Sống an vui, chết an lành

image

Ý nghĩa của đời sống là để giải thoát mọi người khỏi tất cả mọi sự khổ đau và nguyên nhân của nó và để đạt đến hạnh phúc, do thế vì việc ấy chúng ta cần sự sống lâu và sức khỏe, vì lý do ấy nên phải ăn buổi điểm tâm này.

 

Nguyên tác: Living Well, Dying Well 

 

Tác giả:  Kyabje Lama Zopa Rinpoche

 

 tại Theosophical Society,Brisbane, Australia

 

Chuyển ngữ:  Tuệ Uyển-07/10/2010

  

 

Mục lục

 

1-    Tâm Là Gì?

 

2-    Tính Tự Nhiên Căn Bản Của Tâm Thức

 

3-    Bi Mẫn, Trách Nhiệm Phổ Quát

 

4-    Mục Tiêu Của Đời Sống, Lợi Ích Của Những Vấn Nạn

 

5-    Chết, Năm Năng Lực, Hồi Hướng

 

6-    Thiền quán về Đức Phật Vô Lượng Quang

  

TÂM LÀ GÌ?

 

Lama Zopa Rinpoche đã thuyết giảng đề tài này tại Brisbane, Úc Đại Lợi vào năm 1991.

 

Trong bài thuyết giảng này, Rinpoche đã nói về mục tiêu của đời sống và phát triển thái độ đúng đắn đối với sự chết.

 

Cầu nguyện mở đầu!

 

Tôi rất vui mừng được gặp gởi tất cả quý vị và như chúng ta chịu trách nhiệm để mang hạnh phúc đến mọi người khác, như mỗi chúng ta chịu trách nhiệm để cống hiến hạnh phúc, nguyên nhân  hạnh phúc cho người khác, hạnh phúc của người khác tùy thuộc trên chúng ta, hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc trên những người khác, vì vậy đấy là những gì tôi đang nói đến.

 

Vậy thì, chủ đề chính mà chúng ta sẽ quán chiếu hay những gì tôi cố gắng để thực hành một ít và đôi khi tôi không lường biếng, khi tôi có thể nhớ, tôi chia sẻ sự thấu hiểu của tôi hay căn bản mà tôi đã học một ít, mà đấy chỉ là một ít từ giáo huấn của Đấng Toàn Giác, những lời dạy của Đức Phật.  Do vậy, nếu có điều gì thực tiển, nếu có điều gì lợi ích mà quý vị tìm thấy qua sự phân tích sau đó hãy áp dụng đến đời sống của quý vị.

 

Do vậy, trước hết tôi nghĩ có lẽ nên đề cập một ít về vấn đề tâm là gì.  Không có tâm thức, nếu thân thể không có tâm thức, thế thì không có cách nào mà nó trãi nghiệm hạnh phúc.  Vì thế, có thân thể và tâm thức.  Thân thể có thân thô, thân vi tế, và thân cực kỳ vi tế, như thế là có ba thân.  Thân thô phù thì có thể dễ dàng để thấu hiểu và rồi thân vi tế, căn bản của chất lỏng, căn bản của thân thể.  Sau đó, có thân cực kỳ vi tế, mà đấy là cổ xe của tâm thức cực kỳ vi tế.  Do vậy, điều ấy là bất biến, thân thể cực kỳ vi tế bất biến bên trong thân thể tại quả tim, bằng kích thước của hai lồng ngực, trong trung tâm.  Rồi thì có, xa như tâm thức , có tâm thức thô, tâm thức vi tế, và tâm thức cực kỳ vi tế, thế là cũng có ba, tối đa là tâm thức có ba loại như thế này.  Thế thì tâm thức bất biến cực kỳ vi tế ở nơi nào?  Đấy cũng là tại quả tim, bằng kích thước của hai lồng ngực, trong trung tâm, tại quả tim.

 

Và bây giờ, tâm là gì?  Hiện tượng, mà nó không hình tướng, không màu sắc, không hình thể, không vật chất, mà tự nhiên là trong sáng, nhận thức những đối tượng, như tấm gương có thể phản chiếu, tấm gương có thể cho sự phản chiếu trong sáng mọi thứ, của bất cứ thứ gì ở trước nó.  Vậy thì giống như thế, tâm thức có thể làm cho đối tượng sáng sủa, đến tâm thức ấy, đối tượng có thể được xuất hiện rõ ràng, bất cứ đối tượng nào, hiện tượng, đến với tâm thức, đối tượng được xuất hiện một cách rõ ràng. Vì vậy, sự nhận thức đối tượng là như thế này.  Và đây là sự quy ước thông thường, có hai đặc tính tự nhiên của tâm thức, một là đặc tính quy ước (tục đế) và một là đặc tính bản thể (chân đế).  Do vậy sự diễn tả này là đặc tính quy ước.

 

Bây giờ, tâm thức tồn tại bằng sự tùy thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên).  Tâm thức hôm nay hiện hữu do bởi tâm thức hôm qua.  Tâm thức hôm qua tồn tại do bởi tâm thức ngày trước nữa, giống như thế, nó đi ngược lại.  Tâm thức hôm nay được làm ra bởi tâm thức hôm qua và tâm thức hôm nay sẽ làm nên kết quả của tâm thức ngày mai.  Giống như thế, tâm thức của giây phút này được tạo nên bởi tâm thức của giây phút trước và tâm thức hiện tại làm  nên trể hơn, tâm thức của giây phút tới.  Vì thế đấy là duyên khởi, tâm thức là duyên sinh mỗi lần như thế.

 

Vì vậy, bất cứ tư tưởng nào cũng có sự lệ thuộc trên đối tượng, vì bởi có sự hiện hữu, đối tượng sau đó có một tư tưởng của đối tượng ấy.  Khi đối tượng được nhận thức sau đó có một tư tưởng, vì thế tư tưởng là một sự duyên sinh lệ thuộc trên nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên).  Do thế, đấy là việc chúng ta có thể nhớ nghĩ như thế nào, bởi vì có một sự tương tục của tư tưởng từ ngày hôm qua, hôm nay, vì vậy chúng ta có thể nhớ lại những gì chúng đã làm hôm qua, những gì chúng ta đã thấy hôm qua và những gì chúng ta đã làm năm trước, và v.v…  Do vậy, tương tự thế, qua tiến trình, trước tiên cả, chúng ta phải kiểm soát, chúng ta phải phân tích, chúng ta phải học hỏi, chúng ta phải khám phá qua những kinh nghiệm của chúng ta, đấy là khi tâm ý xãy ra trong sự thụ tinh trứng, chúng ta phải phân tích có phải nó đến từ [nơi nào], chúng ta phải nghiên cứu, chúng ta phải phân tích có phải tâm ý đến từ sự tương tục trước đấy của tâm ý hay không .  Vì thế chúng ta phải nghiên cứu, chúng ta phải phân tích, chúng ta phải khám phá với kinh nghiệm của chính chúng ta, bằng việc sử dụng tuệ trí của chính chúng ta, bằng sự phát triển tuệ trí của chính chúng ta, rồi thì chúng ta phải khám phá qua kinh nghiệm của chính chúng ta có phải có một tâm ý khác mà nó là sự tương tục của tâm ý ấy, tâm ý đã bắt đầu trong sự thụ thai, trong tử cung của bà mẹ.  Nó phải được chứng tỏ với tuệ trí của chính chúng ta.  Vì thế dù cách nào cũng qua sự phân tích.

 

Tuy nhiên, qua thiền quán, nhiều người, nhiều người phương Tây thiền quán, nhiều sinh viên thiền quán cũng như những ai có tâm thức thật trong sáng, những ai có ít chướng ngại, những ai có một tâm thức trong sáng hơn thế thì họ có thể nhớ lại khi nào họ ra khỏi tử cung của bà mẹ, một số có thể nhớ lại lúc họ đang ra khỏi tử cung của bà mẹ, họ có thể nhớ lại những lúc ấy.  Một số có thể nhớ lại.  Vì thế, qua thiền quán, điều ấy không thể không có thiền quán.  Qua thiền quán họ có thể nhớ lại đời sống trước đời sống này, khi họ phân tích, khi họ quán chiếu lại, qua thiền quán khi họ trở lại tử cung rồi thì, trở lại chính ngay thời điểm tâm ý bắt đầu, tâm ý đã phối hợp với sự thụ tinh,chính thời điểm đầu tiên đã phối hợp với sự thụ thai.  Vì thế, trước giây phút ấy khi họ phân tích qua thiền quán, một số người có những hình ảnh rất rõ ràng trong những ký ức của những đời sống quá khứ.  Một số đã sống ở Tây Tạng có thể nhớ lại ngay cả nhà bếp, nhà bếp Tây Tạng, có thể nhớ lại nhiều thứ ngay cả bên trong phòng.

 

Tuy nhiên như đề cập qua thôi miên, một cảm giác rất mạnh mẽ của ngày hôm qua cũng có thể được nhớ lại.  Nhưng rồi thì qua phát triển tâm thức trong thiền quán, khi chúng ta tiếp cận tâm thức tại một cấp độ nào đó của con đường [tu tập], sau khi đạt đến sự thiền quán gọi là tịch tĩnh bất biến hay nhất tâm bất loạn, mà chúng ta có thể tập trung [đại định] hàng năm, hàng vô lượng kiếp, tùy theo hành giả mong ước, hành giả có thể tập trung trên một đối tượng mà không có một chướng ngại nào, không có sự xao lãng nào, không có gì phá vở sự tập trung [đại định], mà bất cứ nơi đâu hành giả tập trung tâm thức mình, bất cứ nơi nào hành giả đặt tâm thức của chính mình có thể trụ trên đối tượng ấy như một ngọn núi, giống như đặt một ngọn núi ở đấy, và vì thế có thể trụ tâm trên đối tượng ấy.  Điều ấy được phối hợp với một sự tập trung nhất điểm này phối hợp với trạng thái đại định, thân thể và tâm thức được tịnh hóa cực kỳ vi tế, trạng thái đại định, đại lạc hay niềm hạnh phúc chân thật, khi được phối hợp với điều ấy, có thể làm cho sự tập trung đại định này [hiện hữu] với kinh nghiệm như thế.

 

Tuy nhiên, sau khi đạt đến trình độ nhất tâm bất loạn thì chúng ta có thể có những năng lực có thể thấy được quá khứ và tương lai, vì thế trong những hành giả như thế có thể nhớ lại những thời gian như thế, rồi thì cao hơn, khi hành giả thực sự tác chứng những lộ trình cao hơn và cao hơn thế thì họ có thể thấy xa hơn về quá khứ, xa hơn về tương lai.  Rồi thì cũng bằng sự thực hành mật tông tantra, những chân ngôn bí mật, có một phương pháp thực hành gọi là Sáu Du Già của Naropa.  Đấy là một phương pháp để thực sự chấm dứt tâm thức thô, tư tưởng thô và thực sự tác chứng tâm thức cực kỳ vi tế.  Rồi thì có thể sử dụng tâm thức cực kỳ vi tế này để thiền quán, để thân chứng con đường tu tập để có thể thực thi những lợi ích rộng lớn cho những chúng sinh khác, cho những người khác.  Vì thế, hành giả, thiền giả, người thực chứng điều này, tâm thức vi tế; đặc biệt sau khi đạt đến sự thực chứng này, có thể có những năng lực, khả năng tâm linh này.  Có thể nhớ lại hàng nghìn đời sống trước đây,  hàng nghìn năm trước đây, nơi mà họ đã hiện diện trên thế giới này, xứ sở nào.  Giống như thế, quý vị, tự mình là đệ tử của một trong những thánh giả hay đại sĩ nào đã xãy ra trên trái đất này hàng nghìn năm trước.  Vì thế, hành giả ấy có thể nhớ lại những đại hành giả như Milarepa, những người thành tựu toàn giác trong một đời, trong một vài năm, trong một thời gian ngắn của thời đại mạt pháp.

 

Một số hành giả thực sự thực chứng điều này, cũng có những hành giả thực sự tác chứng những điều này qua sự thực hành mật tông tantra, con đường tu tập, sau đó hành giả ấy có thể nhớ lại rằng con người ấy đã từng hiện diện trong thời gian ấy trong một nơi như thế như thế.  Những người ấy có thể thấy tương lai và quá khứ.  Và điều này là chỉ nói về tâm thức, những khả năng của tâm thức có thể đạt đến sự phát triển cao hơn và cao hơn, sau đó có thể thấy nhiều hiện tượng khác, là những thứ không thể thấy được trước khi tâm thức phát triển [đến trình độ này].    Khi tâm thức phát triển cao siêu hơn, thâm diệu hơn thì có thể thấy nhiều hơn nữa về quá khứ và trong tương lai, vô số những hiện tượng khác nữa, mà tâm thức phàm phu hiện tại không thể thấy được.

 

Tương tự thế, trước một người đi đến một trường đại học, người ấy không thể hiểu biết tất cả những môn học, những hiện tượng, nhưng bằng việc đi đến trường đại học, nghiên cứu học hỏi sau đó người ấy mới có thể hiểu biết, thấy biết tất cả những môn học khác, tất cả những hiện tượng khác.  Giống như vậy, qua thiền quán , giống như điều này dần dần sau đó hành giả phát triển hoàn toàn tâm thức trong tuệ trí, trong sự thông hiểu rồi thì hành giả có thể thấy, có thể thấy một cách trực tiếp tất cả những sự hiện hữu, tất cả những hiện tượng, mỗi sự tồn tại đơn lẻ, trong quá khứ, hiện tại và tương lai.   Mọi thứ đã tồn tại trong quá khứ và sẽ xãy ra trong tương lai cùng liên hệ đến tất cả những hiện tượng đang hiện diện bây giờ.

