Phẩm 5: Tương ưng tập

PHẨM 5:
TƯƠNG ƯNG TẬP  

TỤNG NGÀY THỨ NHẤT

何義不思念慚二  

戒敬各二及本際

二食盡智說涅槃  

彌醯即為比丘說

Kệ tóm tắt:

Hà nghĩa, Bất tư, Niệm, hai Tàm,

Hai Giới, hai Kỉnh và Bản tế

Hai Thực, Tận trí, thuyết Niết-bàn,

Di-hê, Tức vị Tỳ kheo thuyết

42. KINH HÀ NGHĨA

 [485a13]Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm Lâm, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ vào lúc xế chiều, Tôn giả A-nan rời chỗ độc cư tĩnh tọa [1] đứng dậy, đến trước Đức Phật, đảnh lễ dưới chân rồi ngồi sang một bên, thưa rằng:

“Bạch Thế Tôn, giữ giới có mục đích gì? [2]”.

Đức Thế Tôn đáp:

“Này A-nan, giữ giới có mục đích khiến cho không hối hận [3]. Này A-nan, nếu ai giữ giới, người ấy được sự không hối hận”.

“Bạch Thế Tôn, không hối hận thì có mục đích gì?”

“Này A-nan, không hối hận thì có mục đích khiến cho được hân hoan [4]. A-nan, nếu ai không hối hận, người ấy được sự hân hoan”.

“Bạch Thế Tôn, hân hoan có mục đích gì?”

“Này A-nan, hân hoan có mục đích khiến cho có hỷ [5]. Này A-nan, nếu ai hân hoan, người ấy có hỷ”.

“Bạch Thế Tôn, hỷ có mục đích gì?”

“Này A-nan, hỷ có mục đích khiến cho an chỉ [6]. Này A-nan, nếu ai có hỷ, người ấy có an chỉ của thân”. [7]

“Bạch Thế Tôn, an chỉ có mục đích gì?”

“Này A-nan, an chỉ có mục đích khiến cho lạc [8]. A-nan, nếu ai co an chỉ người ấy có cảm thọ lạc.”

“Bạch Thế Tôn, lạc có mục đích gì?”

“Này A-nan, lạc có mục đích khiến cho có định [9]. A-nan, nếu ai có lạc người ấy có định.””

“Bạch Thế Tôn, định có mục đích gì?”

“Này A-nan, định có mục đích là khiến cho thấy như thật, biết như chơn [10]. A-nan, nếu ai [485b] có định người ấy thấy như thật, biết như chơn.”

“Bạch Thế Tôn, thấy như thật, biết như chơn có mục đích gì?”

“Này A-nan, thấy như thật, biết như chơn có mục đích là khiến cho yếm ly [11]. Này A-nan, thấy như thật, biết như chơn người ấy có sự yếm ly.

“Bạch Thế Tôn, yếm ly có mục đích gì?”

“Này A-nan, yếm ly có ý mục đích khiến cho vô dục [12]. A-nan, nếu ai yếm ly người ấy được vô dục.

“Bạch Thế Tôn, vô dục có mục đích gì?”

“Này A-nan, vô dục có mục đích khiến cho giải thoát. Này A-nan, nếu ai vô dục thì người ấy được giải thoát hết thảy dâm, nộ, si.

“Cho nên, này A-nan, nhân trì giới mà được không hối hận, nhân không hối hận mà được hân hoan, nhân hân hoan mà được hỷ, nhân hỷ mà được chỉ, nhân chỉ mà được lạc, nhân lạc mà được định.

“Này A-nan, Đa văn Thánh đệ tử nhân định mà có tri kiến như thật, nhân có tri kiến như thật mà có yếm ly, nhân có yếm ly mà được vô dục, nhân vô dục mà được giải thoát, nhân giải thoát mà có giải thoát tri kiến, biết đúng như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.

“Này A-nan, đó chính là các pháp hỗ trợ lẫn nhau, làm nhân cho nhau. Như vậy, giới này đưa đến chỗ cao tột, tức là đưa từ bờ này đến tận bờ kia [13].

Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

43. KINH BẤT TƯ

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm Lâm, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Đức Thế Tôn nói rằng:

“Này A-nan, người giữ giới không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi không có sự hối hận’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy [14]: ai giữ giới, người ấy được sự không hối hận.

“Này A-nan, người đã được sự không hối hận, không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được hân hoan. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, ai không hối hận người ấy được hân hoan.

“Này A-nan, người đã được sự hân hoan không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được hỷ’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy, ai có hân hoan, người ấy được hỷ.

“Này A-nan, người đã có hỷ không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được an chỉ’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, ai có hỷ, người ấy được an chỉ.

“Này A-nan, người đã được an chỉ không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi có lạc’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy, [485c] ai đã có an chỉ, người ấy được cảm thọ lạc.

“Này A-nan, người đã có lạc không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi có định’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy, ai có lạc, người ấy có định.

“Này A-nan, người đã có định không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi thấy như thật, biết như chân’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn vậy, ai có định, người ấy thấy như thật, biết như chân.

“Này A-nan, người thấy như thật, biết như chân không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi có sự yếm ly’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, ai thấy như thật, biết như chân, người ấy có sự yếm ly.

“Này A-nan, người đã có sự yếm ly không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được vô dục’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, ai có sự yếm ly người ấy được vô dục.

“Này A-nan, người đã vô dục không nên nghĩ rằng: ‘Mong sao tôi được giải thoát’. Này A-nan, bởi vì pháp tánh vốn như vậy, ai đã  vô dục người ấy được giải thoát hết thảy dâm, nộ, si.

“Này A-nan, đấy là nhân trì giới mà được không hối hận, nhân không hối hận mà được hân hoan, nhân hân hoan mà được hỷ, nhân hỷ mà được chỉ, nhân chỉ mà được lạc, nhân lạc mà được định.

“Này A-nan, Đa văn Thánh đệ tử nhân định mà có tri kiến như thật, nhân có tri kiến như thật mà có yếm ly, nhân có yếm ly mà được vô dục, nhân vô dục mà được giải thoát, nhân giải thoát mà có giải thoát tri kiến, biết đúng như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa’.

“Này A-nan, đó chính là các pháp hỗ trợ lẫn nhau, làm nhân cho nhau. Như vậy, giới này đưa đến chỗ cao tột, tức là đưa từ bờ này đến tận bờ kia. [15]

Phật thuyết như vậy. Tôn giả A-nan và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

44. KINH NIỆM

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm Lâm, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Các Tỳ-kheo nào không chánh niệm, không chánh trí [16] thì chánh niệm bị tổn hại. Nếu không chánh niệm, chánh trí thì bị tổn hại là việc thủ hộ các căn, [17] thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, chỉ, lạc, định, [486a] tri kiến như thật, [18] yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.

“Nếu Tỳ-kheo nào không thường mất chánh niệm chánh trí thì thường xuyên có [19] chánh niệm chánh trí. Nếu có chánh niệm chánh trí thì thường thủ hộ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát liền chứng đắc Niết-bàn.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

45. KINH TÀM QUÝ (I)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm Lâm, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Nếu có Tỳ-kheo nào không tàm không quý thì làm tổn hại ái và kỉnh [20]. Không có ái và kỉnh thì làm tổn hại tín. Không có tín thì làm tổn hại chánh tư duy. Không có chánh tư duy thì làm tổn hại chánh niệm chánh trí. Không có chánh niệm chánh trí thì làm tổn hại sự thủ hộ các căn, thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.

“Nếu Tỳ-kheo nào biết tàm quý thì có ái và kỉnh. Nếu có ái và kỉnh thì thường có tín. Nếu có tín thì thường có chánh tư duy. Nếu có chánh tư duy thì thường có chánh niệm chánh trí. Nếu có chánh niệm chánh trí thì thường giữ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, tĩnh chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu giải thoát thì liền được Niết-bàn.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

46. KINH TÀM QUÝ (II)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm Lâm, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Này các Hiền giả, nếu Tỳ-kheo nào không tàm không quý thì làm tổn hại ái và kỉnh. Không có ái kỉnh thì làm hại tín. Không có tín thì làm tổn hại chánh tư duy. Không có chánh tư duy thì làm tổn hại chánh niệm, chánh trí. Không có chánh niệm, chánh trí thì làm tổn hại thủ hộ các căn, thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Không thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.

“Này Chư Hiền, cũng như [486b] cây nào mà lớp vỏ ngoài tổn hại thì lớp vỏ trong cũng hư. Vỏ trong hư, nên thân, lõi, nhánh, cành, hoa, lá chắc chắn thảy đều tàn rụi.

“Chư Hiền nên biết, Tỳ-kheo cũng như vậy. Nếu không tàm không quý thì làm tổn hại ái và kỉnh. Không có ái kỉnh thì làm hại tín. Không có tín thì làm tổn hại chánh tư duy. Không có chánh tư duy thì làm tổn hại chánh niệm, chánh trí. Không có chánh niệm, chánh trí thì làm tổn hại thủ hộ các căn, thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Không thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.

