NỮ GIỚI PHẬT GIÁO LÀM LÃNH ÐẠO

 Nữ giới cùng nhau làm việc tích cực và thích nghi có sáng tạo mô hình lãnh đạo giác ngộ mà Ðức Phật đã dạy. Sự đánh thức tiềm nãng tối cao của nữ giới sẽ đóng góp nhiều cho khía cạnh tâm linh trong đối thoại toàn cầu tạo nên nhận thức mới cho kỷ nguyên mới của chúng ta …

Hai mặt (double space)

Ðối với Phật tử, hình mẫu của sự lãnh đạo giác ngộ chính là Ðức Phật. Ðức Phật “Ðấng giáo ngộ” lãnh đạo bằng cách chỉ bảo con đường đi đến tỉnh thức cho tất cả mọi ngýời. Con đường đi đến tỉnh thức – một quá trình thanh tẩy đầu óc khỏi mọi phiền muộn, như lòng tham, sự thù hận và vô minh – đều có thể được nam giới và nữ giới theo đuổi như nhau. Tuy nhiên, theo truyền thống, thực tế Ðức Phật, hình mẫu của con người hoàn hảo, là nam dường như ngụ ý với các thế hệ tương lai rằng nam giới theo cách này hay cách khác có khả nãng tỉnh thức hơn nữ giới. Về mặt lịch sử, các tu viện của Tăng sĩ là những trung tâm đào tạo khả nãng lãnh đạo Phật giáo có tổ chức dân chủ và trải qua nhiều thế kỷ hầu hết các nhà lãnh đạo trong Phật giáo đều là nam giới. Nữ tu sĩ sống trong các trung tâm tu viện riêng biệt có tổ chức tương tự, nhưng vì họ phụ thuộc vào giới Tãng trong những nghi lễ nhất định nên một hệ thống thứ bậc về giới đã phát triển. Tuy nhiên, địa vị thấp kém của nữ giới mâu thuẫn với học thuyết của Phật giáo rằng tâm trí (mind) về bản chất không mang tính giới, vì vậy không có gì cố hữu cản trở sự giác ngộ của nữ giới. Nữ giới có tiềm lực để giải thoát và do đó nên có được sự tiếp cận bình đẳng với kiến thức và sự huấn luyện của Phật giáo. Bất cứ trở lực nào đối với sự tham gia đầy đủ của nữ giới trong truyền thống đều mang tính tạm thời và có thể loại bỏ. Dựa trên lý lẽ này, nữ giới Phật giáo ngày nay đang khởi xướng nhiều thay đổi cho nữ giới trên khắp thế giới.

Trong xã hội Ấn Ðộ thời đại của Ðức Phật, sự lãnh đạo dựa trên cơ sở ðẳng cấp. Nam giới của đẳng cấp Brahmin được chuẩn bị để trở thành các nhà lãnh đạo tôn giáo và những người thuộc đẳng cấp Kshatriya sẽ là những lãnh đạo chính trị và quân sự. Những người thuộc nhiều nguồn gốc khác nhau có thể trở thành các yogis lang thang hay những người đi tìm (chân lý) (seekers), nhýng chỉ các brahmins mới có thể trở thành thầy tu (priests). Nữ giới chủ yếu đóng vai trò ủng hộ trong gia đình, vì vậy mà thiếu các hình mẫu về nữ giới lãnh đạo trong lĩnh vực công. Ðức Phật đã mở ra một con đường mới bằng việc tuyên bố rằng sự cao quý của tâm hồn không bị hạn chế bởi đẳng cấp hay giới tính. Trong hệ thống mà Người dạy, sự giải thoát đều có thể đạt được bởi tất cả những ai cố gắng chuyên cần để đạt được nó. Ngài an ủi Vua Pasenadi, người bị mất tinh thần vì sinh ra một cô con gái, bằng cách nói rằng một đứa bé gái có thể trở nên tốt hơn một bé trai, bằng việc trở nên thông minh và đức hạnh (Harris, 1999, p. 55). Ngài thành lập giáo đoàn cho cả nam giới và nữ giới. Ngài phá vỡ truyền thống bằng việc cho phép mọi người thuộc mọi đẳng cấp, nam cũng như nữ, gia nhập Giáo đoàn (Sangha). Các tu viện Phật giáo trở thành các trung tâm đào tạo về đạo đức học, thiền định và trí tuệ. Những người tiến bộ trong sự đào tạo này sẽ được công nhận và kính trọng như những người lãnh đạo trong xã hội.

Trong các xã hội Phật giáo truyền thống, sự lãnh đạo có liên quan chặt chẽ với sự thọ giới. Ở các nước phương tây, có nhiều quan niệm sai về thọ giới là gì và có ý nghĩa gì, nhưng ở các nước châu Á, quyết định bước vào cuộc sống tu hành và hiến dâng cuộc đời cho mục đích tỉnh thức rất được coi trọng. Về mặt lịch sử, khi Phật giáo lan rộng, các hạt giống của truyền thống được các Tăng sĩ mang theo, những người trở thành giảng sư và lãnh đạo ở những khu vực mới. Mô hình mới về nhận thức giác ngộ (awakened consciousness) của Ðức Phật được Giáo đoàn truyền tới các cộng đồng mới. Về bản chất, thọ giới là sự khẳng định tích cực về tiềm lực tối cao của một cá nhân. Nó tạo ra sự kết nối với những người đã cam kết thực hiện tiềm lực đó (realize that potential). Gia nhập Giáo đoàn không chỉ trao quyền cho mọi người và giúp họ nhận ra tiềm lực này, mà còn là một phương thức để truyền đạt các kỹ nãng lãnh đạo, quyền lực, sự tự tin và sức lực đã được bồi đắp qua nhiều thế hệ. Một số nhà phê bình nhấn mạnh vào những đặc quyền người tu hành nhận được mà không hiểu rằng những đặc quyền này gắn liền với những trách nhiệm đặc biệt. Theo truyền thống ở các cộng đồng Phật giáo châu Á, cư sĩ tôn kính người tu và vui mừng cung cấp cho họ lương thực, quần áo và chỗ ở. Giáo đoàn phục vụ giới cư sĩ bằng việc giảng đạo, tụng kinh và cung cấp các dịch vụ khác, và thường là niềm tự hào cho các cộng đồng Phật giáo.

