Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

-Thứ hai, đạo hữu binh đã nói rằng: Duyên là hoàn cảnh đưa đến, giúp cho nghiệp được phát triển...Tuy nhiên, mọi thứ phải theo quy luật nhân-quả. Xin đạo hữu giải thích cho lý do nào mà Duyên lại đưa đến, giúp cho nghiệp được phát triển và kết quả?. Tức là chúng ta đi tìm cái "Nhân" của "Duyên". Vậy, Duyên phải là kết quả của cái sự đó;

-Thứ ba, nếu có cái duyên thuận lợi thì ắt cũng có cái duyên bất lợi. Tại sao đối với trường hợp này thì duyên thuận lợi. Trường hợp khác thì duyên bất lợi?-Cũng không nằm ngoài quy luật nhân quả.
Giả sử ta gieo một hạt giống xuống ruộng, thì hạt giống là nhân để cho quả sau này. Nhưng phải nhờ các thuận duyên như đất, nước, không khí v.v... thì hạt giống mới phát triển thành cây được.

Nếu hạt giống đó ta gieo trên đá hay xi măng thì hạt giống không phát triển được. Gọi đó là nghịch duyên.

Gặp thuận duyên hay nghịch duyên cũng có nguyên nhân. Nguyên nhân đó ở người gieo giống.
Cũng vậy, nếu ta làm điều ác, sẽ phải nhận quả ác. (đó là thuận duyên)
Nhưng nếu ta hối cải, niệm Phật, được vãng sanh Cực Lac Quốc, thì cái nhân ác kia không thể tăng trưởng được.

Vì sao ? vì ở cõi Ta Bà này sẵn có các trợ duyên (Như địa ngục, sinh tử luân hồi, oán gia v.v...) để con người phải chịu quả báo.
Còn ở cõi Cực Lạc tên ác đạo còn chẳng có huống là có thật, và cũng không có luân hồi, con người sống lâu vô lượng. Cũng không có oán gia, làm sao trả nợ ? Dù có gặp oán gia sinh lên đó, cũng đã là người giác ngộ rồi, và vì thế nên người đó hiểu rằng mọi sự đều là huyễn, là giả, không thật v.v... không có tâm thù oán. Vì thế oán thù được cởi bỏ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Hư Danh đã viết:Lành thay, ngu tui muốn trì giới học hỏi rằng ngu tui có những vấn đề cần được làm sáng tỏ, mong các vị hữu học, A la hán và Như Lai giải thích minh tường và cắt nghĩa, so sánh giữa duyên và nghiệp khác nhau như thế nào?
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật
kinhle tangbong

Kính đạo hữu Hư Danh, kính các chư đạo hữu, học hữu; kinhle


Đây là một chủ đề khá hay và thiết thực cho người học và tu Phật.

Và cũng là chủ đề dễ gây tranh cãi nhiều nhất trong việc thảo luận Phật pháp.

Lý do: mỗi người đã tự có một tri kiến lập bổn khác nhau về 4 chữ: NHÂN DUYÊN NGHIỆP QUẢ. kinhle



Thực ra Phật pháp tối thượng, không cần phải quá câu nệ vào Danh từ, Thuật ngữ, hay khái niệm.

Do đó, mình xin mạn phép chia sẻ một khái niệm "Tạm dùng" về DUYÊN và NGHIỆP.

Mà trong quá trình tư duy quán chiếu về DUYÊN , NGHIỆP, mình đã đúc kết lại.

Gọi là "Tạm dùng" vì nó chỉ nên dùng cho bản thân mình trong việc tư duy quán chiếu Nhân duyên...

... của chính mình và con đường đi đến giải thoát sinh tử mà thôi.

(Chớ nên dùng để tranh chấp, phân biệt phải trái với bất cứ người nào khác).


1. NGHIỆP là gì? Duyên là gì?

DUYÊN và NGHIỆP đều là những TÂM (ý) đã KHỞI LÊN trong cùng một biến cố (sự việc) xảy ra.

Biến cố (hay sự việc) xảy ra, liên quan đến đối tượng chủ thể và khách thể, gọi là QUẢ.

Ở chủ thể (tức tâm chủ thể được gieo vào bên trong): Tâm chủ thể khởi thì đó là DUYÊN.

Ở Khách thể (tức tâm chủ thể được gieo ra bên ngoài): Tâm khách thể khởi thì đó là NGHIỆP.

(CỘNG NGHIỆP: là một khái niệm, trên thực tế đã trổ thành Quả chung cho 1 tập thể,1 cộng đồng và hơn thế nữa.)



2. DUYÊN/NGHIỆP Thiện, Ác, Vô Ký:

- Khi DUYÊN/NGHIỆP khởi lên liên quan đến Phiền não (Tham, sân, si): gọi là ÁC (Duyên/Nghiệp)

- Khi DUYÊN/NGHIỆP khởi lên liên quan đến Hoan hỉ, Lợi lạc: gọi là THIỆN (Duyên/Nghiệp)

- Khi DUYÊN/NGHIỆP không khởi gì cả (dù có biến cố xảy ra): gọi là VÔ KÝ (không ghi nhận)

- Cho nên, đối với người tu hướng Giải thoát sinh tử: Chỉ nên tạo DUYÊN/NGHIỆP Vô ký.



3. Quan hệ giữa Nhân với Duyên/Nghiệp trong việc hình thành Quả:

Khi DUYÊN / NGHIỆP đã khởi, trong thời gian tích lũy chưa đủ để tạo thành QUẢ: thì gọi là NHÂN.

Khi DUYÊN / NGHIỆP đã tích lũy đầy đủ, nó sẽ tự đông tạo thành QUẢ, gọi là biến cố, sự việc.

(Gọi là biến cố, sự việc: là vì DUYÊN / NGHIỆP đã đến lúc THÀNH một cái gì đó, hoặc HOẠI một cái gì đó).



Cho nên: NHÂN và QUẢ, được tạo và thành từ cả trong Tâm của chính mình lẫn Tâm bên ngoài chính mình.

Do vậy, tư tưởng của mình đối với bản thân chính mình, và thái độ, hành vi của mình trong việc đối người, tiếp vật...

... Đều phải hết sức thận trọng...

... hãy suy xét thật kỹ về Duyên/Nghiệp trước khi quá muộn.

(Nhất là đối với các đạo hữu, hành giả đang chọn tu theo con đường giải thoát sinh tử).



Thành Kính, kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.208 khách