“Này Chư Hiền, Tỳ-kheo biết tàm biết quý thì thường có ái và kỉnh. Có ái và kỉnh thì thường có tín. Có tín thì thường có chánh tư duy. Có chánh tư duy thì có chánh niệm, chánh trí. Có chánh niệm, chánh trí thì thường thủ hộ giữ các căn, thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát liền được Niết-bàn.

“Này Chư Hiền, giống như cây nào mà vỏ ngoài không bị hư tổn thì vỏ trong không bị hư hại. Vỏ trong không hư, nên thân, lõi, cành, nhánh, hoa, lá chắc chắn thảy đều thành tựu.

“Chư Hiền nên biết, Tỳ-kheo cũng như vậy. Nên biết tàm biết quý thì thường có ái và kỉnh. Có ái kỉnh thì thường có tín. Có tín thì thường có chánh tư duy. Có chánh tư duy thì thường có chánh niệm, chánh trí. Có chánh niệm, chánh trí thì thường thủ hộ các căn, thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát liền đắc Niết-bàn.

Tôn giả Xá-lợi-phất thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Tôn giả Xá-lợi-phất thuyết, hoan hỷ phụng hành.

47. KINH GIỚI (I)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm Lâm, vườn Cấp Cô Độc.          

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo nào phạm giới [21] tất làm tổn hại việc thủ hộ các căn. [22] Thủ hộ giới thì không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.

“Nếu Tỳ-kheo nào giữ giới thì thường không có sự hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát thì liền đắc Niết-bàn.

Phật thuyết [486c] như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

48. KINH GIỚI (II)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm Lâm, vườn Cấp Cô Độc.          

Bấy giờ, Tôn giả Xá-lợi-phất nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Này Chư Hiền, Tỳ-kheo phạm giới tất làm tổn hại việc thủ hộ các căn. Giữ giới thì không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn. 

“Này Chư Hiền, giống như cây nào mà rễ bị tổn hại thì thân, lõi, nhánh, cành, hoa, lá không thể thành được. Chư Hiền nên biết, Tỳ-kheo cũng lại như vậy. Nếu ai phạm giới thì làm tổn hại việc thủ hộ các căn, thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại Niết-bàn.

“Này Chư Hiền, Tỳ-kheo thủ hộ thì thường không có sự hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát thì liền đắc Niết-bàn.

“Này Chư Hiền, giống như cây nào mà rễ không hư thì thân, lõi, nhánh, cành, hoa, lá đều thành tựu. Chư Hiền nên biết, Tỳ-kheo cũng như vậy. Nếu ai giữ giới thì thường không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát thì liền đắc Niết-bàn.

Tôn giả Xá-lợi-phất thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Tôn giả Xá-lợi-phất thuyết, hoan hỷ phụng hành.

49. KINH CUNG KÍNH (I)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm Lâm, vườn Cấp Cô Độc.          

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheo nên thực hành hạnh cung kính và khéo quán sát, kính trọng các đồng phạm hạnh. Tỳ-kheo không thực hành hạnh cung kính, không khéo quán sát [23], không kính trọng [24] các đồng phạm hạnh, mà pháp oai nghi [25] đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Pháp oai nghi không đầy đủ mà học pháp đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Học pháp không đầy đủ mà giới thân đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Giới thân không đầy đủ mà định thân đầy đủ [26], điều đó không thể xảy ra. [487a] Định thân không đầy đủ mà tuệ thân đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Tuệ thân không đầy đủ mà giải thoát thân đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Giải thoát thân không đầy đủ mà giải thoát tri kiến thân đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Giải thoát tri kiến thân không đầy đủ mà Niết-bàn đầy đủ, điều đó không thể xảy ra.

“Tỳ-kheo thực hành hạnh cung kính và khéo quán sát, kính trọng các đồng phạm hạnh nên pháp oai nghi đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Pháp oai nghi đầy đủ nên học pháp đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Học pháp [27] đầy đủ nên giới thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Giới thân đầy đủ nên định thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Định thân đầy đủ nên tuệ thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Tuệ thân đầy đủ nên giải thoát thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Giải thoát thân đầy đủ nên giải thoát tri kiến thân đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Giải thoát tri kiến thân đầy đủ nên Niết-bàn đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra”.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

50. KINH CUNG KÍNH (II)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm Lâm, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Tỳ-kheo nên thực hành hạnh cung kính và khéo quán sát, kính trọng các đồng phạm hạnh. [28]

“Nếu Tỳ-kheo nào không thực hành hạnh cung kính, không khéo quán sát, không kính trọng các đồng phạm hạnh mà pháp oai nghi đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Pháp oai nghi không đầy đủ mà học pháp đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Học pháp không đầy đủ mà thủ hộ các căn, thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát đầy đủ, điều đó không thể xảy ra. Giải thoát không đầy đủ mà Niết-bàn đầy đủ, điều đó không thể xảy ra.

“Nếu Tỳ-kheo nào thực hành hạnh cung kính và khéo quán sát, kính trọng các đồng phạm hạnh nên pháp oai nghi đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra. Pháp oai nghi đầy đủ nên học pháp đầy đủ, điều đó chắc chắc xảy ra. Học pháp đầy đủ nên thủ hộ các căn, giữ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, an chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát đầy đủ nên Niết-bàn đầy đủ, điều đó chắc chắn xảy ra.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe [487b]  Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

51. KINH BỔN TẾ

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm Lâm, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Không thể biết biên tế tối sơ [29]  của hữu ái [30], rằng trước vốn không có hữu ái, mà nay sanh ra hữu ái. [31] Nhưng có thể biết được sở nhân của hữu ái. [32]  

“Hữu ái có tập khởi [33] chứ không phải không tập khởi. Tập khởi của hữu ái là gì? Vô minh là tập.

“Vô minh cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của vô minh là gì? Năm triền cái [34] là tập.

“Năm triền cái cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của năm triền cái là gì? Ba ác hành là tập.

“Ba ác hành cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của ba ác hành là gì? Không thủ hộ các căn là tập.

“Không thủ hộ các căn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không thủ hộ các căn là gì? Không chánh niệm chánh trí là tập.

“Không chánh niệm chánh trí cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không chánh niệm chánh trí là gì? Không tư duy chính xức [35] là tập.

“Không tư duy chính xác cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không tư duy chính xác là gì? Không có tín là tập.

“Không có tín cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không có tín là gì? Nghe pháp ác [36] là tập.

“Nghe pháp ác cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của nghe điều ác là gì? Thân cận ác tri thức [37] là tập.

“Thân cận ác tri thức cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thân cận ác tri thức là gì? Người ác [38] là tập.

“Như thế, có đủ người ác liền có đủ sự thân cận ác tri thức. Có đủ sự thân cận ác tri thức rồi liền có đủ sự nghe pháp ác. Có đủ sự nghe pháp ác rồi, liền có đủ sự sanh lòng bất tín. Có đủ sự sanh lòng bất tín rồi, liền không chánh tư duy. Có đủ sự không chánh tư duy rồi, liền có đủ sự không chánh niệm chánh trí. Có đủ sự không chánh niệm chánh trí rồi, liền có đủ sự không thủ hộ các căn. Có đủ sự không thủ hộ các căn rồi, liền có đủ ba ác hành. Đủ ba ác hành rồi, liền có đủ năm triền cái. Đủ năm triền cái rồi, liền có đủ vô minh. Có đủ vô minh rồi, liền đầy đủ hữu ái.

“Như vậy, hữu ái này lần lượt được phát triển tựu thành.

“Minh giải thoát [39] [487c] cũng có tập, chứ không phải không tập. Tập của minh giải thoát là gì? Bảy giác chi là tập. Bảy giác chi cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của bảy giác chi là gì? Bốn niệm xứ là tập. Bốn niệm xứ có tập chứ không phải không tập. Tập của bốn niệm xứ là gì? Ba diệu hành là tập. Ba diệu hành cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của ba diệu hành là gì? Thủ hộ các căn là tập. Thủ hộ các căn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của sự thủ hộ các căn là gì? Chánh niệm chánh trí là tập. Chánh niệm chánh trí cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chánh niệm chánh trí là gì? Chánh tư duy là tập. Chánh tư duy cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chánh tư duy là gì? Tín là tập. Tín cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của tín là gì? Nghe pháp thiện [40] là tập. Nghe pháp thiện cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của nghe pháp thiện là gì? Thân cận thiện tri thức là tập. Thân cận thiện tri thức cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của sự thân cận thiện tri thức là gì? Người thiện [41] là tập.

