"Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hết thảy đều huyễn và đều thuộc Tâm


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

Đăng Nhiên đã viết:Xin cho tui hỏi: Thức có giống với Tứ Đại không?
Sắc gồm: Đất, Nước, Gió, Lửa.(4 thứ này gọi là Tứ Đại)
Danh gồm: Thọ, Tưởng, Hành, Thức(4 thứ này không gọi là Tứ Đại).Thuộc về đâu?
có 4 pháp chân đế :

- rupa
- citta
- cetasika
- Nibbana

Tứ đại thuộc 28 rupa
Thọ, tưởng, hành thuộc cetasika
Thức thuộc citta


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

Hì, thấy bạn binh đang post kinh thủ lăng nghiêm, thiệt ra thì hồi xưa mình đọc kinh phật đầu tiên là kinh thủ lăng nghiêm, hâm mộ nhất là đoạn thất xứ tầm tâm, coi như đoạn đó là đoạn khai đạo cho mình.

Giờ tặng bạn binh đoạn này đọc xem có thấy giống giống và khác khác không ?

30. Tự ngã trong thân?

Đức vua hỏi:

- Tất cả mọi nhận thức, hiểu biết dường như là do một tự ngã ở trong thân, phải vậy không, đại đức?

- Đại vương hiểu điều đó như thế nào, có thể nói rộng ra được chăng?

- Trẫm nhận thấy thế này. Tất cả chúng sanh có sanh mạng, phải có một chủ thể nhận thức nương gá ở trong thân, nhờ thế mới có thể thấy sắc bằng mắt, nghe tiếng bằng tai, ngửi hương bằng mũi v.v...Nghĩa là tự ngã ấy có thể thấy được ngoại cảnh bên ngoài qua sáu cửa sổ giác quan vậy. Ví như chúng ta đang ngồi trong bảo điện này, nếu muốn nhìn thấy cảnh phía đông, ta mở cửa phía đông, muốn nhìn cảnh phía tây, phía nam, phía bắc thì ta mở cửa phía tây, phía nam, phía bắc. Mở bốn cửa sổ ở bốn hướng ta nhìn thấy ngoại vật như thế nào, thì tự ngã ở trong thân nhìn thấy ngoại vật qua sáu giác quan cũng y như thế. Đấy là ví dụ của trẫm, không biết có đúng chăng?

- Bần tăng đã hiểu. Như bốn cửa sổ ở bốn hướng này, ta muốn xem hướng nào thì mở hướng ấy?

- Đúng thế.

- Nếu tự ngã muốn thấy sắc thì nó mở nhãn môn để thấy sắc?

- Đúng thế.

- Vậy thì tự ngã ấy có thể thấy sắc bằng nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý môn được chăng?

- Không thể.

- Có thể nghe âm thanh bằng mắt, mũi, lưỡi, thân và ý chăng?

- Không thể.

- Có thể ngửi được mùi hương bằng mắt, tai, lưỡi, thân và ý chăng?

- Không thể.

- Tương tự như thế, nếm vị bằng mắt, tai, thân và ý? Xúc chạm bằng mắt, tai, mũi, lưỡi và ý? Và suy nghĩ bằng mắt, tai, mũi, lưỡi và thân?

- Không thể.

- Vậy tại sao đại vương lại bảo là muốn thấy hướng nào thì mở cửa hướng ấy bằng ví dụ những cửa sổ? Sáu giác quan mà ví dụ là sáu cửa sổ, ấy là thí dụ không thích đáng, không tương hợp chút nào cả. Đại vương có thấy như thế chăng?

- Trẫm đã thấy.

- Các cửa sổ ở cung điện này nếu được mở rộng ra thì ta có thể thấy ngoại cảnh xa rộng hơn. Nhưng mắt mà được khoét rộng ra thì có thể thấy ngoại cảnh xa rộng hơn chăng?

- Không thể.

- Tương tự như thế ấy. Nếu tai, mũi, lưỡi, thân, ý mở rộng ra thì ta có thể nào nghe xa rộng , ngửi xa rộng, nếm xa rộng, xúc xa rộng, suy nghĩ xa rộng được chăng?

- Thật không thể được.

- Như vậy chứng tỏ luận cứ của đại vương là không tương hợp, không thích đáng. Lại nữa, ví dụ đại vương đứng ở cổng thành bố thí cho dân nghèo, một người ở hướng đông đến, nhận vật bố thí rồi đi, đại vương có thấy chăng?

