Tham khảo kiến trúc truyền thống

Đình: Theo (Bách khoa toàn thư) là một dạng kiến trúc truyền thống bắt nguồn từ Trung Quốc. Đình thường không có tường bao quanh, được thiết kế theo các dạng lục giác, bát giác, hoặc nhà tròn.
Thông thường Đình là nơi che nắng mưa, hoặc để nghỉ ngơi tại các nơi công công như công viên, vườn hoa, hoặc địa điểm thuận lợi trên tuyến đường dài. Đình cũng là nơi để biểu diễn và thưởng thức nghệ thuật. Có ý kiến khác là Đình ra đời từ gian đoạn thời Trần, ban đầu chủ yếu là nơi nghỉ cho vua quan khi đi thị sát dân tình, về sau mới được làm nơi thờ cúng (thờ Thành Hoàng). Đình còn là nơi họp việc làng… Đình dần trở thành một công trình đặc thù riêng của người Việt.
 

Chùa: Theo (Bách khoa toàn thư) là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, tuy nhiên tại Việt Nam chùa còn là nơi thờ thần, thờ tam giáo, thờ trúc lâm tam tổ… Chùa đa số là thuộc về các cộng đồng làng xã. Xây chùa bao giờ cũng là một việc trọng đại đối với làng quê Việt Nam.

Chùa Tây Phương

Đền: là công trình kiến trúc được xây dựng xuất phát từ lòng kính trọng và ghi nhớ công ơn của một anh hùng hoặc ai đó có công với đất nước hay công đức của một cá nhân đối với địa phương và được dựng lên theo truyền thuyết dân gian. Ngoài ra các đền thờ cũng để thờ Thánh siêu nhiên, Thất tiên của Đạo giáo.

Đền Voi Phục
Miếu: là nơi thờ cúng, lưu danh, tôn vinh những công thần đã từng đóng góp nhiều công lao cho triều đại Ví dụ: Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hưng Miếu, Thế tổ Miếu, Võ Miếu, Miếu hiệu, Miếu Gàn…
Miếu làng
Gác chuông: là lầu cao trong nhà chùa, nhà thờ dùng để treo chuông.
Gác chuông chùa Trăm Gian

Vọng lâu: là lầu cao, nơi quan sát hoặc là nơi vãn cảnh:
 

Thuỷ đình: là nơi biểu diễn một số dạng nghệ thuật dưới nước ví dụ : Rối nước
 
Tháp: Từ xưa tháp được xây dựng tại các thánh tích quan trọng. Một số thời, Tháp được xây để thờ các vị thánh. Trong kiến trúc phật giáo chùa Tháp vốn là nơi cất giữ xá lị hay cất cốt các vị đại sư.
Tháp BAÓ ÂN

Tháp và Chùa Tháp có nhiều tầng tượng trưng cho tam giới nhiều chùa Tháp được xây 8 mặt đại diện cho Pháp Luân hoặc Bát chính đạo. Tháp cũng là nơi chứa đựng kinh điển, tranh tượng. Tháp cũng là một đối tượng thiền quán, thường thường có nhiều ý nghĩa tượng trưng.
 
Tam quan: Tam quan là tên gọi cái Cổng lớn ở Chùa, ở Phủ thờ. Cửa Tam quan có ba lối đi. Theo nghĩa hẹp, đường đời cũng như đường đạo phải đi qua nhiều cửa hẹp. Tam quan được xem là bộ mặt của ngôi Chùa. Tam quan được xem như cửa ải giữa 2 thế giới thánh phàm, tịnh nhiễm người ta thường gọi cổng Tam quan của nhà Chùa là Cửa phật.

Nguồn: Caycanhthanglong.com.vn