“Đó là, có đủ người thiện liền có đủ sự thân cận thiện tri thức. Đủ sự thân cận thiện tri thức liền có đủ sự nghe điều thiện. Có đủ sự nghe điều thiện liền có đủ tín. Có đủ tín liền có đủ chánh tư duy. Có đủ chánh tư duy liền có đủ chánh niệm chánh trí. Có đủ chánh niệm chánh trí mới có đủ sự thủ hộ các căn. Có đủ sự thủ hộ các căn liền có đủ ba diệu hành. Có đủ ba diệu hành liền có đủ bốn niệm xứ. Có đủ bốn niệm xứ liền có đủ bảy giác chi. Có đủ bảy giác chi liền đầy đủ minh giải thoát. Như vậy, minh giải thoát này lần lượt được thành tựu toàn vẹn”.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

52. KINH THỰC (I)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Không thể biết biên tế tối sơ  của hữu ái, rằng trước vốn không có hữu ái, mà nay sanh ra hữu ái. Nhưng có thể biết được sở nhân của hữu ái. [42]

“Hữu ái có thức ăn chứ không phải không thức ăn. [43] [488a] Thức ăn của hữu ái là gì? Vô minh là thức ăn.  

“Vô minh cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của vô minh là gì? Năm triền cái [44] là thức ăn.

“Năm triền cái cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của năm triền cái là gì? Ba ác hành là thức ăn.

“Ba ác hành cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của ba ác hành là gì? Không thủ hộ các căn là thức ăn.

“Không thủ hộ các căn cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của không thủ hộ các căn là gì? Không chánh niệm chánh trí là thức ăn.

“Không chánh niệm chánh trí cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của không chánh niệm chánh trí là gì? Không chánh tư duy là thức ăn.

“Không chánh tư duy cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của không chánh tư duy là gì? Không có tín là thức ăn.

“Không có tín cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của không có tín là gì? Nghe pháp ác là thức ăn.

“Nghe pháp ác cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của nghe pháp ác là gì? Thân cận ác tri thức là thức ăn.

“Thân cận ác tri thức cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của thân cận ác tri thức là gì? Người ác là thức ăn.

“Như thế, có đủ người ác liền có đủ sự thân cận ác tri thức. Có đủ sự thân cận ác tri thức rồi liền có đủ sự nghe pháp ác. Có đủ sự nghe pháp ác rồi, liền có đủ sự sanh lòng bất tín. Có đủ sự sanh lòng bất tín rồi, liền không chánh tư duy. Có đủ sự không chánh tư duy rồi, liền có đủ sự không chánh niệm chánh trí. Có đủ sự không chánh niệm chánh trí rồi, liền có đủ sự không thủ hộ các căn. Có đủ sự không thủ hộ các căn rồi, liền có đủ ba ác hành. Đủ ba ác hành rồi, liền có đủ năm triền cái. Đủ năm triền cái rồi, liền có đủ vô minh. Có đủ vô minh rồi, liền đầy đủ hữu ái.

“Như vậy, hữu ái này lần lượt được phát triên tựu thành.

“Biển cả cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của biển cả là gì? Sông lớn là thức ăn.

“Sông lớn cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của sông lớn là gì? Sông nhỏ là thức ăn.

“Sông nhỏ cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của sông nhỏ là gì? Lạch lớn [45] là thức ăn.

“Lạch lớn cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của lạch lớn là gì? Lạch nhỏ là thức ăn.

“Lạch nhỏ cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của lạch nhỏ là gì? Suối, chằm trong các sườn núi là thức ăn.

“Suối, chằm trong các sườn núi cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của suối, chằm trong các sườn núi là gì? Mưa là thức ăn.

“Có lúc mưa lớn. [488b] Mưa lớn rồi thì suối, chằm trong các sườn núi tràn đầy. Suối, chằm trong các sườn núi tràn đầy rồi thì lạch nhỏ tràn đầy. Lạch nhỏ tràn đầy rồi thì lạch lớn tràn đầy. Lạch lớn tràn đầy thì sông nhỏ tràn đầy. Sông nhỏ tràn đầy thì sông lớn tràn đầy. Sông lớn tràn đầy thì biển cả tràn đầy. Như vậy, biển cả kia lần hồi tràn đầy trọn vẹn.

“Giống như vậy, hữu ái cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của hữu ái là gì? Vô minh là thức ăn.

“Vô minh cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của vô minh là gì? Năm triền cái là thức ăn.

“Năm triền cái cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của năm triền cái là gì? Ba ác hành là thức ăn.

“Ba ác hành cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của ba ác hành là gì? Không thủ hộ các căn là thức ăn.

“Không thủ hộ các căn cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của không thủ hộ các căn là gì? Không chánh niệm chánh trí là thức ăn.

“Không chánh niệm chánh trí cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của không chánh niệm chánh trí là gì? Không chánh tư duy là thức ăn.

“Không chánh tư duy cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của không chánh tư duy là gì? Không có tín là thức ăn.

“Không có tín cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của không có tín là gì? Nghe pháp ác là thức ăn.

“Nghe pháp ác cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của nghe pháp ác là gì? Thân cận ác tri thức là thức ăn.

“Thân cận ác tri thức cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của thân cận ác tri thức là gì? Người ác là thức ăn.

“Như thế, có đủ người ác liền có đủ sự thân cận ác tri thức. Có đủ sự thân cận ác tri thức rồi liền có đủ sự nghe pháp ác. Có đủ sự nghe pháp ác rồi, liền có đủ sự sanh lòng bất tín. Có đủ sự sanh lòng bất tín rồi, liền không chánh tư duy. Có đủ sự không chánh tư duy rồi, liền có đủ sự không chánh niệm chánh trí. Có đủ sự không chánh niệm chánh trí rồi, liền có đủ sự không thủ hộ các căn. Có đủ sự không thủ hộ các căn rồi, liền có đủ ba ác hành. Đủ ba ác hành rồi, liền có đủ năm triền cái. Đủ năm triền cái rồi, liền có đủ vô minh. Có đủ vô minh rồi, liền đầy đủ hữu ái.

“Như vậy, hữu ái này lần lượt được tựu thành trọn vẹn.

“Minh giải thoát cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của minh giải thoát là gì? Bảy giác chi là thức ăn.

“Bảy giác chi cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của bảy giác chi là gì? Bốn niệm xứ là thức ăn.

“Bốn niệm xứ cũng [488c] có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của bốn niệm xứ là gì? Ba diệu hạnh là thức ăn.

“Ba diệu hạnh cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của ba diệu hạnh là gì? Thủ hộ các căn là thức ăn.

“Thủ hộ các căn cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của gìn giữ các căn là gì? Chánh niệm chánh trí là thức ăn.

“Chánh niệm chánh trí cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của chánh niệm chánh trí là gì? Chánh tư duy là thức ăn.

“Chánh tư duy cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của chánh tư duy là gì? Tín là thức ăn.

“Tín cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của tín là gì? Nghe điều thiện là thức ăn.

“Nghe điều thiện cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của nghe điều thiện là gì? Thân cận thiện tri thức là thức ăn.

“Thân cận thiện tri thức cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của thân cận thiện tri thức là gì? Người thiện là thức ăn.

“Đó là, có đủ người thiện liền có đủ sự thân cận thiện tri thức. Đủ sự thân cận thiện tri thức liền có đủ sự nghe điều thiện. Có đủ sự nghe điều thiện liền có đủ tín. Có đủ tín liền có đủ chánh tư duy. Có đủ chánh tư duy liền có đủ chánh niệm chánh trí. Có đủ chánh niệm chánh trí mới có đủ sự thủ hộ các căn. Có đủ sự thủ hộ các căn liền có đủ ba diệu hành. Có đủ ba diệu hành liền có đủ bốn niệm xứ. Có đủ bốn niệm xứ liền có đủ bảy giác chi. Có đủ bảy giác chi liền đầy đủ minh giải thoát. Như vậy, minh giải thoát này lần lượt được thành tựu toàn vẹn”.

“Biển cả cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của biển cả là gì? Sông lớn là thức ăn.

“Sông lớn cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của sông lớn là gì? Sông nhỏ là thức ăn.

“Sông nhỏ cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của sông nhỏ là gì? Lạch lớn là thức ăn.

“Lạch lớn cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của lạch lớn là gì? Lạch nhỏ là thức ăn.

“Lạch nhỏ cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của lạch nhỏ là gì? Suối, chằm trong các sườn núi là thức ăn.

“Suối, chằm trong các sườn núi cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của suối, chằm trong các sườn núi là gì? Mưa là thức ăn.

“Có lúc mưa lớn. Mưa lớn rồi thì suối, chằm trong các sườn núi tràn đầy. Suối, chằm trong các sườn núi tràn đầy rồi thì lạch nhỏ tràn đầy. Lạch nhỏ tràn đầy rồi thì lạch lớn tràn đầy. Lạch lớn tràn đầy thì sông nhỏ tràn đầy. Sông nhỏ tràn đầy thì sông lớn tràn đầy. Sông lớn [489a] tràn đầy thì biển cả tràn đầy. Như vậy, biển cả kia lần hồi tràn đầy trọn vẹn.

“Cũng vậy, minh giải thoát cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của minh giải thoát là gì? Bảy giác chi là thức ăn.

“Bảy giác chi cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của bảy giác chi là gì? Bốn niệm xứ là thức ăn.

“Bốn niệm xứ cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của bốn niệm xứ là gì? Ba diệu hạnh là thức ăn.

