TƯỢNG ĐỨC PHẬT SƠ SANH Ở CHÙA VIỆT

đại tạng kinh Việt Nam...Theo Phật thoại, khi đức Thích Ca đản sanh thị Phạm Thiên vương (bràhma - vị chúa tể của tam thiên đại thiên thế giới, chủ cõi Ta Bà) và Đế Thích (Indra - vua của chư thiên ở 33 cảnh trời Đao Lợi trên cảnh trời của Tứ Thiên vương ) đã xuống hộ trì và cho chư thiên tung hoa nhã nhạc vang lừng bầu trời. Đồng thời có chín con rồng phun nước thiêng để tắm rửa cho Ngài. rong tạo hình, Ngài được thể hiện như một hài nhi bụ bẫm, mặc chiếc váy cũn cỡn ngộ nghĩnh, mang giá trị nghệ thuật cao, vừa thực vừa siêu nhiên. Tay trái Ngài kiết ấn chỉ nên trời, tay phải chỉ xuống, như thế rất hợp với quy luật âm dương (tay trái âm chỉ trời dương là hợp, tay phải dương chỉ xuống đất âm là hợp). Theo quan niện dân gian thì đây là một “tuyên ngôn” của đạo Phật. Rằng, khi đức Phật vừa xuất thế, Ngài đã bước đi bảy bước trên đài sen, rồi nói rằng: “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn.”

TƯỢNG ĐỨC PHẬT SƠ SANH Ở CHÙA VIỆT

Trần Quân

Một trong những tượng khá phổ biến ở Chùa Việt là tượng “Thích Ca sơ sinh.” Tuy nhiên, từ những ngày đầu của Phật giáo Việt tới trước thế kỷ XVI chưa một chứng cứ nào xác nhận sự hiện diện của tượng này. Có thể thấy một cách rõ ràng rằng: Dưới thời Lý, thời Trần, đạo Phật ở nước ta có xu hướng phát triển khác các thời sau, với số lượng tượng trên Phật điện không nhiều, chủ yếu là tượng đức Thích Ca tọa Thiền, hay Như Lai Đa Bảo, Quan Âm, có khi là A Di Đà… Tới thời Mạc, đạo Phật được Việt hoá, dưới dạng dân dã mạnh hơn, Phật điện ngày càng trở nên đông đảo. Và chúng ta đã tìm được tượng “Thích Ca sơ sinh” ở vùng phát triển kinh tế của nhà Mạc (Chùa Đông Dương và Chùa Bần- Hải Hưng). Những tượng này được xác nhận bởi các hoa văn tương đồng với hoa văn trên bệ tượng Quan Âm và kiến trúc có ghi niên đại Mạc (tượng và bệ Thích Ca liền một khối gỗ). Lúc đầu chưa tìm được vành cửu long (chín rồng) bao quanh tượng, phải tới giữa thế kỷ XVII mới thấy vành này (Chùa Thanh Lãm- Thanh Oai- Hà Sơn Bình). Rồi sau đó, nhất là từ cuối thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX trở đi, điểm xuyết trên vành cửu long là các tượng nhân cách khác, khiến cho bộ tượng mang thêm sự phản ánh về thế giới Phật và “tầng trên” theo quan niệm “thế gian.” Trong Chùa, tượng đản sinh của đức Phật bao giờ cũng đặt gần nơi hành lễ, trên trục trung tâm của Phật điện. Như thế, chúng sinh quán tượng thực dễ dàng. Trong tạo hình, Ngài được thể hiện như một hài nhi bụ bẫm, mặc chiếc váy cũn cỡn ngộ nghĩnh, mang giá trị nghệ thuật cao, vừa thực vừa siêu nhiên. Tay trái Ngài kiết ấn chỉ nên trời, tay phải chỉ xuống, như thế rất hợp với quy luật âm dương (tay trái âm chỉ trời dương là hợp, tay phải dương chỉ xuống đất âm là hợp). Theo quan niện dân gian thì đây là một “tuyên ngôn” của đạo Phật. Rằng, khi đức Phật vừa xuất thế, Ngài đã bước đi bảy bước trên đài sen, rồi nói rằng: “thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn.”

Theo Phật thoại, khi đức Thích Ca đản sanh thị Phạm Thiên vương (bràhma - vị chúa tể của tam thiên đại thiên thế giới, chủ cõi Ta Bà) và Đế Thích (Indra - vua của chư thiên ở 33 cảnh trời Đao Lợi trên cảnh trời của Tứ Thiên vương ) đã xuống hộ trì và cho chư thiên tung hoa nhã nhạc vang lừng bầu trời. Đồng thời có chín con rồng phun nước thiêng để tắm rửa cho Ngài. Sự tích kể trên đã được người Việt “kể” lại bằng tạo hình và ít nhiều có biến đổi đi. Người Việt coi rồng là biểu tượng của mây, của nguồn nước, con số chín là số nhiều, cho nên cửu long là toàn bộ bầu trời mây linh thiêng bao quanh đức Phật sơ sinh. Từ trên bầu trời có các thiên thần xuất hiện để hộ trì và xưng tán đức Phật. Về sau này, nhất là từ thế kỷ XIX, các hình tượng nhân cách gắn với cửu long, thường được diễn ra dưới hình thức một Phật điện, với trên cùng là bộ tượng tam thế (tam thế thường trụ Diệu Pháp Thân tức là Tam Thế Tam Thiên Phật). Hàng thứ hai thấp hơn chút ít là bộ Di Đà tam tôn (A Di Đà Phật, Quan Thế Âm, Đại Thế Chí). Hàng thứ ba thường là Hoa Nghiêm tam Thánh (Thích Ca, Văn Thù, Phổ Hiền), cũng có khi thay cho Văn Thù, Phổ Hiền, là Ca Diếp và ANan hoặc Tứ Thiên Vương. Tiếp dưới ở hai bên, có khi là tượng Tuyết Sơn gầy guộc và tượng Di Lặc. Dưới cùng là bộ tượng Kim Cương bảo hộ Phật Pháp với vô số lượng thường là bốn, sáu có khi tám vị. Ở hai bên, hay lùi về phái sau tượng Thích Ca sơ sinh, cũng thường có tượng đức Vua Tịnh Phạn và tượng Hoàng Hậu Ma Da đang vịn cành vô ưu để đưa đức Phật xuống đời từ nách của Người. Nhiều khi còn có thêm tượng Phật nhập Niết bàn. Nhìn chung, ngoài tượng Thích Ca đản sinh ở trung tâm thì điển xuyết trên đầu và thân rồng, còn có tới gần ba mười pho tượng nhân cách khác, khiến cho bộ tượng tuy diễn đạt nhiều ý nghĩa mà không rối. Ngược lại, với lòng sùng kính và tài năng cao, người Việt đã tạo được những bộ tượng cửu long Thích Ca sơ sinh có bố cục chặt chẽ bên cạnh sự viên mãn về nghệ thuật và ý nghĩa đó là một thành công của tạo hình Phật giáo Việt Nam.

(Trích Tập văn Phật Đản PL. 2535 – 1991)