Khái Quát Sơ Lược Về Khoa Pàli Của HVPGVN.

Sau nhiều năm du học ở nước ngoài, Hòa Thượng Thích Minh Châu đã trở lại quê nhà và giữ chức vụ Viện Trưởng Viện Đại Học Vạn Hạnh, chuyên lo sự nghiệp giáo dục và phiên dịch Kinh Tạng Pàli, hầu đóng góp tích cực vào công cuộc đào tạo Tăng tài cho PGVN. 

Tính đến nay có trên 30 tác phẩm do Hòa Thượng dịch và biên soạn, các tác phẩm và dịch phẩm tựu trung vẫn trên cơ sở nguồn thánh điển Pāli liên hệ đến Tam tạng kinh điển. Điều này chứng tỏ ngài rất xem trọng và tâm huyết đối với thánh điển Pàli.

Trải qua nhiều khóa đào tạo tăng ni sinh: khóa I, II, III, IV, V, VI, VII  và tới nay là đã khóa VIII. Môn học Pāli vẫn được xem là môn học rất quan trọng. Nội dung đã chuyển tải được dòng chảy kinh tạng, luật tạng và luận tạng mang tính chất gần  như là nguyên thủy từ đó có thể dẫn dắt sinh viên nghiên cứu trở về gần với mảnh đất của Phật tăng xưa. Đây là môn học không phải mới mà cũng không phải cũ đối với người xuất gia. Chính vì thế đã tạo nên một sự kỳ thú đối với những sinh viên có tâm tư tìm hiểu môn học này mà hiện nay các trường bên ngoài không tìm thấy. Tuy nhiên, với hướng giáo dục mới ( theo văn hệ tín chỉ ): từ khóa VI, VII, VIII quy chế giáo dục đã hình thành từng phân khoa: Khoa Triết Học Phật Giáo, Khoa Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Khoa Lịch Sử Phật Giáo Trung Quốc, Khoa Pàli, Khoa Phạn Ngữ, Khoa Phật Giáo Thế Giới, Khoa Anh Văn Phật Pháp và Khoa Hoa Văn Phật Pháp…..nhằm đáp ứng nhu cầu học hỏi của tăng ni sinh viên trong và ngoài nước… Trong đó môn chuyên khoa Pàli khóa VII, với số lượng 78 sinh viên được chia thành một khoa riêng biệt nhằm cơ hội cho sinh viên tiện bề nghiên cứu sâu dòng văn học theo hệ tư tưởng Pàli một cách thuần nhất. Với tinh thần nhiệt huyết nghiên cứu, sinh viên trong lớp đã tạo nên nhịp đập hứng thú thông qua việc nghiên cứu, giao lưu trao đổi, thuyết trình… theo phong cách đào tạo mới tạo nên tính nổi bật và tính phát triển khả năng học hiểu của mỗi sinh viên trong chuyên ngành của mình.

Với chương trình hướng dẫn mới của học viện, chuyên khoa Pàli được tiếp nhận các môn học như: Kinh Trung Bô, Kinh Trường Bộ, Tăng Chi, Kinh Tương Ưng, Tiểu Bộ Kinh, Luật tạng Pāli, Thắng Pháp Tập Yếu Luận, Abhidhamma, Phật giáo Đông Nam Á, Văn học Sớ Giải Pāli, Kathavatthu, Phiên dịch văn bản Pali, Thanh tịnh đạo luận, Thiền chỉ quán, Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa, Na-tiên Tỳ-kheo…. Như thế cho thấy rằng, sinh viên có điều kiện tiếp nhận nền giáo lý đi từ kinh luật luận và các nền văn hóa của các nước Phật giáo thuộc hệ tư tưởng Pāli. Bên cạnh đó, sinh viên còn có thể trải nghiệm tâm linh của mình qua sự hướng dẫn thiền học nhằm nâng cao sự học và tu của sinh viên được song hành. Điều đó cho thấy giá trị thiết thực của chuyên khoa mang lại nhiều hữu ích đến cho mọi sinh viên có tâm nguyện tầm cầu chuyên  khoa Pāli này.

 

Một số hình ảnh học tập và sinh hoạt của sinh viên Khoa Pàli:

 

TT.TS. Thích Bửu Chánh – Trưởng khoa Pàli.

 

 

TT.TS. Thích Giác Giới và Tăng Ni sinh viên khoa Pàli.

 

SC.TS. Thích Nữ Tịnh Vân – Phó khoa Pàli, chụp ảnh lưu niệm cùng Tăng Ni sinh viên nhân ngày 20 -11.

 

 

TT. Giáo thọ sư Thích Giác Giới chụp ảnh lưu niệm cùng Tăng sinh viên.

 

TT. Giáo thọ sư Thích Giác Giới chụp ảnh cùng Ni sinh viên.

 

Góc ảnh học tập của sinh viên khoa Pàli.

 

 

 

 

Biên tập: Thích Minh Nhật