“Ba diệu hạnh cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của ba diệu hạnh là gì? Thủ hộ các căn là thức ăn.

“Thủ hộ các căn cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của gìn giữ các căn là gì? Chánh niệm chánh trí là thức ăn.

“Chánh niệm chánh trí cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của chánh niệm chánh trí là gì? Chánh tư duy là thức ăn.

“Chánh tư duy cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của chánh tư duy là gì? Tín là thức ăn.

“Tín cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của tín là gì? Nghe điều thiện là thức ăn.

“Nghe điều thiện cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của nghe điều thiện là gì? Thân cận thiện tri thức là thức ăn.

“Thân cận thiện tri thức cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của thân cận thiện tri thức là gì? Người thiện là thức ăn.

“Đó là, có đủ người thiện liền có đủ sự thân cận thiện tri thức. Đủ sự thân cận thiện tri thức liền có đủ sự nghe điều thiện. Có đủ sự nghe điều thiện liền có đủ tín. Có đủ tín liền có đủ chánh tư duy. Có đủ chánh tư duy liền có đủ chánh niệm chánh trí. Có đủ chánh niệm chánh trí mới có đủ sự thủ hộ các căn. Có đủ sự thủ hộ các căn liền có đủ ba diệu hành. Có đủ ba diệu hành liền có đủ bốn niệm xứ. Có đủ bốn niệm xứ liền có đủ bảy giác chi. Có đủ bảy giác chi liền đầy đủ minh giải thoát. Như vậy, minh giải thoát này lần lượt được thành tựu toàn vẹn”. Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

53. KINH THỰC (II)

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm Lâm, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Không thể biết biên tế tối sơ  của hữu ái, rằng trước vốn không có hữu ái, mà nay sanh ra hữu ái. Nhưng có thể [489b] biết được sở nhân của hữu ái. [46]

“Hữu ái có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của hữu ái là gì? Vô minh là thức ăn.

“Vô minh cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của vô minh là gì? Năm triền cái là thức ăn.

“Năm triền cái cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của năm triền cái là gì? Ba ác hành là thức ăn.

“Ba ác hành cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của ba ác hành là gì? Không thủ hộ các căn là thức ăn.

“Không thủ hộ các căn cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của không thủ hộ các căn là gì? Không chánh niệm chánh trí là thức ăn.

“Không chánh niệm chánh trí cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của không chánh niệm chánh trí là gì? Không chánh tư duy là thức ăn.

“Không chánh tư duy cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của không chánh tư duy là gì? Không có tín là thức ăn.

“Không có tín cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của không có tín là gì? Nghe pháp ác là thức ăn.

“Nghe pháp ác cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của nghe pháp ác là gì? Thân cận ác tri thức là thức ăn.

“Thân cận ác tri thức cũng có thức ăn chứ không phải không thức ăn. Thức ăn của thân cận ác tri thức là gì? Người ác là thức ăn.

“Như thế, có đủ người ác liền có đủ sự thân cận ác tri thức. Có đủ sự thân cận ác tri thức rồi liền có đủ sự nghe pháp ác. Có đủ sự nghe pháp ác rồi, liền có đủ sự sanh lòng bất tín. Có đủ sự sanh lòng bất tín rồi, liền không chánh tư duy. Có đủ sự không chánh tư duy rồi, liền có đủ sự không chánh niệm chánh trí. Có đủ sự không chánh niệm chánh trí rồi, liền có đủ sự không thủ hộ các căn. Có đủ sự không thủ hộ các căn rồi, liền có đủ ba ác hành. Đủ ba ác hạnh rồi, liền có đủ năm triền cái. Đủ năm triền cái rồi, liền có đủ vô minh. Có đủ vô minh rồi, liền đầy đủ hữu ái.

“Như vậy, hữu ái này lần lượt được tựu thành trọn vẹn.

“Biển cả cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của biển cả là gì? Mưa là thức ăn.

“Có lúc mưa lớn. Mưa lớn rồi thì suối, chằm trong các sườn núi tràn đầy. Suối, chằm trong các sườn núi tràn đầy rồi thì lạch nhỏ tràn đầy. Lạch nhỏ tràn đầy rồi thì lạch lớn tràn đầy. Lạch lớn tràn đầy thì sông nhỏ tràn đầy. Sông nhỏ tràn đầy thì sông lớn tràn đầy. Sông lớn tràn đầy thì biển cả tràn đầy. Như vậy, biển cả kia lần hồi tràn đầy trọn vẹn.

“Cũng giống như vậy, có đủ người ác liền có đủ sự thân cận ác tri thức. Có đủ sự thân cận ác tri thức rồi liền có đủ sự nghe pháp ác. Có đủ sự nghe pháp ác rồi, liền có đủ sự sanh lòng bất tín. Có đủ sự sanh lòng bất tín rồi, liền không chánh tư duy. Có đủ sự không chánh tư duy rồi, liền có đủ sự không chánh niệm chánh trí. Có đủ sự không chánh niệm chánh trí rồi, liền có đủ sự không thủ hộ các căn. Có đủ sự không thủ hộ các căn rồi, liền có đủ ba ác hành. Đủ ba ác hành rồi, liền có đủ năm triền cái. Đủ năm triền cái rồi, liền có đủ vô minh. Có đủ vô minh rồi, liền đầy đủ hữu ái.

“Như vậy, hữu ái này lần lượt được phát triển tựu thành.

“Minh giải thoát cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của minh giải thoát là gì? Bảy giác chi là thức ăn.

“Bảy giác chi cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của bảy giác chi là gì? Bốn niệm xứ là thức ăn.

“Bốn niệm xứ cũng có thức ăn [489c] chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của bốn niệm xứ là gì? Ba diệu hạnh là thức ăn.

“Ba diệu hành cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của ba diệu hành là gì? Thủ hộ các căn là thức ăn.

“Thủ hộ các căn cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của gìn giữ các căn là gì? Chánh niệm chánh trí là thức ăn.

“Chánh niệm chánh trí cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của chánh niệm chánh trí là gì? Chánh tư duy là thức ăn.

“Chánh tư duy cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của chánh tư duy là gì? Tín là thức ăn.

“Tín cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của tín là gì? Nghe điều thiện là thức ăn.

“Nghe điều thiện cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của nghe điều thiện là gì? Thân cận thiện tri thức là thức ăn.

“Thân cận thiện tri thức cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của thân cận thiện tri thức là gì? Người thiện là thức ăn.

“Biển cả cũng có thức ăn chứ không phải không có thức ăn. Thức ăn của biển cả là gì? Mưa là thức ăn.

“Có lúc mưa lớn. Mưa lớn rồi thì suối, chằm trong các sườn núi tràn đầy. Suối, chằm trong các sườn núi tràn đầy rồi thì lạch nhỏ tràn đầy. Lạch nhỏ tràn đầy rồi thì lạch lớn tràn đầy. Lạch lớn tràn đầy thì sông nhỏ tràn đầy. Sông nhỏ tràn đầy thì sông lớn tràn đầy. Sông lớn tràn đầy thì biển cả tràn đầy. Như vậy, biển cả kia lần hồi tràn đầy trọn vẹn.

“Cũng giống như vậy, có đủ người thiện liền có đủ sự thân cận thiện tri thức. Đủ sự thân cận thiện tri thức liền có đủ sự nghe điều thiện. Có đủ sự nghe điều thiện liền có đủ tín. Có đủ tín liền có đủ chánh tư duy. Có đủ chánh tư duy liền có đủ chánh niệm chánh trí. Có đủ chánh niệm chánh trí mới có đủ sự thủ hộ các căn. Có đủ sự thủ hộ các căn liền có đủ ba diệu hành. Có đủ ba diệu hành liền có đủ bốn niệm xứ. Có đủ bốn niệm xứ liền có đủ bảy giác chi. Có đủ bảy giác chi liền đầy đủ minh giải thoát. Như vậy, minh giải thoát này lần lượt được thành tựu toàn vẹn”.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

54. KINH TẬN TRÍ

 [490a1] Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật trú tại nước Câu-lâu-sấu, trú trong Kiếm-ma-sắt-đàm [47], đô ấp của Câu-lâu.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn nói với các Tỳ-kheo rằng:

“Có tri, có kiến, mới có chứng đắc lậu tận, chứ không phải không tri, không kiến.

“Thế nào là có tri, có kiến mới chứng đắc lậu tận? Tri kiến như thật về Khổ liền chứng đắc lậu tận. Tri kiến như thật về Khổ tập, tri kiến như thật về Khổ diệt và tri kiến như thật về Khổ diệt đạo liền chứng đắc lậu tận.

“Tận trí có tập [48] chứ không phải không tập. Tập của tận trí là gì? Giải thoát là tập.

“Giải thoát cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của giải thoát là gì? Vô dục là nhân.

“Vô dục cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của vô dục là gì? Yếm ly là tập.

“Yếm ly cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của yểm ly là gì? Thấy như thật, biết như chơn.     

