Thiền sư Nhất Hạnh nhấn mạnh đời sống hòa bình

image

Magelang, Indonesia -- Nhất Hạnh Thiền Sư đã hướng dẫn 500 tu sĩ và cư sĩ Phật Giáo từ 15 quốc gia trong trong một khóa tu thiền quán tại Ngôi đền nổi tiếng Borobudur ở Megelang, Trung Java, vào thứ Năm.

Nhất Hạnh Thiền Sư và những đệ tử đi bộ đến Công Viên Lâm Tỳ Ni tại chân Ngôi đền Borobudur ở Megelang, Trung Java, vào thứ Năm, sau khi hướng dẫn một buổi thiền hành hòa bình.  Thiền tập như thế đã được thích thú tại một số bộ phận ở phương Tây, Bắc Mỹ, và Châu Á. JP/Suherdjoko

Thường chậm rãi nhưng di chuyển khoan thai, Thiền Sư đã hướng dẫn những người tham gia leo lên từ chân đến tháp cao nhất của ngôi đền.

“Qua hơi thở chúng ta biết về đời sống.  Khi thở chúng ta cảm nhận đời sống.  Đấy là niềm vui của sự sống,” vị tu sĩ 84 tuổi  nói với những người tham gia trong những hoạt động tại Công viên Lâm Tỳ Ni của ngôi đền.

Trong một phong thái giản dị, Thầy dạy mọi người rằng thiền quán có thể tiến hành trong khi thực hiện bất cứ việc gì trong đời sống hàng ngày – từ làm việc, ngồi, đi, ngủ, và ăn đến uống bằng việc tập trung và trở nên tỉnh thức với mọi thứ chung quanh họ để đạt đến hòa bình.

Pháp sư Dharmavimala và Nyana Suryanadi giải thích rằng qua thiền quán, một người có thể tìm thấy sự hòa bình của mình để kiểm soát cảm giác sân hận và chán nãn.

Nhất Hạnh Thiền Sư đã dự tính thăm viếng nơi này 18 tháng trước đây, trong một chuyến du hành 18 ngày lần đầu tiên đến quốc gia này.  Ngày Thầy cũng đến Tân Gia Ba, Mã Lai Á, Thái Lan và Hồng Công.

Tại Indonesia, chương trình của Thầy sẽ hướng dẫn một số thực tập để thúc đẩy hòa hiệp và chia sẻ những lời dạy của Thầy về “đời sống tỉnh thức” đến tất cả mọi người thuộc mọi truyền thống.

Nhất Hạnh Thiền Sư đến từ  Tu Viện Làng Mai ở miền Nam nước Pháp, nổi tiếng với những lời dạy của Thầy về “tỉnh thức” trong ấy Thầy khuyến khích mọi người trân quý giây phút hiện tại thay vì vơ vẫn trong những tư tưởng của quá khứ và tương lai.

Những hoạt động của Thiền Sư bao gồm năm ngày hướng dẫn thiền tập tại Bogor, Tây Java, cùng với thiền hành hòa bình chung quang ngôi chùa Borobudur.

Sau đó, Thầy sẽ tham dự một buổi gặp gở công cộng tại Mega Glodok ở Kemayoran, Trung Jakarta, vào ngày 9 tháng Mười.

Chủ trì của Hội Đồng Phật Thừa Indonesia, Pháp sư Sudhamek AWS, nói rằng  sự hiện diện của vị tu sĩ nổi tiếng này đánh dấu sự hồi sinh lần thứ hai của Đạo Phật tại Indonesia.

Pháp sư nói rằng tôn giáo đã rộ nở dưới sự lĩnh đạo của tu sĩ Aksin Jinarkkhita trước đây.

Hai vị lĩnh đạo Phật Giáo chia sẻ cùng quan điểm về sự cần thiết thúc đẩy Đạo Phật như một tôn giáo sống động và phổ biến, tự do khỏi những giới hạn bộ phái, là điều có thể làm suy yếu tinh thần và giáo huấn chân thật,” Sudhamek nói thế.

Nhất Hạnh Thiền Sư trở thành tu sĩ vào lúc 23 tuổi, đã xuất bản hơn 100 quyển sách, bao gồm 40 quyển bằng tiếng Anh.  Thầy trở nên nổi tiếng với việc chống lại cuộc chiến ở Việt Nam và vì hoạt động thúc đẩy hòa bình.

Thầy đã bị buộc phải rời Việt Nam và sống một thời gian ở Hoa Kỳ nơi Thầy đã hoàn thành việc nghiên cứu tại Đại Học Princeton và trở thành giảng viên tại Đại Học Cornell và Columbia.  Sau đó Thầy đã di chuyển đến Pháp Quốc nơi Thầy đã thành lập Tu Viện Làng Mai.

 

Suherdjoko, The Jakarta Post - Tuệ Uyển dịch

Tuệ Uyển chuyển ngữ - 10/10/2010

(daophatngaynay.com)