NHỮNG VỊ NI ÐẦU TIÊN CỦA TRUNG HOA BÀI HỌC CHO THẾ KỶ XXI

Năm 357 sau công nguyên, Tịnh Kiểm (Jing Jian) đã mạnh dạn dấn bước và trở thành người phụ nữ ðầu tiên ở Ðông Á lãnh thọ giới Tỳ-kheo Ni. Và về phần mình, Ni sư đã truyền trao những lời nguyện ấy cho đệ tử của mình là An Linh Thủ (An Ling Shou). Những người phụ nữ này đã đứng trước hai khó khăn lớn. Thứ nhất là Giáo hội – họ nghi ngờ tính hợp lệ của việc thọ giới này. Thứ hai là liên quan đến những tập tục Nho giáo mà qua đó những người phụ nữ này bị coi là chối bỏ gia đình và xã hội. Ðiều cốt yếu là Tịnh Kiểm và An Linh Thủ đã phải cùng một lúc chứng minh tính hợp pháp của giới phẩm họ đã lãnh thọ trước Tăng đoàn và xã hội. Ngày nay, khi giáo pháp ngày càng lan truyền tới nhiều quốc gia trên thế giới, các nữ tu và nữ Phật tử đang phải đối mặt với những thách thức tương tự. Bài tham luận này tập trung khảo sát các trải nghiệm mang tính lịch sử của hai người phụ nữ sống trong thế kỷ thứ IV ở Trung Hoa nhằm tìm những phương cách để vượt qua thách thức của thế giới hiện đại một cách hiệu quả.

Mặc dù cả Tịnh Kiểm và An Linh Thủ đều sinh ra trong những gia đình trí thức, có danh vị, giàu có và sở hữu nhiều điền sản, mỗi người trong họ đã phải đối mặt với những hoàn cảnh khác nhau. Ở tuổi 20, Tịnh Kiểm đã mất cả cha, mẹ, lẫn chồng và không có một chỗ nương tựa gia đình nào cả từ họ ngoại lẫn họ nội. Ngược lại, An Linh Thủ có một gia đình nguyên vẹn gồm những nhà Nho rất sùng kính đạo Phật. Lần lượt sinh ra trong năm 292 và 300 sau Công nguyên, Tịnh Kiểm và An Linh Thủ là những người phụ nữ miền Bắc Trung Quốc lớn lên trong một thế giới đầy dẫy hiểm nguy. Năm 275, Lạc Dương, thành phố quê hương của Tịnh Kiểm và là kinh đô của Trung Hoa thời đó (tỉnh Hà Nam) trải qua một đại dịch mà trong đó hàng chục ngàn người đã chết. Năm 280, một bộ tộc du mục từ phương bắc xa xôi có tên là Tiên-ti đã chiếm thành, giết các quan lại địa phương và tuyên bố thiết lập một triều đại mới. Triều đại Tấn thành lập chưa được bao lâu thì một cuộc nội chiến kéo dài 20 năm bùng nổ và tám vương tử Tiên-ti cùng phu nhân của họ quyết chiến để giữ thành. Cảnh nồi da xáo thịt kết thúc vào năm 311 khi một bộ tộc du mục phương Bắc khác là Hung Nô đốt thành Lạc Dương và xử chém 100.000 nhà quý tộc.

Trong thời kỳ lịch sử đầy hận thù này, hai người phụ nữ đã theo đuổi một cuộc sống rất có ý nghĩa. Tịnh Kiểm thọ Sa-di Ni giới từ một vị Tăng người Tây Vực tên là Trí Sơn (Zhishan) khi Ni sư ở wộ tuổi từ 20 đến 30 và thành lập Tu viện Trúc Lâm tại Lạc Dương, tu viện đầu tiên lưu dấu trong lịch sử Trung Hoa. Sau đó Ni sư thọ đại giới với một vị Tăng tên là Ðàm-ma-yết-đa (Dharmakart). Cuối cùng, Ni sư và một vị Tỳ-kheo có tên là Phật Ðồ Trừng (Buddhasingha) truyền giới cho An Linh Thủ. An Linh Thủ sau này rời Lạc Dương đến Yecheng, thành phố này trở thành kinh đô của Trung Hoa vào năm 335 khi Hoàng Ðế Thạch Hổ dời đô của triều đại Triệu về đây từ Xiangguo, một thành phố nằm sâu về phía Nam. An Linh Thủ, được sự ủng hộ của Ngài Phật Ðồ Trừng, đã thành lập năm hoặc sáu tự viện ở đây và thâu nhận hơn 200 đệ tử.