“Thấy như thật, biết như chơn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thấy như thật, biết như chơn là gì? Định là tập.

“Định cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của định là gì? Lạc là tập.

“Lạc cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của lạc là gì? An chỉ là tập.

“An chỉ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của an chỉ là gì? Hỷ là tập.

“Hỷ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hỷ là gì? Hân hoan là tập.

“Hân hoan cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hân hoan là gì? Không hối hận là tập.

“Không hối hận cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không hối hận là gì? Thủ hộ giới là tập.

“Thủ hộ giới cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thủ hộ giới là gì? Thủ hộ các căn là tập.

“Thủ hộ các căn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thủ hộ các căn là gì? Chánh niệm chánh trí là tập.

“Chánh niệm chánh trí cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chánh niệm chánh trí là gì? Chánh tư duy là tập.

“Chánh tư duy cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chánh tư duy là gì? Tín là tập.

“Tín cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của tín là gì? Quán pháp nhẫn là tập.

“Quán pháp nhẫn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của quán pháp nhẫn là gì? Tụng đọc pháp là tập.

“Tụng đọc pháp cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của tụng đọc pháp là gì? Thọ trì pháp là tập.

“Thọ trì pháp cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thọ trì pháp là gì? Quán nghĩa của pháp là tập.

“Quán nghĩa của pháp cũng có tập chứ không phải không [490b] tập. Tập của quán nghĩa của pháp là gì? Lỗ tai [49] là tập.

“Lỗ tai cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của lỗ tai là gì? Nghe pháp thiện [50] là tập.

“Nghe pháp thiện cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của nghe pháp thiện là gì? Tiếp cận [51] là tập.

“Tiếp cận cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của tiếp cận là gì? Phụng sự [52] là tập.

“Nếu ai phụng sự thiện tri thức, [53] điều gì chưa nghe liền được nghe, điều gì đã nghe liền được bổ ích.

“Như vậy, nếu ai không phụng sự thiện tri thức thì làm tổn hại tập của phụng sự. Nếu không phụng sự thì làm tổn hại tập của sự đi đến. Nếu không đi đến thì làm tổn hại tập của sự nghe pháp thiện. Nếu không nghe pháp thiện thì làm tổn hại tập của lỗ tai. Nếu không có lỗ tai thì làm tổn hại tập của sự quán nghĩa của pháp. Nếu không quán nghĩa của pháp thì làm tổn hại tập của thọ trì pháp. Nếu không thọ trì pháp thì làm tổn hại tập của tụng đọc pháp. Nếu không tụng đọc pháp thì làm tổn hại cái nhân quán pháp nhẫn. Nếu không quán pháp nhẫn thì làm tổn hại tập của của tín. Nếu không có tín thì làm tổn hại tập của chánh tư duy. Nếu không chánh tư duy thì làm tổn hại tập của chánh niệm chánh trí. Nếu không chánh niệm chánh trí thì làm tổn hại tập của sự thủ hộ các căn. Nếu không thủ hộ các căn thì làm tổn hại tập của sự thủ hộ giới, sự không hối hận, hân hoan, hỷ, chỉ, lạc, định, thấy như thật, biết như chơn, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu không giải thoát thì làm tổn hại tập của tận trí.

“Nếu ai phụng sự thiện tri thức thì điều gì chưa nghe liền được nghe, điều gì đã nghe liền được bổ ích.

“Như vậy, nếu ai phụng sự thiện tri thức thì có tập phụng sự. Nếu đã phụng sự thì có tập đi đến. Nếu đã đi đến thì có tập nghe pháp thiện. Nếu đã nghe pháp thiện thì có tập lỗ tai. Nếu có lỗ tai thì có tập quán nghĩa của pháp. Nếu đã quán nghĩa của pháp thì có tập thọ trì pháp. Nếu đã thọ trì pháp thì có tập tụng đọc pháp. Nếu đã đọc tụng pháp thì có tập quán pháp nhẫn. Nếu đã quán pháp nhẫn thì có tập tín. Nếu đã có tín thì có tập chánh tư duy. Nếu đã có chánh tư duy thì có tập chánh niệm chánh trí. Nếu đã chánh niệm chánh trí thì có tập thủ hộ các căn, thủ hộ giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, chỉ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Nếu đã giải thoát thì có tập tận trí”.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

55. KINH NIẾT-BÀN [54]

 [490c1] Tôi nghe như vầy:

Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm Lâm, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

“Niết-bàn có tập [55] chứ không phải không tập. Tập của Niết-bàn là gì? -Giải thoát là tập.

“Giải thoát cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của giải thoát là gì? Vô dục là tập.

“Vô dục cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của vô dục là gì? Yếm ly là tập.

“Yếm ly cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của yếm ly là gì? Thấy như thật, biết như chơn là tập.

“Thấy như thật, biết như chơn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thấy như thật, biết như chơn là gì? Định là tập.

“Định cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của định là gì? Lạc là tập.

“Lạc cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của lạc là gì? An chỉ là tập.

“An chỉ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của an chỉ là gì? Hỷ là tập.

“Hỷ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hỷ là gì? Hân hoan là tập.

“Hân hoan cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hân hoan là gì? Không hối hận là tập.

“Không hối hận cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của không hối hận là gì? Hộ giới là tập.

“Hộ giới cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hộ giới là gì? Thủ hộ các căn là tập.

“Thủ hộ các căn cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thủ hộ các căn là gì? Chánh niệm chánh trí là tập.

“Chánh niệm chánh trí cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chánh niệm chánh trí là gì? Chánh tư duy là tập.

“Chánh tư duy cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của chánh tư duy là gì? Tín là tập.

“Tín cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của tín là gì? Khổ là tập.

“Khổ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của khổ là gì? Già chết là tập.

“Già chết cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của già chết là gì? Sanh là tập.

“Sanh cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của sanh là gì? Hữu là tập.

“Hữu cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hữu là gì? Thủ [56] là tập.

“Thủ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thủ là gì? Thọ [57] là tập.

“Thọ cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thọ là gì? Ái là tập.

“Ái cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của ái là gì?Xúc [58] là tập.

“Xúc cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của xúc là gì? Sáu xứ là tập.

“Sáu xứ cũng có tập chứ không phải không tập. [491a] Tập của sáu xứ là gì? Danh sắc là tập.

“Danh sắc cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của danh sắc là gì? Thức là tập.

“Thức cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của thức là gì? Hành là tập.

“Hành cũng có tập chứ không phải không tập. Tập của hành là gì? Vô minh là tập.

“Như vậy, duyên là vô minh có hành; duyên hành có thức; duyên thức có danh sắc; duyên danh sắc có sáu xứ; duyên sáu xứ có xúc; duyên xúc có thọ; duyên thọ có ái; duyên ái có thủ; duyên thủ có hữu; duyên hữu có sanh; duyên sanh có già chết; duyên già chết có khổ. Tập khổ mới có tín; tập tín mới có chánh tư duy; tập chánh tư duy mới có chánh niệm chánh trí; tập chánh niệm chánh trí mới có thủ hộ các căn, hộ trì giới, không hối hận, hân hoan, hỷ, lạc, định, tri kiến như thật, yếm ly, vô dục, giải thoát. Có tập giải thoát mới chứng đắc Niết-bàn”.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

56. KINH DI-HÊ [59]

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú tại nước Ma-kiệt-đà, trong một cái hang trong rừng Mãng nại [60], thôn Xà-đấu [61].

Bấy giờ Tôn giả Di-hê [62] làm thị giả Phật.

Vào buổi sáng sớm, Tôn giả Di-hê mang y cầm bát vào thôn Xà-đấu khất thực. Khất thực xong, Tôn giả Di-hê đến bờ sông Kim-tì [63], thấy một khu đất bằng phẳng gọi là rừng xoài khả ái [64]. Nước sông Kim-tì rất tuyệt, thật là đáng ưa. Dòng nước trong chảy chầm chậm; nóng lạnh ôn hòa, dễ chịu. Thấy xong, Tôn giả hoan hỷ, thầm nghĩ: “Khu đất này bằng phẳng gọi là rừng xoài khả ái. Nước sông Kim-tì rất tuyệt, thật là đáng ưa. Dòng nước trong chảy chầm chậm; nóng lạnh ôn hòa, dễ chịu. Nếu thiện gia nam tử nào muốn tu pháp đoạn trừ [65] thì nên ở chỗ này. Ta cũng có điều phải đoạn trừ [66], có nên ở chỗ yên tĩnh này để tu pháp đoạn trừ chăng?”