 

Tuy thế, vào thời điểm khi tâm thức đã hoàn toàn phát triển, sự thông hiểu hoàn toàn phát triển, vào thời điểm ấy tâm thức hành giả có thể thấy tâm tưởng của mọi người, mọi chúng sinh, trong mỗi giây; hành giả có  thể thấy một cách trực tiếp, có thể thấy một cách toàn hảo,  qua thời gian ấy, sẽ không có sự cản trở, tâm thức hiện hữu ở khắp mọi nơi.  Tại thời điểm tâm thức chúng ta bao trùm chỉ thân thể này, thì chúng ta không thể bao trùm tâm thức chúng ta khác hơn thân thể này, tâm thức chúng ta không thể bao trùm tất cả những đối tượng.  Khác hơn thân thể này, tâm thức chúng ta không thể bao hàm.  Vì thế có nhiều giới hạn, khi hành giả ở đây, trong khi chúng ta ở đây, tâm thức chúng ta không thể đồng thời ở tại nhà, không thể ở tại bờ biển, hay không thể ở những xứ sở khác nơi chúng ta ao ước.  Tâm thức chúng ta không thể ở Hy Lạp cùng một lúc, trong khi chúng ta ở đây Úc Đại Lợi cùng một lúc, Hoa Kỳ hay Ba Li của Indonesia, bãi biển Ba Li.  Tâm thức chúng ta không thể ở mọi nơi mà chúng ta mong ước.  Vì thế nhằm để ở đấy, thân thể phải đi đến đấy, thân thể phải tiếp nhận rắc rối, thân thể phải đi đến đấy.

 

Có nhiều giới hạn trong năng lực, có nhiều cản trở, có nhiều giới hạn trong khả năng.  Vì thể khi thành công trên con đường tu tập, không có giới hạn, không có chướng ngại.  Vào lúc ấy không có thân thô, không có tâm thô, chỉ có thân vi tế và tâm vi tế.  Do vậy, không có cản trở, không có chướng ngại, nên tâm thức có thể thâm nhập khắp mọi thứ.  Tâm thức có thể thấy mọi thứ và tâm thức có thể thâm nhập mọi hiện tượng.  Như tâm thức của thân thể chúng ta có thể thâm nhập ngay hiện tại thân thể chúng ta, và vì thế, tâm thức có thể thấy mọi thứ và nó thâm nhập mọi thứ ngay lúc ấy.  Do thế, vào thời điểm ấy sau khi chúng ta có thể tất cả chúng sinh, tất cả sinh vật, những đặc tính của chúng, những trình độ khác nhau của tâm thức, mọi thứ.  Vì thế sau đó hành giả có thể thấy mỗi một phương pháp để đưa họ, để giải thoát họ khỏi rắc rối, làm cho họ và để đưa họ vào trong hạnh phúc, từ hạnh phúc đến hạnh phúc, đến hạnh phúc tối hậu, hạnh phúc tối thượng không gì có thể so sánh, thể trạng của tâm toàn giác, tâm thức hiểu biết một cách trọn vẹn.  Hành giả có thể đưa chúng sinh như thế này từ hạnh phúc đến  hạnh phúc đến hạnh phúc tối thượng.  Vì thế,  hành giả có thể thấy mỗi một phương pháp thích hợp với tâm thức của họ, vì thế tất cả sự hướng dẫn khác biệt gì nên được ban bố, hành giả có thể thấy một cách chính xác.

 

Vì thế, cũng tại thời điểm ấy, hành giả đã hoàn thành năng lực, năng lực toàn hảo, và có thể biểu hiện…

 

 

 

 


 

TÍNH BẢN NHIÊN CỦA TÂM THỨC

 

Vì thế, cũng tại thời điểm ấy, hành giả đã hoàn thành năng lực, năng lực toàn hảo, và có thể biểu hiện ngay cả cho một chúng sinh, hàng trăm, hàng nghìn, và nhiều nữa mà hành giả có thể biểu hiện, trong những thân tướng khác nhau, khi có nhu cầu cần đến, để hóa độ, để hướng dẫn từ hạnh phúc đến hạnh phúc.  Giống như thế, rồi lần lần đưa mọi người đến chấm dứt sự chết, tái sinh, và toàn bộ những rắc rối và đưa họ đến tâm thức tối thượng, tâm thức hiểu biết hoàn toàn.

 

Thế cho nên những lợi ích rộng lớn vô cùng như vậy mà chúng ta có thể cung ứng cho mỗi chúng sinh, với sự giải thoát hoàn toàn, với tuệ trí, hiểu biết trọn vẹn, mà không có một chút si mê, chướng ngại nào cả, và năng lực toàn hảo để khai mở bất cứ sự hướng dẫn, bất cứ phương pháp nào thích ứng với họ để đem họ vào trong hạnh phúc, từ hạnh phúc đến hạnh phúc đến hạnh phúc tối thượng.  Rồi thì lòng bi mẫn vô hạn cho người khác, lòng bi mẫn không thể lường được cho mỗi chúng sinh, lòng bi mẫn nguyện ước mỗi chúng sinh được giải thoát khỏi những rắc rối và nguyên nhân khổ đau và tự mình để làm việc, để tự mình lãnh lấy trách nhiệm ấy, vì thể có lòng từ bi vô hạn, vào lúc ấy lòng từ bi, tâm thức được rèn luyện trong từ bi được hoàn thành, không có gì để phát triển thêm nữa, tuệ trí không có gì để phát triển nữa, không có năng lực nào để phát triển nữa, không có từ bi nào để phát triển nữa.  Vì thế, hành giả có thể hóa độ chúng sinh, hướng dẫn mỗi chúng sinh mà không có bất cứ sai sót nhỏ nhiệm nào.

 

Thế nên điều này là, tất cả chúng ta bây giờ có năng lực ấy, tất cả năng lực để có thể đem tất cả mọi người đi đến chấm dứt tất cả mọi vấn đề rắc rối cũng như nguyên nhân của vấn đề, để đem họ đến hạnh phúc không thể so lường được, thể trạng của tâm thức hiểu biết trọn vẹn, tâm thức hiện tại của chúng ta có tất cả những khả năng ấy, tâm thức chúng ta có tính bản nhiên giác ngộ toàn vẹn.  Vì thế, bây giờ, bây giờ thế nào, nói một cách chính xác hơn, điều gì thế?  Khả năng hay tính bản nhiên giác ngộ trọn vẹn của tâm thức mà chúng ta đang có trong sự tương tục tinh thần hiện tại, thế thì cái gì đấy?  Bây giờ ở đây chúng ta đi đến tính bản nhiên tối thượng của tâm thức .  Điều rõ ràng của tâm thức là có thể làm tất cả những điều này, tức là tâm thức có tất cả những năng lực này, khả năng này, khả năng không thể ngờ được, khả năng vô hạn, niềm hy vọng hay khả năng mà chúng ta có hay tâm thức hiện tại chúng ta phải cống hiến lợi lạc rộng lớn đến mọi chúng sinh.

 

Vì thế, đấy là tâm thức này, mà tính bản nhiên của nó là trong sáng và nhận thức đối tượng, cũng như tâm thức này.  Tâm thức có toàn bộ năng lực này.  Do vậy, bây giờ, tính bản nhiên của tâm thức là gì, đấy là tịnh quang, ánh sáng tinh khiết.  Vậy thì tịnh quang là gì?  Thế nên, chúng ta suy nghĩ, trước khi chúng ta đặt nhãn hiệu tâm thức, trước khi chúng ta mệnh danh “tâm thức”, có một lý do trước khi đấy chúng ta nghĩ.  Trước khi chúng ta đặt cho nhãn hiệu có một lý do trước đấy.  Lý do mà chúng ta suy nghĩ, là điều mà làm cho chúng ta quyết định nhãn hiệu đặc thù này, tâm thức, lý do mà làm cho chúng ta quyết định nhãn hiệu đặc thù này của tâm thức, lý do ấy là căn bản, lý do trước khi chúng ta, làm chúng ta quyết định là cái nhãn hiệu, điều được quy cho, tâm thức là hiện tượng được quy cho và lý do mà chúng ta nghĩ trước khi chúng ta mệnh danh tâm thức, nó là căn bản được mệnh danh tâm thức, vì thế nó là hai vấn đề khác nhau.  Vì thế, tâm thức là điều không hình thể, không màu sắc, không hình dạng, và là điều mà tính bản nhiên là trong sáng, nhận thức đối tượng, tủy thuộc trên điều này.  Thế thì tâm thức của một người, tư tưởng, nhãn hiệu, chỉ đơn thuần quy cho tâm thức.  Do bởi lý do này, hiện tượng đặc thù này, là điều khác biệt với thân thể, mà thể hiện chức năng khác với thân thể, bản chất khác với thân thể, chức năng khác với thân thể, rồi thì do bởi điều này người ta làm nên nhãn hiệu “tâm thức”.  Do thế, tâm thức là một khái niệm, một nhận thức, hay một ý tưởng.

 

Tuy thế, có một lý do, trước khi chúng ta gọi tâm thức, có một lý do trước điều này.  Rồi thì do sự lệ thuộc trên một lý do nào đấy sau đó chúng ta mệnh danh tâm thức.  Nhưng tâm thức chỉ đơn thuần được mệnh danh, điều gọi là tâm thức chỉ đơn thuần được mệnh danh bởi tâm thức, bởi tư tưởng.  Do thế, không có tâm thức, không có tâm thức thật sự tồn tại từ bản chất của nó. Không có tâm thức độc lập hay không có tâm thức tồn tại một cách cố hữu (tâm thức không có tự tính), [không có] một tâm thức trong ý nghĩa tồn tại một cách cố hữu.  Vì thế tâm thức như thế, cách hiện hữu của tâm thức với chúng ta và cách mà chúng ta tin tưởng như thế, một tâm thức độc lập hay tồn tại một cách cố hữu, là trống rỗng, là hoàn toàn trống rỗng, không tồn tại, hoàn toàn rỗng không ngay tại đấy.

 

Như vậy tâm thức không hiện hữu nhưng như vậy điều gì hiện hữu?  Tâm thức mà xuất hiện tồn tại một cách cố hữu là không tồn tại, hay trống rỗng ngay đấy, nhưng điều hiện hữu là tâm thức là điều chỉ đơn thuần được mệnh danh bởi chính tư tưởng của con người, phụ thuộc trên những lý do này, tùy thuộc trên căn bản này, hiện tượng đặc thù này mà nó là vô hình tướng, mà tính bản nhiên của nó là trong sáng, nhận thức đối tượng.  Do thế, tâm thức này, nó là sự tồn tại biểu hiện chỉ đơn thuần được mệnh danh bởi tâm thức nhưng nó trống rỗng sự tồn tại từ bản chất của nó.  Vì vậy, đấy chính là tính bản nhiên của tâm thức, đây là tính bản nhiên tối hậu của tâm thức, và đây là ý nghĩa của ánh sáng tinh khiết hay tịnh quang.  Đây chính là tính bản nhiên của tâm thức, đây là tính bản nhiên căn bản của tâm thức.

 

Vậy thì bây giờ, đây là điều gì, đây là khả năng, đây là tính bản nhiên, đây là gì, đây là khả năng, đây là tính bản nhiên của sự toàn giác, mà tôi đã giải thích vừa rồi, đấy là tâm thức giác ngộ trọn vẹn, tuệ trí tròn đầy, tâm thức hiểu biết trọn vẹn, năng lực toàn hảo, lòng bi mẫn vô hạn đối với tất cả chúng sinh.  Vì thế, những ai có rắc rối, những ai tâm thức bị chướng ngại, có lỗi lầm, cũng có lòng bi mẫn đến tất cả chúng sinh.  Do vậy, tính bản nhiên tối hậu của tâm thức, tịnh quang, là tính bản nhiên của sự giác ngộ trọn vẹn.

 

Thế nên, trong tâm thức chúng ta có tính bản nhiên giác ngộ tròn đầy, bởi vì hành động của sự toàn giác đang chiếu soi, đang thâm nhập trong sự tương tục tinh thần của chúng ta và cách ấy, nó làm cho chúng ta phát triển tâm thức của chúng ta hay nó làm cho chúng ta tạo nên nguyên nhân của hạnh phúc.  Cách này, tâm thức chúng ta trở thành thái độ tích cực và cách này có thể sản sinh hạnh phúc.  Rồi thì, trong tính bản nhiên tối thượng, trong tính không, trong tính bản nhiên tối hậu, không có điều khác biệt giữa tính bản nhiên của tâm thức chúng ta và tính bản nhiên của sự toàn giác.  Do vậy, điều này có liên hệ một cách chính đáng, bất cứ danh xưng khác biệt mà con người sử dụng, bất cứ tín ngưỡng mà con người theo đuổi, con người có thể liên hệ đến điều này, bất cứ cách nào, trên thế gian, người ta hầu hết tin tưởng rằng có kẻ nào đấy tối thượng, có kẻ nào đấy có năng lực tối cao, có năng lực tuyệt hảo nhất, kẻ ban bố sự hướng dẫn, có ai đấy, có một chúng sinh tối thượng, có kẻ nào đấy hiểu biết trọn vẹn nhất, có kẻ nào đấy là tối thượng.

 

Vì vậy, tùy thuộc trên tín ngưỡng khác biệt, do thế có người gọi là Đức Phật, có người gọi là Thượng Đế, do vậy một cách thông thường có một niềm tin rằng có chúng sinh tối cao.  Vì thế, mặc dù nó không rõ ràng, mặc dù không có sự hiểu biết rõ ràng điều gì đấy một cách chính xác, tất cả những phẩm chất, tuy thế có niểm tin một cách phổ biến, hầu hết mọi người có một niềm tin rằng có ai đấy là tối thượng, do thế điều ấy hiện hữu phù hợp đến niềm tin của con người rồi đưa ra những nhãn hiệu khác nhau.  Một số dùng chữ Thượng Đế, Thiên Chúa, một số gọi là Đức Phật, Đấng Toàn Giác, và v.v…  Thế nên điều này, điều này tôi đang diễn tả bây giờ, điều này, một số người, ngay cả Thiên Chúa Giáo hay Tin Lành Giáo, đây là vấn đề liên hệ giống như điều này.  Rằng Thượng Đế hay Đức Phật hay Tính Toàn Giác đang hoạt động trong tâm thức quý vị.  Vì thế tùy theo tín ngưỡng của con người, có thể liên hệ đến [như thế nào đấy trong danh xưng].