Cuối cùng, nghĩa vụ của người tu là giúp người khác hướng tới cách nhìn thế giới hoàn toàn mới – thoát khỏi những rắc rối và thất vọng của những khát vọng thế tục và hướng tới việc tu tập sự tỉnh thức giác ngộ, nơi không có sự quyến luyến, ảo tưởng và khổ đau. Ngược lại, cộng đồng cư sĩ công nhận và ủng hộ sự lãnh đạo đức độ của người tu. Việc ủng hộ những người sống cuộc đời khổ hạnh và thiền định được hiểu là sẽ tích lũy phước, cho dù mục đích tối cao chưa đạt được trong kiếp này. Trong các xã hội Phật giáo truyền thống, người tu được giao phó nhiệm vụ truyền bá những lời dạy của Ðức Phật và khơi nguồn cảm hứng cho người khác theo con đường (tu tập), cả trong cộng dồng của mình và trong xã hội rộng lớn hơn. Theo cách này, họ hướng các tín dồ theo Con đường Bát chánh đạo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh mạng, chánh niệm, chánh định. Họ không chỉ chuyển tải những lời dạy của Phật bằng ngôn từ, mà còn là hình mẫu của con đường đúng đắn cho người khác noi theo và do đó phục vụ như những tấm gương của sự lãnh đạo tích cực. Bằng việc thọ giới cho người khác, người tu truyền những lời dạy này tới các thế hệ kế tiếp, tạo nên một dòng dõi giới lãnh đạo gương mẫu. Truyền thống truyền bá giáo lý thông qua những nhà phát ngôn xuất chúng dã giúp tạo nên những cộng đồng ổn định và ngãn chặn những cuộc đấu tranh quyền lực bằng việc đưa những người có trình độ nhất và được kính trọng nhất và vị trí lãnh đạo. Mô hình lãnh đạo này đã khá thành công; Giáo đoàn Phật giáo (Buddhist Sangha) đã tồn tại hõn 2.500 nãm và được cho là tổ chức liên tục lâu đời nhất trên thế giới.

Phẩm chất của Lãnh đạo, giác ngộphẩm chất lãnh đạo đương nhiên biến đổii theo nền văn hóa. Mặc dù những giá trị nhất định của nhân loại gần như mang tính phổ quát, nhưng những khái niệm về tư cách đạo đức gương mẫu có thể được hình thành và truyền bá khác nhau ở các xã hội trên thế giới. Lấy ví dụ, Ðức Phật không phản đối tài sản vật chất đạt được một cách lương thiện, nhưng dạy các tín đồ của mình về giá trị bền vững và thỏa mãn hơn của tư cách đạo đức và sự tu tập tâm linh. Thay vì những lời răn, Ðức Phật theo một phương pháp thực tế (pragmatic approach). Ngài đưa ra những nguyên tắc chủ đạo của đức hạnh và giải thích lý lẽ phía sau chúng. Ngài buộc tín đồ phải suy ngẫm về những nguyên tắc này, sau đó kiểm nghiệm lại bằng kinh nghiệm cá nhân của chính họ. Ðiều quan trọng nhất là Ngài dạy bằng cách thực hiện mẫu những giá trị này trong hành động của chính mình.

Ðối với Phật tử, sự lãnh đạo có liên quan chặt chẽ với giáo dục và đào tạo. Ðể tu tập tinh thần và đi trên con đường đến sự giải thoát thì cần phải dựa vào một người thầy. Người thầy phục vụ như một sự chỉ dẫn trên đường và do đó dẫn đường tới sự giác ngộ. Vai trò của người thầy không chỉ là truyền đạt tri thức, mà còn là hành động như một tấm gương của những giá trị đạo đức và truyền đạt kiến thức, huấn luyện, và hướng dẫn. Do đó, theo quan điểm Phật giáo, người lãnh đạo hoàn hảo là người hướng dẫn người khác trên con đường của đạo hạnh và hành động như một người bạn tinh thần (kalyana mitra). Người thầy gieo hạt giống tri thức và trí tuệ cho học trò và quan tâm tới họ bằng lòng nhân hậu và từ bi. Như những cánh đồng màu mỡ, học trò nhận hạt giống với sự tôn kính và khiêm cung, sau đó nuôi dưỡng chúng bằng chánh niệm và sự chuyên cần.

Theo quan điểm của Phật giáo, phẩm chất được coi trọng trong một lãnh đạo gưõng mẫu cũng chính là những phẩm chất được coi trọng trong một con người gương mẫu. Lấy ví dụ, một người rèn luyện trong lục độ (six perfections): bố thí (generosity), trì giới (ethical conduct), nhẫn nhục, tinh tấn (joyful effort), thiền định và trí tuệ. Sự hào phóng có nghĩa là hào phóng với thời gian, sức lực và tài sản, thể hiện sự cam kết của bản thân và khơi nguồn cảm hứng cho người khác cũng cam kết như mình. Trì giới (Ðạo hạnh-ethical conduct) nghĩa là trung thực trong lời nói và chân thật trong hành động – việc tính toán, lấy ví dụ - khơi gợi sự tin tưởng và khuyến khích người khác cũng trung thực và chân thật như mình. Nhẫn nhục nghĩa là kiềm chế sự nóng nảy và hung hăn, ngay cả khi bị thách thức, tạo nên một môi trường hòa bình và dễ chịu nõi mọi người có thể cùng nhau làm việc trong sự hòa hợp. Tinh tấn nghĩa là cần mẫn và bền chí, làm việc hết sức mình, khích lệ người khác cũng làm hết sức. Thiền định có nghĩa là hoàn toàn chú tâm vào nhiệm vụ đang làm và để ý đến suy nghĩ, lời nói và hành động của mình. Trí tuệ nghĩa là hiểu biết và sáng suốt, làm Tãng trưởng nhận thức rõ ràng và phương pháp khéo léo trong sự phản ứng với các tình huống phức tạp theo cách nhất quát với các giá trị Phật giáo.

Ðối với đệ tử Phật, trí tuệ là khả năng nhìn sự vật “như nó vốn có”, mà không thiên vị hay bóp méo. Trí tuệ thu được qua nghiên cứu, tu tập tâm linh và kinh nghiệm là phẩm chất cốt yếu của một lãnh đạo gương mẫu. Nó khởi nguồn từ sự tu tập tâm linh, là quá trình học để kiểm soát trí óc (mind) và thanh tẩy nó khỏi những cảm xúc ưu phiền. Thông qua sự tu tập tâm linh, người ta học cách tập trung trí óc vào một điểm duy nhất và phát triển sự sáng suốt. Khi trí tuệ tăng trưởng, người ta sẽ hiểu tâm trí mình rõ hơn và đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn. Người ta sẽ có khả năng đánh giá và xử lý những tình huống khó khăn tài tình hơn. Vì những lý do này, trong các xã hội Phật giáo, chất lượng của trí tuệ rất được coi trọng và phải di kèm với lòng tốt và từ bi.

