PAKISTAN: Các phế tích Gandhara đang bị đe doạ do xung đột

Một tranh Phật khắc đá trên một sườn núi ở thung lũng Swat đã bị quân Hồi giáo cực đoan làm xấu đi sau khi tấn công di tích lịch sử ở Jehanabad, Pakistan – Photo: Time Magazine
Một tranh Phật khắc đá trên một sườn núi ở thung lũng Swat đã bị quân Hồi giáo cực đoan làm xấu đi sau khi tấn công di tích lịch sử ở Jehanabad, Pakistan – Photo: Time Magazine

Islamabad, Pakistan - Tại vùng núi và thung lũng của Tỉnh Biên giới Tây bắc của Pakistan, có những phế tích cung điện và những Phật viện bị đổ nát nằm rải rác trên những vị trí bị chiến tranh tàn phá - như là thành phố Mingora, Peshawar và Swat Valley.

Đây là tất cả những gì còn lại của vương quốc Gandhara, vốn rất thịnh vượng từ thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên cho đến thế kỷ thứ 11 sau Công nguyên. Gandhara biến mất do sức ép của chiến tranh và của cuộc chinh phục, và chỉ trỗi dậy trở lại vào năm 1848 khi các di tích và phế tích được khám phá bởi nhà khảo cổ người Anh, Ngài Alexander Cunningham.

Bây giờ, Gandhara có nguy cơ biến mất lần thứ hai cũng do cùng những mối đe doạ như xưa kia. Phiến quân ở Pakistan đã tấn công di sản Phật giáo của nước này, đuổi các đội nghiên cứu và du khách ngoại quốc, bắt buộc các viện bảo tàng phải đóng cửa và đe doạ sự toàn vẹn của các bảo vật khai quật được.

Còn tại di tích khảo cổ Taxila thuộc tỉnh Punjab, viện bảo tàng lưu giữ hơn 4.000 cổ vật từ nền văn minh Gandhara ở địa phương này cũng đã được cảnh báo về một vụ tấn công có thể xảy ra.

(Time Magazine - December 25, 2009)  Diệu Âm lược dịch