"Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Chào Nippon,
"Pháp trần là cảnh trong tâm / đối tượng của ý căn."
Mình nghĩ ý căn là chỗ chứa các pháp trần. Khi ý thức dùng pháp trần nào thì ngay khi đó pháp trần đó là đối tượng của ý thức đó. Ví dụ bạn có nhiều hình đựng trong một cái hộp và bạn rút ra một tấm coi. Tấm hình này là đối tượng của cái thấy (thức) của bạn ngay khi coi. Tấm hình không là đối tượng của cái hộp.
Tưởng và Thức giống nhau như thế nào, khác nhau như thế nào ?
Giống nhau vì cùng loại, được gộp trong cái gọi là "danh". Khác nhau ở chỗ tưởng là do một chuỗi thức hoạt động mà thành.

Cũng như cái áo do một số miếng vải ráp thành, áo là vải, tay áo là vải, cổ áo là vải. Cái áo là tưởng mà cổ áo, tay áo … là các thức hoạt động đưa đến tưởng.

Thức hoạt động rất nhanh cho nên ở mức độ cảm nhận của chúng ta thì tưởng cũng như thức. Cũng như khi ta thấy cái áo thì ta đã có cổ áo tay áo trong hình tượng của cái áo.

kinhle


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Hlich.

Bạn phân tích rất hay. Cái này rất tương ưng với quan hệ Bố, Me, Con trong Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự trong Kinh Pháp Hoa. Theo tôi nghĩ, bạn nên viết riêng một đề tài về vấn đề này theo Bát Thức Tâm Vương. Hoặc không thì thêm thể A Đà La nữa để thành cửu thức tâm vương. Vì thực sự trong phẩm này có sự xuất hiện của thức thứ chín (Đã được ẩn dụ).
Về tưởng và thức tôi đặt ra hỏi các bạn là vì tôi muốn tìm sự tương ưng về chi tiết giữa Nam Tông và Bắc Tông .
Tôi quan tâm hệ thống Nam tông vì thực tế khi đọc hệ thống kinh Bắc Tông, tôi thấy bóng dáng của Tứ Thiền, và Tứ Thiền được hướng dẫn chi tiết nhất lại ở hệ thông Kinh Nam Tông.
Nhưng hệ thống Kinh Nam Tông lại lấy đối tượng giảng dạy là những người xuất gia, trong khi tôi lại là Phàm Phu tại gia nên nếu phải theo Nam Tông thì tôi … chịu.
Theo tôi nghĩ
Cái hay của hệ thống Nam Tông là trong từng bản kinh khi nói về vấn đề gì đó thì nói rất chi tiết, nhưng cái không hay là thiếu tính đại cương trên tổng thể của từng bản kinh. (Theo ngu kiến của tôi).
Cái hay của Bắc Tông là có thể thấy được Đại cương nhưng lại khó hiểu được chi tiết. ( Do ngu kiến của tôi).
Tôi thực sự muốn làm một sự kết hợp giữa Nam và Bắc để bản thân tôi và những kẻ Phàm Phu như tôi có thể Khai, Thị, Ngộ, Nhập được Phật Pháp từ đại cương tới chi tiết.
Nếu bạn OK. Chúng ta sẽ mở một chủ đề về sự tương ưng giữa Nam Tông và Bắc Tông.

Cảm ơn bạn.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Nếu Bắc Tông / Nam Tông của Nippon là Đại Thừa / Nguyên Thuỷ thì mình nghĩ BT và NT đều chung một cốt lõi. BT vì là "xe lớn" nên có thêm một số giáo thuyết không có trong NT.

Giáo thuyết về "thức" của BT hay NT cũng vậy, đều chung một cốt lõi. NT nói đến sáu loại thức, BT nói đến tám/chín loại thức, tức là thêm hai/ba loại thức.

Các giáo thuyết về thức thật ra là những nỗ lực "mô hình" cách chúng ta hành động qua ý, thân, ngữ. Khoa học ngày nay cũng có những nỗ lực tương tự. Cái vấn đề được nhiều tranh cãi trong khoa học hiện giờ là chưa có sự thống nhất về thế nào là thức thôi. Ở điểm này thì những lời dạy của Đức Phật về thức rất đáng được học hỏi.