Những phẩm chất hữu ích đối với một lãnh đạo gương mẫu là bốn ‘divine abidings’: lòng tốt (loving kindness), từ bi (compassion), sự hoan hỷ (sympathetic joy), và bình thản (equAnimity). Ðối với Phật tử, lòng tốt (loving kindness) là ước nguyện, “Cầu cho mọi chúng sanh được hạnh phúc!” và từ bi là ước nguyện, “Cầu cho mọi chúng sanh được thoát khổ (May all sentient beings be free from suffering!”) Bằng việc nuôi dưỡng một trái tim nhân hậu và từ bi, người ta sẽ học cách khắc phục sự yêu chuộng bản thân và tham lam (self-cherishing and self-grasping). Dần dần, người ta sẽ nhận ra rằng lợi ích của đoàn thể, lợi ích của nhân loại, và cuối cùng lợi ích của mọi chúng sanh (bao gồm cả loài vật) lớn lao hơn lợi ích của cá nhân mình. Một người không bị hạn chế bởi tính tư lợi, mà thay vì thế hành động vì mối quan tâm chân thực cho tất cả đương nhiên sẽ nhận được sự kính trọng của người khác và được công nhận là một lãnh đạo tốt. Sự hoan hỷ (sympathetic joy), phẩm chất thứ ba, là vui mừng vì phẩm hạnh và vận may của người khác. Thái độ này nuôi dưỡng sự đánh giá cao các phẩm chất và nỗ lực của người khác và đương nhiên giúp khuếch tán cảm giác ghen ghét và cạnh tranh. Sự bình thản (equAnimity), phẩm chất thứ tư, nghĩa là phát triển một tâm tính điềm đạm và khả năng kiểm soát sự bùng nổ cảm xúc mạnh, ngay cả trong những hoàn cảnh căng thẳng.

Trí tuệ và lòng từ bi được trau giồi với thái độ khiêm cung. Con đường đến giải thoát là một con đường phải thường xuyên học hỏi. Con đường của chính Ðức Phật bộc lộ phương pháp thử và sai (trial and error) trên đường đi. Ðức Phật không sinh ra đã giác ngộ, mà là một con người sống cuộc đời của sự thử nghiệm, quán chiếu, và hiến dâng tất cả cho cuộc tìm kiếm ý nghĩa mà đỉnh cao là mục đích tỉnh thức tối thượng. Tấm gương của Ngài đã dẫn lối cho người khác trau giồi lòng từ bi và sự sáng suốt trong tinh thần học hỏi liên tục, sửa sai dọc đường đi. Từ bi đối với bản thân cũng như đối với người khác là nguyên tắc chỉ đạo của sự lãnh đạo thành công.

Một trong những thảo luận sớm nhất về sự lãnh đạo mẫu mực trong kinh sách Phật giáo nêu ra mười phẩm chất của một lãnh đạo ưu tú (noble ruler) (cakravartin): sự hào phóng (generosity), phẩm hạnh (virtue), lòng vị tha (altruism), chính trực (integrity), hòa nhã (gentleness), hy sinh (self-sacrifice), không giận dữ (non-anger), bất bạo động (non-violence), nhẫn nhục (patience), và rộng rãi (tự do) (liberality). Những đường lối chỉ đạo cho vương quyền của Phật giáo trở thành nguyên mẫu cho các nhà lãnh đạo trong các xã hội Phật giáo. Thậm chí ngày nay ở Thái Lan, nhà vua phải được đào tạo như Tãng sĩ và đắm mình trong những lý tưởng cao nhất của Phật giáo để chuẩn bị cho việc cai trị xã hội dân sự theo những giá trị này. Giới luật của Tu viện, chẳng hạn như việc học cách kiểm soát khát vọng và rèn luyện hạnh khiêm cung bằng việc đi khất thực mỗi ngày, giúp cho một quân vương tương lai phát triển những phẩm chất cần thiết để trở thành một người cai trị đức độ và lãnh đạo xã hội dân sự. Khác với lịch sử Âu-Mỹ tán dương sức mạnh quân sự của các vị tướng và trao địa vị lãnh đạo cho người thắng cuộc, sự lãnh đạo chính trị mẫu mực trong Phật giáo không hề liên quan đến sự xâm lược. Ngược lại, một người cai trị đức hạnh được khuyến khích cư xử nhẹ nhàng, ôn hòa và kiềm chế. Ðồng thời, một người cai trị hoặc một nhà lãnh đạo chính trị phải tự tin trong việc bảo vệ nguyên tắc và phát biểu để bảo vệ điều gì đúng. Dựa vào những nguyên tắc chỉ đạo này, rõ ràng một nhà lãnh đạo gương mẫu có thể là một người không có chức vụ hay địa vị chính thức nhưng được kính trọng trên cơ sở những tiêu chuẩn đạo đức cao của anh ta/cô ta.