Liền đó, sau khi ăn xong, Di-hê thu xếp y bát, rửa tay chân, vắt ni-sư-đàn [67] lên vai, đi đến chỗ Đức Phật, đảnh lễ dưới chân Phật, rồi ngồi sang một bên mà bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, sáng sớm hôm nay con mang y cầm bát vào thôn Xà-đấu khất thực. Khất thực xong, con đến bờ sông Kim-tì, thấy một khu đất bằng phẳng gọi là rừng xoài khả ái. Nước sông Kim-tì rất tuyệt, thật là đáng ưa. [491b] Dòng nước trong chảy chầm chậm; nóng lạnh ôn hòa, dễ chịu. Thấy xong, con hoan hỷ, thầm nghĩ: ‘Khu đất này bằng phẳng gọi là rừng xoài khả ái. Nước sông Kim-tì rất tuyệt, thật là đáng ưa. Dòng nước trong chảy chầm chậm; nóng lạnh ôn hòa, dễ chịu. Nếu thiện gia nam tử nào muốn tu pháp đoạn trừ thì nên ở chỗ này. Ta cũng có điều phải đoạn trừ, có nên ở chỗ yên tĩnh này để tu pháp đoạn trừ chăng?’ Bạch Thế Tôn, nay con muốn đến chỗ yên tĩnh, khu rừng xoài kia, để học pháp đoạn trừ”.

Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo:

“Này Di-hê, ngươi nay có biết chăng? Ta một mình không có ai, không có thị giả. Ngươi có thể ở lại ít lâu, đợi có Tỳ-kheo khác đến làm thị giả cho Ta rồi ngươi có thể đến chỗ yên tĩnh khu rừng xoài kia mà học pháp đoạn trừ”.

Tôn giả Di-hê lặp lại ba lần bạch:

“Bạch Thế Tôn, nay con muốn đến chỗ yên tĩnh, khu rừng xoài kia, để học pháp đoạn trừ”.

Đức Thế Tôn cũng ba lần nói rằng:

“Này Di-hê, ngươi nay có biết chăng? Ta một mình không có ai, không có thị giả. Ngươi có thể ở lại ít lâu, đợi có Tỳ-kheo khác đến làm thị giả cho Ta rồi ngươi có thể đến chỗ yên tĩnh khu rừng xoài kia mà học pháp đoạn trừ”.

Di-hê lại bạch rằng:

“Thế Tôn không có việc cần làm, không có phận sự cần hoàn tất, không có điều gì cần phải quán sát [68] Con còn có những bổn phận, những điều phải làm, những điều phải quán sát. Bạch Thế Tôn, con đến chỗ yên tĩnh, khu rừng xoài kia, để học pháp đoạn trừ”.           

Đức Thế Tôn bảo:

“Này Di-hê, ngươi mong cầu sự đoạn trừ [69], Ta có gì để nói thêm nữa? Di-hê, ngươi cứ đi, làm theo những gì mà ngươi muốn”.

Bấy giờ Di-hê sau khi nghe lời Đức Phật dạy, khéo lãnh thọ, khéo ghi nhớ và khéo tụng tập. Tôn giả liền đảnh lễ sát chân Đức Phật, đi quanh ba vòng, rồi đi.

Sau khi đến rừng xoài, vào rừng, Tôn giả đi đến một gốc cây, trải ni-sư-đàn mà ngồi kết già. Tôn giả Di-hê sống trong rừng xoài, sanh khởi lên ba tâm niệm ác bất thiện là tâm niệm dục, tâm niệm nhuế và tâm niệm hại [70]. Do đó, Tôn giả liền nghĩ đến Đức Thế Tôn.

Bấy giờ vào lúc xế chiều, Tôn giả từ chỗ tĩnh tọa đứng dậy, đến trước Đức Thế Tôn, đảnh lễ chân Ngài, ngồi sang một bên và bạch rằng:

“Bạch Thế Tôn, con đến rừng xoài kia, ngồi ở chỗ yên tĩnh, liền sanh khởi ba tâm niệm ác bất thiện là tâm niệm dục, tâm niệm nhuế và tâm niệm hại. Do đó, con liền nghĩ đến Thế Tôn”.

Đức Thế Tôn bảo:

“Này Di-hê, tâm giải thoát chưa thuần thục mà muốn cho thuần thục, có năm pháp để tu tập. Những gì là năm?

“Di-hê, Tỳ-kheo tự mình là thiện tri thức, cùng sống chung với thiện tri thức và cùng hòa hợp với thiện tri thức [71]. Này Di-hê, với ai tâm giải thoát chưa thuần thục mà muốn cho thuần thục thì đó là pháp tu tập thứ nhất.

“Lại nữa, này Di-hê, Tỳ-kheo phải tu tập cấm giới, thủ hộ Biệt giải thoát [72], lại phải khéo thâu nhiếp [491c] oai nghi lễ tiết, thấy tội lỗi nhỏ nhặt cũng thường sanh lòng lo sợ, thọ trì học giới. Này Di-hê, với tâm giải thoát chưa thuần thục mà muốn cho thuần thục thì đó là pháp tu tập thứ hai. 

“Lại nữa, này Di-hê, Tỳ-kheo nên nói điều đáng nói, phù hợp nghĩa của bậc Thánh, khiến tâm nhu nhuyến, làm cho tâm không bị che lấp, tức là nói về giới, nói về định, nói về tuệ, nói về giải thoát, nói về giải thoát tri kiến, nói về sự tổn giảm lần lần, nói về việc không ưa tụ họp, nói về thiểu dục, nói về tri túc, nói về pháp đoạn trừ, nói về vô dục, nói về pháp diệt, nói về tĩnh tọa, nói về duyên khởi. Có được những điều được nói như vậy của Sa-môn, được trọn đủ, dễ được chứ không khó. Này Di-hê, với ai tâm giải thoát chưa thuần thục mà muốn cho thuần thục thì đó là pháp tu tập thứ ba.

“Lại nữa, này Di-hê, Tỳ-kheo thường tu hành tinh tấn, đoạn trừ pháp ác bất thiện, tu các pháp thiện, hằng tự sách tấn, chuyên nhất kiên cố; vì mục đích tìm cầu gốc rễ thiện mà không xả bỏ phương tiện [73]. Này Di-hê, với ai tâm giải thoát chưa thuần thục mà muốn cho thuần thục thì đó là pháp tu tập thứ tư.

“Lại nữa, này Di-hê, Tỳ-kheo tu hành về trí tuệ, quán sát sự hưng thịnh và suy vi của các pháp; chứng trí như vậy, bằng Thánh tuệ minh đạt [74], phân biệt thấu hiểu, mà chân chánh diệt tận khổ đau. Này Di-hê, với ai tâm giải thoát chưa thuần thục mà muốn cho thuần thục thì đó là pháp tu tập thứ năm.

“Vị ấy khi đã có năm pháp tu tập như vậy rồi, lại phải tu bốn pháp khác nữa. Những gì là bốn? Tu ố lộ [75] để đoạn trừ dục. Tu từ để đoạn trừ sân nhuế. Tu sổ tức để đoạn trừ tâm niệm tán loạn. Tu vô thường để đoạn trừ ngã mạn.

“Này Di-hê, nếu Tỳ-kheo nào tự mình là thiện tri thức, cùng sống chung với thiện tri thức và cùng hòa hợp với thiện tri thức, thì nên biết vị ấy chắc chắn tu tập cấm giới, thủ hộ Biệt giải thoát, lại khéo thâu nhiếp các oai nghi, lễ tiết, thấy tội nhỏ cũng sanh lòng lo sợ, thọ trì học giới.

“Này Di-hê, nếu Tỳ-kheo nào tự mình là thiện tri thức, cùng sống chung với thiện tri thức và cùng hòa hợp với thiện tri thức, thì nên biết, vị ấy nói điều đáng nói, đúng theo nghĩa của bậc Thánh, khiến tâm nhu nhuyến, làm cho tâm chẳng bị ngăn che, tức là nói về giới, nói về định, nói về tuệ, nói về giải thoát, nói về giải thoát tri kiến, nói về sự tổn giảm dần dần, nói về việc không ưa tụ họp, nói về thiểu dục, nói về tri túc, nói về pháp đoạn, nói về pháp diệt, nói về vô dục, nói về tĩnh tọa, nói về duyên khởi. Có được những điều được nói như vậy của Sa-môn, được trọn đủ, dễ được chứ không khó.         

“Này Di-hê, nếu Tỳ-kheo tự mình là thiện tri thức, cùng sống chung với thiện tri thức và cùng hòa hợp với thiện tri thức, thì nên biết rằng, vị ấy chắc chắn thường tu hành tinh tấn, đoạn các pháp ác bất thiện, thường khởi tâm chuyên nhất kiên cố, vì mục đích tìm cầu gốc rễ thiện mà [492a] không xả bỏ phương tiện.

“Này Di-hê, nếu Tỳ-kheo nào tự mình là thiện tri thức, cùng sống chung với thiện tri thức và cùng hòa hợp với thiện tri thức, thì nên biết rằng, vị ấy chắc chắn tu hành về trí tuệ, quán sát sự hưng thịnh và suy vi của các pháp; chứng trí như vậy, bằng Thánh tuệ minh đạt, phân biệt thấu hiểu, mà chân chánh diệt tận khổ đau.          