 

Tuy nhiên, trong tính không, trong tính bản nhiên tối hậu, không có gì khác biệt giữa tính bản nhiên tối hậu của tâm thức hiện tại của con người, mặc dù tâm thức hiện tại này bị chướng ngại, không thanh tịnh, bị chướng ngại, nhưng trong tính bản nhiên tối hậu, trong tính không, tính bản nhiên tối hậu của tâm thức con người, tâm thức mà bây giờ chướng ngại, điều với biểu hiện thời gian, và tính bản nhiên tối hậu của tâm toàn giác hay hay bất cứ điều gì mà con người gọi, tính bản nhiên tối hậu của tâm thức thánh thiện của Thượng Đế.   Không  thể tách rời, không có sự khác biệt, đến tận cùng của tính bản nhiên nền tảng không có sự khác biệt giữa chúng, [giữa] tính bản nhiên thiết yếu của tâm thức hiện tại của con người vốn dĩ mê muội (vọng tâm) và điều hoàn toàn thanh tịnh (chân tâm), cả hai thứ không có gì khác biệt.  Có sự khác biệt căn bản, căn bản của tính bản nhiên nền tảng, điều được hổ trợ và điều hổ trợ.  Tính bản nhiên nền tảng phụ thuộc trên tâm thức, nó tồn tại bởi sự lệ thuộc trên tâm thức.  Tâm thức là hổ trợ hay lệ thuộc.  Vì thế, căn bản, sự hổ trợ, tâm thức, có những sự khác biệt, điều này là bất tịnh và điều kia là hoàn toàn  thanh tịnh, nhưng ngoại trừ đấy là sự khác biệt nhưng trong tính bản nhiên thiết yếu, không có sự khác biệt giữa hai thứ này.  Vì thế đấy là một, [nên] tâm thức chúng ta có tất cả những khả năng , khả năng hay tính bản nhiên của một chúng sinh giác ngộ trọn vẹn.

 

Thứ ba là, trong tính bản  nhiên của tâm thức đấy là khả năng mà con người có thể chuyển hóa thân thể trở thành một thân thể hoàn toàn thanh tịnh thánh thiện; hình tướng của thân thể hoàn toàn thánh thiện thanh tịnh, những khía cạnh khác biệt ấy, [là để] hướng dẫn những chúng sinh khác, để làm lợi ích cho chúng sinh, để đưa họ đến, để khai mở, để hướng dẫn vào con đường [giải thoát giác ngộ], để đưa họ từ hạnh phúc đến hạnh phúc đến hạnh phúc không thể so sánh , sự giác ngộ trọn vẹn.  Do thế, vì ba lý do này, nên trong tâm thức chúng ta có khả năng hay tính bản nhiên của một chúng sinh giác ngộ tròn đủ.

 

Vì thế bây giờ, tính bản nhiên trong sáng của tâm thức, điều này thanh tịnh, không bị nhiễm ô bởi si mê, tâm thức không thỏa mãn dính mắc, sân hận, kiêu căng, nghi ngờ, tà kiến sai lầm.  Tính bản nhiên của tâm thức không là một với vị kỷ, tự ngã; tính bản nhiên của tâm thức không là một với tư tưởng tự kỷ, nó không là một với tự ngã.  Điều này, do bởi thế, nó là là thanh tịnh, tính bản nhiên của tâm thức là thanh tịnh, do bởi ý nghĩa đấy, vì nó không là một với những sai lầm của tâm thức, nó không là một với tội lỗi, không là một với những lỗi lầm.

 

Vì thế, những lỗi lầm đó là tạm thời, giống như thời tiết, bầu trời không là một với sương mù, những đám mây đó, nó chỉ tạm thời bị che phủ bởi sương mù và mây.   Bởi vì bầu trời không là một với những đám mây, vì qua những nguyên nhân và điều kiện (nhân duyên) nào đấy, những đám mây và sương mù đó đến nhưng những nhân duyên khác chúng sẽ được dọn đi.  Bầu trời sẽ trở nên rất trong sáng, có thể cho ánh sáng mặt trời chiếu rọi xuống mặt đất, rồi thì có thể cho con người nhiều sự sướng vui, nhiều niềm hạnh phúc giải thoát nhiều rắc rối, chứ không như lúc không có ánh sáng; vì thế có thể ban cho nhiều niềm thú vị, để gieo trồng cây cối, mùa màng, và v.v… Cũng giống như vậy [những lỗi lầm hay sự âm u của bầu trời] là tạm thời, như thời tiết xấu, [bầu trời] đầy sương mù và lạnh và những cơn mưa đá và v.v…, điều ấy không phải mãi mãi, nó là tạm thời.

 

Tương tự như thế, tấm gương bị bao phủ bởi bụi mờ, nó không phải mãi mãi, nó là tạm thời.  Vì thế qua những nhân duyên khác, nó bị lu mờ bởi bụi bám nhưng qua những nhân duyên khác nó có thể được lau sạch.  Cũng giống như vậy, tương tự, tâm thức không kiên nhẫn, tâm thức vị kỷ, v.v…,  chính sự không hài lòng, quá mạnh tham dục, tất cả những thứ này, những lỗi lầm mà chúng ta đã làm, tất cả những thứ này không phải mãi mãi như vậy, chúng là tạm thời.  Do thế qua những nhân duyên khác, chúng vì thế sẽ được dọn dẹp hay chúng sẽ tẩy trừ.  Thế đấy, tâm thức này có thể được giải thoát khỏi tất cả những thứ ấy, rằng tâm thức này sẽ trở nên thanh tịnh, được tự do khỏi những thứ này, do lệ thuộc trên những nhân duyên khác.

 

Thế nên, giống như vậy, thí dụ, sửa có khả năng sản xuất bơ, nhưng nó tùy thuộc trên những điều kiện khác, nó tùy thuộc trên điều kiện cần có để làm cho sửa sản xuất ra bơ.  Ở Tây Tạng, người ta đặt sửa trong trong thùng làm bơ, chiếc thùng này làm bằng gỗ hay tre hay bất cứ thứ gì, rồi thì chiếc thùng, rồi thì bằng việc lệ thuộc trên điều kiện ấy, rồi thì bằng việc gặp gở điều kiện ấy mới sản xuất ra bơ.  Tương tự thế, chiếc chiêng, chiếc chiêng có khả năng tạo ra âm thinh, nhưng cho đến khi nó gặp điều kiện, có người thỉnh chiếc chiêng một cái bằng cái dùi, đánh vào chiếc chiêng, và cho đến khi điều kiện ấy xãy ra, âm thinh sẽ không phát ra, tiếng chiêng không phát ra.  Do thế, khả năng ở đấy, đấy là yêu cầu gặp gở điều kiện, đùi chiêng, đánh, chạm vào chiếc chiêng.  Thế nên giống như vậy, tâm thức này có tất cả những khả năng để đạt đến bất cứ hạnh phúc nào, đạt đến bất cứ cấp độ nào của hạnh phúc, để đem đến lợi ích rộng lớn cho những chúng sinh khác…

 

 

 

 


 

TỪ BI, TRÁCH NHIỆM PHỔ QUÁT

 

…nhưng điều ấy tùy thuộc trên điều kiện, tâm thức này, vốn dĩ có đầy đủ khả năng, phải gặp gở điều kiện, gặp gở sự hướng dẫn toàn hảo và rồi học hỏi, sau đó phát triển tâm thức của chính mình, vì thế hành giả có thể phát triển tâm thức một cách nhanh chóng.  Vì thế, nếu điều kiện này xãy ra, hành giả có thể phát triển tâm thức; nếu điều kiện này không xãy ra  thế thì tùy thuộc trên loại điều kiện nào mà tâm thức gặp gở, nó có thể hướng đến con đường [tu tập], hạnh phúc tối thượng, sự chấm dứt tất cả khổ đau, tất cả những chướng ngại, hạnh phúc tối thượng sự giác ngộ tròn đấy, sự thân chứng hoàn toàn, tạo nên sự thân chứng hoàn toàn hay tùy thuộc trên loại điều kiện nào đấy mà tâm thức gặp gở rồi thì tâm thức có thể hướng đến những rắc rối, khổ đau.

 

Vì vậy không kể là vấn đề nghiêm trọng như thế nào, không kể là bệnh tật nặng nề như thế nào mà con người có bây giờ, những rắc rối trầm kha như thế nào, những rắc rối quan hệ, bất cứ điều gì, không kể những hành vi tiêu cực nặng nể nhất như thế nào mà con người gặp phải. Tuy nhiên tất cả những thứ này là tạm thời và tất cả những thứ này có thể là hoàn toàn , khi những thứ này, xãy ra tùy thuộc trên những nguyên nhân và điều kiện; những thứ này hoàn toàn có thể bị tẩy trừ bằng việc tùy thuộc trên những nhân duyên khác.  Vì vậy tâm thức này, do thế đời sống chúng ta hoàn toàn có hy vọng, hoàn toàn có hy vọng, bất cứ lợi lạc những gì chúng ta mong ước cho những chúng sinh khác, chúng ta có thể làm lợi ích; bất cứ hạnh phúc nào chúng ta muốn tiếp nhận, có thể tiếp nhận.

 

Vì vậy, bây giờ, do bởi tính bản nhiên này của tâm, mà nó là tịnh quang, khả năng bản nhiên của sự giác ngộ trọn vẹn, thế nên chúng ta có thể phát triển từ bi.  Ngay cả bây giờ không có từ bi, nhưng con người có thể phát triển từ bi, con người có thể phát khởi từ bi, con người có thể phát triển từ bi do bởi đấy, vì tâm thức là một sự duyên sinh, tâm thức không độc lập, hay không tồn tại một cách cố hữu, vô tự tính, nó là sự duyên sinh, vì thế từ bi cũng không độc lập, không tồn tại một cách cố hữu, vô tự tính; nó tồn tại bởi lệ thược trên nhân duyên, vì thế con người có thể, bằng sự lệ thuộc trên những nhân duyên này, đó là tại sao chúng ta có thể phát sinh từ bi, đó là chúng ta có thể chuyển hóa tâm thức trong từ bi.

 

Tuy nhiên, trong thế giới này, như tôi thường nói, trong thế gian này đã xãy ra nhiều lần mà do vì những kẻ có quyền lực đã không thực hành từ bi, thế nên, nhiều triệu người đã bị tra tấn và khổ đau, chết, bị giết; vì thế điều này đã xãy ra trong lịch sử hết lần này đến lần khác.  Do vậy, bây giờ, con người này, con người quyền lực này, nếu con người này thực hành từ bi, thế thì, nếu con người quyền lực này đã thực hành từ bi, thì tất cả hàng triệu con người khác đã không phải chịu khổ đau, người ta sẽ không phải tiếp nhận những khổ đau, tra tấn này và không bị giết, tất cả những thứ này.  Vì thế, nhiều người sẽ tiếp nhận, vì vậy nhiều người sẽ tiếp nhận nhiều hạnh phúc, sẽ vắng mặt những thứ tổn hại này; đấy là những điều nhiều người sẽ tiếp nhận từ con người quyền lực này.  Do thế, nếu con người quyền lực này thực hành từ bi, hàng triệu con người se có nhiều hạnh phúc hòa bình hơn.

 

Nhưng bây giờ ở đây chúng ta đang chỉ nói về nhân loại.  Mà có vô số, nhiều hơn nhân loại, nhiều triệu triệu triệu chúng sinh, chúng bị chết trong nước, trong đất, nhiều, nhiều tạo vật, côn trùng, tạo vật, rất nhiều, không thể tính đếm, hàng triệu chúng sinh bị giết.  Vì thế tất cả chúng sinh này phải chịu khổ đau, bị giết, đó là bởi vì con người có nhiều khả năng đã không thực hành từ bi.  Vì thế, nếu loài người ưu thắng thực hành từ bi, tất cả hàng triệu côn trùng, hàng triệu triệu chúng sinh sẽ có hòa bình, và vắng bóng tất cả những loại tổn hại đấy.  Do vậy, chúng ta có thể thấy con người có thể mang hòa bình đến cho thế giới hay có thể tàn phá thế giới, con người, tùy thuộc trên việc con người này có thực hành từ bi hay không.  Thế nên, điều đó rất rõ ràng.

 

Vì thế bây giờ cũng giống như thế, nếu chính chúng ta không thực hành từ bi sẽ có nhiều nguy hiểm như thế.  Ngay cả nếu nó không xãy ra trong đời sống này nhưng nó có thể xãy ra trong những kiếp sống khác.  Tương tự thế, hay điều khác là, nếu con người không thực tập từ bi, chỉ có tâm thức vị kỷ mạnh mẻ ở đấy, thì dễ dàng tạo nên sân hận, dễ dàng sinh khởi tâm bất toại, tâm tham dục, ghen tỵ, và v.v…, hay ý chí bệnh hoan, vì thế dễ dàng sinh khởi tất cả những tư tưởng phiền não khác.  Thế nên, do bởi ngã chấp, tâm vị kỷ, thế nên những tư tưởng khác sinh khởi và khi nó mạnh hơn rồi thì những tư tưởng khác sinh khởi một cách dễ dàng hơn và mạnh mẻ hơn.  Vì vậy, khi những tư tưởng này sinh khởi, nó sẽ tạo ra tổn hại, sinh ra những tư tưởg tiêu cực phiền não này rồi thì đến những hành động là tổn hại, trong gia đình, đến những người khác, ngay cả thú vật, ngay cả những chúng sinh khác.   Thế nên, sẽ nguy hiểm nếu con người không thực hành từ bi, bắt đầu từ trong gia đình, cá nhân với những ai sống chung đụng mỗi ngày trong cuộc sống, làm việc với nhau, ăn uống với nhau, bắt đầu từ đấy, gia đình, người trong sở làm, với những ai làm hoạt động với nhau, đồng bào trong nước, vô số, có sự nguy hiểm với tất cả chúng sinh phải chịu tổn hại từ chính một người.