Một hình mẫu khác của sự lãnh đạo mẫu mực là Bồ Tát. Trong các xã hội Phật giáo Ðại thừa (Mahayana Buddhist societies), có thể nói rằng khái niệm bodhisattva là một mô hình lãnh đạo phù hợp hõn cho nữ giới hơn là một người cai trị lý tưởng. Sự vắng bóng của các nhà cầm quyền nữ trong kinh sách Phật giáo, đặt bên cạnh vô số những ví dụ của bodhisattvas nữ như Tara và Saraswati, càng củng cố lý thuyết này. Một bodhisattva là một người đầy lòng vị tha nguyện giải thoát mọi chúng sanh khỏi khổ đau và khao khát trở thành một Ðức Phật giác ngộ trọn vẹn để có thể thực hiện điều đó. Bodhisattva là hình mẫu của lòng vị tha, hy sinh vì lợi ích của người khác và thậm chí sẵn sàng trì hoãn sự giải thoát của chính mình để cứu khổ cho người khác. Bất cứ ai cũng có thể quyết tâm trở thành một bodhisattva bằng cách tạo ra khát vọng vị tha này (by generating this selfless aspiration). Ba kiểu bodhisattvas giống một người chăn cừu, một ông vua, hay một thuyền trưởng. Một bodhisattva như người chãn cừu dẫn người khác tiến lên và chỉ được giải thoát (tự do) sau khi tất cả những người khác đã tới đích an toàn. Một bodhisattva giống ông vua lãnh đạo người khác đi đến đích bằng việc đạt được sự giải thoát sau đó đi trước và làm gương cho người khác đi theo. Bodhisattva thuyền trưởng đi về phía bờ kia của sự giải thoát cũng với mọi người và họ cùng nhau tới đích. Bằng việc đi trước và làm gương cho người khác, bodhisattva ông vua giống với khái niệm mẫu về lãnh đạo nhất, nhưng điều quan trọng là phải thừa nhận rằng đây chỉ là con đường một chiều làm lợi cho chúng sanh. Có thể “lãnh đạo” bằng việc khéo léo dẫn dắt người khác tiến lên như người chãn cừu hoặc bằng việc cùng đi với họ. Ðối với Phật tử, nhân tố thiết yếu là động cơ trong sáng khi làm việc vì hạnh phúc của người khác. Bằng cách làm việc để lợi lạc cho người khác, đương nhiên chúng ta cũng đạt được hạnh phúc cho mình. Ví dụ về lòng vị tha của bodhisattva đã có tác động sâu sắc trong các xã hội Phật giáo, phục vụ như một lý tưởng cho cả nam giới và nữ giới như nhau. Ở Ấn Ðộ, hình mẫu của lòng từ bi, Avalokitesvara, xuất hiện trong hình thể nam giới; ở Trung Quốc, bodhisattva này dần dần có hình thể nữ giới và được biết đến như Guanyin. Nhiều Phật tử cho rằng những phẩm chất như lòng từ bi và trí tuệ thì vượt khỏi phạm vi giới và có thể được phát triển bởi tất cả những ai hướng tâm trí của mình đến.

Nữ giới Phật giáo làm lãnh đạo

Trong các tài liệu Phật giáo cổ, khi được hỏi bởi thị giả Ananda, Ðức Phật đã khẳng định tiềm năng của nữ giới có thể đạt tới những quả vị giác ngộ tưõng tự như nam giới. Ngài đồng ý rằng họ có khả năng trở thành Dự lưu, Nhất lưu, không còn trở lại đời nầy nữa, hay arhat (ngýời giải thoát), và hàng ngàn người rõ ràng đã làm được điều đó. Những thành tựu thành phản ánh những cấp độ cao nhất trong sự phát triển nhân cách mà một người có thể đạt được. Ðức Phật công khai tán dương những phụ nữ thể hiện sự lãnh đạo của mình khi Ngài còn tại thế. Trong những tài liệu này, những người nữ cụ thể được chọn ra vì đạo hạnh mẫu mực của mình. Patacara nổi tiếng về sự nghiêm trì giới luật. Khema được ngợi ca về sự sáng suốt. Dhammadinna xuất sắc trong thuyết pháp; Sundari Nanda ưu việt trong thiền định; Sona nổi tiếng về sự cần mẫn. Bhadda KapilAni nổi tiếng về khả năng hồi tưởng lại kiếp trước. Bhadda Kundalakesa được ca tụng về trực giác của mình. Sakula sắc bén về trí tưởng tượng siêu phàm (Uppalavanna nổi bật về những khả nãng khác thường (Rhys Davids, 1913, 47-49). (Tác phẩm) Verses of the Elder Nuns (Therigatha) bao gồm 73 câu thơ thể hiện kinh nghiệm tỉnh thức của những người nữ xuất chúng đạt tới quả vị arhat trong thời kỳ Ðức Phật tại thế.

Người phụ nữ Phật giáo nổi tiếng nhất vào thời đó là Mahaprajapati, người mẹ kế và cũng là dì của Ðức Phật, trở thành người sáng lập Ni đoàn Phật giáo (BhiksuNi Sangha). Tên Mahaprajapati nghĩa là ‘lãnh đạo của một hội đồng lớn’ và vai trò lãnh đạo của bà đã được dự đoán trước bởi một nhà chiêm tinh khi bà ra đời. Theo câu chuyện này, mẹ của Ðức Phật đã qua đời không lâu sau khi hạ sanh Ngài và Ngài được nuôi dạy bởi em gái của mẹ, người cũng được kết hôn với Vua Suddhodhana. Vài nãm sau khi Ðức Phật giác ngộ, Mahaprajapati quyết định bước vào đời sống tôn giáo và yêu cầu được nhận vào Giáo đoàn (Sangha). Lúc đầu, Ðức Phật do dự, có lẽ vì sợ rằng một phụ nữ có nguồn gốc quý tộc, quen với sự xa hoa của đời sống trong cung điện, sẽ gặp rất nhiều khó khãn khi sống lối sống khổ hạnh. Ðể chứng minh sự thành tâm của mình, Mahaprajapati đã cạo đầu, mặc áo choàng, và cùng với 500 phụ nữ khác đi bộ tới thị trấn Vaisali để yêu cầu được nhận vào Giáo đoàn (Sangha). Theo câu chuyện này, Ðức Phật chấp thuận sau khi bà đồng ý tuân theo tám quy tắc đặc biệt (bát kỉnh pháp), và như vậy Ni đoàn (BhiksuNi Sangha) ra đời. Mahaprajapati được ngưỡng mộ rộng rãi vì những quả vị tâm linh bà đạt được và vì sự lãnh đạo của bà trong Ni đoàn. Một người lãnh đạo gương mẫu tới cùng, cuối cùng bà đã đạt được sự giác ngộ (Nirvana).

Một lãnh đạo nữ đầy quyền lực khác trong lịch sử Phật giáo là Sanghamitra. Theo các tài liệu Phật giáo cổ, bà sinh ra là con gái của vua Asoka ở Ấn Ðộ vào thế kỷ thứ 3 TCN và trở thành nữ tu sĩ khi bà 18 tuổi. Sau khi giác ngộ, bà đã được mời tới Sri Lanka để thực hiện việc thọ giới cho Hoàng hậu Anula và đoàn tùy tùng. Kiên quyết mặc dù sự lưỡng lự của người cha, bà được tháp tùng bởi một số bạn đồng tu và đi tới Sri Lanka với một cây con của cây bodhi nổi tiếng nơi mà Ðức Phật đã đạt được sự giác ngộ. Bằng việc thực hiện sự thọ giới cho Anula và vài trăm phụ nữ quý tộc khác, bà đã khởi xướng Ni Ðoàn ở Sri Lanka. Bà được tôn kính ở Sri Lanka cho tới hôm nay và Ngày Sanghamitra đã trở thành một ngày quốc lễ.