“Này Di-hê, nếu Tỳ-kheo nào tự mình là thiện tri thức, cùng sống chung với thiện tri thức và cùng hòa hợp với thiện tri thức, thì nên biết rằng, vị ấy chắc chắn tu ố lộ để đoạn trừ dục. Tu từ để đoạn trừ sân nhuế. Tu sổ tức để đoạn trừ tâm niệm tán loạn. Tu vô thường để đoạn trừ ngã mạn.

“Này Di-hê, nếu Tỳ-kheo nào đắc vô thường tưởng, chắc chắn đắc vô ngã tưởng.

“Này Di-hê, nếu Tỳ-kheo nào đắc vô ngã tưởng thì ngay trong đời hiện tại đoạn hết thảy ngã mạn, chứng đắc tịch tĩnh, diệt tận, vô vi, Niết-bàn”.

Phật thuyết như vậy. Tôn giả Di-hê và các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

57. KINH TỨC VỊ TỲ-KHEO THUYẾT

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật trú tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm Lâm Lâm, vườn Cấp Cô Độc.

Bấy giờ, Thế Tôn nói các Tỳ-kheo rằng:

“Tâm giải thoát chưa thuần thục mà muốn cho thuần thục, có năm pháp để tu tập. Những gì là năm?

“Tỳ-kheo, tự mình là thiện tri thức, cùng sống chung với thiện tri thức và cùng hòa hợp với thiện tri thức. Tâm giải thoát chưa thuần thục mà muốn cho thuần thục thì đó là pháp tu tập thứ nhất.

“Lại nữa, Tỳ-kheo, tu tập cấm giới, thủ hộ Biệt giải thoát, lại phải khéo thâu nhiếp oai nghi lễ tiết, thấy tội lỗi nhỏ nhặt cũng thường sanh lòng lo sợ, thọ trì học giới. Tâm giải thoát chưa thuần thục mà muốn cho thuần thục thì đó là pháp tu tập thứ hai.           

“Lại nữa, Tỳ-kheo, nên nói điều đáng nói, phù hợp nghĩa của bậc Thánh, khiến tâm nhu nhuyến, làm cho tâm không bị che lấp, tức là nói về giới, nói về định, nói về tuệ, nói về giải thoát, nói về giải thoát tri kiến, nói về sự tổn giảm lần lần, nói về việc không ưa tụ họp, nói về thiểu dục, nói về tri túc, nói về pháp đoạn trừ, nói về vô dục, nói về pháp diệt, nói về tĩnh tọa, nói về duyên khởi. Có được những điều được nói như vậy của Sa-môn, được trọn đủ, dễ được chứ không khó. Tâm giải thoát chưa thuần thục mà muốn cho thuần thục thì đó là pháp tu tập thứ ba.

“Lại nữa, Tỳ-kheo, thường tu hành tinh tấn, đoạn trừ pháp ác bất thiện, tu các pháp thiện, hằng tự sách tấn, chuyên nhất kiên cố; vì mục đích tìm cầu [492b] gốc rễ thiện mà không xả bỏ phương tiện. Tâm giải thoát chưa thuần thục mà muốn cho thuần thục thì đó là pháp tu tập thứ tư.

“Lại nữa, Tỳ-kheo, tu hành về trí tuệ, quán sát sự hưng thịnh và suy vi của các pháp; chứng trí như vậy, bằng Thánh tuệ minh đạt, phân biệt thấu hiểu, mà chân chánh diệt tận khổ đau. Tâm giải thoát chưa thuần thục mà muốn cho thuần thục thì đó là pháp tu tập thứ năm.

“Vị ấy khi đã có năm pháp tu tập như vậy rồi, lại phải tu bốn pháp khác nữa. Những gì là bốn? Tu ố lộ để đoạn trừ dục. Tu từ để đoạn trừ sân nhuế. Tu sổ tức để đoạn trừ tâm niệm tán loạn. Tu vô thường để đoạn trừ ngã mạn.

“Nếu Tỳ-kheo nào tự mình là thiện tri thức, cùng sống chung với thiện tri thức và cùng hòa hợp với thiện tri thức, thì nên biết vị ấy chắc chắn tu tập cấm giới, thủ hộ Biệt giải thoát, lại khéo thâu nhiếp các oai nghi, lễ tiết, thấy tội nhỏ cũng sanh lòng lo sợ, thọ trì học giới.

“Nếu Tỳ-kheo tự mình là thiện tri thức, cùng sống chung với thiện tri thức và cùng hòa hợp với thiện tri thức, thì nên biết, vị ấy nói điều đáng nói, đúng theo nghĩa của bậc thánh, khiến tâm nhu nhuyến, làm cho tâm chẳng bị ngăn che, tức là nói về giới, nói về định, nói về tuệ, nói về giải thoát, nói về giải thoát tri kiến, nói về sự tổn giảm dần dần, nói về việc không ưa tụ họp, nói về thiểu dục, nói về tri túc, nói về pháp đoạn, nói về pháp diệt, nói về vô dục, nói về tĩnh tọa, nói về duyên khởi. Có được những điều được nói như vậy của Sa-môn, được trọn đủ, dễ được chứ không khó.          

“Nếu Tỳ-kheo tự mình là thiện tri thức, cùng sống chung với thiện tri thức và cùng hòa hợp với thiện tri thức, thì nên biết rằng, vị ấy chắc chắn thường tu hành tinh tấn, đoạn các pháp ác bất thiện, thường khởi tâm chuyên nhất kiên cố, vì mục đích tìm cầu gốc rễ thiện mà không xả bỏ phương tiện.

“Nếu Tỳ-kheo nào tự mình là thiện tri thức, cùng sống chung với thiện tri thức, cùng hòa hợp với thiện tri thức, nên biết, vị ấy chắc chắn tu hành về trí tuệ, quán sát sự hưng suy của các pháp; chứng trí như vậy, bằng Thánh tuệ minh đạt, phân biệt thấu hiểu, mà chân chánh diệt tận khổ.

 “Nếu Tỳ-kheo nào tự mình là thiện tri thức, cùng sống chung với thiện tri thức, cùng hòa hợp với thiện tri thức, nên biết, vị ấy chắc chắn tu ố lộ để đoạn trừ dục. Tu từ để đoạn trừ sân nhuế. Tu sổ tức để đoạn trừ tâm niệm tán loạn. Tu vô thường để đoạn trừ ngã mạn.

“Nếu Tỳ-kheo nào đắc vô thường tưởng, chắc chắn đắc vô ngã tưởng. Nếu Tỳ-kheo nào đắc vô ngã tưởng thì ngay trong đời hiện tại đoạn hết thảy ngã mạn, chứng đắc tịch tĩnh, diệt tận, vô vi, Niết-bàn”.

Phật thuyết như vậy. Các Tỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết, hoan hỷ phụng hành.

 


 [1]  Hán: yến tọa 晏 (có chỗ viết: 燕) 坐. Pāli: patisallāna hoặc paṭisallāna.

 [2]  Pāli: kimatthiya kusāni sīlāni, thiện giới có ý nghĩa gì/ mục đích gì/ ích lợi gì? Trong đây nên hiểu là mục đích.

 [3]  Hán: bất hối 不悔. Pāli: avippaṭisāra, không hối hận, không truy hối.

 [4]  Hán: hoan duyệt 歡悅. Pāli: pāmojja, hân hoan, thích thú, vui vẻ.

 [5]  Hán: hỷ 喜. Pāli: pīti, trạng thái hỷ giống như xuất thần.

 [6]  Hán: chỉ 止. Pāli: passaddhi, khinh an.

 [7] Hán: chỉ thân 止身 (Pl.: kāya-passaddhi). Bản Pāli không đề cập.

 [8]  Hán: lạc 樂. Pāli: sukha, an lạc, an ổn khoái lạc.

 [9]  Định 定. Pāli: samādhi.

 [10]  Hán: kiến như thật, tri như chân 見如實知如真. Pāli: yathābhūtaññaṇadassana, tri kiến như thật.

 [11]  Hán: yếm 厭. Pāli: nibbidā, sự chán ghét, nhàm tờm.

 [12]  Hán: vô dục 無 欲. Pāli: virāga, ly dục, ly tham; không còn nhiễm dục.

 [13]  Pāli (A. v. 2): iti kho ananda kusalāni sīlāni anupubbena aggāya parentī ti, đó là các thiện giới lần lượt dẫn đến chỗ cao tột.

 [14]  Hán: pháp tự nhiên 法自然. Pāli: dhammatā esā, pháp tánh là như thế.

 [15] Pl. (A. v. 2): dhammā dhamme abhisandenti, dhammādhamme paripūtenti, apārā pāraṃ gamanāyā’ ti, các pháp làm sung mãn lẫn nhau, làm viên mãn lẫn nhau, dẫn từ bờ này sang bờ kia.

 [16] Hán: đa vong, vô chánh trí 多忘無正智. Pl. (A. iv. 336): satisampajaññe asti, trong khi không có chánh niệm chánh tri (tỉnh giác).

