Tế bào có phải là một sinh linh?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Dị Nhân
Bài viết: 15
Ngày: 30/09/14 22:55
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TPHCM

Re: Tế bào có phải là một sinh linh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Dị Nhân »

Ngã Không đã viết:
pucaquynhnga22 đã viết:
Lại nữa, chúng sinh hữu tình là các loài có tình thức, có hệ thần kinh, biết cử động, biết đi, biết bò, biết bay, biết lội, nói chung là tất cả động vật có sinh mạng, bao gồm cả con người. Vậy tế bào có hệ thần kinh không? Những hoạt động của tế bào là do hệ thần kinh đảm nhiệm hay chỉ trao đổi một cách vô thức?

Tế Bào chẳng phải là một chúng sanh hữu tình. Trong Kinh Phật chưa từng nghe là đầu thai thành Tế Bào bao giờ, mà ngày nay người ta cứ thích làm khó nhau quá. ./..,.,
Thêm một sư lạm dụng khá nhiều ngôn ngữ nữa rồi!
Tui nói trước là tui theo pháp môn đốn ngộ, ai không thích thì có thể ban nick của tui, nhưng tui thấy sai thì tui phải nhắc

Đoạn số 1: Đạo hữu lạm dụng từ "tình thức". Xin đạo hữu hãy diễn giải nó rõ hơn
Trong kinh không hề nhắc đến "tình thức". Đạo hữu hãy làm rõ nó khác với "thức" như thế nào?
Tiếp theo, sao đạo hữu chắc chắn là tế bào chẳng có sinh mạng, và hệ thần kinh?
Để có cái gọi là "hệ thần kinh" thì đạo hữu có biết là có bao nhiêu tỷ tỷ nơ-ron thần kinh(tức là tế bào thần kinh) tạo thành hay không?. Chúng ta tính một bài toán, suy nghĩ về một vấn đề,...thì có biết bao nhiêu tế bào thần kinh vận động. Nói cách khác, suy nghĩ của chúng ta cũng là suy nghĩ của các tế bào thần kinh.

Đoạn số 2: Đúng là trong kinh phật chưa từng nghe: "con người đầu thai thành tế bào". Nhưng kinh phật cũng không phủ nhận: "Tế bào luân hồi thành tế bào". Xin mời đọc lại Phật pháp phổ thông của thầy Thích Thiện Hoa đi nhé! Để hiểu rốt ráo về Luân Hồi hơn

Kính! Chỉ vài lời chia sẻ
tangbong
Về cơ bản, thì chỉ có Brahman mới nhìn thấy được Atman nhờ nhân duyên.Nhưng Atman khó thể trực nhận bản chất, độ lớn, sự phức tạp vô cùng tận của Brahman
"Tế bào có phải là một sinh linh không?", tức là câu hỏi trực nhận của Brahman đối với Atman, thông qua nhân duyên, Brahman cũng không thể hiểu hết Atman và bản chất của nó. Tuy nhiên, nếu nhân duyên tốt thì Brahman sẽ nhìn thấy một cách trọn vẹn về Atman.

Hoặc "Bên ngoài vũ trụ của chúng ta là gì?", là câu hỏi trực nhận của Atman về bản chất của thực tại, sự tồn tại của mình. Atman cũng nhờ nhân duyên để hiểu nhưng không thể chứng, không thể hiểu độ lớn, sự phức tạp và không bao giờ hiểu nổi Brahman. Cho nên, cũng đừng hỏi nhiều. Vì lẽ, rất vô ích
Tuy nhiên, theo Phật, thì Brahman và Atman vốn là hai thứ cùng chung bản chất, vấn đề là chúng không thông với nhau, thường bị ngăn cách. Người ấn giáo hay phật tử đều muốn loại bỏ vách ngăn này.Nhưng sự khác biệt ở chỗ; là người phật tử không còn muốn giữ là Brahman nữa.Trong khi đó, người ấn giáo lại muốn giữ Brahman, nên bị giới hạn bởi tri thức và trí tuệ.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tế bào có phải là một sinh linh?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đăng Nhiên đã viết:
Dạ thưa, có quan điểm cho rằng; tế bào não có thức.Vậy đạo hữu nghĩ sao về vấn đề này? Theo đạo hữu, tế bào không có não nên không phải là hữu tình chúng sanh. Nhưng mỗi ý nghĩ của chúng ta được tạo thành từ hàng vạn các tế bào não. Tế bào não cấu tạo nên mô não, mô thần kinh, mô não cấu tạo thành não bộ. Vậy tế bào não có thức không?
Ở đây phải là hệ thống thần kinh, mỗi tế bào riêng lẻ thì không tạo thành hệ thống thần kinh. Thí dụ, que diêm và hộp diêm không phải là lửa nhưng khi chúng kết hợp lại với nhau thì sanh ra lửa. Tương tự như vậy, các tế bào có các chức năng khác nhau, kết hợp lại với nhau làm cơ sở vật chất cho sự trú ngụ và phát triển của thức=một chức năng vượt bậc hơn hẵn chức năng của mỗi tế bào. Nếu tế bào đã có thức thì chúng chẳng cần kết hợp lại nhau làm gì nữa, cũng giống như que diêm đã có lửa thì chẳng cần kết hợp với hộp diêm làm gì!.