Trong suốt nhiều thế kỷ từ khi có những ngqời tiên phong này, phụ nữ đã phục vụ như những hình mẫu của hành động đức hạnh trong các xã hội Phật giáo. Theo truyền thống, phụ nữ đã làm lãnh đạo một cách thầm lặng trong gia đình và cộng đồng bằng việc tuân theo các các giá trị Phật giáo mà không vì tìm kiếm hay khao khát được công chúng công nhận. Vai trò của họ như những nhà giáo dục các thế hệ tương lai và như những người chăm sóc gia dình và cộng đồng đầy lòng bác ái có ý nghĩa quan trọng và không nên xem nhẹ. Vai trò truyền thống của phụ nữ trong gia đình bao gồm các công việc trong nhà, việc đồng áng và chăm sóc con cái. Những giá trị dành cho phụ nữ từ khi còn trẻ là chăm sóc, khiêm nhường và phục vụ quên mình. Một mặt, có thể cho rằng, sự nhún nhường (self-effacement), với nghĩa là khắc phục sự ích kỷ và đặt người khác trên bản thân, là lý tưởng cho cả nam và nữ. Trên thực tế, vì phụ nữ trong các xã hội Phật giáo được dạy cách yêu thương và bác ái từ khi còn trẻ và được khuyến khích thể hiện nó, nên họ thường đánh đồng nó với lòng từ bi. Mặt khác, có thể cho rằng, sự nhấn mạnh vào sự khiêm cung và nhún nhường khi đang ở tuổi trưởng thành đã không phải lúc nào cũng phục vụ cho lợi ích của nữ giới, mà có thể đã đóng góp vào sự thấp kém hoặc thậm chí sự lạm dụng (đối xử tệ bạc-abuse) của họ.

Tất nhiên, đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo đòi hỏi kỹ năng và sự tự tin, cả hai yếu tố đều hiển nhiên có được thông qua giáo dục. Như ở những nơi khác, nữ giới dễ phát triển thành lãnh đạo hơn, chủ yếu vì họ được tiếp cận với nền giáo dục tốt hơn và nhiều hơn. Thiếu cơ hội giáo dục thì lựa chọn của người ta sẽ bị hạn chế. Khi phụ nữ có được sự tiếp cận với các cấp giáo dục cao hơn, cơ hội mở ra cho họ phát triển và tiến bộ cả trong lĩnh vực tôn giáo và thế tục và do đó họ có khả năng phát triển tốt hơn tiềm năng của mình thành lãnh đạo. Ngày nay, khi phụ nữ Phật giáo ở châu Á và những nơi khác được giáo dục tốt hơn, họ ngày càng đảm nhận nhiều vị trí lãnh đạo trong kinh doanh, chính phủ, thành phần kinh tế phi lợi nhuận, các thể chế giáo dục và các tu viện. Kinh nghiệm nắm giữ vai trò lãnh đạo ở vị trí cao (high-profile) là mới đối với hầu hết phụ nữ, nhưng những nguyên tắc dẫn lối trong đời sống cá nhân của phụ nữ Phật giáo cũng đang được áp dụng thành công trong việc điều hành các công ty, chùa chiền và các tổ chức công. Hai ngàn năm trăm năm sau khi Ðức Phật nhập diệt, lục độ (six perfections) – sự hào phóng (generosity), vẫn là những phẩm chất rất được coi trọng trong một lãnh đạo. Ngay cả những giá trị được phê chuẩn về mặt văn hóa như sự hòa nhã và khiêm cung mà một số liên tưởng ðến sự yếu đuối và thấp kém, cũng có thể tỏ ra là sức mạnh trong việc quản lý đoàn thể.

Lãnh đạo nữ giới Phật giáo đương đại, câu chuyện Tỳ-kheo Ni Dhammavati, một nữ tu sĩ phái Ðại thừa từ cộng đồng Newar của Nepal, là một dẫn chứng thích hợp về lãnh đạo Phật giáo trong giai đoạn gần đây (LeVine, 2004, pp. 137-154). Vào nãm 1950, còn là một cô gái trẻ 14 tuổi, bà từ bỏ gia đình và tìm đường đến Miến Ðiện (Burma), nơi bà đã cần mẫn nghiên cứu Phật giáo và đạt được quả vị cao nhất (highest degree). Sau khi trở về Nepal năm 1963, bà thành lập Dharmakirti Vihara ở Kathmandu nhý một cộng đồng nữ tu sĩ và một nơi để học hỏi về Phật giáo. Những tài liệu học tập dễ tiếp cận mà bà thiết kế đã thu hút hàng trăm và sau đó hàng ngàn học trò, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Vào nãm 1980, với sự khuyến khích của Ngài Dalai Lama thứ 14, bà dẫn đầu một nhóm nữ tu sĩ đến Los Angeles, nơi họ nhận được sự thọ giới đầy đủ để trở thành các Tỳ-kheo Ni (bhiksuNis) (LeVine, 2000, pp. 13-29). Phớt lờ sự phản đối từ nhiều Tãng sĩ Nepal, bà sắp xếp cho một nhóm nữ tu sĩ được thọ giới ở Trung Quốc nãm 1997 và ở Ấn Ðộ nãm 1998. Cuối cùng, những nữ tu sĩ có thể tổ chức thọ giới Tỳ-kheo Ni cho chính mình ở Nepal, sau sự gián đoạn của gần một ngàn nãm. Trong khi đó, BhiksuNi Dhammavati được kính trọng rộng rãi như một lãnh đạo tiên phong trong cộng đồng Phật giáo Ðại thừa ở Nepal, tạo ra sự thay ðổi tích cực trong đời sống của vô số phụ nữ và trẻ em. Về những đóng góp quý giá của bà, BhiksuNi Dhammavati có thể sánh với Mahaprajapati; bà đã vượt qua nhiều khó khãn để theo đuổi việc học, mở ra vùng đất mới bằng việc nhận thọ giới bhiksuNi, xây dựng một cộng đồng đáng tôn kính nữ tu sĩ và cư sĩ, và trong nhiều thập kỷ lãnh đạo cộng đồng của mình trên con đường đi đến giải thoát.  Những lý tưởng về lãnh đạo trong Phật giáo thường đòi hỏi việc phá vỡ ranh giới theo những cách thầm lặng. Một ví dụ kinh điển là Hyechun SuNim, một nữ tu sĩ Hàn Quốc, người đã khéo léo và khiêm nhường lãnh đạo Ni chúng trở nên nổi bật ở Hàn Quốc. Con gái của một thẩm phán, bà nhận ðược một nền giáo dục tốt, nhưng chứng kiến nỗi thống khổ không thể tưởng tượng sau sự bùng nổ của cuộc chiến tranh Triều Tiên (Korean war). Chạy trốn tới phương nam, kinh nghiệm đã thức tỉnh bà về chân lý của nỗi khổ mà Ðức Phật dạy và bà quyết định bước vào đời sống tu hành. Không lâu sau đó, bà phải chịu đựng nhiều cực hình trong cái lạnh đóng băng, trước khi vị đại thiền sư Songchol đồng ý dạy một nữ tu sĩ. Sau khi chú tâm thực hành Soen (Zen) trong nhiều năm, bà trở thành một thiền sư và hướng dẫn người khác và trở nên nổi tiếng về sự cần mẫn và quyết đoán của mình. Tu viện Bohyon (Hermitage) mà bà thiết lập là trung tâm an cư Seoul đầu tiên cho nữ tu sĩ ở Hàn Quốc. Bên cạnh hoạt động phúc lợi xã hội, Hyechun SuNim còn lãnh đạo phong trào nhằm hình thành Hội Tỳ-kheo Ni Hàn Quốc (Korean BhikkhuNi Association) vào nãm 1985 và thiết lập một trung tâm an cư với một tòa thiền với sức chứa 300 nữ tu sĩ vào nãm 1992. Bà kiên quyết mở đường cho sự tham gia của nữ tu sĩ Hàn Quốc trong các Hội nghị Sakyadhita Quốc tế về Phụ nữ Phật giáo ở Thái Lan vào nãm 1991 và ở Sri Lanka vào nãm 1993. Vì những hoạt động từ bi của bà, bà đã được cả chính phủ Hàn Quốc và cộng đồng phụ nữ Phật giáo quốc tế công nhận.