- Dĩ nhiên là trẫm thấy.

- Một người ở hướng tây lại, nhận của bố thí xong, người ấy không đi mà đứng yên trước mặt đại vương, thế đại vương có thấy chăng?

- Có thấy.

- Tương tự như vậy, khi lưỡi nếm vị, cái lưỡi biết rõ ấy là vị chua, ngọt, béo, bùi chăng?

- Dĩ nhiên là biết.

- Nhưng nếu cái vị ấy chưa đến lưỡi, còn đứng ở ngoài lưỡi, thì đại vương có thể nào biết nó là đắng, chát, ngọt, bùi không?

- Không thể biết được.

- Như vậy, rõ ràng là lối ví dụ so sánh của đại vương là không tương hợp, không thích đáng. Lại nữa, nếu ta đem mật ong đổ đầy trong lu lớn, bắt một người nằm vào trong và bịt kín miệng người đó lại, thì y có thể nào biết được cái ngọt của mật chăng?

- Không nếm thì làm sao biết được.

- Như vậy, thêm một lần nữa, đại vương biết rõ đâu là không tương hợp, không thích đáng.

Đức vua Mi-lan-đà suy nghĩ hồi lâu:

- Bây giờ trẫm đã thấy rõ sự kém cỏi, nông cạn của mình, xin đại đức giảng giải cặn kẽ cho trẫm nghe thêm.

Na-tiên tỳ khưu bèn thuyết như sau:

- Tâu đại vương! Con mắt tiếp xúc với sắc nhưng chưa chắc con mắt ấy biết rõ sắc ấy là xanh, đỏ, trắng, vàng đâu, nếu không có nhãn thức. Và nhãn thức ấy cũng không phải là một tự ngã, một chủ thể. Nhãn thức sanh lên khi căn xúc với trần, nhưng nó không phải sanh khởi một mình, nó có những tâm sở đồng sanh khác, gọi là biến hành tâm sở: xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư, nhất tâm, mạng căn.

- xúc là xúc chạm trần cảnh,
- tác ý là khởi ý đến trần cảnh,
- thọ là cảm giác,
- tưởng là tri giác, nhận biết,
- tư là tư tác do tham sân hoặc bất động,
- nhất tâm làm cho các tâm sở được liên tục
- mạng căn duy trì mạng sống của một tiến trình tâm.

Và nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức cũng được hiểu như thế. Tất cả căn, trần, thức, và những tâm sở đồng sanh ấy chúng tương quan tương duyên với nhau. Như vậy thì thức, cái nhận biết, đâu phải là chủ thể, đâu phải là cái độc lập, đâu phải là tự ngã thường hằng nương gá ở trong thân? Đại vương có biết rằng luận cứ của đại vương đã rơi vào thường kiến, một tà kiến nguy hiểm cho những người học Phật chăng?

- Cảm ơn đại đức, cái tự ngã ấy chỉ là ảo giác, ảo tưởng, trẫm đã rõ rồi.

dài quá, chỉ post nhiêu đây thôi, còn
31. Nhãn thức và tâm thức
32. Hành tướng của Xúc
33. Hành tướng của Thọ
34. Hành tướng của Tướng
35. Hành tướng của Tác Ý
36. Hành tướng của Thức
37. Hành tướng của Tầm
38. Hành tướng của Tứ (hay Sát)\

tự tìm hiểu

Nó có cái khác biệt đáng gọi là khác biệt đấy, trường hợp này có đáng gọi là dị bản như trong văn học k ?
Tiện thể các bạn cho mình hỏi luôn là kinh Mi tiên vấn đáp và kinh thủ lăng nghiêm kinh nào xuất hiện sớm hơn ?


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thí dụ này tuơng ứng với ý kinh Lăng Nghiêm.
Các căn chỉ nhận biết với những trần tuơng ứng mà thôi.
Ví dụ nhãn căn thì tuơng ứng với sắc trần
Nhĩ căn thì tuơng ứng với thanh trần
v.v...
và chỉ có nhận biết (thức) nếu căn và trần tiếp xúc mà thôi.

Trong kinh nói : Nhãn căn tiếp xúc với sắc trần sinh ra nhãn thức (tức là cái biết của mắt).
v.v...