Một thí dụ khác, một cỗ máy tự động. Mỗi bộ phận đơn lẻ của nó không có chức năng tự động hóa nhưng khi chúng kết hợp với nhau thì có chức năng đó.

Theo lịch sử tiến hóa, hệ thống thần kinh được hình thành sau cùng, là một sự kết hợp tinh túy của các tế bào, mà chức năng của nó là phát sinh, nuôi dưỡng, phát triển "thức". Do đó, chức năng mới này không có sẵn nơi các tế bào! Vì nếu có thì đã không có sự tiến hóa như thực tế!


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tế bào có phải là một sinh linh?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

Khi nói đến hệ thần kinh là hàm ý triệu triệu tế bào, trong khi câu hỏi là một tế bào, so sánh như vậy thì chẳng công bằng tí nào :D

Cái thức của hệ thần kinh mà các bạn nói đến là ý thức, thức thứ sáu. Tế bào có giòng thức của nó. Có thể nói giòng thức đó là a lại da thức, những hoạt động ở tầng sâu thẳm nhất của sự sống.
Như vậy, chúng ta đã là một sinh linh(có đầy đủ cả 5 uẫn).Nhưng sinh linh này lại cấu tạo từ hàng triệu sinh linh khác(cũng có đầy đủ cả 5 uẫn)
Cái sai của kết luận ban đầu là tế bào cũng đầy đủ 5 uẩn. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức từng thứ một chúng ta phải hiểu cho tường tận được trình bày như thế nào trong giáo thuyết. Hiểu tường tận rồi mới nên áp dụng.

kinhle


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tế bào có phải là một sinh linh?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

hlich đã viết:tangbong

Khi nói đến hệ thần kinh là hàm ý triệu triệu tế bào, trong khi câu hỏi là một tế bào, so sánh như vậy thì chẳng công bằng tí nào :D
Ý của tác giả câu hỏi là tế bào có phải là một hữu tình chúng sinh hay không?

Tế bào không phải là một hữu tình chúng sanh, nó có nhiều tiến bộ hơn vô cơ nhưng vẫn còn nằm trong cấp độ vô tình.

Sự cộng tác của hàng tỷ tế bào tạo nên hệ thần kinh và phát sinh chức năng mới là phân biệt- nhị nguyên. Lúc đó mới là hữu tình chúng sanh, bản thân mỗi tế bào chưa có chức năng phân biệt-nhị nguyên hay là thức phân biệt nói chung chứ không phải chỉ riêng thức thứ 6.
Cái thức của hệ thần kinh mà các bạn nói đến là ý thức, thức thứ sáu. Tế bào có giòng thức của nó. Có thể nói giòng thức đó là a lại da thức, những hoạt động ở tầng sâu thẳm nhất của sự sống.
Bất kì hữu tình hay vô tình đều có a lại da thức, đơn giản nó chính là cái THỂ hay là cuốn nhật kí ghi lại quá trình chúng sanh đó hình thành, biến đổi ở từng hình thái, hết dạng này đến dạng khác.

Tóm lại, một tế bào không phải là hữu tình chúng sanh nhưng khi chúng kết hợp lại với nhau tiến hóa vượt bậc tạo nên hệ thần kinh phát sinh thức phân biệt với các ý niệm yêu ghét thì mới là hữu tình chúng sanh.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tế bào có phải là một sinh linh?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Ý của tác giả câu hỏi là tế bào có phải là một hữu tình chúng sinh hay không?

Tế bào không phải là một hữu tình chúng sanh, nó có nhiều tiến bộ hơn vô cơ nhưng vẫn còn nằm trong cấp độ vô tình.
Mình hiểu các bạn đang bàn luận chuyện gì. Chỉ nhắc nhở là tế bào cũng có "thức" mặc dù không phải là cái "ý thức" của hệ thần kinh.

:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tế bào có phải là một sinh linh?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
bản thân mỗi tế bào chưa có chức năng phân biệt-nhị nguyên hay là thức phân biệt nói chung chứ không phải chỉ riêng thức thứ 6
Bạn đồng ý là tế bào có a lại da thức rồi lại nói không có thức phân biệt, tức là a lại da thức không có khả năng phân biệt sao? Xin giải thích chỗ này. Cám ơn.

:)


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tế bào có phải là một sinh linh?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

hlich đã viết:tangbong
bản thân mỗi tế bào chưa có chức năng phân biệt-nhị nguyên hay là thức phân biệt nói chung chứ không phải chỉ riêng thức thứ 6
Bạn đồng ý là tế bào có a lại da thức rồi lại nói không có thức phân biệt, tức là a lại da thức không có khả năng phân biệt sao? Xin giải thích chỗ này. Cám ơn.

:)
Ý của BK là thức phân biệt của hữu tình, chứ không phải của vô tình chúng sanh. Tuy là phân biệt nhưng chúng rất khác xa nhau, một trời một vực, không cùng cấp độ nên đánh đồng thì không thể được!

Tại vì a lại da thức trong các tài liệu là nói đến hữu tình chúng sanh. Cụ thể như sau:
A lại da thức: Tàu dịch là "Tàng thức": Thức này có công năng chứa đựng chủng tử của các pháp. "Thức" là thể, mà "chứa" là dụng. Hiệp cả thể và dụng, nên gọi là "thức chứa" (Tàng thức). Có 3 nghĩa:

a. Năng tàng: Năng chứa. Thức này co công năng chứa đựng và gìn giữ chủng tử (hạt giống) của các pháp.

b. Sở tàng: Bị chứa. Thức này là chổ để chứa các pháp.

c. Ngã ái chấp tàng, gọi tắt là "chấp tàng": Thức thứ Bảy chấp kiến phấn của thức này làm Ta và thường ái luyến.
Nhưng với vô tình chúng sanh thì chưa bàn tới. Vô tình chúng sanh, cũng có Thể Và Dụng, vì thế có a lại da thức nhưng a lại da thức của nó chưa có chức năng "Ngã ái chấp tàng".

Ngã ái cháp tàng này mới có chức năng làm dấy khởi phân biệt yêu ghét (tình thức), mới làm nên hữu tình chúng sanh.

Thực tế tiến hóa chứng tỏ tế bào chưa phải hữu tình: hàng tỷ tế bào phải kết hợp lại với nhau tạo nên hệ thần kinh, phát sinh chức năng mới mà mỗi tế bào không thể có chức năng đó (vì là do sự "kết hợp" mà có).

Bởi vậy chúng sanh có hệ thần kinh hơn hẳn chúng sanh chưa có hệ thần kinh một bậc về thức.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tế bào có phải là một sinh linh?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
phân biệt yêu ghét (tình thức)
đây là khả năng của ý thức, thức thứ sáu

:)


Ngã Không
Bài viết: 62
Ngày: 25/03/15 08:59
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ vô thuỷ

Re: Tế bào có phải là một sinh linh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngã Không »

BATKHONG1985 đã viết:
Tóm lại, một tế bào không phải là hữu tình chúng sanh nhưng khi chúng kết hợp lại với nhau tiến hóa vượt bậc tạo nên hệ thần kinh phát sinh thức phân biệt với các ý niệm yêu ghét thì mới là hữu tình chúng sanh.
Theo cái logic thì tôi thấy chẳng hợp lý. Ở chỗ sau:

Tế bào là vô tình chúng sanh(như bạn đã nói)
Nhiều tế bào kết hợp lại thành cơ thể.Như vậy, đúng ra con người phải là vô tình chúng sanh chứ?.Sao lại là hữu tình chúng sanh được


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tế bào có phải là một sinh linh?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Mỗi tế bào giữ một vai trò nhất định trong việc cơ cấu nên một cơ thể phức tạp hơn để tạo thành một chúng sanh hữu tình.
Cũng giống như một máy tính vậy, trong mỗi con chip có vô số transitor, tụ điện, điện trở, cuộn dây. Những linh kiện này dụ cho tế bào vô tình, nhưng cái tạo thành của nó là máy tính thì biết tính toán, lưu trữ (nhớ) các dữ liệu, thực hành các lệnh con người điều khển.

