Tại sao gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tại sao gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

battinh đã viết:Tôi có một ví dụ:

- Mỗi ngày chúng ta phải ăn cơm để được no bụng, chứ không phải ăn một bữa mà no suốt đời.

Vậy muốn giải thoát:

- Nên gieo nhân thiện cho nhiều quí hơn. tangbong
Hình ảnh
Thuyết Bất Đắc đã viết:Cuối cùng, đạo hữu battinh và Ông đều cho rằng:" Cần phải làm thiện nhiều hơn nữa, để san lấp con đường giác ngộ", mà không có sự kiểm soát, gieo bao nhiêu mới đủ. Rốt cuộc, cũng vướng vào luân hồi vĩnh viễn....
Vài dòng thôi! kinhle
Lạ quá nhỉ! Ông Thuyết Bất Đắc sao lại đem ghép tôi chung với đạo hữu Nguyên Chiếu với câu kết luận như trên.

Ví dụ của tôi chỉ có hai câu là dựa theo pháp "Tứ Chánh Cần" trong Tứ Diệu Đế hiển thị trong bốn câu dưới đây:
  • Siêng năng ngừa ác cho ta,
    Ác chưa sanh chớ sanh ra hại mình.
    Siêng năng diệt ác đã sinh,
    Ác có rồi phải nhiệt tình diệt đi.
    Siêng sanh điều lành một khi,
    Điều lành đã phát vậy thì phát thêm.
Làm lành, làm ác mà còn có thể ngồi đó tính đếm, cân đo được sao ông. Một ngày ông đi trên đường, chân đạp chết biết bao nhiêu côn trùng, ông có ghi chép đầy đủ không? Chắc là không rồi, chỉ có ông thần "nghiệp thức" mới ghi chép đầy đủ mà thôi. Bởi vậy Phật mới đưa ra pháp "Chỉ ác, hành thiện" để mà răn nhắc chúng ta...

Ông viết câu này hay chính tôi và Nguyên Chiêu nói: " Cần phải làm thiện nhiều hơn nữa, để san lấp con đường giác ngộ", không hiểu ý ông nói thế nào!? San lấp con đường giác ngộ thì trở thành ngu si, mê muội rồi!? =P~


Hình ảnh
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 06/12/15 04:23 với 1 lần sửa.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tại sao gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chào đh Thuyết Bất Đắc,

Ng-chiếu hiểu hết ý của đạo hữu và câu hỏi của chủ đề này,nhưng câu hỏi này nó chỉ đúng và dừng lại khi một ai đó có quan niệm như vậy, còn riêng Ng-chiếu thì sống và hành theo Bồ Tát đạo( có Bồ tát nào mà không có Trí Tuệ và Từ Bi không nhỉ ), nếu trong quá trình sống mình gặp cảnh tang thương, người bất hạnh thì chúng ta phải chia sẻ, giúp đỡ......thì nó đúng với tinh thần Từ Bi của đạo Phật !!!

Phật Pháp có nhiều con đường cho mỗi hành giả,mỗi con đường có những điểm tốt khác nhau tùy theo nhận thức và căn cơ mỗi người ==>> Vậy Ng chiếu, bác Battinh, Đạo hữu....mỗi người đều có những tư tưởng khác nhau nên cho dù thảo luận kiểu nào rồi nó cũng chẳng hợp nhau, nhưng mục đích chính của tất cả chúng ta cũng là con đường Phật Đạo.

Riêng Ng-chiếu thì lấy câu Kinh pháp cú làm quan niệm tu và học :

Không làm việc ác
Hãy làm việc lành
Giữ tâm thanh tịnh
Chính là con Phật.

Chúc đạo hữu thân tâm thường an lạc.

kính. tangbong

(P/s: hành theo Bồ Tát đạo càng nhiều càng tốt )


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Tại sao gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Ngã Không đã viết:Tai sao gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát được quý vị?
Lành thay...thật là lành thay thưa thiện trị thức Ngã Không kính mến...