Việc kinh Mi Tiên và kinh Lăng Nghiêm cái nào có trước, tôi không biết.
Đức Phật và La Hán Mi Tiên sống cùng thời. Ai nói trước, ai nói sau không biết được.
Tuy nhiên những gì La Hán Mi Tiên thủ đắc đều học được từ Phật thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

Hì, nó có cái khác nhau đáng để gọi là khác nhau đấy. Đó là cái biết k già, k bệnh k chết của kinh thủ lăng nghiêm. Một bên thì cái biết k già k bệnh k chết, còn một bên thì nó diệt ngay lặp tức khi cảnh diệt, mà thậm chí còn diệt nhanh hơn cảnh 17 lần đấy. Bạn binh k nhận ra thật hay cố ý k nhận ra đấy ?


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

huynhnamphuong đã viết:Hì, nó có cái khác nhau đáng để gọi là khác nhau đấy. Đó là cái biết k già, k bệnh k chết của kinh thủ lăng nghiêm. Một bên thì cái biết k già k bệnh k chết, còn một bên thì nó diệt ngay lặp tức khi cảnh diệt, mà thậm chí còn diệt nhanh hơn cảnh 17 lần đấy. Bạn binh k nhận ra thật hay cố ý k nhận ra đấy ?
Cái mà bạn nói "cái biết không bệnh, không già, không chết" đó là cái mà về sau này Như Lai mới nói.
Đó là cái "Diệu tâm sáng tỏ", chỉ là một cái Diệu tâm ấy mà phân thành 6 cái biết qua các căn.
Nếu nuơng theo một căn trở về với bản tánh thì 6 căn có thể dùng lẫn nhau, và không còn giới hạn không thời gian nữa.
Gọi là đại giải thoát.

Nhưng khi đã giác ngộ rồi thì làm gì có già bệnh chết, mà nói không già, không bệnh, không chết.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
huynhnamphuong
Bài viết: 169
Ngày: 22/11/09 21:04
Giới tính: Nam
Đến từ: không biết

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi huynhnamphuong »

binh đã viết:
huynhnamphuong đã viết:Hì, nó có cái khác nhau đáng để gọi là khác nhau đấy. Đó là cái biết k già, k bệnh k chết của kinh thủ lăng nghiêm. Một bên thì cái biết k già k bệnh k chết, còn một bên thì nó diệt ngay lặp tức khi cảnh diệt, mà thậm chí còn diệt nhanh hơn cảnh 17 lần đấy. Bạn binh k nhận ra thật hay cố ý k nhận ra đấy ?
Cái mà bạn nói "cái biết không bệnh, không già, không chết" đó là cái mà về sau này Như Lai mới nói.
Đó là cái "Diệu tâm sáng tỏ", chỉ là một cái Diệu tâm ấy mà phân thành 6 cái biết qua các căn.
Nếu nuơng theo một căn trở về với bản tánh thì 6 căn có thể dùng lẫn nhau, và không còn giới hạn không thời gian nữa.
Gọi là đại giải thoát.

Nhưng khi đã giác ngộ rồi thì làm gì có già bệnh chết, mà nói không già, không bệnh, không chết.
Hì, trong đoạn thất xứ tầm tâm có nói đại ý rằng, phật hỏi ông cư sĩ gì đấy cái thấy dòng sông của ổng lúc trẻ với lúc già có khác nhau k ? nó có già đi k ? ổng nói k. Rồi " lời phật " cũng nói cái thấy này k già k bệnh k chết. Cái thấy này của kinh là gì ? k phải là nhãn thức à ?

K có cái diệu tâm nào phân thành 6 căn cả, nếu bạn chịu đọc kĩ đoạn kinh mi tiên vấn đáp mà mình trích ra tặng bạn đó, bạn sẽ thấy như vậy. Hoàn toàn k có cái biết nào đi qua sáu căn cả. Tất cả chỉ là những hiện tượng sinh diệt k ngừng. Biết chỉ là một tính chất của citta, và nó diệt ngay lặp tức khi citta diệt. Cái biết k thường hằng, k tự thân tồn tại. Bạn nào đọc qua vi diệu pháp thì biết điều này.

Đấy, một bên là cái biết thường hằng, k sinh k diệt, một bên là diệt ngay lặp tức cùng với citta và cảnh.


đất trời chẳng phải giấc mê sao ?
nhắm mắt trầm ngâm tự kiếp nào
biển cạn non mòn sao đổi chỗ
giật mình đã quá mấy chiêm bao
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hoàn toàn k có cái biết nào đi qua sáu căn cả.
Vậy thì sáu căn đâu cần thiết.
một bên là cái biết thường hằng, k sinh k diệt, một bên là diệt ngay lặp tức cùng với citta và cảnh.
Vậy 2 cái biết này đâu có quan hệ gì với mhau.