Cho nên "thức" là gì? Mình nghĩ theo Phật pháp thì nó là "những hoạt động" xảy ra nếu có "xúc" và để lại "quả". Là hoạt động thì nó xảy ra khi có duyên rồi hết, chẳng từ đâu, chẳng về đâu, chẳng ở đâu cả.

kinhle


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Hlich.

Bạn nói đúng.
Nam Tông và Bắc Tông thì có sự khác nhau. Ví dụ về Thức thì Bắc Tông đưa ra Bát Thức Tâm vương (Hoặc Cửu thức) trong khi Nam Tông thì hình như chỉ có Lục thức. Về Ba La Mật thì Nam Tông là Lục Độ Ba La Mật còn Bắc Tông là Thập Độ Ba La Mật v.v…
Vậy Nam Tông và Bắc Tông có sự khác nhau, nhưng vẫn có phần giống nhau. Nếu gọi phần giống nhau này là cái “lõi” chung thì tôi muốn phân tích xem cái “lõi” này giữa Nam Tông và Bắc Tông có giống nhau hoàn toàn không, hay vẫn có sự khác biệt.

Còn về Thức thì mình nghĩ thế này.
1. Khi “xúc” (Thọ).
Khi lục căn tiếp xúc với Lục trần thì tạo ra xúc.
Tại thời điểm “Xúc” này,
Hoạt động chắc chắn xảy ra là :
1.1 Bộ não tự động ghi sự kiện “xúc” vào bộ nhớ (A Lại Da).
Hoạt động có thể xảy ra là :
1.2 Hoạt động vô điều kiện (Hành) – Vô ý thức, Do Nghiệp
1.3 Hoạt động có điều kiện (Tưởng) – Ý thức khởi phát, Do kinh nghiệm cuộc sống v.v..

Bạn viết :

Cho nên "thức" là gì? Mình nghĩ theo Phật pháp thì nó là "những hoạt động" xảy ra nếu có "xúc" và để lại "quả".

Câu trên của bạn đúng.

Là hoạt động thì nó xảy ra khi có duyên rồi hết, chẳng từ đâu, chẳng về đâu, chẳng ở đâu cả.

Câu này có vẻ không ổn.
Vì 1.2 và 1.3 có thể hết khi không còn duyên, nhưng 1.1 thì không hết, nó lập tức thành nhân (Chủng tử trong A Lại Da) để khởi phát quả trong tương lai khi gặp các duyên thích hợp.

Chào bạn.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
nhưng 1.1 thì không hết, nó lập tức thành nhân
Mình nói là "thức" để lại "quả". Quả không phải thức đưa đến nó nhưng có liên hệ nhân quả. Quả chưa trổ bắt đầu là dạng "chủng tử".

:)


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Hlich!
Hiểu nhầm.
OK
Bye.


Ngã Không
Bài viết: 62
Ngày: 25/03/15 08:59
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ vô thuỷ

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngã Không »

Huệ Minh đã viết:
Ngã Không đã viết:Nói bậy! Trung khu thần kinh là thuộc về sắc. Vấn đề này đã được làm rõ ở mấy trang trước. Đạo hữu nên đọc lại. Thân là thuộc về Sắc, là tứ đại. Các yếu tố thuộc về tinh thần như: thọ, tưởng, hành, thức, không bao giờ được nằm trong não
Chào ĐH Ngã Không tangbong
Sao tại topic "Tế Bào có phải là sinh linh không?", đạo hữu khẳng định: "Suy nghĩ của chúng ta là suy nghĩ của hàng triệu tế bào não". Mà bây giờ, đạo hữu lại nói rằng: "Bộ não là Sắc uẫn?". Liệu có quá mâu thuẫn chăng?
Nếu như tế bào cũng là một sinh linh, thì chúng phải có đủ 5 uẫn
Mà bộ não là nơi chứa tế bào não
Vậy, bộ não phải có đầy đủ cả 5 uẫn chứ?
Um, đúng là não không chỉ có Sắc Uẫn


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Chư hiền hữu kính.
Có một nghiên cứu nói rằng: Thức ( trí nhớ) Không tồn tại trong Não !
https://daikynguyenvn.com/khoa-hoc/phai ... ao-bo.html.
mời chư hiền hữu tham khảo.
Kính chúc cả nhà thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT


Ngã Không
Bài viết: 62
Ngày: 25/03/15 08:59
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ vô thuỷ

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngã Không »

Quý vị có thể cho tôi hỏi hiện tượng tê chân, tay. Khi thức không thể ra lệnh cho chân, tay cử động là do nhân gì, duyên gì gây nên?
Rồi hiện tượng, "chết thực vật", khi bệnh nhân chìm trong vô thức nhưng không chết hẳn, cơ thể vẫn hoạt động, có sự trao đổi chất bài tiết bình thường. Vậy, người đó có thức không?