 

Nếu con người thực hành từ bi và biểu hiện từ bi thế thì sẽ không có hành động, không có hành động tổn hại xãy ra.  Thế nên, hành động tổn hại đi đến chấm dứt nếu có từ bi trong tâm thức con người.  Do vậy, bắt đầu từ gia đình, bắt đầu từ cá nhân với những người sống với nhau trong đời sống hằng ngày, bắt đầu từ đấy, tất cả mọi người trong xứ sở ấy, rồi thì tất cả mọi người trên thế giới, tất cả chúng sinh sẽ không phải chịu tồn hại từ chính chúng ta.  Vì thế, tồn hại người ta không phải chịu từ quý vị thì đấy là hòa bình, là hòa bình mà người ta đón nhận từ quý vị.  Do vậy, tất cả hòa bình đấy mà họ đón nhận, là sự vắng mặt của tổn hại, tất cả sự hòa bình mà họ tiếp nhận là tùy thuộc trên quý vị.

 

Rồi thì, điều thứ hai, khi con người có từ bi trong tâm thức mình, thế nên trên tất cả, bên cạnh không vung vãi tổn hai, con người cố gắng để làm lợi ích cho những người khác, những chúng sinh khác.  Vì thế con người cố gắng để làm lợi ích bắt đầu từ gia đình, những người gần gũi nhất, từ đấy, đến tất cả chúng sinh còn lại, con người cố gắng làm lợi ích cho tất cả.  Có hai thứ, nếu con người thực hành từ bi, đầu tiên từ gia đình, tất cả mọi người còn lại, họ không phải chịu tổn hại, đấy là điều đầu tiên.  Đấy là một nền hòa bình.  Điều thứ hai, với từ bi, quý vị cố gắng làm lợi ích bắt đều từ những người gần gũi nhất, cũng như đến tất cả chúng sinh.  Và thế là thêm một nền hòa bình, hạnh phúc khác nữa, mà con người đang làm nên.  Do thế, bây giờ tất cả chúng sinh hạnh phúc, hòa bình mà họ đón nhận từ quý vị là tuỳ thuộc trên quý vị.   Vì vậy nó hoàn toàn trong tay quý vị, cho dù quý vị muốn làm nên hạnh phúc đến mọi người, cho dù quý vị muốn ban tặng hòa bình đến mọi người hay không; hay tồn hại; cho dù ban tặng hòa bình hay vung vãi khổ đau.  Thế cho nên tất cả mọi người bắt đầu từ những người gần gũi nhất, vì vậy nó hoàn toàn nằm trong tay con người.  Do vậy, nếu con người thực hành từ bi rồi thì mọi người sẽ đón nhận hòa bình; nếu con người không thực hành từ bi, mọi người sẽ có tổn hại.

 

Do thế, bây giờ mỗi chúng ta ở đây có trách nhiệm hoàn toàn cho niểm hạnh phúc của tất cả chúng sinh. Mỗi chúng ta ở đây có trách nhiệm cho mỗi cá nhân ở đây trong tòa nhà này, vì vậy hãy bắt đầu từ gia đình, có bao nhiêu người trong gia đình, một người cho đến mười người, một người có trách nhiệm hoàn toàn cho sự hạnh phúc, hòa bình của họ, ngày này sang ngày no trong đời sống, và rồi thì có bao nhiêu người trong thành phố, trong loài người, không phải loài người, có bao nhiêu trong xứ sở, tự mỗi người có trách nhiệm hoàn toàn đến hạnh phúc của họ.  Rồi thì giống như thế này, tất cả mọi người, tất cả chúng sinh trên trái đất này, mỗi một chúng sinh có trách nhiệm hoàn toàn đến việc đem hạnh phúc đến cho họ, để đạt đến hạnh phúc cho tất cả họ.

 

Bây giờ không chỉ thế, không chỉ thế giới này, một chúng sinh có trách nhiệm hoàn toàn đến toàn thể chúng sinh, một người có trách nhiệm hoàn toàn để làm nên hạnh phúc, để đạt đến hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, một chúng sinh có trách nhiệm hoàn toàn đến việc giải thoát mọi người khỏi tất cả những rắc rối để đạt đến hòa bình, tạo dựng hạnh phúc.

 

Vì thế, trước nhất, trước khi nói về việc sống một đời sống như thế nào, đây là nền tảng, đây là căn bản, đây là cảm giác trách nhiệm, trách nhiệm phổ quát toàn cầu là nền tảng nhằm để thụ hưởng đời sống, nhằm để làm lợi ích để sống trong đời như thế nào, nhằm để hưởng thụ cuộc sống, nhằm để tìm sự toại nguyện trong đời sống.  Làm thế nào để chúng ta sống trong cuộc sống, hành hoạt trong đời sống, nhằm để không trở thành những nguyên nhân cho rắc rối và để trở thành nguyên nhân của hạnh phúc, và vì thế cung cách để thụ  hưởng cuộc đời, cảm giác trách nhiệm phổ quát toàn cầu là nền tảng, là căn bản, giống như trái đất.    Vì thế, nếu có trái đất, nếu có mặt đất, trái đất, rồi thì quý vị mới có thể làm nên những cánh đồng, núi non, hay những đường hầm; như có nhiều đường hầm ở phương Tây, vì nó là một phần của sự thích thú, vì cũng nhàm chán mãi nếu cứ phải lái xe mãi bên ngoài, vì thể đôi khi lái xe qua non, bằng cách nào đấy, cũng có niềm  vui nào đấy; xây dựng nhà cửa, nhà máy, hay bất cứ gì chúng ta có thể làm.  Vì vậy giống như thế, trách nhiệm phổ quát toàn cầu là quan trọng nhất, cho hòa bình nó là điều trước tiên để nghiên cứu học hỏi và để cảm nhận, để chuyển hóa tâm thức trong điều ấy [trách nhiệm phổ quát].  Thế nên, để mục thiền quán này là cực kỳ quan trọng, để mục thiền quán này mà tôi vừa diễn tả, đây là điều thực tế, vì thế suy nghĩ trong cách này, là nói thực tế.

 

Thế nên vấn đề kia, điều quan trọng ngay cả bây giờ là để cảm nhận về trách nhiệm phổ quát, rằng con người trách nhiệm thế nào để giải thoát mọi người từ cá nhân, con vật hay con người gần nhất, bất cứ ai là chúng sinh gần nhất, từ đấy, rồi thì đến tất cả mọi người, để cảm nhận họ từ tất cả những rắc rối, từ những tổn hại, rồi thì, tạo nên hòa bình, hạnh phúc.  Tất cả chúng sinh với hòa bình, hạnh phúc này là những gì mà họ tiếp nhận từ quý vị, nó tùy thuộc trên quý vị, tùy thuộc trên chính mỗi con người, và đấy là việc mỗi người trách nhiệm như thế nào.

 

Vì thế trong ngày qua ngày trong đời sống của chúng ta, tùy thuộc trên việc người khác nghĩ về quý vị như thế nào, người khác nhìn vào quý vị như thế nào, người khác nói về quý vị như thế nào, người nhìn vào quý vị như thế nào, nói về quý vị, người khác nghĩ về quý vị như thế nào, vì thế nếu người khác nhìn vào quý vị với từ ái, với bi mẫn, với yêu thương, làm chính người ấy cảm thấy hạnh phúc. Nếu người khác nhìn vào quý vị mà không có từ bi, với vị kỷ, chỉ với tư tưởng ngã chấp, với tâm tư chấp thủ, nghĩ chỉ về vấn đề của bà ấy, chỉ vấn để của ông ấy, không có gì khác, hạnh phúc của chính mình, không có gì khác hơn thế, hay sân hận, kiêu căng, thế nên khi thái độ của người khác đối với quý vị như thế nà, nó làm cho chính mình khó chịu, bất an.  Và rồi thì khi người ta đối xử với quý vị một cách tôn trọng, nó làm mình hạnh phúc.  Khi người ta nhìn vào quý vị, cảm ơn hay với tác động, với bi mẫn, từ ái, làm người ta vui vẻ.  Vì thế với tâm tư yêu thương khi người ta mĩm cười đến mình, làm cho mình hạnh phúc.  Tuy nhiên, niềm hạnh phúc của riêng mình tùy thuộc trên, niềm hạnh phúc hằng ngày của chúng ta tùy thuộc tren những người chung quan mình, những chúng sinh chung quanh mình, tùy thuộc trên thái độ của họ, họ hành động như thế nào, họ tỏ thái độ như thế nào đối với quý vị.  Do thế, niềm hạnh phúc của mình tùy thuộc với họ.

 

Nào bây giờ cũng giống hệt như thế, trong đời sống hằng ngày của chúng ta, những người, và thú vật chung quanh chúng ta, những người chung quanh chúng ta, niềm hạnh phúc của họ tùy thuộc trên chúng ta, chúng ta nghĩ thế nào về họ, cho dù chúng ta nhìn vào họ với bi mấn hay không, với từ ái hay không, cho dù chúng ta có quan tâm hay không, chúng ta nói thế nào, chúng ta hành động thế nào với thân thể, tùy thuộc vào những điều ấy, những người chung quanh chúng ta, trong văn phòng, trong gia đình, bất cứ nơi đâu, tùy thuộc trên điều ấy, tùy thuộc trên thái độ cư xử của chúng ta như thế nào, chúng ta nghĩ về họ như thế nào, nhìn vào họ như thế  nào, điều ấy làm cho họ hạnh phúc hay không bất an.  Vì vậy, một lần nữa từ kinh nghiệm ngày này sang ngày nọ hay nhận thức, qua sự nhận thức này trong đời sống hằng ngày của chúng ta, người khác tác động thế nào đến chúng ta, đem đến niềm vui hay phiền toái, thế rồi chúng ta tác động trên họ như thế nào, những người  chung quanh chúng ta, ngay cả thú vật, do thế cũng vì lý do này, điều này là một lý do khác mà chúng ta có trách nhiệm đối với những chúng sinh khác, niềm hạnh phúc của chúng sinh khác.

 

Vì thế, người nào có nhiều từ ái và bi mẫn, người ấy, như thế có trái tim hay lòng hảo tâm càng nhiều, sẽ có nhiều hạnh phúc hơn trong đời sống.  Người nào ít làm tổn hại đến những chúng sinh khác, sẽ có ít phiền não đến người khác, ít tổn hại đến người khác, ít tổn hại mà người ấy đem đến cho những chúng sinh khác; và ít tội lỗi thì có nhiều từ bi hơn, lợi ích cho người khác nhiều hơn, nhiều niểm vui hơn.  Tuy thế, người nào quan tâm đối với người khác, thì sẽ ít bị cô đơn hơn, ít căng thẳng hơn, ít những vấn đề này hơn.   Từ bi mạnh hơn thì càng có nhiều có nhiều quan tâ đối với những chúng sinh khác.  Vì thế, đối với người như thế ấy, người có trái tim hiền lương, sẽ rất dễ dàng tìm ra bạn bè.  Bất cứ nơi nào người ấy sống, bất cứ nơi nào người ấy đi đến, mọi người sẽ trở thành bạn bè với người ấy, người hổ trợ.  Ngay cả khi người ấy ở tại nhà, trong gia đình, mọi người ưa thích người ấy, mọi người cảm kích người ấy, mọi người vui thích bên cạnh người ấy.  Giống như thế những người bên ngoài hay người bên trong, một cá nhân với trái tim nồng ấm, quan tâm đến người khác, sẽ có những làn sóng điện từ chân thành rung động, nguời khác cảm nhận, người ta vui vẻ để thấy  người ấy bất cứ lúc nào ở bên ngoài, luôn luôn muốn thấy người ấy, luôn luôn muốn giúp đở người ấy.  Ngay cả người ấy không có những vấn đề rắc rối, nhưng người ta hỏi có muốn họ giúp đở gì không, người ta đến để hổ trợ ngay cả người ấy không cần giúp đở.

 

Tuy nhiên, có nhiều thành công trong sự thực hành tâm linh, có nhiều sự thành công trong ấy, bởi vì ít chướng ngại, hành giả tạo ít chướng ngại khi mà hành giả có tấm lòng thánh thiện cũng nhiều như thế, vì, hành giả tạo nên ít chướng ngại nên thành công hơn trong sự thực tập tâm linh, trong sự thực hành thiền quán và cũng như ngay cả trong công việc của đời sống hằng ngày, có nhiều thành công.  Do vậy chính đời sống thoãi mái và người ấy trở thành cội nguồn hạnh phúc cho những người khác.