Tôi thấy vô lý.

Tôi không học "Vi Diệu Pháp" mà bạn đem ra đố tôi làm gì ?

Ông nói gà, bà nói vịt, không ai hiểu ai.
Nên ngừng thảo luận ở đây.
Chúc bạn bình an.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

- Tâu đại vương! Con mắt tiếp xúc với sắc nhưng chưa chắc con mắt ấy biết rõ sắc ấy là xanh, đỏ, trắng, vàng đâu, nếu không có nhãn thức. Và nhãn thức ấy cũng không phải là một tự ngã, một chủ thể. Nhãn thức sanh lên khi căn xúc với trần, nhưng nó không phải sanh khởi một mình, nó có những tâm sở đồng sanh khác, gọi là biến hành tâm sở: xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư, nhất tâm, mạng căn.

- xúc là xúc chạm trần cảnh,
- tác ý là khởi ý đến trần cảnh,
- thọ là cảm giác,
- tưởng là tri giác, nhận biết,
- tư là tư tác do tham sân hoặc bất động,
- nhất tâm làm cho các tâm sở được liên tục
- mạng căn duy trì mạng sống của một tiến trình tâm.
Giải thích quá nhiều, mà chung qui hết thảy đều là ảo.
Hoàn toàn k có cái biết nào đi qua sáu căn cả.
Việc này phải nhờ vào lý thuyết bên Phật Tâm Tông (Thiền Tông) mới giải thích được.
Sở dĩ Phật không giảng về Tâm Phật cho đệ tử , vì nó khó thấy, khó nhận lắm.
Đức Phật chỉ dựa trên hiện tượng để dẫn dắt đệ tử đi đến : diệt dục, diệt vọng tâm (tầm tư), diệt các vướng mắc (phiền não), và cuối cùng là diệt ngã. Ngã đã diệt thì ai thọ thân kiếp sau ? Do đó mà được giải thoát.

Đó là bước một. Kinh Pháp Hoa gọi là đến được "hóa thành".
Mục đích của Phật là hướng dẫn chúng sanh đi đến "Ngộ nhập Phật tri kiến" tức là thành Phật.
Nên sau khi đạt được giải thoát rồi (đắc A La Hán), đệ tử Phật vẫn phải tu tiếp lên cho đến khi thành Phật.

Theo Thiền Tông thì mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, tức là cái tánh linh của chúng sanh.
Tánh linh này khi tiếp xúc với sắc trần, liền nhận biết nó.
khi nhận biết, nó liền phân biệt : đây là vật được nhận biết, còn ta là kẻ nhận biết.
Khi phân biệt như vậy, lìa chia thành năng và sở. Tức vật bị nhận biết (sở tri hay sở kiến) và người nhận biết (năng tri hay năng kiến)
Tất cả lập tức rơi vào nhị nguyên đối đãi. Rơi vào luân hồi.
Vì có năng tri (năng kiến) nên khi thọ thai liền dùng tứ đại để cấu thành con mắt, gọi là căn, nhãn căn.
Từ đó phải có con mắt mới được nhìn thấy vật.
Cho nên lúc đầu thì không cần đến các căn.
một bên là cái biết thường hằng, k sinh k diệt, một bên là diệt ngay lặp tức cùng với citta và cảnh.
Cái biết thường hằng tức Phật tánh, tánh linh của chúng sinh.
Cái biết diệt ngay khi cảnh diệt tức là các thức.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

hlich đã viết:tangbong
Ý căn tức là Mạt Na Thức, đâu thuộc về sắc uẩn!
mình đồng ý là ý căn không hoàn toàn là sắc, cũng như máy vi tính không chỉ là phần cứng mà còn có phần mềm nữa :D

ý căn là sắc* trong đó có các "hành" hiện hành; các "hành" hiện hành và khi đến khoảnh khắc kế tiếp, tùy duyên xúc mà các "hành" tương ứng xuất hiện dự vào cuộc tạo nghiệp của "thức" (thứ sáu)

*sắc này phải đặc biệt lắm vì trong đó có các "hành" hiện hành; với kiến thức bây giờ thì sắc này tất nhiên phải là gì nhỉ? :)

kinhle
Thưa, ý căn, tiếng Phạn là Manuidry.Thức mạt na có tên gọi là manas.Do hai tên gọi khác nhau nên ý nghĩa cũng phải khác nhau.Không thể cho rằng chúng cùng một loại
Theo Phật học Phổ thông của thiền sư Thích Thiện Hoa, thì chúng ta cần phân biệt rốt ráo giữa hai khái niệm "căn" và "thức"