Tôi nghe nói có một số loại vi khuẩn. Những chúng sinh nhỏ bé này khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, có thể làm thay đổi, kiểm soát tư duy, hành động của vật chủ mà nó xâm nhập vào. Vậy khi vật chủ đó bị vi khuẩn đó kiểm soát thì vật chủ đó có thức không?

Thành kính mong chia sẻ kinhle


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Ngã Không đã viết:Quý vị có thể cho tôi hỏi hiện tượng tê chân, tay. Khi thức không thể ra lệnh cho chân, tay cử động là do nhân gì, duyên gì gây nên?

Rồi hiện tượng, "chết thực vật", khi bệnh nhân chìm trong vô thức nhưng không chết hẳn, cơ thể vẫn hoạt động, có sự trao đổi chất bài tiết bình thường. Vậy, người đó có thức không?

Tôi nghe nói có một số loại vi khuẩn. Những chúng sinh nhỏ bé này khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, có thể làm thay đổi, kiểm soát tư duy, hành động của vật chủ mà nó xâm nhập vào. Vậy khi vật chủ đó bị vi khuẩn đó kiểm soát thì vật chủ đó có thức không?

Thành kính mong chia sẻ kinhle

Kính các chư đạo hữu;


Mình xin mạn phép chia sẻ một vài lời:

1- Hiện tượng tê tay, tê chân:

Nếu có nhân duyên với Y khoa, hãy nhờ sự can thiệp của Y khoa (trước tiên).

Nếu có nhân duyên với Phật pháp, hãy lưu ý đến các Tâm mong cầu về Sắc tướng.

hoặc các Tâm mong cầu về Địa thổ.. Giảm bớt sức vọng tưởng của các Tâm này..

... Sẽ có thể hóa giải được hiện tượng tê tay, tê chân.

(Việc này là do Thân thức hoạt động quá tải)

tangbong kinhle


2. Hiện tượng, người sống "thực vật", nghĩa là bệnh nhân chìm trong vô thức nhưng không chết hẳn, cơ thể vẫn hoạt động, có sự trao đổi chất bài tiết bình thường. Vậy, người đó có thức không?

Tương tự. Nếu có nhân duyên với Y khoa, hãy nhờ sự can thiệp của Y khoa (trước tiên).

Hoặc: Nếu có nhân duyên với Phật pháp, thì hãy để ý rằng:

Thức của người ấy đã bị tê liệt, hoặc đã chết ở phần Ngũ Tiền Thức (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân)

Rất có thể, họ vẫn còn Thức thứ 6, 7, và 8 (Ý thức, Mạt na thức, và A lại da thức).


tangbong kinhle


Tôi nghe nói có một số loại vi khuẩn. Những chúng sinh nhỏ bé này khi xâm nhập vào cơ thể vật chủ, có thể làm thay đổi, kiểm soát tư duy, hành động của vật chủ mà nó xâm nhập vào. Vậy khi vật chủ đó bị vi khuẩn đó kiểm soát thì vật chủ đó có thức không?


Tương tự. Nếu có nhân duyên với Y khoa, hãy nhờ sự can thiệp của Y khoa (trước tiên).

Hoặc: Nếu có nhân duyên với Phật pháp, thì hãy để ý rằng:

Những chúng sinh nhỏ bé này, chỉ nhỏ về tướng, nhưng nó có Tâm, tương đương với một người bình thường.

Do đó, nó có thể chi phối hoặc kiểm soát tâm thức của người ấy. Đây là vấn đề nhân duyên.


tangbong kinhle


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Đăng Nhiên đã viết:Xin chào các đạo hữu!

Thưa quý vị đạo hữu kính mến, chúng ta nên làm rõ đề tài một chút và định hướng lại câu hõi
Bây giờ, cho tôi hỏi rằng: "Người điên có thức hay không thưa quý đạo hữu?"