Cho nên một chúng sanh từ vô tình muốn tiến hóa đến thành chúng sanh hữu tình phải biết bao nhiêu thời gian và công sức chọn lọc của tự nhiên. Thí dụ như trái đất có tuổi thọ khoảng 5,5 tỷ năm. Nhưng từ khi trái đất có sự sống (cách đây khoảng 3 tỷ năm) đến bây giờ mới hình thành được con người hữu tình.
3-4 tỷ năm đối với chúng ta là nhiều, nhưng đối với thiên nhiên thì chỉ là thoáng chốc mà thôi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Ngã Không
Bài viết: 62
Ngày: 25/03/15 08:59
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ vô thuỷ

Re: Tế bào có phải là một sinh linh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngã Không »

Huệ Minh đã viết:
Ngã Không đã viết: Để có cái gọi là "hệ thần kinh" thì đạo hữu có biết là có bao nhiêu tỷ tỷ nơ-ron thần kinh(tức là tế bào thần kinh) tạo thành hay không?. Chúng ta tính một bài toán, suy nghĩ về một vấn đề,...thì có biết bao nhiêu tế bào thần kinh vận động. Nói cách khác, suy nghĩ của chúng ta cũng là suy nghĩ của các tế bào thần kinh.
Chào ĐH Ngã Không tangbong

Huệ Minh không nghĩ tế bào là đơn vị nhỏ nhất nên cũng phủ nhận chuyện "suy nghĩ của các tế bào thần kinh cũng là suy nghĩ của chúng ta"
Chúng ta không thể tìm thấy thứ gì lớn nhất(cực đại) và cũng không thể tìm thấy thứ gì nhỏ nhất(cực tiểu). Việc này rất hoang đường, như chia một hột đậu, rồi tiếp tục chia các mảnh của hột đậu đến vô cực. Nói theo phật dù có chia đến vô thủy vô chung, cũng không tìm thấy cái nhỏ nhất cuối cùng. Cho nên, kết quả của suy nghĩ con người là các "hành" của vô minh. Chính xác hơn là vô minh của hàng loạt sự giả hợp từ cái nhỏ đến cái lớn hơn bao trùm. Sự thúc đẩy của hành động, tư tưởng, lời nói đều là sự biểu hiện của vô minh, sanh diệt mà thôi!
Tôi chỉ nói về tế bào, vì nó đơn giản, dễ hình dung. Chớ nói những cái nhỏ hơn như: gen hay nhiễm sắc thể thì người ta khó hình dung. Chỉ tương đối thôi! Đương nhiên, tế bào là cơ thể được cấu thành từ nhiều thứ khác nữa
Ngày nay, khoa học đã phân biệt được thế giới vô cơ hoặc hữu cơ dựa trên thành tố nguyên tử cấu tạo.
Ví dụ: thế giới sinh vật(hữu cơ) thì cơ thể có cấu tạo từ 4 nguyên tố chính là: Cacbon, Hiro, Oxi, Phot-pho, còn thế giới vô cơ không có 4 nguyên tố này hoặc có nhưng chưa đủ vì thiếu 1 trong số đó.


Ngã Không
Bài viết: 62
Ngày: 25/03/15 08:59
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ vô thuỷ

Re: Tế bào có phải là một sinh linh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngã Không »

binh đã viết:Mỗi tế bào giữ một vai trò nhất định trong việc cơ cấu nên một cơ thể phức tạp hơn để tạo thành một chúng sanh hữu tình.
Cũng giống như một máy tính vậy, trong mỗi con chip có vô số transitor, tụ điện, điện trở, cuộn dây. Những linh kiện này dụ cho tế bào vô tình, nhưng cái tạo thành của nó là máy tính thì biết tính toán, lưu trữ (nhớ) các dữ liệu, thực hành các lệnh con người điều khển.
Theo logic, thì tôi thấy cũng chẳng hợp lý
Bạn nói: tế bào là chúng sanh vô tình
Tế bào được cấu thành từ các vật liệu di truyền, ADN, ARN, ti thể, lạp thể,...(cũng giống như tránitor, tụ điện, điện trở, cuộn dây). Những linh kiện này dụ cho các vật liệu cấu tạo nên tế bào, nhưng cái tạo thành của nó là cái tế bào biết hoạt động, cấu tạo nên cơ thể người hoạt động. Vậy tế bào phải là chúng sanh hữu tình chứ?.Nhưng cái tiền đề là "vô tình"


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]219 khách