Một tấm gương về nữ cư sĩ Phật giáo, (người là) hiện thân của những lý tưởng về lãnh đạo trong Phật giáo là Aung San Suu Kyi của Miến Ðiện (Burma). Con gái của anh hùng dân tộc Miến Ðiện Aung San, bà là một người ủng hộ chế độ dân chủ nổi bật. Nãm 1988, bà được bầu làm tổng thý ký của Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (National League for Democracy) mới thành lập. Nãm 1990, đảng của bà đã giành được sự ủng hộ của đại da số trong cuộc bầu cử quốc gia. Trong 20 nãm qua, bà đã duy trì các nguyên tắc của Ðạo Phật về bất bạo động, tiếp tục kêu gọi đối thoại và đàm phán. Vào nãm 1991, bà nhận được Giải thưởng Sakharov vì ‘Tự do tư duy’ và Giải thưởng Nobel vì Hòa Bình. Cuộc đời bà là sự thể hiện của những giá trị Phật giáo, được duy trì bởi những lời giáo huấn của đức Phật và sự thực hành thiền định qua nhiều năm. Sự chính trực về đạo đức của bà trở thành một tấm gương cho người khác, bởi bà cống hiến cả cuộc đời làm việc từ bi và bất bạo động vì lợi ích của mọi người, mặc dù gặp vô vàn khó khăn. Vì bà tự nguyện chia sẻ nỗi đau của người dân Miến Ðiện trong cuộc đấu tranh giành quyền tự quyết, mà vẫn kiên trì gìn giữ những nguyên tắc bất bạo động, nên bà nổi tiếng là hình mẫu của lãnh đạo đức hạnh.

Những phụ nữ này chỉ là một vài ví dụ về lãnh dạo nữ giới Phật giáo, những người đã giúp dẩy mạnh sự phát triển tri thức, đạo đức và xã hội của người khác. Cuộc dời họ minh chứng cho sự phục sinh của chủ nghĩa tích cực xã hội (social activism) ở phụ nữ Phật giáo và củng cố niềm tin rằng sự thực hành Phật giáo giúp người ta chuẩn bị trở thành các nhà lãnh dạo hiệu quả. Kết quả của sự rèn luyện này có tính thực tiễn và có thể thấy được. Một người được rèn luyện trong chánh niệm thì sẽ ít bị nhiễm vào sự tham nhũng hơn. Một người được rèn luyện trong chánh niệm sẽ có nhiều năng lực và tập trung hơn, và do đó có khả năng làm việc hiệu quả hăn. Một người được rèn luyện về lòng nhân hậu (loving kindness) và lòng từ bi sẽ quan tâm và chú ý đến nhu cầu của người khác hơn. Một lãnh đạo tốt cảm thông với nỗi khổ của người khác và cảm thấy bị thôi thúc phải làm điều gì dó. Ý niệm xưa cũng cho rằng phụ nữ không thể làm lãnh đạo, bởi họ phải chăm sóc gia đình, đã trở nên lỗi thời. Phụ nữ trong các xã hội Phật giáo đang ngày càng trở nên năng động trong xã hội dân sự và chứng tỏ sự vượt trội của họ. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt được sự công bằng (bình ðẳng) giới thực sự (true gender equity). Cũng có nhiều tấm gương về lãnh đạo nữ giới Phật giáo ở các nước phương Tây. Nhiều người đã nhận được sự đào tạo về các mô hình lãnh đạo của châu Á và kết hợp những mô hình truyền thống này với các phong cách quản lý tổ chức của họ. Nhiều người cũng nhận được sự đào tạo về các mô hình lãnh đạo mới, bao gồm các mô hình của thuyết nam nữ bình quyền (femiNist models) và cũng kết hợp những ý ưýởng này. Phụ nữ là công cụ trong việc xây dựng Phật giáo ở các nước phương Tây - tạo ra các tu viện, trung tâm Dharma, nhà tế bần, và các tổ chức quốc tế. Nhiều phụ nữ Phật giáo phương Tây là lãnh đạo trong phong trào tích cực xã hội (social activism), làm việc để ủng hộ cải cách nhà tù, cải cách sơng, giảm trừ quân bị hạt nhân, và phản đối chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, buôn bán tình dục, và tội tử hình. Phụ nữ Phật giáo đang đảm nhận những vai trò mới như tác giả, nghệ sĩ, viện sĩ, nhà báo, thành viên ủy ban, nhà nghiên cứu và giám đốc ðiều hành (CEO) của các doanh nghiệp quốc tế và các tổ chức phi chính phủ, thực hiện các nguyên tắc và ứng dụng truyền thống của Phật giáo theo cách sáng tạo.

