩ điều này là hết sức bình thường; bởi lẽ, nó vừa là sứ mạng mà cũng vừa là trách nhiệm thiêng liêng. Đức Phật đã từng giáo huấn chư tỳ kheo đệ tử:

“Hãy vui gánh những gánh nặng đang gánh và không mơ gánh những gánh nặng chưa gánh”.

Hạnh phúc của những “SỨ GIẢ NHƯ LAI- SỨ GIẢ HOẰNG PHÁP” của chúng ta trước thời đại, trước cuộc sống là trực nhận được sứ mạng, được chức năng thiêng liêng của mình, với tâm thức trí tuệ soi quán, thấy biết và nhận ra được việc nào mình nên làm và không nên làm để mình làm và không làm. Như vậy, rõ rang- tất cả chúng ta đều nhận ra một điều tất yếu: Quốc thới dân an là điều nên làm và ngược lại. Quốc loạn dân khổ là điều không nên làm và nhất định không làm.

SỨ GIẢ NHƯ LAI- SỨ GIẢ HOẰNG PHÁP VỚI Ý PHÁP ĐẠI HỶ ĐẠI XẢ

Trên đường đi hoằng pháp, dù gặp thuận duyên hay nghịch duyên thì tâm đức của “SỨ GIẢ NHƯ LAI- SỨ GIẢ HOẰNG PHÁP” đều giữa sự thăng bằng, không vui, không buồn. Nhất là khi gặp những điều trái ý nghịch long hay chướng tai gai mắt mà vẫn giữ được niềm hoan hỷ, xả chấp trước mọi hoàn cảnh, nhân duyên hay lỗi lầm, sai quấy đối với mình mà mình vẫn nhẹ nhành, an tịnh trước mọi sự việc thì đây chính là thể hiện tâm đức thần thông Đại Hỷ- Đại Xả của Đức Phật, của “SỨ GIẢ NHƯ LAI- SỨ GIẢ HOẰNG PHÁP” nhằm tháo cởi mọi oan gia, mọi oán thù từ trong nhiều đời, nhiều kiếp còn vướng mắc. Làm được điều này cũng chính là thể hiện tâm đức hiếu hạnh, hiếu đạo đối với cha mẹ nhiều đời, nhiều kiếp:

“Oan gia nay cởi sạch rồi

Hiếu đạo, hiếu hạnh nhiều đời sang tươi.

Đại hỷ, Đại xả vui cười…

Sứ giả hoằng pháp hiện đời hoằng dương”.

III. KẾT LUẬN: ĐỨC PHẬT VÀ SỨ GIẢ NHƯ LAI VỚI BÒNG MÁT QUÊ HƯƠNG

1. Tự viện, chùa, tịnh xá… là cơ sở nền tảng của Giáo hội. Do vậy, cấp cơ sở được tổ chức hoạt động tốt thì Giáo hội nhất định được phát huy tốt đẹp.

2. Trụ trì là thành viên rường cột của Giáo Hội. Do vậy, trụ trì làm tròn chức năng của mình- Tâm đức, Giới đức và Tuệ đức luôn được tăng trưởng thì nhất định Phật pháp mãi mãi xương minh.

3. Là trụ trì sứ giả Như Lai- Sứ giả hoằng pháp, chắc chắn trong long mỗi người chúng ta luôn luôn hằng khắc thông điệp du hành hoằng pháp của Đức Thế Tôn đã ban dạy: “ Này các tỳ kheo, hãy du hành vì an lạc, vì lợi ích, vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người”. Suốt cuộc đời 80 năm của Đức Phật là một bài trường ca mầu nhiệm thiêng liêng về thông điệp đặc sắc này.

Đồng thời, vị trụ trì cũng là sứ giả Như Lai, chúng ta luôn noi gương đức Phật; tự mình cũng là “Bóng mát quê hương” luôn là điểm nương tựa cho bá tánh cư gia trong đời.

“Người ơi bóng mát quê hương


 Hàn Du

Theo senvamco.com