Giữa Cầu Nguyện và Cầu xin khác nhau cụ thể ra sao???

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Giữa Cầu Nguyện và Cầu xin khác nhau cụ thể ra sao???

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Cầu nguyện (nghiêng về tha lực): là tha thiết được một điều gì đó nhưng theo hướng là không tự mình làm được mà nương nhờ vào nơi cầu nguyện, ở đây là Phật. Vì khi ta cầu nguyện ta thường hướng nghĩ về đức Phật vì lúc này ta cho rằng Phật từ bi sẽ giúp ta.
- Nói thêm: Khi ta mang tâm tư Phật Từ Bi sẽ giúp ta thì ta đã quên đi Phật dạy rằng: "Ta không ban phước hay giáng hoạ."
- Cầu nguyện thì thiên về sự việc tốt lành cho người khác mà ít nghĩ cho chính mình trong lời cầu xin.
Ví dụ:
- Cầu nguyện cho cha mẹ mau khỏi bệnh. Con hứa sẽ gì gì đó....
- Cầu nguyện cho mọi người hết khổ đau. Con hứa sẽ gì gì đó....
Nhìn nhận thực tế thì ta thấy rằng ở đây như là có sự trao đổi vậy.

Cầu xin: là tha thiết được một điều gì đó, thiên về việc lợi ích cho chính mình hơn là ở mức độ Cầu Nguyện.
- Xét ra thì Cầu Xin và Cầu Nguyện không khác nhau lắm. Chỉ khác ở mức độ và phạm vi trong lời cầu.
- Ví dụ:
Con xin thi đậu, con xin được trúng số, con xin được.... rồi con hứa sẽ.....

- Theo cách hiểu của Chú Tiểu thì Cầu Nguyện và Cầu Xin chỉ khác mặt chữ là nhiều.
- Nhưng khi tâm tư hướng về Cầu Nguyện thì tấm lòng mênh mông hơn, trải rộng hơn.
- Cầu Xin thì hướng đến cục bộ, cá nhân hơn.

Trong 2 Cầu trên thì đều có lời hứa hẹn của chính ta đi kèm để hi vọng đánh đổi lại với điều đang cầu Xin và Nguyện.

Cầu Nguyện và Cầu Xin đều là Tha Lực
- Lại xét kỷ hơn ta có thể thấy thật ra 2 Cầu này đều chỉ có một lợi ích duy nhất là tạo niệm tin mạnh mẻ mà thôi (tha lực tích cực).
- Nết xét góc khác thì 2 Cầu này sẽ không có lợi ích khi hoàn toàn Chờ Đợi kết quả tốt đẹp từ lời 2 Cầu trên mà không có động thái hổ trợ (tha lực tiêu cực)
. Tha lực tiêu cực: Như cầu cho con thi đậu tốt nghiệp mà lại không nổ lực học bài thì thi rớt lại đổ thừa cho Phật thì lỗi lầm này đã có mà nay lại càng nhiều hơn.
. Tha lực tích cực: Như cầu cho cha mẹ khoẻ mạnh thì sau khi cầu xin xong, trong lòng đã an tâm hơn là cha mẹ được Phật gia hộ nhưng người này không chỉ như vậy mà con sớm thăm, tối viếng, chăm sóc vuông tròn, tâm sự, trò chuyện cùng cha mẹ. Thế thì một là với sự chăm sóc (trợ duyên khoẻ mạnh cho cha mẹ) và tấm lòng của một người con (tạo nên phước đức: hiểu thảo) thì duyên đủ đầy cha mẹ sẽ khoẻ lại mà thôi.

Chú Tiểu giờ đây rất ít Cầu, vì rằng trong mọi chuyện đều cố gắng tốt nhất có thể để không phải nương nhờ vào bên ngoài mình quá nhiều. Tuy nhiên cũng không quá cứng ngắt từ bỏ những tha lực tích cực.

Xin chúc vui tất cả.


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Giữa Cầu Nguyện và Cầu xin khác nhau cụ thể ra sao???

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa đã viết:Cầu nguyện (nghiêng về tha lực): là tha thiết được một điều gì đó nhưng theo hướng là không tự mình làm được mà nương nhờ vào nơi cầu nguyện, ở đây là Phật. Vì khi ta cầu nguyện ta thường hướng nghĩ về đức Phật vì lúc này ta cho rằng Phật từ bi sẽ giúp ta.
- Nói thêm: Khi ta mang tâm tư Phật Từ Bi sẽ giúp ta thì ta đã quên đi Phật dạy rằng: "Ta không ban phước hay giáng hoạ."
- Cầu nguyện thì thiên về sự việc tốt lành cho người khác mà ít nghĩ cho chính mình trong lời cầu xin.
Ví dụ:
- Cầu nguyện cho cha mẹ mau khỏi bệnh. Con hứa sẽ gì gì đó....
- Cầu nguyện cho mọi người hết khổ đau. Con hứa sẽ gì gì đó....
Nhìn nhận thực tế thì ta thấy rằng ở đây như là có sự trao đổi vậy.

Cầu xin: là tha thiết được một điều gì đó, thiên về việc lợi ích cho chính mình hơn là ở mức độ Cầu Nguyện.
- Xét ra thì Cầu Xin và Cầu Nguyện không khác nhau lắm. Chỉ khác ở mức độ và phạm vi trong lời cầu.
- Ví dụ:
Con xin thi đậu, con xin được trúng số, con xin được.... rồi con hứa sẽ.....

- Theo cách hiểu của Chú Tiểu thì Cầu Nguyện và Cầu Xin chỉ khác mặt chữ là nhiều.
- Nhưng khi tâm tư hướng về Cầu Nguyện thì tấm lòng mênh mông hơn, trải rộng hơn.
- Cầu Xin thì hướng đến cục bộ, cá nhân hơn.