Năm 333, một vận may hy hữu đến với giáo đoàn Phật giáo Trung Hoa. Phật Ðồ Trừng là một vị Tăng dồi dào sức khỏe, làm việc không biết mệt, và đặc biệt nổi tiếng vì là một siddhi – nhà huyền thuật – có khả năng nhìn quá khứ đoán vị lai. Vào tháng tư Âm lịch năm ấy, Phật Ðồ Trừng nghe tiếng chuông bỗng dưng đổ và tiên đoán, “Ðất nước sẽ gánh chịu một tổn thất lớn. Không nên dẫn quân đi.” Vào tháng Bảy, Hoàng đế Thạch Lặc Truân Cát Pha (Shi Le) băng hà. Thượng thư Thạch Hổ (Shi Hu), cháu của Thạch Lặc và cũng là một vị tướng thành công nhưng tham lam của vương quốc Triệu, phế truất con trai Thạch Lặc, anh họ mình, và xưng Hoàng đế. Năm 335 , Thạch Hổ trở thành vị hoàng đế đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa tuyên bố tất cả thần dân đều phải tôn quý đạo Phật và phải đặc biệt quý trọng ngài Phật Ðồ Trừng. Phật giáo Trung Hoa ghi nhận đóng góp to lớn của ngài Phật Ðồ Trừng trong việc thành lập 893 chùa và tu viện, một kỷ lục chưa bao giờ bị vượt qua vào bất cứ thời kỳ nào ở Trung Hoa và có lẽ chỉ đứng thứ hai sau những đóng góp không tính kể cho Phật giáo của Hoàng đế A Dục tại Nam Á.

Việc thọ giới của Tịnh Kiểm - Những quan điểm đầy mâu thuẫn

Trong thời kỳ Phật giáo được Hoàng gia bảo trợ, Tịnh Kiểm - một nữ Phật tử ở độ tuổi 20 – biết được từ vị thầy của mình là ngài Pháp Thỉ rằng Tăng và Ni tuân theo những giới luật khác nhau. Rủi thay, lúc ấy chýa có văn bản nào ghi đủ những giới luật ấy. Tịnh Kiểm tìm gặp ngài Trí Sơn, một vị sư mà ngài Phật Ðồ Trừng rất kính trọng, và dẫn theo 24 người phụ nữ khác để lãnh thọ 10 giới. Vào khoảng giữa năm 345 và 352, Tỳ-kheo Tăng Khiết (Seng Jian) mang về từ xứ Scythi quyển Giới Luật Ni (Karmavacana) và Ðại chúng bộ Giới Bổn (Pratimoksa of the Mahasanghikas). Việc dịch thuật lúc ấy còn là một công tác rất mới ở Trung Hoa và phải đến năm 357 thì hai tập sách trên mới được dịch xong. Do ảnh hưởng đầy cảm hứng của những tài liệu này, Ðàm-ma-yết-đa, một vị Tăng ngoại quốc ở Trung Hoa, quyết định thành lập một đàn giới để truyền giới cụ túc cho Tịnh Kiểm và ba vị Ni khác. Mặc dù lúc này đã trên 60 tuổi, Tịnh Kiểm không hề ngần ngại và đã lãnh thọ đại giới ở đàn giới này.

Ðiều trớ trêu là chính một vị Tăng cùng nước với Ni sư tên là Ðạo Trường đã muốn trì hoãn, nếu không nói là ngăn trở việc thành lập Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni ở Trung Hoa. Khi biết có một đàn giới vừa được thành lập, Ðạo Trường liền phản đối. Sư tuyên bố rằng việc tổ chức giới đàn Tỳ-kheo Ni là không hợp lệ, vì ở Trung Hoa không có một đoàn thể Ni giới để có thể truyền giới. Lập luận của Sư không phải không có căn cứ. Một thế kỷ trước đó, khoảng giữa năm 249 và 252, một vị Tăng Ấn Ðộ phái Tiểu thừa tên là Ðàm-ma-ka-lạc (Dharmakala) không hài lòng với tình hình Phật giáo Lạc Dương đã viết. “Tăng đoàn ở đây tu hành không đúng với kỷ cương Phật pháp và không phải là một đoàn thể chính thống có thể sánh với Tăng đoàn Ấn Ðộ. Ðiều duy nhất mà họ khác với người thế tục là họ cạo tóc. Họ không tuân thủ những giới luật mà nhờ đó tu sĩ khác với người thế tục. Tuy họ sám hối và ăn chay, họ không trưởng dưỡng những giới hạnh như ở Ấn Ðộ mà lại bằng lòng với việc bắt chước những tập tục tế lễ gò mả tổ tiên theo phong tục Trung Hoa. Dưới mắt của một vị sư Ấn Ðộ, coi họ thảm não quá”. Những nhận xét chân thực nhưng đầy cay đắng của vị sư này không nhắc đến một thực tế là các tu sĩ Phật giáo Trung Hoa lúc ấy đã nhận chân những vấn đề này và đang nỗ lực đấu tranh để sửa đổi .