Thời, này thiện tri thức. Như thế nào là "thiện"? và hành vi nào mới được xem là "thiện"?
Thưa, một hành động được xem là "thiện", khi hành vi đó được thực hiện trên thực tế đã mang lại lợi lạc cho người được thụ hưởng. Nói cách khác, người được hưởng lợi từ hành vi thiện không phải là bản thân của ta.Ta không phải là người hưởng lợi từ hành vi do ta làm.

Thời, này thiện tri thức. Nếu ta làm một việc mà việc đó mang lại lợi ích cho bản thân ta thì đó không phải là hành vi thiện. Và nếu ta làm một việc mà việc đó mang lại lợi ích cho ta và người khác thì đó chỉ là hành vi tốt, không phải là hành vi thiện

Như vậy, câu hỏi: "Gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát" là SAI. câu đúng phải là: "Gieo một nhân tốt thì không thể giải thoát"

Thời, này thiện tri thức. Nếu ta gieo nhân giải thoát; để ta được giải thoát thì đây cũng không phải là hành vi thiện. Vì ta giải thoát cho bản thân của ta, chứ không phải của ai khác. Ta làm điều đó là vì ta.
Như vậy, gieo nhân Niết Bàn thì cũng không thể Niết Bàn. Chỉ có gieo nhân thiện thì mới có ngày giải thoát!

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni Phật.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tại sao gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chào đh Hư danh,

Đã lâu ít trao đổi, có những câu hỏi của Ng chiếu vẫn chưa được đh hồi âm, nhưng hôm nay có câu hỏi này mong đh chia sẻ:

Đạo hữu hãy cho vài ví dụ thực tế về gieo nhân thiện để được giải thoát mà không bị luân hồi ?

kính.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Tại sao gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Thuyết Bất Đắc đã viết:
Nguyên Chiếu đã viết:
Thuyết Bất Đắc đã viết: Do vậy, khó thể đong đo, cân đếm việc gieo nhân thiện bao nhiêu mới là đủ để giải thoát, nếu gieo nhiều, gieo vượt mức chỉ tiêu thì có thể vướng vào luân hồi không dứt. Cuối cùng, đạo hữu battinh và Ông đều cho rằng:" Cần phải làm thiện nhiều hơn nữa, để san lấp con đường giác ngộ", mà không có sự kiểm soát, gieo bao nhiêu mới đủ. Rốt cuộc, cũng vướng vào luân hồi vĩnh viễn....
Vài dòng thôi! kinhle
Chú Tiểu sợ Thuyết Bất Đắc rồi nè. Phải cân đo đong đếm mới giải thoát hả, thế có thể cho Chú Tiểu thước đo hay phương pháp tính toán nào không ? Gần đây có lẻ thấy làm phước dư nhiều quá nên nhiều người hâm mộ Chú Tiểu cũng mệt ghê :))

./..,., ./..,., ./..,.,


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Tại sao gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Nguyên Chiếu đã viết:Chào đh Hư danh,

Đã lâu ít trao đổi, có những câu hỏi của Ng chiếu vẫn chưa được đh hồi âm, nhưng hôm nay có câu hỏi này mong đh chia sẻ:

Đạo hữu hãy cho vài ví dụ thực tế về gieo nhân thiện để được giải thoát mà không bị luân hồi ?

kính.
Lành thay, thật hoan hỷ thay thưa thiện tri thức Nguyễn Chiếu kính mến!
Thật là khó cho ngu tui!
Thật là khó cho ngu tui!

Thời, câu hỏi của thiện tri thức là một câu hỏi lớn trong đời, là chiếc chìa khoá để mở cánh cửa giải thoát, là sứ mệnh lịch sử của người học phật, là con đường xuất thế gian duy nhất. Thời, ngu tui đến giờ vẫn là một kẻ phàm phu, thật là khó trả lời, thật là khó cho ngu tui.