 

Vì thế, người khác, người không có lòng từ bi, tâm thức vô cùng vị kỷ, ngã chấp vô cùng, do bởi tâm thức rất kém kiên nhẫn, rất bất toại,…ấy, tràn ngập bởi tâm thức tham dục, bất như ý, chỉ nghĩ về chính mình, chỉ tìm  hạnh phúc cho chính mình, chỉ vì hạnh phúc cho đời sống này, do thế, tuy thế, người ấy rồi tì sẽ không có sự hòa hiệp trong gia đình, không có sự hòa hiệp với những người bên ngoài, và ngay cả trở lại thành kẻ thù, cả gia đình trở thành kẻ thù, thế rồi cũng là vô số kẻ thù ở bên ngoài, trong văn phòng cũng có kẻ thù, bất kể nhà người ấy ở chốn nào, bất cứ lúc nào, rất nhiều người trở thành kẻ thù.  Vì thế rất nhiều vấn đề và cũng có nhiều rối rắm trong đời sống, rồi thì cô đơn hơn và căng thẳng hơn, tất cả những vấn đề này, ngay cả người ấy cần giúp đở, người khác không muốn đụng tới.  Ngay cả người ấy yêu cầu giúp đở, người khác không muốn giúp, người khác không muốn thấy.   Thậm chí người ta mừng vui trong khi người ấy bệnh hoạn hay khi người ấy chết.  Nếu điều gì bất hạnh xãy ra, người khác mừng vui, hơn là cầu nguyện cho sự thành công, cho sức khỏe, và v.v…

 

Vì thế nhu cầu về từ bi là quan trọng không thể tưởng không chỉ cho hạnh phúc cho chính mình mà cho niềm hạnh phúc của gia đình, hạnh phúc của đồng bào trong một nước, hạnh phúc cho toàn thể chúng sinh, đặc biệt cho người khác, vô lượng chúng sinh, như thế, để phát sinh lòng từ bi trong tâm thức chính mình trở thành điều quan trọng nhất.  Do vậy, ngay cả ngày nay, chúng ta thư giản tâm trí mình, không phải sợ hải rằng người này sẽ giết tôi hay rằng người kia sẽ hại tôi; không có sự nghi ngờ, không có sự sợ hải và rằng chúng ta có thể giảm bớt sự căng thẳng với một tâm tư thoãi mái là vì chúng ta tin tưởng rằng người này không có một tâm hồn bất thiện để làm hại mình.  Tin tưởng, tại sao chúng ta thư thái, tâm tư thoãi mái, đó là bởi vì sự tin tưởng của chúng ta, sự tin cậy rằng những người chung quanh chúng ta sẽ không hại chúng ta, sẽ không làm cho chúng ta tổn hại.  Do bời lòng tin.  Nếu chúng ta không có sự tin tưởng ấy, thế rồi chúng ta không thể thư thái, sống với nhiều sự sợ hãi.  Vì thế bây giờ, vì sự bảo vệ những sự sống khác, điều rất quan trọng là chính mình phát sinh lòng từ bi và hạnh phúc của một người đến từ những người khác.  Tủy thuộc trên lòng rộng rãi, lòng hảo tâm.  Bằng khác đi đời sống mình ở trong nguy hiểm.  Nếu tâm tư những người chung quanh thay đổi rồi thì trong một phút (búng ngón tay), đấy là bạn, người kế tiếp, nếu tâm tư họ thay đổi, nếu không có từ bi, nếu nó thay đổi, đời sống mình ở trong nguy hiểm trong một phút mà thôi.  Do vậy, giống như vậy, đời sống mình tùy thuộc trên sự từ bi của người khác, vì vậy đời sống của người khác là phụ thuộc, cũng phụ thuộc trên sự bảo vệ của đời sống phụ thuộc trên mỗi cá nhân như mình, trên sự từ bi của mình, mỗi cá nhân như mình.

 

Vì thế từ bi là cội nguồn hạnh phúc của mình, từ bi là nguồn cội hạnh phúc của tất cả chúng sinh.  Thế nên như tôi đã đề cập phía trước, mình là một người, chính mình, nếu mình đã phát sinh lòng từ bi thế thì mỗi chúng sinh khác sẽ không phải đón nhận tổn hại và họ tiếp nhận sự hổ trợ, vì thế nó là nguyên nhân hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, không chỉ là tạm bợ mà là hạnh phúc tối hậu.  Thế rồi, nó hướng đến, nó mang, lòng từ bi của mình để mang đến mọi người để chấm dứt tất cả khổ đau và nguyên nhân của hạnh phúc tối hậu, và sự giác ngộ tối thượng viên mãn.  Do vậy, từ bi là cội nguồn hạnh phúc của chính mình, hạnh phúc của toàn thể chúng sinh.  Thế nên, điều này trở thành điều quý giá nhất.  Thế nên trong đời sống chúng ta nó điều đầu tiên, từ bi là điều trước tiên mà chúng ta nên nghĩ đến.  Trong tất cả mọi thứ mà chúng ta làm trong đời sống chúng ta, lòng từ bi, lòng vị tha, là điều thứ nhất mà chúng ta phải nhớ khi chúng ta thức dậy mỗi buồi sáng.

 

Bây giờ giống như thế, khi chúng ta thức dậy vào buồi sáng, điều đầu tiên trong buổi sáng, chúng ta nhớ ý nghĩa của đời sống của chúng ta là gì.  Ý nghĩa của đời sống là để thiết lập hòa bình cho mỗi người, để giải thoát mọi người khỏi những rắc rối và nguyên nhân của chúng và để đạt đến hạnh phúc cho mỗi người, tạm thời, cũng như hạnh phúc tối thượng.  Tốt nhất là hạnh phúc tối thượng, nếu chúng ta có thể nghĩ đến, vì thế điều trước tiên là hãy nhớ mục tiêu trong đời sống của mình, ý nghĩa của đời sống, và đây là ý nghĩa của đời sống.

 

Rồi thì, phương pháp để làm điều này là bằng sự chuyển hóa tâm thức, cung cách để làm điều này là bằng việc thay đổi thái độ, bằng sự chuyển hóa tâm hồn, bằng việc phát sinh lòng từ bi.  Cách để làm điều này là bằng việc phát sinh lòng từ bi, bằng việc phát triển tất cả những phẩm chất tốt đẹp nội tại của tâm thức, tuệ trí và phương tiện.  Tuệ trí để biết điều gì là đúng và sai, những gì làm nên hạnh phúc, những gì tạo nên khổ đau, biết bản chất tự nhiên, bản chất quy ước, bản chất tối hậu, phát triển tâm thức có nghĩa là  tuệ trí và phương tiện,  chẳng hạn như lòng từ bi v.v…

 

 

 

 


 

 

 

MỤC TIÊU CỦA ĐỜI SỐNG VÀ LỢI ÍCH CỦA NHỮNG VẤN NẠN

 

… lòng vị tha, làm thế nào để làm điều này.  Thế thì, chúng ta phải quyết tâm mạnh mẽ, hình thành xu hướng của thái độ đối với đời sống, làm thế nào để sống cuộc sống của mình, đấy là thái độ.  Vì rằng, hạnh phúc của chúng ta và của tất cả chúng sinh đến từ lòng vị tha, từ bi; và những rắc rối đến từ vị kỷ, tư tưởng ngã chấp.  Những vấn nạn đến cho chính chúng ta, những vấn nạn mà một người tạo ra cho những người khác; tất cả đến từ tự ngã, tư tưởng ngã chấp.  Vì thế khi chúng ta quyết định, chúng ta làm những người khác lo âu từ tự ngã, từ ngã chấp.  Và khi chúng ta hạ quyết tâm, hay những người nào đấy, đang thực hành thiền quán, Phật Pháp, thế rồi, [chúng ta hạ quyết tâm] cho đến khi đạt đến hạnh phúc tối thượng, giác ngộ hoàn toàn, cho đến khi chết, năm này, tháng này, tuần này, đặc biệt ngày hôm nay, chúng ta sẽ không để mình ở dưới sự khống chế của tư tưởng ngã chấp, vị kỷ, vì đấy là cội nguồn của tất cả những thảm họa, tất cả những bất thành, và tất cả những rắc rối, bệnh tật và v.v…  Chúng ta sẽ không để mình ở dưới sự khống chế của tư tưởng ngã chấp, vị kỳ ngay cả trong một giây, đặc biệt ngày hôm nay.  Chúng ta sẽ không bao giờ tách rời khỏi tâm đại bi, tâm bồ đề, tâm giác ngộ hay lòng vị tha, yêu mến những chúng sinh khác, đặc biệt ngày hôm nay, rồi thì ngay cả một giây chúng ta sẽ không rời khỏi trái tim thánh thiện này, tâm giác ngộ  hay lòng vị tha này.  Đấy, đấy chính là thái độ đối với sự sống.

 

Rồi thì, khi chúng ta mặc áo quần vào, cũng hãy vui với điều ấy, ôi may mắn làm sao mà chúng ta đã không chết, rằng chúng ta có thể sống lâu.  Lại nữa hôm nay chúng ta có thể là những con người, có một sự tái sinh toàn vẹn của loài người, có thể thực hành tâm bồ đề, có cơ hội để thực tập tâm đại bi, lòng vị tha, lòng từ bi, rồi thì có thể làm lợi ích, có thể phụng sự những chúng sinh khác, có thể làm lợi ích cho những chúng sinh khác.  Tuy nhiên nếu chúng ta thực hành thiền quán thì chúng ta lại có cơ hội để trở nên gần gũi hơn với sự giác ngộ bằng thiền quán, ngay cả bằng việc thực hành thiền quán trực tiếp trên con đường tiệm tiến đến giác ngộ, mà có nghĩa là để đem tất cả chúng sinh đến giác ngộ, làm điều này, chúng ta trở nên gần gũi hơn [ với giác ngộ].  Tuy thế, khi chúng ta hoan hỉ, trong khi chúng ta mặc áo quần thế thì nên nhớ ý nghĩa của đời sống, là để giải thoát mọi người khỏi tất cả những khổ đau, nguyên nhân của đau khổ, để cung hiến niềm hạnh phúc, và để làm điều ấy thế rồi chúng ta cần trường thọ và sức khỏe, vì thế chúng ta mặc áo quần này.  Do vậy, trong cách này, ngay cả khi đang mặc áo quần [chúng ta cũng] trở thành việc phục vụ chúng sinh, để cống hiến hạnh phúc, để giải thoát tất cả khỏi khổ đau và để cống hiến hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, vì thế nó trở thành một việc phụng sự vĩ đại dâng hiến cho toàn thể chúng sinh.  Thế nên, nó trở thành một hành động không bị ô nhiễm bởi tư tưởng ngã chấp, vị kỷ, và vì thế nó trở thành Giáo Pháp thanh tịnh, sự thực hành tâm linh tinh khiết hay thanh tịnh Pháp, nó trở thành đạo đức tinh khiết nhất, nguyên nhân thanh tịnh nhất cho hạnh phúc, trong khi mặc áo quần.

 

Rồi thì, khi chúng ta ăn, uống, lúc này nữa chúng nhớ rằng, tại sao chúng ta ăn cái này?  Tại sao chúng ta làm điều này?  Thế nên nếu có ngã chấp trong động cơ của việc ăn điểm tâm, nếu có tự ngã, trong việc ăn điểm tâm chỉ vì sự hạnh phúc của riêng mình, thế thì nếu đó là động cơ, chúng ta chợt nhớ lại, ý nghĩa của đời sống là gì?  Ý nghĩa của đời sống là để giải thoát mọi người khỏi tất cả mọi sự khổ đau và nguyên nhân của nó và để đạt đến hạnh phúc, do thế vì việc ấy chúng ta cần sự sống lâu và sức khỏe,  vì lý do ấy nên phải ăn buổi điểm tâm này.  Thế nên trong trái tim của chúng ta, ăn điểm tâm là vì tất cả mọi người, vì lợi ích của tất cả chúng sinh, như ý nghĩa của đời sống.  Và rồi một lần nữa, việc ăn trở thành Pháp bảo thanh tịnh không bị nhiễm ô tư tưởng vị kỷ, chấp ngã, tư tưởng tinh khiết nhất của hạnh phúc, bởi vì hành động ăn uống được hoàn tất vì một thái độ thanh tịnh nhất không bị nhiễm ô bởi tư tưởng vị kỷ, chấp ngã.

 

Rồi thì đối với công việc.  Khi chúng ta đi làm, trước khi đi làm, chúng ta nhớ lại một lần nữa ý nghĩa của đời sống, để làm lắng dịu khổ đau, để đạt đến hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, và đây là mục tiêu của đời sống.  Do thế, bây giờ, chúng ta sẽ làm việc.  Hãy nhận ra, mặc dù, chúng ta đang kiếm tiền tại sở làm, chúng ta nhận tiền từ sở làm, nhưng điều quan trọng là thay đổi thái độ, chuyển biến tâm thức.  Công việc là giống nhau, đi làm một nghề nghiệp, làm công việc giống nhau, nhưng hãy nhận thức rằng làm việc là để phụng sự, công việc này mà chúng ta đang làm là để phục vụ những chúng sinh khác.  Thí dụ, nếu đấy là một hảng xưởng, công ty, hay cửa hàng, làm việc trong một cửa hàng, chúng ta cần vui vẻ, chúng ta cần thành công.  Sự thành công ấy, sự vui vẻ hạnh phúc ấy của chúng ta chúng lệ thuộc trên sự giúp đở của những người khác, việc làm của những người khác,  nó tùy thuộc trên việc làm của những người khác cho chúng ta.  Do thế, chúng ta đang làm việc để phục vụ cho những chúng sinh khác, vì những người này họ cần chúng ta, niềm hạnh phúc, sự thành công của họ tủy thuộc trên chúng ta.  Rồi thì, không chỉ những người này, mà tất cả những người tiêu thụ sản phẩm từ công ty, cho dù nó là vật dụng gì, mà tất cả những người này được thoải mái do việc sử dụng những sản phẩm này; những gì người ta mua sắm từ cửa hàng, những gì người ta tiêu thụ từ nhà máy, và người ta được thoãi mái nhờ những sản phẩm ấy, do thế sự thoãi mái này mà người ta có được tử những sản phẩm này, đấy là những gì mà chúng ta đã cống hiến cho họ.  Đây là niềm hạnh phúc, đây là sự thoãi mái, đây là những gì chúng ta dã dâng hiến.  Nhằm để cho điều này xãy ra thế thì những người khác cần phải hoạt động, làm cho chúng sẳn sàng, để sản xuất, v.v… Vì thế, bất cứ cách nào đi nữa, sự thoãi mái này, niềm hạnh phúc này, những gì mà người khác vui thích, thụ hưởng, đây là những gì tôi sẽ cống hiến cho người khác bằng việc thực hiện sự phụng sự.  Do vậy, viễn tượng khả dĩ bao quát như thế nào chúng ta có thể nghĩ đến.