Vào thời của triều đại Ðông Hán (25-220 sau Công nguyên), bộ Sa-di Ni Giới Kinh (ShamiNi Jie Jing) được dịch sang tiếng Trung Hoa tại Kinh đô Tràng An cách Lạc Dương 200 dặm về phía Tây. Năm 252, Tỳ-kheo Khương Tãng Hội (Sanghavarman) dịch bộ Giới luật Ni của bộ phái Ðàm Vô Ðức (Dharmaguptaka), nhưng bản dịch của ngài bị thất lạc. Năm 266, một vị Tăng tên là Ðàm Vô Lan (Dharmaraksa) dịch bộ Tỳ-kheo Ni Giới nhưng cả cuốn này cũng bị thất lạc. Tuy nhiên, trong cuốn Biện Chính Luận, Pháp Lâm (Fa Lin) - vị danh Tăng đời Ðường - ghi nhận rằng dưới triều đại Tây Tấn (280-320), tại Tràng An, Lạc Dương và các vùng phụ cận có ít nhất là 3.700 Ni chúng sống trong 180 ngôi chùa.

Lý lẽ Ðạo Trường đưa ra rằng đàn giới Ni tổ chức mà không có các vị Ni làm giới sư và tôn chứng sư là chính xác, nhưng sự quả quyết của Sư đi ngược lại với những nỗ lực to lớn của toàn thể Phật giáo Trung Hoa trong việc truy thỉnh kinh điển cũng như các vị thầy đạo cao đức trọng. Có lẽ vì thấu hiểu những nỗ lực này mà Tăng đoàn Phật giáo ở Lạc Dương đã bác bỏ phản đối của Ðạo Trường. Kết quả là Ðạo Trường rút lui và Ðàm-ma-yết-đa tiếp tục việc truyền đại giới cho Tịnh Kiểm và ba vị Ni khác.

An Linh Thủ - Ði ngược lại những giá trị đương thời

Khó khăn mà An Linh Thủ gặp phải không đến từ phía Giáo đoàn mà đến từ chính gia đình của Ni sư. Cha của An Linh Thủ gây khó khăn và nói rằng “Con phải kết hôn. Làm sao con lại có thể không kết hôn chứ? Con chỉ quan tâm đến bản thân mình và không hề nghĩ đến cha mẹ ư?”. Hiếu thảo là một đức hạnh được đề cao trong xã hội Nho giáo. Không phụ nữ nào có thể bỏ việc chăm sóc cha mẹ mình trước khi kết hôn và cha mẹ chồng sau khi kết hôn. Từ chối kết hôn đồng nghĩa với ích kỷ, bởi vì nó có nghĩa là người ấy chối bỏ trách nhiệm của mình, cả về thể chất, tinh thần lẫn đạo đức. Mỗi một cá nhân có trách nhiệm lo lắng chăm sóc cho cha mẹ mình, dòng tộc mình, tổ tiên mình. Nếu An Linh Thủ từ chối kết hôn, cô sẽ là một gánh nặng kinh tế cho cha mẹ mình, những người sẽ phải nuôi cô ăn, mặc, ở. Nếu An Linh Thủ từ chối kết hôn, sẽ không có hậu duệ để nhang khói cho ông bà tổ tiên, những hồn phách đang phù hộ cho cả dòng họ. Nếu cô không có con trai, điều đó có nghĩa là sẽ không có ai chăm sóc những người già trong dòng họ hay che chở những đứa em họ có thể sẽ mất cha mẹ. Trong một nền văn hóa mà lượng từ vựng về quan hệ họ hàng lên đến gần 1.000 từ, một người phụ nữ muốn từ bỏ gia đình và con cái là đáng nguyền rủa, dị giáo và hư hỏng. Thêm vào đó, truyền thống cạo đầu của Phật giáo lại không khác hình phạt mà chế độ phong kiến Trung Hoa áp dụng cho các tội nhân. Với An Linh Thủ, con gái của một vị quan, thì việc cô cạo đầu đi ra ngoài là một sự sỉ nhục lớn cho gia đình và dòng tộc.

