Phật Nói Kinh Hiếu Tử

chu dieu ngoi tren toa sen.jpgĐức Phật liền hỏi các vị Sa môn: cha mẹ sinh con: mười tháng mang thai, thân như trọng bệnh; tới ngày sinh sản, mẹ nguy, cha sợ. Với tình cảnh ấy, khó nói hết được. Sau khi sinh rồi, sê con chỗ ráo, mẹ nằm chỗ ướt. Tinh thành rất mực huyết hóa thành sữa. Lau chùi, tắm giặt, đầy đủ ăn mặc; dạy dỗ bảo ban, lễ biếu thầy, bạn, dâng cống quân trưởng. Mặt con tươi tỉnh, cha mẹ vui mừng nếu con buồn rầu, lòng cha mẹ héo. Khi ra ngoài cửa, vẫn nhớ mến con, bước vào trong nhà, thấy con, yên dạ. Tâm thường lo lắng, sợ việc chẳng lành. Ơn cha mẹ thế, lấy gì báo đáp? Các vị Sa môn bạch đức Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn, là người con hiếu, chỉ nên làm sao ăn ở hết lễ, từ tâm cúng dường, đền ơn cha mẹ.”

Đức Phật lạy bảo các vị Sa môn: “Con nuôi cha mẹ bằng những thứ này; cam lộ trăm mùi, để thỏa miệng Người, mọi tiếng Thiên nhạc, để thích tai người, aó đẹp tuyệt vời, rực rỡ thân Người, hai vai cõng Người, chu lưu bốn bể, đến hết đời con, trả ơn dưỡng dục gọi là hiếu chăng?” Các vị Sa môn bạch đức Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn, gọi là đại hiếu, còn gì hơn nữa!”

Đức Phật lại bảo các vị Sa môn: “Tuy được như thế chưa phải là hiếu, là người con hiếu, cần phải thực hành: cha mẹ ngu tối, không kính Tam Bảo; hung ngược, tàn ác, lạm trộm phi lý; dâm dật ngoại sắc; nói dối phi đạo; say sưa hoang loạn, trái lẽ chính chân, hung nghiệt như thế, con hết lòng can, để khai ngộ Người...Đức Phật lại bảo các vị Sa môn: “Đời chưa có gì đáng gọi là hiếu, chỉ có thế này mới là đại hiếu: Làm cho cha mẹ, bỏ ác, làm lành, vâng giữ năm giới, giữ ba tự quy. Được thế, dù rằng buổi sớm vâng giữ, buổi chiều mất đi, ơn ấy trọng hơn vô lượng công ơn: nuôi nấng, bú mớm của cha mẹ mình. Nếu không biết đem giáo pháp Tam Bảo, rất mực khai hóa cho cha mẹ mình, tuy là hiếu dưỡng cũng như bất hiếu. Hơn nữa, không nên lấy vợ cay nghiệt, vì vợ cay nghiệt làm xa người hiền, không cần cha mẹ; nữ tình đa dục, ham sắc không chán, sinh ra những việc ngang trái đạo hiếu, giết hại cha mẹ, quốc chính hoảng loạn, vạn dân lưu vong.

Phật Nói Kinh Hiếu Tử

Kinh này là cuốn Kinh số 687 trong Đại tạng Kinh. Kinh này mất tên người dịch chữ Phạn ra chữ Hán

Dịch giả Thích Tâm Châu

Đức Phật liền hỏi các vị Sa môn: cha mẹ sinh con: mười tháng mang thai, thân như trọng bệnh; tới ngày sinh sản, mẹ nguy, cha sợ. Với tình cảnh ấy, khó nói hết được. Sau khi sinh rồi, sê con chỗ ráo, mẹ nằm chỗ ướt. Tinh thành rất mực huyết hóa thành sữa. Lau chùi, tắm giặt, đầy đủ ăn mặc; dạy dỗ bảo ban, lễ biếu thầy, bạn, dâng cống quân trưởng. Mặt con tươi tỉnh, cha mẹ vui mừng nếu con buồn rầu, lòng cha mẹ héo. Khi ra ngoài cửa, vẫn nhớ mến con, bước vào trong nhà, thấy con, yên dạ. Tâm thường lo lắng, sợ việc chẳng lành. Ơn cha mẹ thế, lấy gì báo đáp?

Các vị Sa môn bạch đức Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn, là người con hiếu, chỉ nên làm sao ăn ở hết lễ, từ tâm cúng dường, đền ơn cha mẹ.”

Đức Phật lạy bảo các vị Sa môn: “Con nuôi cha mẹ bằng những thứ này; cam lộ trăm mùi, để thỏa miệng Người, mọi tiếng Thiên nhạc, để thích tai người, aó đẹp tuyệt vời, rực rỡ thân Người, hai vai cõng Người, chu lưu bốn bể, đến hết đời con, trả ơn dưỡng dục gọi là hiếu chăng?”

Các vị Sa môn bạch đức Phật rằng: “Lạy đức Thế Tôn, gọi là đại hiếu, còn gì hơn nữa!”