 

Thế nên ngay cả một ngôi nhà được dựng lên, không chỉ con người mà cũng có những con vật, chim, thú, những người khác họ sống, họ vui sống với ngôi nhà này.  Do vậy, chúng ta có thể nghĩ về tất cả chúng sinh, những người vui mừng với vật chất, ngôi nhà, hay bất cứ điều gì, và đây chính là những gì chúng ta dâng hiến đến cho họ.  Trong thực tế, có những thứ nào đấy mà chúng ta cống hiến cho họ, mà chúng ta phải nhận ra điều ấy.  Chúng ta đang làm điều gì đấy, chúng ta đang hiến tặng một niềm vui nào đấy, sự thoãi mái nào đấy, niềm hạnh phúc nào đấy cho người khác, và vì thế chúng ta phải nhận ra và chúng ta phải suy nghĩ cách ấy, động viên cách ấy, khi chúng ta hành động.

 

Rồi thì, nếu có thể, chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta phải đạt đến thể trạng giác ngộ trọn vẹn, niềm hạnh phúc không thể nghĩ bàn, thể trạng toàn giác, thể trạng của tâm toàn tri toàn thiện, để giải thoát mọi người khỏi tất cả những khổ đau và nguyên nhân của đau khổ và mang đến niểm an lạc tối thượng.  Vì lý do này, khi chúng ta thực hành ba la mật, ba la mật đạo đức, trì giới ba la mật hành động vì chúng sinh, hành động vì những người khác, những người cần sự giúp đở của chúng ta.  Vì thế, chúng ta sẽ làm để phụng sự cho những chúng sinh khác, chúng ta có thể suy nghĩ như thế ấy.

 

Trong cách này, khi chúng ta đi từ nhà đến sở làm, chúng ta được thúc đẩy như thế này rồi thì trong khi làm việc ở văn phòng, trong khi chúng ta làm việc ở hảng xưởng, rồi thì lúc này đến lúc khác hãy nhớ mục tiêu của đời sống, trong mọi thời hãy nhớ rằng chúng ta đang hoạt động cho những người khác, để đạt đến hạnh phúc cho những chúng sinh khác, lúc này đến lúc khác chúng ta nên nhớ động cơ của cuộc sống.  Tuy nhiên, trong cách này, hành động trở thành Pháp Bảo, Giáo Pháp thanh tịnh bởi vì hành động không chỉ cho cá nhân mình, mà hoàn thành vì những chúng sinh khác.  Vì thế không chỉ Pháp Bảo thôi mà là Giáo Pháp thanh tịnh không bị nhiễm ô bởi tâm tư vị kỷ, chấp ngã, là nguyên nhân tinh khiết nhất cho hạnh phúc.  Vì thế kết quả chỉ là hạnh phúc.  Thế thì hãy hành động, hãy làm việc với động cơ này.

 

Rồi thì vấn đề ngủ nghỉ.  Liền ngay sau đấy là ngủ, okay.  Khi chúng ta đi ngủ, thế thì cũng hãy nghĩ về ý nghĩa của đời sống, là để giải thoát mọi chúng sinh khỏi tất cả khổ đau và nguyên nhân của đau khổ, để hướng đến hạnh phúc tối tượng, giác ngộ trọn vẹn, đấy là mục tiêu đời sống của chúng ta, để làm hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, vì thế làm điều phụng sự này, nhằm để làm điều này chúng ta cần trường thọ, khỏe mạnh, vì thế chúng ta sẽ đi ngủ như một loại y dược.  Và trong cách này, thuốc được dùng như thuốc men, ngủ được dùng như thuốc men, và vì thế trong cách này giấc ngủ cũng trở thành Pháp Bảo, với động cơ nên nó cũng trở thành việc phụng sự cho tất cả chúng sinh, trở thành Giáo Pháp, trở thành nguyên nhân thanh tịnh nhất của hạnh phúc an lạc không bị nhiễm ô bởi tư tưởng tự kỷ, chấp ngã.  Rồi thì cũng giống như thế khi chúng ta giặt giủ, một lần nữa chúng ta nhớ lại ý nghĩa của đời sống là để cung hiến hạnh phúc cho tất cả chúng sinh, nhằm để làm điều phục vụ này chúng ta cần sống lâu và mạnh khỏe, vì thế chúng ta sẽ giặt giủ.  Và thế là với cách này giặt giủ cũng trở thành việc làm vì những chúng sinh khác.  Nó cống hiến cho những chúng sinh khác.

 

Và rồi khi chúng ta có tiệc tùng, một lần nữa hãy suy nghĩ, hãy nhớ ý nghĩa của đời sống, là để đạt đến hạnh phúc cho tất cả chúng sinh và để có sự thành công trong điều này, chúng ta cần tích lũy nhiều công đức, nhiều thiện nghiệp, và vì lý do ấy, chúng ta cần làm từ thiện, và ngay cả bố thí một cốc nước, một ly trà cho người khác, thức ăn, chúng ta sẽ làm việc từ thiện này vì những chúng sinh khác.  Ngay cả tiệc tùng, thực hiện tiệc tùng cũng có thể dâng hiến trong cách này và rồi hồi hướng cho tất cả chúng sinh, để cống hiến hạnh phúc cho tất cả chúng sinh.  Vì thế trong cách này, ngay cả tổ chức tiệc tùng nó cũng trở thành Pháp Bảo, bố thí thức ăn  uống cũng trở thành Pháp Bảo.  Do vậy trong cách này, từ buổi sáng đến chiều tối, như thế này, ăn uống, đi bộ, ngồi, ngủ nghĩ, tất cả những hành vi từ buổi sáng cho đến tối, nếu chúng ta hành động trong cách này, với thái độ này, tất cả sẽ biến thành Pháp Bảo, nguyên nhân của hạnh phúc.  Thế nên trong tâm tư, trong trái tim, tốt hơn thay vì suy nghĩ về riêng mình, sự hạnh phúc của chính mình, hãy nghĩ về tất cả chúng sinh, để cống hiến hạnh phúc đến cho họ.  Trong trái tim, thay vì suy nghĩ về chính mình, suy nghĩ về “cái tôi”, yêu mến cái tôi trong trái tim, thì hãy yêu mến, suy nghĩ về tất cả những chúng sinh khác, yêu mến họ, suy nghĩ về tất cả những người ấy trong trái tim, và rồi hãy hành động.

 

Vì thế đây là cách mà chúng ta thụ hưởng cuộc sống như thế nào, mỗi hành động trở thành nguyên nhân của hạnh phúc như thế nào, Pháp Bảo.  Và cách này, Pháp Bảo và cuộc sống hằng ngày, Pháp Bảo  và hành hoạt của đời sống, Pháp Bảo và thiền quán và đời sống hoạt động hợp thành một thể thống nhất.  Pháp Bảo và đời sống hằng ngày là hợp nhất.  Nó không trở thành hai thứ riêng biệt.  Thiền quán, cung cách thiền quán này, Giáo Pháp không chỉ ở trong thiền phòng hay sự thực hành tâm linh không chỉ ở trong chùa chiền hay không chỉ ở trong tu viện.

 

Vì thế, hạnh phúc thật sự, vì thế cách này sẽ có một niềm vui lớn trong đời sống, có sự  hài lòng nhiều hơn, hòa bình trong trái tim.  Thí dụ, trong khi chúng ta đang làm việc trong gia đình hay trong văn phòng hay bước đi trên đường, đột nhiên, khi chúng tat hay đổi thái độ của chính mình, đột nhiên chúng ta nhớ lại ý nghĩa của đời sống và suy nghĩ rằng chúng ta hiện diện ở đây cho mọi người, chúng ta ở đây cho tất cả những người đang cất bước trên đường,những người trong những gian hàng, những người trên xe; chúng ta ở đây cho mọi người, cho tất cả mọi người, để đạt đến hạnh phúc cho tất cả.  Ngay khi chúng ta suy nghĩ [búng ngón tay], ngay khi chúng ta thay đổi thái độ, ngay khi chúng ta suy nghĩ cách này, lập tức sự căng thẳng biến dạng, lập tức có thư thái, có hoà bình trong trái tim của chúng ta.  Lập tức chúng ta tìm thấy hạnh phúc trong đời sống, chúng ta tìm thấy ý nghĩa của sự sống.  Lập tức có niềm hoan hỉ trong đời sống.  Vì thế con người trước, mới phút trước đây, giờ trước đây, chúng ta chỉ yêu mến chính mình, nghĩ về cái tôi và do bởi thế, chúng ta chỉ nghĩ về nan đề của riêng mình, khi nào chúng ta có thể thoát khỏi nan đề riêng của mình, khi nào chúng ta có thể đạt đến hạnh phúc cho riêng mình, do thế có nhiều căng thẳng; tư tưởng yêu mến cho riêng minh tạo nên nhiều căng thẳng trong trái tim, căng thẳng, giống như đặt chính mình vào trong nhà tù, giống như đặt tâm thức của mình trong nhà tù.  Vì thế bằng sự nghĩ về ý nghĩa của đời sống, đột nhiên, khi chúng ta thay đổi thái độ của riêng mìn và yêu mến người khác, lập tức có một sự hòa bình lớn lao trong trái tim, vì thế trong cách này sẽ có một niềm hoan hỉ bao la trong sự sống.

 

Rồi thì, như Đại Bồ Tát Thogme Zangpo [1] đã nói, chính mình và những người khác, thân thể giả huyển này, nếu nó bệnh, tốt để nó bệnh, bởi vì điều này đánh dấu cho sự chấm dứt tất cả những nghiệp chướng bất thiện đã từng được tích lũy.  Hay có thể nghĩ cách khác, tất cả những nghiệp tiêu cực đã tích tập trong quá khứ, tất cả những việc làm bất thiện trong quá khứ, làm nên đau khổ, đã từng được tích tập, được tịnh hóa bằng việc trãi nghiệm bệnh tật trong đời sống này.  Vì thế một vấn đề rắc rối nhỏ hơn nào đó trong kiếp sống này.  Vì thế tất cả những rắc rối to tát hơn, khổ đau hơn, và chúng ta trãi nghiệm trong những cảnh giới bất hạnh, trong địa ngục hay ngã quỷ hay súc sinh, tất cả những vấn nạn nặng nề, những đau khổ nặng nề, chúng ta không phải trãi nghiệm.  Và nhiều nghìn kiếp nhân sinh chúng ta phải trãi nghiệm rắc rối, tiếp diễn như thế, do vậy thay vì chúng ta trãi nghiệm tất cả những vấn nạn này trong đời sống này bởi một chứng bệnh tật nào đấy, hoặc là ung thư hay AIDS hay bất cứ thứ gì, với một bệnh tật nào đấy, bất cứ cách nào với một nạn vấn nào đấy,  thế thì cũng bằng việc thế ấy [rắc rối khổ đau bệnh tật trong kiếp sống này để không phải chịu nhiều kiếp sống khổ đau nữa, và để không phải rơi vào địa ngục, ngã quỷ, súc sinh.]

 

Nếu chúng ta bệnh, thế thì bệnh tật hay bất cứ vấn đề rắc rối nào khác mà chúng ta mắc phải thế thì điều này giúp chúng ta phát sinh lòng từ bi cho những người khác có cùng cảnh ngộ, đặc biệt cho những người như thế, rồi toàn bộ chúng sinh; chúng ta có thể phát sinh lòng từ bi, mà đấy là điều quan trọng nhất, đấy là điều quý giá nhất, điều quan trọng nhất trong đời sống này mà chúng ta phải nên hoàn thành.  Vì thế, với cách này chúng ta có thể đạt đến bằng việc có những rắc rối, nếu chúng ta có thể phát sinh lòng từ bi bằng việc cảm nhận rắc rối, rồi thì chúng ta cảm nhận những vấn đề của người khác, giống như thế, vì thế nhiều người có ung thư hay AIDS là tại sao họ cảm thấy quá nhiều từ bi cho những người khác, lập tức họ muốn giúp đở những người khác có cùng cảnh ngộ.  Và thế đấy là những lợi ích của những vấn nạn.

 

Rồi thì, chúng ta nên nghĩ, có một loại thiền quán cho và nhận, với từ bi, nhận những khổ đau của những chúng sinh khác về cho chính mình, phá bỏ tự ngã, ngay cả cái tôi thật sự, cái tôi tồn tại cố hữu, cái tôi có tự tính, cái tự ngã yêu mến, vì thế nó trở nên trống rỗng, cùng với chúng nó trở nên hoàn toàn trống rỗng, không hiện hữu, không tồn tại.  Rồi thì chúng ta thiền quán một ít về tính không.  Rồi thì bằng việc phát sinh lòng từ ái, yêu thương, chúng ta hồi hướng, dâng hiến hạnh phúc, tất cả công đức, mọi thứ, cho những chúng sinh khác, và như thế chúng ta thực tập cho và nhận.  Rồi thì những vấn nạn bất cứ thứ gì mà chúng ta có, tương tự với vô lượng chúng sinh khác, họ có những vấn nạn hay có hạt giống của bất thiện nghiệp để tạo nên khổ đau, thế là chúng ta đón nhận tất cả nhứng thứ ấy.  Vì thế chúng ta quán chiếu như thế này, thực hành như thế này và rồi suốt cả ngày, chúng ta quán chiếu về điều này một vài lần; chúng ta có thể thực hiện vào buổi sáng, buổi trưa, và buổi tối, suốt thời gian còn lại rồi thì một cách liên tục, mỗi lần tư tưởng bệnh tật đến [búng ngón tay], mỗi lần tư tưởng về quan hệ rắc rối đến, mỗi lần tư tưởng bệnh tật đến; chúng ta có bệnh tật này, chúng ta có AIDS, chúng ta có ung thư, chúng ta có điều này, điều nọ.  Vì vậy, mỗi lần tư tưởng rắc rối đến, tốt hơn sử dụng sự tỉnh thức về rắc rối, tốt hơn sử dụng nguyên nhân của chán chường, băn khoăn, thì lập tức, tỉnh thức về vấn đề ấy, sử dụng phương pháp quán chiếu.  Lập tức chúng ta chuyển hóa thành hạnh phúc, mà có nghĩa là ngay lập tức chúng ta chuyển hóa thành sự thực hành trên con đường tu tập, sự hổ trợ cho tâm thức chúng ta để đạt được kết quả trên con đường tu tập.