Nhưng bằng tất cả vốn hiểu biết của mình, và bằng cả quá trình tu học, tham vấn, cầu đạo chánh pháp từ các bậc thầy của mình. Ngu tui cũng xin phúc đáp với thiện tri thức vài dòng như sau:

Này thiện hữu, chúng ta đang sống trong thế giới nhất nguyên nhưng lại không hiểu Lý Bất Nhị. Do đó, thường chấp trái-phải, đúng-sai, tốt-xấu, có-không, cá nhân-tha nhân,...Giữa cá nhân và tha nhân (hay giữa cái tôi và người khác) luôn có một biên giới rõ ràng, để phân biệt. Trong đời sống xuất thế không có sự phân biệt này, giữa cái cá nhân và tha nhân không có một biên giới nào.

Này thiện hữu, nếu anh cho tui một hạt thiện duyên và anh không hiểu lý bất nhị thì anh sẽ luân hồi. Nhưng nếu anh cho tui một hạt thiện duyên và anh hiểu lý bất nhị thì anh sẽ không luân hồi.

Thí dụ:
Nguyễn chiếu cho ngu tui một hạt thiện duyên. Có "sự cho" tồn tại ở đây.Rồi, "sự cho" là hành động thiện. Nhưng nếu Nguyễn chiếu có quan điểm rằng: "Ngu tui và Nguyễn Chiếu thật chất là một người" thì "sự cho" không còn tồn tại. Việc này giống như việc Nguyễn Chiếu đưa trái táo đỏ từ tay trái sang tay phải của mình.

Thời, này thiện hữu kính mến. Nếu anh không có cho thì anh không phải luân hồi để nhận.

Thí dụ:
Nguyễn chiếu bị người khác trêu ghẹo, chửi bới. Nhưng Nguyễn Chiếu cho rằng: "Người đang chửi mắng mình thật chất cũng là mình". Vậy, không có "sự chửi mắng" ở đây. Thiện hữu dần trở nên từ bi hơn.

Thời, này thiện hữu. Nếu anh không giận người chửi anh thì anh không luân hồi.

Nhưng với trí tuệ hạn hẹp của ngu tui, thì ngu tui không thể nào hiểu nổi, làm sao mình có thể là người khác! Pháp phật thật sự vi diệu, khó thực hành.

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật!


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Tại sao gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Mệt ghê nhỉ các đạo hữu !
Gieo nhân thiện mà còn chấp thiện thì sao mà giải thoát. Gieo nhân thiện là phải xuất phát từ lòng thành, từ tình thương yêu đối với chúng sinh mà làm chứ không phải cố gắng làm, ép mình phải làm, làm vì mục đích, vì điều kiện nào đó, gặp việc gì làm việc đó chứ không phải cố gắng đi tìm việc thiện để làm, làm xong xả bỏ hết không ghi nhớ và cũng không phải là cố gắng xả bỏ mà là xả bỏ một cách tự nhiên cũng như làm việc thiện một cách tự nhiên, làm vì cần phải làm. Hễ còn phân biệt, chấp trước thì thiện đến mấy cũng không thể giải thoát. Làm việc thiện mà phải so đo, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng quá thì có khi không kịp đối với người cần, không kịp đối với tình huống, hoàn cảnh. Gieo nhân thiện rất đơn giản chứ không phải mệt vậy đâu.
Trong trường hợp nợ nần từ kiếp trước, kiếp này làm việc thiện để trả nợ mà bố thí nhiều hơn mức cần trả, nếu người cho không phân biệt, chấp trước, tự nguyện, hoan hỷ mà làm, làm xong thì thôi không ghi nhớ, không kể công, không mong chờ đền đáp thì người được nhận cũng đâu mắc nợ gì người cho vì người cho bố thí mà không thấy mình bố thí, không thấy người nhận bố thí, không thấy vật bố thí.
Ví dụ nhốt không khí vào một cái bao thì lượng không khí chỉ nhỏ bằng cái bao mà thôi, còn nếu thả hết không khí trong bao ra thì nó rộng lớn vô biên không đo lường được. Bố thí, làm việc thiện mà còn phân biệt, chấp trước thì công đức, phước báo cũng chỉ nhỏ tương đương những gì ta đã làm mà thôi. Bố thí, làm việc thiện xong rồi xả bỏ thì công đức, phước báo vô lượng vô biên không tính đếm được. Vậy nên phải làm việc thiện mà không phân biệt, chấp trước, tuỳ duyên mà làm thì mới giải thoát.
Sửa lần cuối bởi Huyền Bạch vào ngày 06/12/15 16:30 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tại sao gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa đã viết:
Chú Tiểu sợ Thuyết Bất Đắc rồi nè. Phải cân đo đong đếm mới giải thoát hả, thế có thể cho Chú Tiểu thước đo hay phương pháp tính toán nào không ? Gần đây có lẻ thấy làm phước dư nhiều quá nên nhiều người hâm mộ Chú Tiểu cũng mệt ghê :))