Trước những thách thức này, An Linh Thủ trả lời, “Những lời trách móc hay ngợi ca đều sẽ không làm con lay chuyển. Tại sao chỉ giữ tam tòng thì mới được coi là một phụ nữ đáng kính? Con muốn tu đạo để giải thoát chúng sanh khỏi khổ đau. Con còn có thể giúp cha mẹ bằng cách nào tốt hơn nữa?”. Trong câu trả lời này, An Linh Thủ đã khẳng định tinh thần từ bi bác ái của đạo Phật và quả quyết rằng chính lòng từ bi sẽ cứu cả gia đình và dòng họ. Khi cha cô nhượng bộ, việc xuất gia của cô còn khẳng định rằng việc phát triển tâm linh của một người sẽ cứu độ được tất cả và đóng góp của một phụ nữ không nhất thiết phải giới hạn trong khuôn khổ gia đình. Vì thế, theo cách nhìn của cô, các giá trị Nho giáo về lòng hiếu thảo và gia đình không hề bị tổn hại khi một người phụ nữ xuất gia. Bằng cách lập luận này, An Linh Thủ khẳng định rằng giá trị hiếu thảo của Nho giáo không nằm ngoài lý tưởng từ bi của đạo Phật. Các nhà Nho do đó có thể tìm thấy ở đạo Phật một sự hòa hợp trong lý tưởng. Cuối cùng, với sự chấp thuận của gia đình, An Linh Thủ được thế phát xuất gia.

Những bài học lịch sử

Phân tích những sự kiện lớn trong ðời sống hai ngýời phụ nữ ðã sáng lập Tãng ðoàn Tỳ-kheo Ni tại Trung Hoa, chúng ta có thể ðúc kết ba bài học.

Thứ nhất, chúng ta phải có một tầm nhìn thoát ra khỏi phạm vi của những điềm báo.

Thứ hai, chúng ta hoàn toàn không thể hành động riêng lẻ.

Và thứ ba là chúng ta cần thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với một Ni đoàn có tầm cỡ lớn hơn và cần ghi chép lại những thành quả chúng ta đạt được.

Dựa trên những kinh nghiệm của Tịnh Kiểm và An Linh Thủ, bài học thứ nhất ta có thể rút ra là nhất thiết không phụ thuộc vào những hiện tượng siêu nhiên. Không giống như các nữ tu sĩ ngày nay, các nữ tu tiên phong trong lịch sử sống trong một thời kỳ mà vua chúa cũng như dân thường đều đặc biệt chú trọng đến việc giải đoán các điềm báo. Trong 65 tiểu sử được ghi lại trong cuốn Các vị Ni Trung Hoa của sử gia Bao Chang, bao gồm tiểu sử của Tịnh Kiểm và An Linh Thủ, ta thấy có ít nhất 89 lần nhắc đến cầu vồng, mưa hoa, hổ chầu, và nhiều điềm thiêng khác. Những tiểu sử này kể về rất nhiều giấc mộng, chuyện kiếp trước, khách phi nhân, và những lời tiên tri, ví dụ như tiên đoán của Phật Ðồ Trừng rằng quốc gia sẽ chịu một tổn thất lớn.

Ngày nay, những nữ tu Phật giáo có một tầm nhìn bao quát hướng đến lợi ích vật chất và tinh thần của xã hội. Trong một đôi lần sử gia Bao Chang nhắc đến việc trợ giúp ngýời nghèo, ông dùng một cách diễn đạt hết sức chung chung,… “Tất cả những gì nhận được từ tín thí, Ni sư đều đem cho.” Ngày nay, những nữ tu Phật giáo sống trong các tu viện và cộng đồng rất chú trọng đến việc nhập thất tu tập, đem giáo pháp vào nhà tù, mở rộng vòng tay với người nghèo bất hạnh, chăm sóc y tế cho người bệnh, cung cấp thực phẩm cho người bần cùng, an ủi những bệnh nhân tâm thần, bảo bọc các nạn nhân của nạn buôn bán phụ nữ và ma túy, chăm sóc trẻ mồ côi và người vô gia cư. Ngày nay những nữ tu Phật giáo thành lập các trường đại học Phật giáo, cùng nhóm họp và làm việc với các tổ chức quốc tế như Liên Hợp Quốc để bảo vệ hòa bình.

Bài học thứ hai là không bao giờ hành động riêng lẻ. Tịnh Kiểm và An Linh Thủ đã nhận thức rõ rằng, tuy họ sống theo giới luật, họ không được sự trợ giúp của một Ni bộ và không được xã hội Nho giáo công nhận. Có lẽ họ cũng đã nhận ra rằng họ sống bên lề thế giới Phật giáo. Nếu không có thông tin về những truyền thống Phật giáo từ Ấn Ðộ, có lẽ họ đã không thể biết rằng họ đang lặp lại bước ði lịch sử của ngài Kiều Ðàm Di khi họ dấn bước xin thọ giới. Và vì không biết mình đã đi được bao xa trên đường đạo, họ không biết cần phải đi bao xa nữa.

