Nói đến phẩm chất tạo hình của nền mỹ thuật cổ Việt Nam thế kỷ XVI – XVIII, chúng ta không thể bỏ qua các loại thể điêu khắc, nhất là trong điêu khắc Phật giáo hoặc trong điêu khắc Phật giáo hoặc trong điêu khắc đá trang trí các lăng mộ.
Phật giáo Việt Nam, từ xưa đến nay, đã được nhiều người nghiên cứu. Nhưng, nếu như, qua các công trình đã công bố, yếu tố Đại thừa được phân tích khá rõ và đầy đủ, thì trái lại, yếu tố Tiểu thừa hầu như vẫn chưa được đề cập đến đúng mức. Vậy, có phải Phật giáo Việt Nam chỉ có yếu tố Đại thừa, hay còn cả yếu tố Tiểu thừa nữa?
Ở mỗi nghệ nhân Chàng Sơn, từ lúc còn là “phó nhỏ học nghề”, cái tay đã biết cầm chàng, cầm đục; con mắt đã quen nhìn và nhập tâm từng “mẫu Phật”, mà những khuôn mẫu đó từ bao thế kỷ nay có thay đổi bao nhiêu? Khi có hợp đồng đưa đến, trong đầu người thợ đã phác tính từng khoản: tượng này ngồi, tượng kia đứng, ngồi kiểu này, đứng thế kia; ngần ấy tượng cần ngần này gỗ...
Trong cái di sản mỹ thuật quý báu của dân tộc Việt Nam từ những thế kỷ xưa còn truyền lại, có một phần quan trọng và khá phong phú, ấy là phần của nghệ thuật điêu khắc.
Khi những vật liệu hiện đại như xi măng chưa xuất hiện thì ông cha ta đã sử dụng một thứ vữa được chế bằng phương pháp thủ công, nguyên liệu mang đặc thù của địa phương.
Nằm ở tả ngạn sông Cầu, Thổ Hà (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nổi tiếng khắp thiên hạ từ xa xưa không chỉ nhờ bề dày năm, sáu trăm năm chế tác những sản phẩm gốm, phục vụ cho nhu cầu dân sinh,