./..,., ./..,., ./..,.,
Tặng chú Tiểu nè!
  • Chớ bôn ba nhận ma tác Phật
    Uổng công trình chôn lấp tánh linh!
Hình ảnh


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tại sao gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Hư Danh đã viết: Lành thay, thật hoan hỷ thay thưa thiện tri thức Nguyễn Chiếu kính mến!
Thật là khó cho ngu tui!
Thật là khó cho ngu tui!

Thời, câu hỏi của thiện tri thức là một câu hỏi lớn trong đời, là chiếc chìa khoá để mở cánh cửa giải thoát, là sứ mệnh lịch sử của người học phật, là con đường xuất thế gian duy nhất. Thời, ngu tui đến giờ vẫn là một kẻ phàm phu, thật là khó trả lời, thật là khó cho ngu tui.

Nhưng bằng tất cả vốn hiểu biết của mình, và bằng cả quá trình tu học, tham vấn, cầu đạo chánh pháp từ các bậc thầy của mình. Ngu tui cũng xin phúc đáp với thiện tri thức vài dòng như sau:

Này thiện hữu, chúng ta đang sống trong thế giới nhất nguyên nhưng lại không hiểu Lý Bất Nhị. Do đó, thường chấp trái-phải, đúng-sai, tốt-xấu, có-không, cá nhân-tha nhân,...Giữa cá nhân và tha nhân (hay giữa cái tôi và người khác) luôn có một biên giới rõ ràng, để phân biệt. Trong đời sống xuất thế không có sự phân biệt này, giữa cái cá nhân và tha nhân không có một biên giới nào.

Này thiện hữu, nếu anh cho tui một hạt thiện duyên và anh không hiểu lý bất nhị thì anh sẽ luân hồi. Nhưng nếu anh cho tui một hạt thiện duyên và anh hiểu lý bất nhị thì anh sẽ không luân hồi.
Cám ơn sự chia sẻ chân thành của đạo hữu Hư Danh tangbong , vậy với những lời như trên của đạo hữu thì Ng-chiếu xin nói lại một câu như vậy không biết có đúng không ,xin đạo hữu và các đạp hữu khác góp ý:

Khi bố thí ( làm thiện) mà tâm chúng ta không có sự phân biệt giữa đối tượng bố thí và được bố thí ==>>> đó là bố thí Ba La Mật.

Kính.


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Tại sao gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Nguyên Chiếu đã viết: Cám ơn sự chia sẻ chân thành của đạo hữu Hư Danh tangbong , vậy với những lời như trên của đạo hữu thì Ng-chiếu xin nói lại một câu như vậy không biết có đúng không ,xin đạo hữu và các đạp hữu khác góp ý:

Khi bố thí ( làm thiện) mà tâm chúng ta không có sự phân biệt giữa đối tượng bố thí và được bố thí ==>>> đó là bố thí Ba La Mật.