Phải đến ba thế hệ sau, khoảng năm 425 sau Công nguyên, vị Tỳ-kheo Ni đầu tiên của Trung Hoa là Huệ Quách khi chưa thọ giới cụ túc, hỏi vị bổn sư truyền giới cho mình, ngài Cầu Na Bạt Ma (Gunavarman), “Một nơi phải xa bao nhiêu mới được coi là biên địa?”. Sư trả lời “Bất cứ nơi nào xa trên một ngàn dặm hay có núi hoặc biển ngăn trở.” Ni cô hỏi tiếp, “Ở nơi biên địa, cần phải có bao nhiêu vị Ni thì mới có thể lập giới sư đoàn?” Ngài trả lời “Nếu ở trong các nước Phật giáo thì cần mười người, còn ở biên địa thì chỉ năm người là đủ”. Với thông tin này, Huệ Quách tập hợp đýợc một số vị Ni vừa đủ ðể nhóm chúng và lãnh nhận giới Tỳ-kheo Ni khi Theri Desara và những người trong đoàn truyền giáo Tích Lan của Ni sư ðặt chân đến Jiankang năm 434. Chính vì Huệ Quách hiểu rõ vai trò và tầm quan trọng của dòng truyền thừa, hội đồng giới sư và sự thiết yếu cần có liên hệ với một Ni đoàn lớn hơn, vị Ni tiên phong này đã góp phần đưa Phật giáo Trung Hoa từ bên lề xã hội Nho giáo vào vị trí trung tâm. Và bằng cách đó, Ni sư đã chuyển hóa xã hội Trung Hoa từ một xã hội Nho giáo và phù thủy giáo trở thành một cõi Tịnh Ðộ Phật giáo. Cũng từ đó, đạo Phật không chỉ được biết đến ở Trung Hoa như một nhịp cầu cứu độ đối với tầng lớp trí thức cũng như ẩn sĩ mà còn được biết đến như một phương tiện quan yếu đem lợi ích đến cho cả cộng đồng, gồm phụ nữ, gia đình, dòng tộc và ngay cả quốc gia.

Ðiều thứ ba mà ta học được là tầm quan trọng của việc ghi chép thành tư liệu cuộc sống tu hành của chính chúng ta. Tuy đàn giới họ thọ không có hội đồng Trưởng lão Ni, Tịnh Kiểm và An Linh Thủ có thể được coi là những người sáng lập ra Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni ở Trung Hoa. Dòng truyền thừa của họ đến nay có thể không còn nữa, nhưng họ vẫn tạo niềm tin cho bao thế hệ sau. Tịnh Kiểm đã rất dũng cảm dấn bước mà không được nương tựa một vị Ni tiền bối nào và An Linh Thủ trở thành một Pháp sư nổi tiếng với hơn 200 đệ tử tại kinh đô Yecheng . Số lượng đệ tử lớn như vậy là minh chứng hùng hồn cho di sản anh hùng của Tịnh Kiểm và tài tổ chức, sức thuyết phục và sự khẳng định lại các giá trị truyền thống của An Linh Thủ. Về sau An Linh Thủ được Hoàng đế Thạch Hổ đặc biệt quan tâm và kính trọng, và vì thế thân phụ Ni sư cũng được thăng chức, đem vinh quang về cho gia đình và dòng tộc. Ðáng buồn là tên của những tịnh xá và 200 đệ tử của Ni sư đã thất lạc trong dòng biến động của lịch sử. Ðiều này nhắc chúng ta cần phải ghi chép lịch sử của chính chúng ta, dù chúng ta có ở đâu chăng nữa. Nếu chúng ta không nhớ ghi lại về chính mình, thì ai sẽ làm điều này? Là những người phụ nữ đang gieo hạt giống Phật pháp ở những vùng đất mới trong một thời đại mới, chúng ta có trách nhiệm lớn lao cần vươn ra khỏi giới hạn lãnh thổ để hướng dẫn những người phụ nữ khác, nhất là đối với Giáo đoàn Tỳ-kheo Ni. Bằng những nỗ lực này, nguyện cho Giáo pháp đơm hoa và đem bình yên đến mọi vùng đất trên khắp thế giới.

Roseanne Freese

Người dịch: TN. Viên Ngạn