 

Rồi thì bằng việc suy nghĩ, chúng ta đang trãi nghiệm rắc rối này, bởi vì qua thiền quán chúng ta đã nhận những rắc rối, ung thư, AIDS, bất cứ điều gì mà người khác có, vì thế cả đời sống, chúng ta suy đi nghĩ lại, đặc biệt khi tư tưởng rắc rối đến, tỉnh thức về rắc rối đến, rồi thì lập tức chúng ta suy nghĩ, chúng ta đang trãi nghiệm điều này thay thế cho tất cả chúng sinh, và điều này là những gì chúng ta nên sống cho cuộc đời chúng ta.  Những rắc rối tồn tại bao lâu, bệnh tật hay quan hệ rối rắm, bất cứ điều gì, chúng tồn tại bao lâu, một ngày, một tuần, một tháng, một năm, bao lâu mà nó hiện hữu, chúng ta nên luôn luôn nghĩ như thế này.  Và như thế với cách này, chúng ta đang nhìn vào, bệnh tật, hay bất cứ vấn nạn nào hiện hữu, nó trở thành, đây là cung cách mà chúng ta nhìn vào tình trạng của đời sống  hơn là nhìn vào rắc rối của nó; chúng ta nhìn vào hạnh phúc, hơn là nhìn vào những gì có thể ham muốn hay không thể ham muốn, tốt hơn là không cần, cần.  Thế nên trong cách này, mọi thứ trở thành thích chí, hoan hỉ.

 

Vì thế bằng việc suy tư rằng có vô lượng chúng sinh, mỗi cá nhân chúng ta, ngay cả mỗi cá nhân chúng ta được giải thoát khỏi tất cả những khổ đau, nguyên nhân đau khổ, những mỗi người chúng ta chỉ là một, không có gì thích thú nhiều.  Ngay cả nếu một cá nhân chúng ta rơi vào địa ngục, không có gì thất vọng nhiều, bởi vì đấy chỉ là một chúng sinh.  Mà những chúng sinh khác là vô lượng, có nhiều người bị ung thư, AIDS, những người với nghiệp báo, những người đã có nhân được tạo ra để phải trãi nghiệm khổ đau, họ là vô số.  Do thế, thật là kỳ diệu như thế nào, nếu tất cả chúng sinh được giải thoát khỏi tất cả bệnh tật, ung thư, AIDS, tất cả những rắc rối, khổ đau.  Nếu họ được thoát khỏi tất cả những thứ này và có hạnh phúc, vắng mặt tất cả những rắc rối này, mà mỗi chúng ta, cá nhân chúng ta trãi nghiệm, cá nhân chúng ta là một con người nhận tất cả những rắc rối này, bất cứ cách nào, vì tôi phải đi xuyên qua những điều này, tại sao  không trãi nghiệm tất cả những rắc rối của họ, kể cả nguyên nhân, chúng ta trãi nghiệm khổ đau và để mọi người có hạnh phúc này.  Thật là kỳ diệu như thế nào, thật là hoan hỉ như thế nào.  Chúng ta phải nên suy nghĩ như thế này.

 

Như thế, Bồ Tát Thogme Zangpo đã nói, nếu chúng ta không bệnh, nếu không chúng ta không có bệnh tật, điều ấy là tốt lành bởi vì nếu thân thể và tâm linh thoãi mái, mạnh khỏe, thế thì chúng ta có thể phát triển sự thực tập, đạo đức.  Nếu thân thể và tâm thức chúng ta lành mạnh rồi thì chúng ta có thể phát triển sự thực hành thiền quán, chúng ta có thể phát triển tâm thức trên con đường tu tập, để rồi đưa mọi người đến hạnh phúc tối thượng vô tỷ, giác ngộ hoàn toàn.  Chúng ta có thể dâng hiến lợi ích lớn hơn đến những chúng sinh khác.  Tuy nhiên đấy là những con người hay chúng ta là khỏe mạnh, thân thể và tâm linh lành mạnh, rồi thì chúng ta mới có thể dâng hiến nhiều cho việc phụng sự những chúng sinh khác.

 

Rồi thì,nếu chúng ta không giàu có, thì cũng tốt nếu không giàu có, bời vì Bồ Tát Thogme Zangpo đã viết trong Ba Mươi Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ (hay ba mươi bảy pháp hành của bồ tát) rằng, Người ấy không có một đời sống bận rộn, để bảo vệ gia sản, nói cách khác, tất cả những lo âu, không thể bảo vệ, không thể tích lũy, lo âu, sợ hãi mất mát, mọi thứ này, bị ăn cắp, bị lấy đi bởi chính quyền, bởi những người khác, những người khác yêu cầu giúp đở, người khác yêu cầu ban cho, tất cả những thứ rắc rối này, lo âu, sợ hãi, không xãy ra.

 

Rồi thì Bồ Tát Thogme Zangpo nói nếu chúng ta giàu có, thì cũng tốt đề có sự sung túc bởi vì chúng ta có thể tích lũy công đức.  Bằng việc có tài sản, rồi thì chúng ta có thể tích tập công đức, bất cứ hạnh phúc nào mà chúng ta mong ước, chúng ta có thể dùng nó đề tích tập công đức, tạo nên hạnh phúc, cao nhất, đề đạt đến hạnh phúc tối thượng vô tỷ, toàn giác, cho tất cả chúng sinh.  Nếu chúng ta giảu có, điều ấy tốt, vì chúng ta có thể giúp đở người bệnh tật, người nghèo khó, những người cần sự giúp đở vật chất, chúng ta có thể hổ trợ.

 

Vì thế ở đây, đây là căn bản, sự khuyên bảo của Đại Bồ Tát Thogme Zangpo là bất cứ điều gì xãy ra, ngay cả chúng ta có hạnh phúc , ngay cả chúng ta có một đời sống an vui, hãy làm cho nó có ý nghĩa trọn vẹn, dâng hiến đến những chúng sinh khác.  Ngay cả người không có một đời sống hạnh phúc, đời sống khốn khổ, chúng ta cũng có thể làm cho nó có ý nghĩa trọn vẹn, chúng ta dâng hiến, hồi hướng, cũng như làm cho nó có ý nghĩa trọn vẹn bằng việc trãi nghiệm nó vi lợi ích của tất cả chúng sinh.

 

Rồi thì, Bồ Tát Thogme Zangpo nói đến mức độ nào.  Bao nhiêu hạnh phúc mà chúng ta có bây giờ và trong tương lai, tất cả đều là kết quả của công đức.  Nếu chúng ta chết một cách nhanh chóng, thì tốt hơn là chết một cách nhanh chóng.  Nếu cái chết xãy ra một cách nhanh chóng thế thì tốt lắm, nếu chúng ta đang chết một cách nhanh chóng thế thì tốt lắm để chết.  Tại sao?  Chắc chắn là chúng ta có thể thể nhập vào con đường không sai lạc, không có chướng ngại, không có những điều kiện xấu, sự quấy rầy, chúng ta thiền quán, sử dụng cái chết cho sự thiền quán, sử dụng cái chết cho con đường tu tập, để nhanh chóng đạt đến sự giác ngộ hoàn toàn cho tất cả chúng sinh….

 

--

 

[1] Gyalsé Ngulchu Tokmé (Wyl. rgyal sras dngul chu thogs med) or Tokmé Zangpo (Wyl. thogs med bzang po) (1297-1371),  sinh tại Puljung, Tây Nam của Đại Tu Viện Sakya.  Là một học giả cực kỳ thậm thâm, ngài đã học hỏi vô số những giáo huấn từ tất cả những tông phái, cống hiến của ngài đến Phật Pháp qua trước tác, giảng dạy, và tranh luận.  Ngài có thể giảng dạy một cách vững chải trên bất cứ đề tài hay kinh luận nào.  Cũng thế ngài có thể hoàn toàn nhận những khổ đau của người khác và ban cho sự cát tường của ngài, với những kết quả không thể ngờ, ngài cực kỳ rộng rãi bố thí đến tất cả, đặc biệt những người nghèo khổ, thiếu thốn, và khổ đau.  Ngài đã diện kiến chư Phật, chư bổn tôn như Quán Thế Âm, Tara.  Ngài đã dạy nhiều vị thầy lớn trong thời đại của ngài ở Trung bộ Tây Tạng,như Khenchen Lochen Changchup Tsemo (1303-1380), Butön Rinchen Drup (1290-1364), những đại đạo sư Sakya, v.v… Ngài thị tịch vào lúc 74 tuổi giữa những dấu hiệu phi thường của sự chứng đạo.

 

 

 

 


 

SỰ CHẾT, NĂM NĂNG LỰC, HÔI HƯỚNG

 

…Một người bạn tốt, có nghĩa là bạn tâm linh, bạn tốt, là bạn đạo hay Pháp lữ, Pháp hữu, hay thiện hữu tri thức,và để lại những dấu vết lành mạnh, những dấu ấn tích cực, những hạt giống thiện nghiệp, những chủng tử thuần khiết, trong đó không có sự đau đớn cùng cực hay những điều kiện tệ hại (ác duyên), không có những chướng ngại ấy thế thì những người pháp lữ ấy có thể hổ trợ, để lại những dấu vết tích cực để có thể thân chứng linh quang (ánh sáng trong suốt) hay có thể nhắc nhở sự thực hành, người thiện hữu tri thức có nhắc nhở sự thực hành thế thì trong cách này sẽ không đi đến, tái sinh trong những cảnh giới thấp, đến những cảnh giới thanh tịnh của những chúng sinh giác ngộ, như Đức Phật A Di Đà, v.v… và rồi thì  hoặc lại có thể thể hiện một thân người toàn hảo và thực hành con đường tu tập và bằng cách ấy để đạt đến giác ngộ.

 

Nếu chúng ta có thể sống và sống lâu, thế thì cũng tốt để sống lâu, và trong cách này chúng ta có thể phát sinh những sự thân chứng, chúng ta có thể gieo trồng mùa màng và thu  hoạch… kinh nghiệm, mà có nghĩa là những sự thể chứng trên con đường tu tập.  Không có giáo huấn tươi mát trong lành mà chúng ta đã từng tiếp nhận, không trở nên lạnh lẽo, không khí tươi mát, ấm áp của sự giáo huấn chúng ta không trở nên lạnh lẽo, giống như thức ăn, không trở nên lạnh lẽo, vì thế bằng sự thực hành ấy rồi thì chúng ta có thể làm cho tâm thức chín muồi.  Vì thế bất cứ điều gì xãy ra trong đời sống, chúng ta nên thiền quán, chúng ta nên tùy hỉ, giống như thế này, bất cứ điều gì xãy ra trong cuộc đời, chúng ta nên tùy hỉ.  Một vị Geshe, một tu sĩ, hỏi, nếu chúng ta bị bệnh thì nghĩ thế nào, hãy thỉnh cầu Bồ Tát Thogme Zangpo người viết Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ, có câu chuyện tuyệt vời, không thể tin được, vô cùng ngạc nhiên trong cuộc đời của ngài.  Bồ Tát Thogme Zangpo giảng dạy giáo huấn này để đối diện với những điều ấy, nói cách khác, cho dù chúng ta hạnh phúc hay khổ đau, hãy dùng mọi thứ để đạt đến giác ngộ, hãy biểu lộ vì tất cả chúng sinh.

 

Vì thế khi cái chết xãy ra thế thì hãy suy tư, thiền quán, vì chúng ta đang trãi nghiệm cái chết vì lợi ích của toàn thể chúng sinh, vì thiển quán cũng giống như thế.  Tất cả chúng sinh được giải thoát, có niềm hạnh phúc, hạnh phúc tối thượng, để tự do khỏi khổ đau của sự chết.  Vì thế, khi cái chết đến, có những dấu hiệu bên ngoài, bên trong để kiểm soát, những giấc mơ, dấu hiệu của thân thể, thế thì hãy xem sét khi nào cái chết sẽ xãy ra, sau bao nhiêu năm, sau bao nhiêu tháng nó sẽ xãy ra; có những cách để xem sét với hơi thở từ chóp mũi. Rồi thì khi đến thời điểm chết chúng ta thực hành năm năng lực, dùng sự chết trong con đường tu tập, dùng sự chết như sự hoan hỉ hay hạnh phúc hay thiền quán, con đường đến sự chấm dứt hoàn toàn khổ đau của sự chết và tái sinh, toàn bộ khổ đau, và không chỉ sự dụng cái chết nư con đường đến hạnh phúc tối thượng vô tỷ của giác ngộ trọn vẹn vì lợi ích của tất cả chúng sinh.