Kính các chư đạo hữu;


Chủ đề này thấy có khá nhiều câu hỏi, và cũng đã được khá nhiều Thiện tri thức giải thích,

Nay mình chỉ xin phép Tóm lược lại các câu hỏi đã được đặt ra. kinhle


Câu hỏi: Người điên có thức hay không?

Đáp:

Người "Điên" CÓ "THỨC".

Sở dĩ Thức của người "Điên" khác với người bình thường là một trong hai nguyên nhân sau:

1- Có thể do có sự thâm nhập và can thiệp của một Tâm thức khác vào trong người ấy.

Vấn đề này chỉ xảy ra khi người ấy và Tâm thức khác đã có một nhân duyên sâu đậm nào đó.


2- Do vì có biến cố, hay sự xung đột lớn trong Tâm thức đã khiến cho các thức người ấy bị rối loạn.

Tùy theo mức độ rối loạn mà 8 thức đều bị rối loạn.

Thường thì tổn thương nặng nhất nằm ở Mạt na thức.

Cho nên, những biểu hiện nào có liên quan đến Ý thức sẽ khác bình thường.

Có nghĩa là nếu người ây có khởi Ý thức thì sẽ khác thường,

Vì căn của Ý thức chính là từ Mạt na thức.


tangbong kinhle


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Đăng Nhiên đã viết:Não, hay còn gọi là óc, là trung tâm điều khiển của hệ thần kinh trung ương, chịu trách nhiệm điều khiển hành vi. Ở hầu hết các loài động vật, não được đặt trên đầu, được bảo vệ bởi hộp sọ, và gần với các giác quan chính như thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, và cơ quan cảm giác về thăng bằng

Nhiều người cho rằng nếu não bị hư thì "thức" cũng không còn!

Sau sang chấn, nhiều người phải sống trong tình trạng "thực vật", mất các giác quan "6 căn"

Lục căn thì gồm có:

¨ Nhãn là mắt, dùng để nhìn.

¨ Nhĩ là tai, dùng để nghe.

¨ Tỷ là mũi, dùng để ngửi.

¨ Thiệt là lưỡi, dùng để nếm.

¨ Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh..

¨ Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt.

Nếu não bị hư thì không có Lục căn, cũng đừng nói đến 6 trần.Điều này có thật đúng?

Câu hỏi thứ hai nữa là: "Thức là 1 trong 6 căn, liệu chỉ có tồn tại trong não?"

Xin quý thiện hữu tri thức hoan hỷ mà giải thích giùm!

=================

Kính các chư đạo hữu;


Câu hỏi chính của chủ đề, và cũng đã được khá nhiều Thiện tri thức giải thích,

Nay mình chỉ xin phép chia sẻ một vài lời như sau. kinhle


Trước tiên, nếu có nhân duyên với Y khoa, hãy để Y khoa chẩn đoán và xác định.

Nếu có nhân duyên với Phật pháp, ta chỉ cần lưu ý một số vấn đề sau:

"Não bộ" cũng như mọi phần còn lại của cơ thể, thuộc Sắc uẩn.

Nếu vì một lý do nào đó, khiến cho Sắc uẩn không còn duyên hòa hợp với Thọ tưởng hành thức, thì người ta sẽ chết.

Nghĩa là không cần phải ở Não, mà bất cứ phần nào trong cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến sự hòa hợp của 5 uẩn.

Đây là trường hợp, ta nói Thức = Tâm = Thọ+Tưởng+Hành+Thức. kinhle



Còn nếu nói đến Thức theo Duy Thức Học, hay trên tinh thần Phật pháp:

Thì cái gây ra tổn thương cho 6 căn hay 8 thức không phải ở não.

Mà cái gốc nằm ở cái "Nhân duyên" sinh ra biến cố làm tổn thương các căn thuộc cơ thể. Vì:

Có những người khi sinh ra đã bị "khuyết" căn, hoàn toàn không có "biến cố" nào xảy ra ở não.

Có những người, bị một hoặc vài căn nào đó tự hỏng dần dần, mà không hề liên quan đến chấn thương não.

Có những người, sau khi đã bị chấn thương não, họ vẫn bình phục trở lại như thường.

Cho nên: Điều quan trọng đối với người tu Phật, là cần phải quán xét được nhân duyên.

Đó là cách phòng ngừa tốt nhất đối với tất cả các biến cố nguy hiểm có thể xảy ra.



Kính, tangbong kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.210 khách