Nhóm các cảm giác bên ngoài:
Cảm giác nhìn: chói, mờ, sáng, đẹp xấu,...--> Do mắt điều khiển
Cảm giác nghe: hay, dở, lớn nhò--->Do tai điều khiển
Cảm giác ngửi: thơm, thối,...--->Do mũi điều khiển
Cảm giác nếm: ngon, chua, ngọt, bùi, cay, mặn,...--->Do lưỡi điều khiển
Cảm giác da: trơn, nhám,..-->Do thân xúc điều khiển
Nhóm các cảm giác bên trong:
Cảm giác cơ thể: hoạt động của tim mạch, hô hấp, dạ dày, ruột,...
Cảm giác thăng bằng: trạng thái cân bằng của đầu so với phương của trọng lực
Cảm giác vận động: đi, đứng, nằm, ngồi
Tất cả là do Ý CĂN điều khiển.Ý CĂN là sắc uẫn như gân, cơ, khớp, hệ thần kinh, dây thần kinh

Như vậy, Ý căn hoàn toàn khác với Ý thức và các thức khác(mà Đại Thừa Phật Pháp thêm vào)


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

chào đ/h Hư Danh,

mình có trích đoạn này ở ngay trước cái post kia của mình, xin lập lại ở đây cho đ/h xem; đ/h hãy đọc và cho ý kiến
BÀI THỨ NĂM

MẠT NA THỨC (THỨC THỨ BẢY)

Thức này có nhiều tên: 1. Mạt na (goị theo nguyên âm tiếng Phạn), 2. Ý căn: Thức này là căn của ý thức (Thức thứ Sáu); Vì thức thứ Sáu nương thức này phát sanh. 3. Thức thứ Bảy: Theo thứ đệ thì thức này đứng nhằm thứ Bảy. 4. Truyền thống thức: Vì thức này có công năng truyền các pháp hiện hành. 5. Ý thức, vì thức này sanh diệt tương tục không gián đoạn nên gọi là "Ý". Song, sợ người lầm lộn với ý thức thứ Sáu, nên thức thứ Bảy này chỉ gọi là "Ý", mà không thêm chữ "Thức". Thức này chỉ duyên kiến phần cuả thức A lại da chấp làm thật ngã và thật pháp.

trích,

ĐẠI THỪA BÁCH PHÁP MINH MÔN LUẬN

(Ngài THIÊN THÂN Bồ Tát tạo luận
Ngài HUYỀN TRANG Pháp sư dịch chữ Phạn ra chữ Hán
Sa môn THÍCH THIỆN HOA dịch lại chữ Việt và lược giải.)
Do hai tên gọi khác nhau nên ý nghĩa cũng phải khác nhau
phát biểu này sai lắm đó, ngôn ngữ nào cũng có những từ khác nhau nhưng ý nghĩa không khác nhau

manuidry (mạt na) đúng là ý căn, nhưng gọi là "thức" thứ bảy thì cũng chẳng sao vì khi nói "thứ bảy" tức là coi nó rất khác sáu thức đầu rồi; mạt na là ý căn vì nó là căn duyên cho sáu thức đầu và nó có những hoạt động, và những hoạt động này gọi là "thức" của nó

kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong kinh Lăng Già, sử dụng từ như vầy:
Chữ "Ý" tức là Mạt na thức
Chữ "Thức" tức là thức thứ sáu

Giữa 2 thức này thường hay lộn tên với nhau.

Có một cách phân biệt là :
- Ý muốn tức Ta, tức Mạt Na thức.
- Ý nghĩ tức là ý thức, thuộc về thức thứ sáu.

Cho nên nói :
"Tôi muốn" tức là chỉ về cái Ta của mình.
"Ý anh thế nào" nghĩa là "anh muốn thế nào", chỉ về cái Ta của người.

Còn nói :
"Tôi muốn thế này v.v..."
Thì chứ "Tôi muốn" thuộc về cái Ta, còn câu từ đằng sau chữ "thế này" v.v... thuộc về thức thứ sáu (ý thức).

Xem trong cách hành văn như trên, thì ý căn (nguồn gốc của ý thức) đúng là Mạt Na thức.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.221 khách