Sự lãnh đạo của phụ nữ Phật giáo: Sự tích hợp và bến đổi (Integration and Transformation)

Ðưa ra những tấm gương về phụ nữ mẫu mực trong lịch sử Phật giáo thời kỳ đầu không kể hết được toàn bộ câu chuyện. Sự phân tích về tiềm lực lãnh đạo của phụ nữ trong các xã hội Phật giáo tương lai cũng cần thiết. Việc học hỏi về Phật giáo và sự tu tập tâm linh luôn có thể thực hiện đối với cả nam và nữ, nhưng cơ hội thì không phải lúc nào cũng bình đẳng. Các triết gia Phật giáo nhắc nhở chúng ta rằng kinh nghiệm của con người vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội. Sự nhận thức của con người cuối cùng mang tính cá nhân, nhưng lại được quy định về mặt xã hội. Theo thuật ngữ hiện đại, kinh nghiệm của con người được định vị trong các bối cảnh văn hóa, xã hội và tâm lý cụ thể mà những bối cảnh này thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn, trong những giai đoạn nhất định của lịch sử Phật giáo, có sự bình đẳng giới nhiều hơn, và trong những giai đoạn khác thì ít hơn. Đức Phật luôn luôn công nhận phụ nữ cũng là những con người hoàn hảo và có khả năng đạt được mục đích tâm linh tối cao, ít nhất là trên lý thuyết. Phụ nữ Phật giáo đã được hưởng sự tự do và tôn trọng đáng kể trong xã hội, khi cân nhắc rằng bình đẳng giới vẫn còn khó nắm bắt ở hầu hết các nơi trên thế giới hôm nay, nhưng sự bình đẳng trên lý thuyết thì chưa đủ. Phụ nữ trong các xã hội Phật giáo không phải lúc nào cũng được tiếp cận với tri thức tôn giáo và thế tục, những thứ là công cụ cho sự phát triển của trí tuệ và tâm linh và nền tảng cho sự lãnh đạo, và điều này thì không thể chấp nhận được nữa. Phụ nữ yêu cầu nhiều hơn những lời đảm bảo; chúng ta cần có mọi cơ hội để phát huy tối đa năng lực giác ngộ của mình. Bởi vì, Ðức Phật đã dạy, hạnh phúc hay đau khổ trong tương lai phụ thuộc vào chất lượng của hành động được tạo ra ở hiện tại, thì đệ tử Phật phải hành động ngay để đảm bảo rằng phụ nữ sẽ được giải phóng khỏi mọi kìm kẹp – về tâm lý, xã hội, giáo dục hay những cái khác – trên con đường đi đến giác ngộ. Sự giải thoát của phụ nữ Phật giáo phải mang tính cá nhân, tâm linh và tự do về mặt xã hội.

Các phẩm chất của lãnh đạo có thể được phát triển thông qua kinh nghiệm hàng ngày, những cơ hội nhận được sự đào tạo về lãnh đạo rõ ràng nâng cao khả nãng của phụ nữ. Không may, các cơ hội đào tạo về lãnh đạo có ít ở châu Á và chỉ gần đây mới có được. Ðể đáp ứng nhu cầu cấp bách nhằm khuyến khích sự lãnh đạo của nữ giới trong các xã hội Phật giáo, một tổ chức quốc tế của phụ nữ Phật giáo Sakyadhita (Những ngýời con gái của Ðức Phật) đã được thành lập ở Ấn Ðộ nãm 1987. Từ đó, phong trào thúc đẩy khả năng lãnh đạo của nữ giới đã lan rộng trên khắp thế giới. Sakyadhita tổ chức các Hội nghị quốc tế ít nhất hai nãm một lần nhằm đưa phụ nữ từ hàng chục quốc gia khác nhau đến với nhau để học hỏi và khích lệ lẫn nhau. Phong trào Sakyadhita xuất bản các bản tin và sách nhằm chứng minh bằng tài liệu những đóng góp đã bị bỏ quên của phụ nữ Phật giáo xuyên suốt chiều dài lịch sử. Những cuộc họp mặt của Sakyadhita vòng quanh thế giới truyền cảm hứng cho nữ giới tạo cơ hội cho những phụ nữ khác phát huy tối đa tiềm năng của họ, bao gồm trường học, chỗ ở, trung tâm an cư, cô nhi viện và các trung tâm y tế.

Bất cứ nỗ lực nào để hình thành lý thuyết về lãnh đạo của Phật giáo đều phải tính đến sự đa dạng của các nền vãn hóa và ý tưởng Phật giáo, cũng như sự thay đổi nhanh chóng đang diễn ra hôm nay trong các cộng đồng Phật giáo khắp thế giới. Các khái niệm truyền thống về lãnh đạo nổi lên trong một bối cảnh mà, mặc dù những nguyên tắc dân chủ trong Giáo đoàn Phật giáo thời kỳ đầu, các cơ cấu thứ bậc xã hội vẫn được xem là hiển nhiên. Nhiều ý tưởng về sự lãnh đạo dựa trên những giả định về sự tái sinh và giải thoát về tâm linh trong các xã hội ít phức tạp hơn hiện nay nhiều, nơi các nguyên tắc tôn giáo được coi trọng hõn những mối quan tâm về vật chất. Ngày nay, khi những khát vọng của con người và những thất vọng kế tiếp đã phổ biến, những lý thuyết truyền thống về lãnh đạo cần được bổ sung bởi những kỹ năng thêm vào trong việc dẫn đường cho sự phát triển nhân cách, các mối quan hệ và tổ chức. Tuy nhiên, kinh nghiệm và trí tuệ được tích lũy của tâm lý học Phật giáo và các cơ cấu tổ chức đã sống sót hai ngàn năm trăm năm có thể đóng góp cho các cuộc thảo luận đương đại về sự lãnh đạo. Chẳng hạn, những ứng dụng về thiền định của Phật giáo nhằm phát triển sự tập trung, phát khởi lòng tốt, và phát hiện sự thanh thản tinh thần có thể giúp con người ngãn chặn sự bùng phát (burn-out), xung đột bản ngã, và sự căng thẳng liên quan tới tốc độ điên cuồng của cuộc sống hiện đại và áp lực của việc tổ chức cộng đồng. Ðồng thời, Phật tử có thể hưởng lợi từ việc học những chiến thuật và góc nhìn mới về quản lý tổ chức đã được phát triển ở phương tây, bao gồm các kỹ năng giao tiếp, lý thuyết về hệ thống, và các công cụ đánh giá. Bên cạnh đó, các phong cách lãnh đạo truyền thống cần được đánh giá để xem xét xem ứng dụng nào còn phù hợp và ứng dụng nào cần được sửa đổi hoặc có lẽ cần hoàn toàn vứt bỏ. Các giá trị truyền thống về sự tôn trọng người khác và quan tâm tới hạnh phúc chung vẫn còn phù hợp và cần đến, trái lại những mô hình thứ bậc về quyền lực có thể nhường chỗ cho việc cùng ra quyết định và sự đồng thuận.