 

Chúng ta sử dụng năm năng lực, năng lực của hạt trắng, năng lực của thái độ, thái độ như chúng tôi đã nói phía trước, thực hành Bồ Đề Tâm tại lúc lâm chung, trung ấm thân, và tái sinh.  Rồi thì đặt sự khiển trách trên tư tưởng tự kỷ, ngã chấp, bất cứ điều gì, tất cả mọi vấn nạn.  Rồi thì năng lực của nguyện cầu, có thể thực hành tâm đại bi, tâm bồ đề hay tâm giác ngộ, trong mọi thời và tâm bồ đề lúc lâm chung, sau đó, thân trung ấm, và tái sinh, trong mọi lúc, hãy nhớ tâm bồ đề.  Rồi thì, năng lực của rèn luyện, đó là sự tích cực của thân thể.  Nhiều hành giả, ra đi trong thiền quán qua tư thế ngồi thiền, và trong tư thế ấy, với tư thế thiền toạ họ đã viên tịch và nhiều hành giả đã thị tịch với cùng tư thế như Đức Phật nhập niết bàn trong thể trạng vô ưu, một cách tương tự, nằm nghiêng về bên phải trên giường, rồi nếu có thể chúng ta dồn lại lỗ mũi, hơi thở đến từ lỗ mũi, điều này làm với sự quyến luyến, hơi thở này phải hoạt động với sự quyến luyến, hãy bằng việc chấm dứt sự quyến luyến, sự quyến luyến là của chúng ta, đây là điều chính yếu mà điều ấy làm nên sự chết, làm cho chúng ta phải kết hợp với thế giới khổ đau, luân hồi mãi mãi. Rồi thì hai chân duỗi thẳng ra, rồi đặt tay lên đấy, rồi cố gắng chết với từ bi, bằng sự phát sinh từ bi đối với toàn thể chúng sinh, bằng việc suy tư chúng sinh đau khổ như thế nào và những nguyên nhân của chúng, để giải thoát họ khỏi những khổ đau bởi chính mình.  Rồi thì, bằng việc thực hành cho và nhận, với sự thực hành này, rồi thì cố gắng để chết trong khi chúng đang làm sự thực hành này.  Sau đó, hay nếu chúng ta, tùy theo sự thực tập riêng từng người, hoặc là phát sinh sự  hồi hướng, đạo sư – Phật , Pháp, Tăng trong cách này, với tâm niệm ấy rồi bằng việc nhớ đến đạo sư, thiện hữu tri thức trên đỉnh đầu, rồi cố gắng để chết với sự tương tục của sự hồi hướng ấy.  Đấy là sự diễn tả về powa, hay sự tỉnh thức khi chết, chuyển hóa tâm thức trong thế giới tinh khiết, tịnh độ, và cách khác nữa là thiền quán về tính không.

 

Rồi thì chính chúng ta, ngay cả là người khác tôn giáo, Thiên Chúa Giáo La Mã hay ngay cả những tôn giáo khác, tâm thức người ấy là một với Thượng Đế, tâm thức thánh thiện với Thượng Đế, quán chiếu về tính bản nhiên tâm thức của chính mình là hoàn toàn trong sạch, không có tội lỗi trong tính bản nhiên của tâm thức.  Sau đó, quán  chiếu đây là tâm thức thánh thiện của Thượng Đế, giống như vậy, là điều hoàn toàn tinh khiết, không có lỗi lầm, từ bi vô lượng đối với tất cả chúng sinh, tâm thức toàn tri toàn giác, ngay cả là người của tôn giáo khác cũng có thể thực hiện cách này.

 

Khi chúng ta đạt đến điểm mà nơi ấy chúng ta không phải kinh nghiệm cái chết đó là khi chúng ta trở nên hoàn toàn tự do khỏi tất cả vọng tưởng, những tư tưởng phiền não và những hạt giống của những tư tưởng phiền não, và lúc ấy, khi chúng ta đã đạt đến sự chấm dứt tất cả những khổ đau, lúc ấy chúng ta giải thoát khỏi sự chết, chúng ta tự do với sinh tử, chấm dứt luân hồi.  Rồi thì, chẳng hạn những vị Bồ Tát cao thượng, khi các ngài đạt đến tuệ trí thực chứng tính không một cách trực tiếp, những vị Bồ Tát này cũng tự do với cái chết, thoát khỏi chết và tái sinh, tuổi già, bệnh tật, các ngài không có những thứ này.  Đây là theo con đường Ba la mật thừa, hay Đại Thừa Hiển Giáo.  Theo con đường Kim Cương Thừa, Đại Thừa Mật Giáo, khi chúng ta đạt đến linh quang, ánh sáng trong suốt, thân ảo hóa, linh quang, thì khi ấy, chúng ta kiểm soát sự chết, chúng ta áp đảo sự chết, chúng ta tự do khỏi sự chết.

 

Do vậy cho đến khi chúng ta đạt đến những trình độ này, chúng ta phải đi qua vòng sinh tử luân hồi.  Thế nên, chúng ta phải sử dụng, bất cứ điều gì xãy ra, chúng ta phải sử dụng, để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.

 

Vâng, chúng tôi xin được dừng ở đây.

 

Hồi hướng

 

Nguyện xin hồi hướng công đức của tất cả những hành vi tích cực mà chúng con đã làm trong quá khứ, hiện tại và tương lai và chư Phật, Bồ Tát, nguyện choĐại Bi Tâm, Bồ Đề Tâm, Giác Ngộ Tâm, lòng vị tha là cội nguồn của tất cả hạnh phúc của cá nhân chúng con, của tất cả chúng sinh, nguyện cho nguyên nhân trân quý ấy được phát sinh trong tâm thức chúng con và trong tâm thức của tất cả chúng sinh.  Những ai đã có cho Đại Bi Tâm, Bồ Đề Tâm, Giác Ngộ Tâm, nguyện cho được phát triển bội phần hơn.

 

Xin lỗi vì chúng tôi đã nói trong một thời gian dài.

 

Kyabje Lama Zopa Rinpoche

 

 

 

 


 

THIỀN QUÁN VỀ ĐỨC PHẬT VÔ LƯỢNG QUANG

 

Chư Pháp hữu thân mến,

 

Không có gì hơn việc chủ động đối với cái chết, và thiền quán về Đức Phật Vô Lượng Quang, Đức Phật A Di Đà cho phép chúng ta biến tiến trình này thành sự hoan hỉ giải thoát tự thân.  Vì thế đây là một tặng phẩm không thể nghĩ bàn.

 

Đặc biệt trước khóa thiền quán về Tỉnh Thức Khi Chết hay Phowa, chúng ta phải tập trung trên những thực tập để vực dậy lĩnh vực năng lượng của chúng ta.  Trong việc tìm kiếm cho những thể trạng tinh thần đáng tin cậy, thói quen gieo rắc những hạt giống sâu sắc nhất và chúng tôi luôn luôn cảm ơn khi những học nhân của tôi đã hoàn thành một trăm nghìn lần trì tụng một mật ngôn ngắn được ban bố ở đây trước khi khóa thiền quán đầu tiên về Tỉnh Thức Khi Chết- Phowa.

 

Hãy hoan hỉ!

 

Với điều tốt đẹp nhất

 

Lama Ole

 

 

 

 


 

THIỀN QUÁN VỀ ĐỨC PHẬT VÔ LƯỢNG QUANG

 

Bốn Tư Tưởng

 

Chúng ta cảm nhận một dòng suối không khí tại chóp mũi và hãy để tư tưởng và càm giác đi qua mà không lượng định.

 

Rồi thì chúng ta tập trung trên bốn tư tưởng căn bản hướng tâm thức đến giải thoát và giác ngộ:

 

Chúng ta nhận thức cơ hội quý giá trong đời sống này, mà chúng ta có thể làm lợi ích cho vô lượng chúng sinh qua những phương pháp của một Đức Phật.  Rất ít người từ trước đến giờ được gặp Con Đường Kim Cương Thừa và thậm chí ít người hơn có thể sử dụng những phương pháp này.

 

Chúng ta nhớ lại tính vô thường của mọi thứ duyên hợp.  Chỉ có không gian trong sáng vô tận của tâm thức (tâm linh quang) là vĩnh viễn và những điều kiện cho để cho việc nhận thức tâm linh quang thì không biết chắc chắn sẽ tồn tại bao lâu.

 

Chúng ta thấu hiểu nhân quả.  Rằng những gì sẽ xãy ra là tùy thuộc trên chúng ta.  Những tâm ý, lời nói và hành động quá khứ trở thành thể trạng hiện tại của chúng ta và ngay bây giờ chúng ta đang gieo rắc những hạt giống cho tương lai của chúng ta.

 

Cuối cùng, chúng ta thấy những lý do cho việc hành động với tâm thức.  Giác ngộ là diệu lạc tối thượng vô tận, và chúng ta không thể làm lợi ích cho những người khác trong khi chính mình vẫn mê muội hay phiền não.

 

Do thế bây giờ chúng ta cởi mở cõi lòng đến những ai có thể giáo huấn chúng ta.

 

Quy Y

 

Vì sự cát tường của tất cả chúng sinh, chúng con quy y.

 

Trong Phật Bảo, Đức Phật, tâm thức phát triển trọn vẹn;

 

Trong Pháp Bảo, những lời dạy của ngài là những điều sẽ đưa chúng ta đến đấy (giác ngộ);

 

Trong Tăng Bảo, đoàn thể Tăng già;

 

Và đặc biệt là trong Đạo sư, ở đây là Đức Karmapa thứ 16.  Ngài đã hòa hiệp sự gia trì, phương pháp và hộ trì và cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của chúng con.

 

Thực Hành

 

Phía trên đỉnh đầu của chúng ta tại một khoảng cách có thể với tới, bây giờ sinh khởi một hoa sen nở tròn đầy. Một dĩa phẳng như mặt trăng ở bên trong.  Trên ấy là Đức Phật Vô Lượng Quang (Tạng ngữ: Opagme, Phạn ngữ:  Amitabha) thiền tọa trong hướng mặt cùng phương hướng của chúng ta.  Ngài lực lưỡng và chiếu sáng như ngọn núi bằng ngọc đỏ trong ánh sáng của nghìn mặt trời.  Sự rực rở và hảo tướng của Ngài vượt ngoài mọi sự nhận thức, thể trạng của Ngài là đáp ứng bất cứ nguyện ước khả dĩ nào.

 

Biểu hiện trong tính chất của Đức Karmapa và bổn sư của chúng ta, ngài ngồi trong tư thế thiền tọa.  Bàn tay phải của ngài cầm một bình bát màu xanh dương trong vạt áo trên đùi với cam lồ gia hộ vô thượng.  Về phía bên phải ngài, phía trên vai phải và nhỏ hơn Đức Phật A Di Đà, là biểu tượng chúng hội từ bi của tất cả chư Phật, với hình thể bốn tay của con mắt từ bi, Đức Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát (Tạng ngữ:  Chenrezig, Phạn ngữ:  Avalokitesvara).  Phía bên trái và ở phía bên trên vai trái là Đức Kim Cương Thủ Bồ Tát (Tạng ngữ:  Channa Dorje, Phạn ngữ:  Vajrapani), biểu tượng hợp nhất năng lực của tất cả chư Phật (Đại Hùng Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát) trong hình thể ánh áng màu xanh dương hòa bình.  Ngài cầm trong tay một chiếc linh ngay tim ngài, và một chày kim cương hướng về phía Đức Phật Vô Lượng Quang.  Ba hình thể trung tâm được đoanh vây bởi những đạo sư của tất cả truyền thống Phowa.  Trì tụng mật ngôn tối đa như chúng ta có thể, chúng ta thủ hộ sự tỉnh thức của chúng ta với cõi Tịnh Độ ở trên, và nguyện ước một cách mạnh mẽ  để đi vào trái tim của Đức Phật Đỏ (Phật A Di Đà)

 

OM AMI DEWA HRI

 

Giai Đoạn Hoàn Thành

 

Khi chúng ta chấm dứt trì tụng mật ngôn, những đạo sư và cõi Tịnh Độ ở phía trên tan chảy vào trong những bồ tát màu trắng và xanh dương.

 

Những thứ này hòa tan vào trong Đức Phật Vô Lượng Quang và trở thành một với Ngài.  Rồi thì Ngài trở thành ánh sáng và tuôn chảy xuống vào trong chúng ta.  Giống như nước chảy trong nước, không có sự phân biệt.  Thế giới là Tịnh Độ. Biểu hiện mọi nơi, tất cả có Phật Tính.  Chúng ta là hình thể thông thường, bây giờ không có sự yếu kém hay bệnh tật.

 

Chúng ta quyết tâm giữ gìn sự thông hiểu này trong mọi hoàn cảnh của cuộc đời và nguyện ước rằng những ấn tượng tốt đẹp vừa xuất hiện trở thành bất diệt.  Nguyện cho những điều này mang đến cho tất cả chúng sinh niềm an lạc thuần khiết vô tận, của tâm thức hiểu biết ấy.

 

Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa truyền pháp Đức Phật A Di Đà tại San Jose ngày 13 tháng Mười năm 2010.  Trong ấy ngoài việc quy y Phật , Pháp, Tăng và Đạo sư là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, ngài còn cho lập lại ba lần bài kệ sau:

 

Khi không gian còn hiện hữu,

 

Khi chúng sinh còn tồn tại

 

Chúng con nguyện mãi hiện diện

 

Để xua tan khổ đau cho trần thế

 

 

 

Mật ngôn (Amitabha Mantra):

 

 

 

OM AMITA PABE AMITA HUM

 

OM AMI DE WA HRI

 

Hồi Hướng

 

Trong mãnh đất thiêng liêng bao quanh bởi những ngọn núi tuyết

 

Ngài là cội nguồn của tất cả lợi ích và hạnh phúc

 

Ô, đấng hùng lực Quán Thế Âm, Tenzin Gyatso

 

Xin mãi hiện diện trên thế gian này cho đến khi chấm dứt luân hồi.