 [17] Pl. ibid.: satisampajaññavipannassa hatūpanisaṃ hoti hirottapaṃ, (…),  nguyên do chánh niêm và chánh tri bị mất nên tàm quý bị tổn hại; tiêp theo tuần tự nhân quả tổn hại: thủ hộ căn (indriyasaṃvaro), giới (sīlaṃ), chánh định (sammāsamādhi), như thật tri kiến (yathābhūtañāṇadassanaṃ), yểm ly ly dục (nibbidāvirāgo), giải thoát tri kiến (vimuttiñāṇadassanaṃ).

 [18] Hán: kiến như thật tri như chơn見如實知如真.

 [19]  Hán: tập 習. Pāli: upanisasammpanno hoti.

 [20]  Hán: ái cung kỉnh 愛恭敬. Tham chiếu kinh 44 trên.

 [21] Hán: phạm giới 犯戒. Pl. (A. v. 4): dussīla, ác giới.

 [22] Pl.: sīlavipannassa hatūpaniso hoti avippaṭisāro, mất giới thì tổn hại sự không truy hối (hối hận).

 [23]  Hán: bất thiện quán 不善觀. Pāli: appatissa, không thuận tùng, không phục tùng, hay gây gổ.

 [24]  Hán: bất kính trọng 不敬重. Pāli: asabhāgavuttika, không có lễ nghi, vô lễ.

 [25]  Hán: oai nghi pháp 威 儀 法. Pāli: ābhisamācarikaṃ dhammaṃ, hành nghi lễ tiết.

 [26]  Bản Pāli: sīlāni aparipūretvā sammādiṭṭhi paripūressati, các giới không viên mãn mà chánh kiến viên mãn.

 [27] Pāli, tuần tự nhân quả: sekham dhammaṃ (học pháp), sīlakkhandhaṃ (giới uẩn), samādhikkhandhaṃ (định uẩn), paññakkhandhaṃ (tuệ uẩn).

 [28] Xem kinh 49 và các cht.

 [29]  Hán: bổn tế 本際. Pāli: purimā koṭi, biên tế tối sơ, giới hạn thời gian về trước (khởi thủy).

 [30]  Hán: hữu ái 有愛. Pāli: bhavataṇhā, hữu dẫn đến ái đương lai.

 [31] Pl. (A. v. 116): purimā koṭi na paññāyati bhavataṇhāya – ito pubbe bhavataṇhā nāhosi atha pacchā samabhavī’ ti, evañcetaṃ vuccati, điểm tối sơ của hữu ái không thể biết, để nói rằng, “trước đó đã không có hữu ái, sâu này nó mới xuất hiện.”

 [32] Pl. ibid. : atha ca pana paññāyati – idaccayā bhavataṇhā, nhưng điều này thì được biết: do duyên cái này mà có hữu ái.

 [33]  Lưu ý chữ Hán: tập 習 theo nghĩa tập quán hay tập nhân, chứ không phải tập 集 theo nghĩa tập khởi (tập hợp). Nhưng trong bản hán này, các chữ tâp thuộc tập đế đều viết là 習 thay vì 集. Vậy, tập ở đây cũng được hiểu làtập khởi, tức nguyên nhân sanh khởi. Pl.: bhavataṇhāmpāhaṃ sāhāraṃ vādāmi no anāhāraṃ, “Ta cũng nói hữu ái có thức ăn (= có duyên) chứ không phải không có thức ăn (= không duyên).”

 [34]  Hán: ngũ cái 五 蓋. Pāli: pañca nīvaraṇā.

 [35]  Hán: bất chánh tư duy 不 正 思 惟. Pāli: ayoniso manasikāraṃ, không như lý tác ý, tư duy không phương pháp.

 [36]  Hán: ác pháp 惡 法. Pāli: asaddhamma, pháp không vi diệu, không chân chánh.

 [37]  Hán: ác tri thức 惡 知 識, xem cht. dưới.

 [38]  Bản Hán đề cập ác thiện tri thức và ác nhân. Bản Pāli chỉ đề cập asappurisa, không phải thiện nhân.

 [39]  Minh giải thoát 明 解 脫. Pāli: vijjā-vimutti.

 [40]  Pāli: saddhamma, diệu pháp, chánh pháp.

 [41]  Hán: thiện nhân 善 人. Pāli: sappurisa, người lỗi lạc, siêu việt; chân nhân, thượng nhân, thiện sĩ.

 [42] Tham chiếu kinh 51 và các chú thích.

 [43]  Pl.: bhavataṇhāmpāhaṃ sāhāraṃ vādāmi no anāhāraṃ, “Ta cũng nói hữu ái có thức ăn (= có duyên) chứ không phải không có thức ăn (= không duyên).”

 [44]  Xem kinh 51.

 [45]  Hán: đại xuyên 大 川. Pāli: mahāsobbha, hồ lớn.

 [46] Tham chiếu kinh 51 và các chú thích.

 [47]  Xem kinh 10 (Lậu tận) và chú thích.

 [48]  Xem kinh 51 và cht.

 [49]  Nhĩ giới 耳 界.

 [50]  Thiện pháp 妙 法, đây muốn nói là diệu pháp hay chánh pháp.

 [51]  Hán: vãng nghệ 往 詣: đi đến. Pl.: upasaṃkamana, yếu tố đàu dẫn đến thân cận thiện sỹ, một trong bốn Dự lưu chi (Sớ giải DA. iii 1020: sappurisasaṃsevo ti bdddhādīnaṃ sappurisānaṃ upasaṃkamitvā sevanaṃ). Xem cht. tiếp theo.

 [52]  Phụng sự 奉事. Pāli: sevanā, thân cận, phụng sự. Đây chỉ một trong bốn Dự lưu chi: thân cận thiện sỹ. Cf. Pháp uẩn 2 (No 1537, tr. 458b26), D iii. 324: sappurisasaṃsevo.

 [53] Phụng sự thiện tri thức 奉事善知識, tức thân cận thiện sỹ. Pl: sappurisasaṃsevo.

 [54]  Không thấy Pāli tương đương.

 [55]  Xem kinh 51 cht. Tham chiếu kinh 42 trên.

 [56]  Hán: thọ 受, thường nói là thủ. Pāli: upādāna.

 [57]  Hán: giác 覺, thường nói là thọ. Pāli: vedanā.

 [58]  Hán: canh lạc 更 樂, tức là xúc. Pāli: phassa.

 [59]  Tương đương Pāli: A. ix.3. Meghiya.

 [60]  Mãng nại lâm 莽 柰 林, tức khu rừng xoài. Pāli: ambavana.

 [61] Xà-đấu thôn 闍鬥村. Pāli: Jantugāma, gần làng Calikā. Pāli: trú ở làng Calikā, trên núi Cālikapabbata. Phật an cư vào mùa mưa ở đây vào các năm thứ 13, 18 và 19, sau khi thành đạo. Calikapabbata là một ngọn đồi màu trắng nên vào những đêm tối người ta thấy nó hình như chuyển động.

 [62]  Di-hê 彌醯. Pāli: Meghiya.

 [63]  Kim-tì 金鞞. Pāli: Kimikālā.

 [64]  Hán: danh hảo nại lâm 名好柰林: tên là rừng Hảo nại. Pāli: addasā… ambavanaṃ pāsādikaṃ ramaṇyaṃ, thấy khu rừng xoài xinh đẹp, đáng ưa.

 [65]  Hán: học đoạn 學斷. Pāli: (…) padhānatthikassa padhānāya, để (tu tập) tinh cần cho ai tinh cần. Theo bản Hán, đọc pahāna (đoạn trừ) thay vì padhāna (tinh cần).

 [66]  Hán: hữu sở đoạn 有 所 斷. Xem cht. trên.

 [67]  Ni-sư-đàn 尼 師 檀. Pāli: nisīdana, tọa cụ, khăn trải ngồi.

 [68]  Hán: vô vi, vô tác, diệc vô sở quán 無為無作亦無所觀. Pāli: natthi kiñci uttari karanīyaṃ, natthi katassa paṭicayo, không có phận sự gì thêm nữa, không có việc làm thêm đối với điều đã làm.

 [69]  Nghĩa là, “muốn tinh cần”.

 [70]  Dục niệm nhuế niệm hại niệm 欲念恚念害念. Pāli: kāmavitakka, vyāpādavitakka, vihiusāvitakka, suy cầu tham dục, suy cầu sân hận, suy cầu bức hại.

 [71]  Pāli: kayāṇamitto hoti kalyāṇasahāyo kalyāṇasampavaṅko, là bạn tốt, người đồng hành tốt, thân hữu tốt.

 [72]  Tùng giải thoát 從解脫. Pl.: pāṭimokkhasaṃvarasaṃvutto, thủ hộ bằng Biệt giải thoát luật nghi.

 [73]  Pāli: anikkhittadhuro kusalesu dhammesu, không trút bỏ gánh nặng trong các pháp thiện.

 [74]  Thánh tuệ minh đạt 聖慧明達. Pāli: ariyanibbedhikapaññā, trí tuệ quyết trạch của Thánh.

 [75]  Ố (hay ác) lộ 惡 露. Pāli: asubha, bất tịnh.