Kính.
Lành thay, thật hoan hỷ thay thưa thiện tri thức Nguyễn chiếu
Thời, ngu tui cũng đoán được thiện tri thức sẽ hỏi đến vấn đề siêu vượt này. Bởi lẽ, thiện tri thức là người thông minh, có óc khéo léo quán sát, từ bi, chánh thượng, có căn cơ với Phật pháp nên thiện hữu sẽ hỏi như vậy. Ngu tui chỉ mong sao thiện hữu có thể đoạn trừ phiền não, bản lai tự tánh thanh tịnh. Mai này, thiện hữu có trở thành Bồ tát, thiện hữu nhớ hoá độ cho ngu tui để cho ngu tui thoát ly sanh tử, vãng sanh cực lạc.

Thời, thiện hữu kính mến. Theo sự hiểu biết hạn hẹp của ngu tui, bố thí mà không có sự phân biệt giữa đối tượng bố thí và người bố thí KHÔNG THỂ LÀ Bố thí ba la mật.
Vì Bố thí ba la mật là dạng bố thí không thấy đối tượng bố thí, không thấy người bố thí và không thấy vật thí, tài thí, pháp thí.

Bài viết phía trên của ngu tui, ngu tui chỉ đề cập đến tâm không phân biệt; để cho thấy giữa cá nhân và tha nhân không có ranh giới chung, nhưng lại cho rằng: có sự tồn tại rõ rệt của cá nhân, tha nhân, và vật được bố thí. Trong khi đó, Bố thí Ba la mật có trình độ cao hơn, không có sự tồn tại của cá nhân, tha nhân, vật thí. Trong trường hợp này, đừng hỏi rằng: "Việc gieo nhân là thiện hay ác", bởi lẽ không có sự "gieo nhân" nào ở đây. Không có gieo thì đừng đề cập đến thiện hay ác.

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Tại sao gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

battinh đã viết:
Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa đã viết:
Chú Tiểu sợ Thuyết Bất Đắc rồi nè. Phải cân đo đong đếm mới giải thoát hả, thế có thể cho Chú Tiểu thước đo hay phương pháp tính toán nào không ? Gần đây có lẻ thấy làm phước dư nhiều quá nên nhiều người hâm mộ Chú Tiểu cũng mệt ghê :))

./..,., ./..,., ./..,.,
Tặng chú Tiểu nè!
  • Chớ bôn ba nhận ma tác Phật
    Uổng công trình chôn lấp tánh linh!
Hình ảnh
Cái gì Chú Tiểu không hiểu rõ xin được hỏi nha bác battinh !!!

Vì rằng Chú Tiểu không am hiểu nhiều hán văn hay các loại ngôn từ nhiều ẩn ý khác, nên với 2 câu trên chẳng biết bác có thể dịch ra từ thuần việt được không ạ !?


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Tại sao gieo một nhân thiện thì không thể giải thoát

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Nguyên Chiếu đã viết: Cám ơn sự chia sẻ chân thành của đạo hữu Hư Danh tangbong , vậy với những lời như trên của đạo hữu thì Ng-chiếu xin nói lại một câu như vậy không biết có đúng không ,xin đạo hữu và các đạp hữu khác góp ý:

Khi bố thí ( làm thiện) mà tâm chúng ta không có sự phân biệt giữa đối tượng bố thí và được bố thí ==>>> đó là bố thí Ba La Mật.

Kính.
Chú Tiểu không rõ gì câu hỏi lắm nên cho phép hỏi lại: Đối Tượng Bố Thì Và Được Bố Thí. 2 cái này là một hay 2 vậy Nguyên Chiếu ? Đọc đi đọc lại câu hỏi không hiểu lắm...


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.204 khách