Đức Phật lại bảo các vị Sa môn: “Tuy được như thế chưa phải là hiếu, là người con hiếu, cần phải thực hành: cha mẹ ngu tối, không kính Tam Bảo; hung ngược, tàn ác, lạm trộm phi lý; dâm dật ngoại sắc; nói dối phi đạo; say sưa hoang loạn, trái lẽ chính chân, hung nghiệt như thế, con hết lòng can, để khai ngộ Người. Nếu còn mê muội, chưa biết tỉnh ngộ, liền đem nhân nghĩa, khai hóa dần dần; hoặc dẫn Người xem lao ngục nhà vua, dẫn giải thí dụ về những hình lục của những tù nhân, thưa cha mẹ rằng: “Những tù nhân này không theo pháp luật, nên thân phải bị mọi sự khổ độc, tự mình vời lấy, mất thân, mệnh mình. Mệnh mất, thần đi, giam vào Thái Sơn, chịu tội nước, lửa, muôn thứ khổ độc, một mình kêu gào ai cứu vớt, vì theo làm ác, phải tội trọng ấy.” Ví dù chưa chuyển, khóc lóc kêu van, tuyệt không ăn uống. Hành động như thế, Người tuy bất minh, nhưng hẳn đau xót vì tình ân ái, sợ con mình chết, sẽ gượng nhẫn nhục, nén lòng sùng đạo. Nếu Người đổi chí, phụng sự Phật Pháp, giữ gìn năm giới: nhân từ không giết, thanh nhượng không trộm, trinh khiết không dâm, thủ tín không dối, hiếu thuận không say. Ở trong tông môn: thân từ, con hiếu, chồng chính, vợ trinh, cửu tộc hòa mục, tôi tớ thuận tòng thấm nhuần khắp cả đến chốn xa xôi, ai ai là chẳng hết lòng chịu ơn. Thập phương chư Phật, Thiên, Long, Qủy thần, nhà vua có đạo, bày tôi trung thần, con dân muôn họ, ai chẳng kính ái, hưởng phúc an lành. Dù rằng có gặp chính trị điên đảo, phụ tá gian nịnh, con ác, vợ yêu, nghìn tà, vạn quái, không làm gì được, đối với cha mẹ, đời thường yên ổn, khi tuổi thọ hết, hồn sinh lên Trời, và được đến nơi chư Phật đồng hội, được nghe nói pháp, đắc đạo độ thế, xa hẳn khổ não.

Đức Phật lại bảo các vị Sa môn: “Đời chưa có gì đáng gọi là hiếu, chỉ có thế này mới là đại hiếu: Làm cho cha mẹ, bỏ ác, làm lành, vâng giữ năm giới, giữ ba tự quy. Được thế, dù rằng buổi sớm vâng giữ, buổi chiều mất đi, ơn ấy trọng hơn vô lượng công ơn: nuôi nấng, bú mớm của cha mẹ mình. Nếu không biết đem giáo pháp Tam Bảo, rất mực khai hóa cho cha mẹ mình, tuy là hiếu dưỡng cũng như bất hiếu. Hơn nữa, không nên lấy vợ cay nghiệt, vì vợ cay nghiệt làm xa người hiền, không cần cha mẹ; nữ tình đa dục, ham sắc không chán, sinh ra những việc ngang trái đạo hiếu, giết hại cha mẹ, quốc chính hoảng loạn, vạn dân lưu vong.

“Bản chí thường làm những việc huệ thí, lễ, giới xét mình, dịu lòng chuộng nhân, luôn luôn tiến đức; tiềm ý tịch mịch, học chí suốt thông, danh lừng chư Thiên, sáng bằng Hiền giả. Nếu tự uế phạm trong hàng thê thiếp, chí lầm nữ sắc, hoang mê tình dục, dáng dấp yêu kiều, biến ra muôn mối, những chàng trí ít, những kẻ thấy gần, thấy họ như thế, bất giác dần dần, chí quay trở lại, dìm mất thân mình; do lời tà sảo, quỷ quái của họ, hoặc nguy cha mẹ, hoặc giết cả vua. Ham sắc tình đãng, giận, ghét, lười, kiêu, tán tâm mờ mịt, làm như điểu thú...Từ xưa đến nay, đều do nữ sắc, giết mất thân mệnh, tiêu diệt tôn tộc. Bởi thế cho nên các vị Sa môn ở riêng một mình, không dám sánh đôi; trong sạch chỉ mình, đạo là việc chính.

“Giữ mình giữ giới ấy: nếu là làm vua, giữ yên bốn bể, làm tôi trọn trung, đem nhân nuôi dân; phép cha phải minh, con phải hiếu từ, chồng tín, vợ trinh. Các Ưu Bà Tắc cùng Ưu Bà Di theo làm như thế, đời đời gặp Phật, thấy Pháp, đắc đạo.

Phật nói như thế, hết thảy đệ tử, ai cũng vui mừng.