Trong 2 Cầu trên thì đều có lời hứa hẹn của chính ta đi kèm để hi vọng đánh đổi lại với điều đang cầu Xin và Nguyện.

Cầu Nguyện và Cầu Xin đều là Tha Lực
- Lại xét kỷ hơn ta có thể thấy thật ra 2 Cầu này đều chỉ có một lợi ích duy nhất là tạo niệm tin mạnh mẻ mà thôi (tha lực tích cực).
- Nết xét góc khác thì 2 Cầu này sẽ không có lợi ích khi hoàn toàn Chờ Đợi kết quả tốt đẹp từ lời 2 Cầu trên mà không có động thái hổ trợ (tha lực tiêu cực)
. Tha lực tiêu cực: Như cầu cho con thi đậu tốt nghiệp mà lại không nổ lực học bài thì thi rớt lại đổ thừa cho Phật thì lỗi lầm này đã có mà nay lại càng nhiều hơn.
. Tha lực tích cực: Như cầu cho cha mẹ khoẻ mạnh thì sau khi cầu xin xong, trong lòng đã an tâm hơn là cha mẹ được Phật gia hộ nhưng người này không chỉ như vậy mà con sớm thăm, tối viếng, chăm sóc vuông tròn, tâm sự, trò chuyện cùng cha mẹ. Thế thì một là với sự chăm sóc (trợ duyên khoẻ mạnh cho cha mẹ) và tấm lòng của một người con (tạo nên phước đức: hiểu thảo) thì duyên đủ đầy cha mẹ sẽ khoẻ lại mà thôi.

Chú Tiểu giờ đây rất ít Cầu, vì rằng trong mọi chuyện đều cố gắng tốt nhất có thể để không phải nương nhờ vào bên ngoài mình quá nhiều. Tuy nhiên cũng không quá cứng ngắt từ bỏ những tha lực tích cực.

Xin chúc vui tất cả.

Kính đạo hữu Chú Tiểu;

Thực ra CẦU NGUYỆN, là một động từ ghép "vô tình sai lầm" giữa CẦU và NGUYỆN.

CẦU là vọng tâm; NGUYỆN là định tâm;

Cho nên:

Thường Tâm Cầu hay đi kèm với ít nhiều phiền não (do Cầu bất đắc - đã được nhắc tới trong Khổ Đế).

NGUYỆN thì cần phải có ĐỊNH LỰC. Không có Định lực thì Nguyện không có ý nghĩa và không có tác dụng.

Tuy nhiên, cần lưu ý, khi một Định lực đã đủ lớn có thể gây ra tác dụng trói buộc Tâm vào trong chỗ định này.

Dù sao thì ...để tu Định đến được chỗ có được Định lực đủ lớn cũng không phải dễ dàng gì.

(Những chủ đề Chú Tiểu nêu ra mình thấy rất hay. Xin được đãnh lễ.. kinhle )


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Giữa Cầu Nguyện và Cầu xin khác nhau cụ thể ra sao???

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Đọc kinh Phật rồi thì phải biết trong lúc ấy Phật nói với ai, trong hoàn cảnh nào, đọc xong rồi chọn điều tốt lành để thực hành theo, đừng quá cố chấp, cứng nhắc quá nơi văn tự ngữ ngôn. Ví như ăn mía, ăn xong rồi nhổ bả mía ra, thưởng thức vị ngọt thôi, chứ cứng chấp nuốt luôn bả thì cũng mệt lắm.

Cho nên có đọc câu [Phật dạy rằng: "Ta không ban phước hay giáng hoạ."] ở đâu đi chăng nữa, thì cũng đừng quá chấp trước, cho rằng hễ những kinh nào nói về sự ban phước của Phật thì đều cho là đã trái với lời nói của Phật bên trên, từ đó sanh nghi ngờ với những kinh điển như vậy, rồi sanh hủy báng. Nếu như thế thì tội nghiệp không cùng tận.

Phật có thể ban phước cho người không?
Câu trả lời là có chứ, nếu tự chúng ta có điều mong cầu gì nếu phát tâm tu thiện, chí tâm cầu nguyện, thì do bởi lòng thành lớn hay nhỏ mà tự có thể cảm ứng đến Phật, Bồ Tát. Khiến cho những điều mình mong mỏi được thành tựu.

Kinh Duy Ma Cật dạy: Trước dùng dục để lôi kéo sau dẫn dắt cho nhập vào Phật trí, chính là nghĩa này.

Như Kinh Đại Bi Tâm Đà Ra Ni, có dạy:

Quán Thế Âm Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y phục nghiêm chỉnh, chắp tay hướng về Phật mà thưa rằng: ''Bạch đức Thế Tôn, tôi có chú Đại Bi tâm đà ra ni, nay xin nói ra, vì muốn cho chúng sanh được an vui, được trừ tất cả bịnh, được sống lâu, được giàu có, được diệt tất cả nghiệp ác tội nặng, được xa lìa chướng nạn, được thành tựu tất cả thiện căn, được tiêu tan tất cả sự sợ hãi, được mau đầy đủ tất cả những chỗ mong cầu. Cúi xin Thế Tôn từ bi doãn hứa.

Chính vì thế ở cõi này, sự linh ứng của Bồ Tát thì rất nhiều, ghi chép không xuể, mười phương cõi nước, các chúng sanh vô lượng hễ mong cầu đều có cảm ứng số như cát sông hằng, như vi trần cũng không trọn hết được. Ai đọc các mẫu truyện linh ứng của ngài sẽ biết.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.222 khách