Sức mạnh của các mô hình Phật giáo truyền thống là mối quan tâm thành thật cho lợi ích của mọi chúng sanh, không vì động cơ nổi tiếng hay lợi lộc, mà vì ddể giúp dẫn lối cho nhân loại tới sự thanh thản tinh thần, hòa bình thế giới và cuối cùng là giác ngộ. Tâm lý học Phật giáo cung cấp những công cụ hữu ích cho việc hiểu trí óc (mind) và đối phó với những cảm xúc của con người như sợ hãi, buồn chán, và những thách thức khác của thân phận con người. Các giảng sư Phật giáo rất nhấn mạnh sự quý giá của tồn tại con người. Phương pháp của họ đối với việc quản lý thời gian là nhằm sử dụng mọi khoảnh khắc của quãng đời ngắn ngủi này một cách có ý nghĩa để thanh tẩy đầu óc và giúp làm dịu sự ðau khổ của chúng sanh. Những lời dạy về sự mãn nguyện giúp chúng ta sống đời sống giản dị hơn và tương tự, thay vì căng thẳng cố gắng làm mọi thứ hoàn hảo, có thể hài lòng với việc làm hết sức có thể. Những lời dạy về con đường trung đạo giúp chúng ta học cách cân bằng tính mềm dẻo và một tấm lòng rộng mở với những nguyên tắc đạo đức vững chắc. Những lời dạy về thiền định giúp chúng ta phát triển một đầu óc bình thản và trầm lặng có thể xử lý những thãng trầm của đời sống hàng ngày một cách nhẹ nhàng.

Giá trị của những mô hình lãnh đạo truyền thống không nên bị bỏ qua hay đánh giá thấp. Các tu sĩ Phật giáo đã gìn giữ một cách sống hướng nhân loại trên con đường hòa bình qua hàng thiên niên kỷ và vẫn đóng vai trò quan trọng hôm nay. Những nữ tu sĩ và Tãng sĩ được thọ giới, không vướng bận nghĩa vụ gia ðình, có nhiều thời gian cho việc tu tập tâm linh và làm lợi cho xã hội. Ðặc biệt, các nữ tu sĩ vượt trội trong các hoạt động phúc lợi xã hội ở khắp châu Á và ngoài châu Á, xây dựng các trường học, trung tâm dialysis, bệnh viện, nhà tế bần, và các trung tâm vãn hóa để làm lợi cho phụ nữ, trẻ em và nam giới. Những nữ tu sĩ này càng được giáo dục và đào tạo nhiều thì họ càng có khả nãng mang lại nhiều lợi ích cho xã hội. Phong trào gần đây nhằm đảm bảo sự tiếp cận với sự thọ giới đầy đủ cho nữ giới báo hiệu một nguồn cảm hứng mới cho sự lãnh đạo bình ðẳng trong các thể chế Phật giáo. Cho dù chi một số nữ giới muốn trở thành nữ tu sĩ, việc đạt được sự tiếp cận bình đẳng đối với các cơ hội của sự lãnh đạo và rèn luyện tâm linh là một thước ðo sự bình đẳng giới trong xã hội nói chung. Nữ cư sĩ Phật giáo đang đảm nhận những vai trò lãnh đạo mới và nhiều người đang nổi lên là những giảng sư đáng kính, đặc biệt trong các xã hội phương Tây.

Trong thời gian gần đây, vai trò của nữ giới đã nhận được sự quan tâm trở lại ở tất cả các truyền thống Phật giáo. Nữ tu sĩ và cư sĩ đều đang trở nên nổi bật trong mọi khía cạnh của đời sống và nhiều người đang cống hiến sức lực của mình để làm lợi lạc cho người khác. Thách thức còn nhiều, theo truyền thống, các nước Phật giáo như Miến Ðiện, Campuchia, Trung Quốc, Lào, Mông Cổ, Tây Tạng và Việt Nam đã phải đương đầu với những biến động. Việc chắp lại những mảnh vỡ và tạo nên một thế giới lành mạnh và hòa bình hơn ðòi hỏi sự nỗ lực của toàn thể phụ nữ và nam giới, cư sĩ và tu sĩ. Nếu làm việc vì hòa bình là một điều tốt thì việc có gấp đôi số người làm việc vì hòa bình còn tốt hơn. Vì những lý do này, Phật tử chẳng mất gì và đạt được mọi thứ bằng việc thúc đẩy sự lãnh đạo của nữ giới – trong tu viện, gia đình, chính phủ và ở công sở. Cùng nhau tích cực làm việc và thích ứng có sáng tạo mô hình lãnh đạo giác ngộ mà Ðức Phật dạy, phụ nữ ở tư thế sẵn sàng để đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi các xã hội Phật giáo. Bằng việc giúp nữ giới làm tỉnh thức lại nãng lực của chính họ và thách thức những quan Niệm lỗi thời về vai trò của nữ giới./.

References & Further Readings

- Arai, P. K. R. (1999). Women living Zen: Japanese Soto Buddhist nuns. New York: Oxford UNiversity Press.

- Barnes, N. J. (1996). Buddhist women and the nuns’ order in Asia. In C. S. Queen and S. B. King (Eds.), Engaged Buddhism: Engaged Buddhist movements in Asia (pp. 259-94). Albany, NY: State UNiversity of New York Press.

- Blackstone, K. R. (1998). Women in the footsteps of the Buddha: Struggle for liberation in the Therigatha. Richmond Surrey: Curzon Press.

- Dass, S. R. (2008). Mahaprajapati: The first bhikkhuNi. Seoul: Blue Lotus Books.

- Diemberger, H. (2007). When a woman becomes a religious dynasty: The Samding Dorje Phagmo of Tibet. New York: Columbia UNiversity Press.

- Dresser, M. (1996). Buddhist women on the edge: Contemporary perspectives from the western frontier. Berkeley: North Atlantic Books.

- Eppsteiner, F. (1988). The path of compassion: Writings on socially engaged Buddhism. Berkeley: Parallax Press.

- Findly, E. B. (2000). Women’s Buddhism, Buddhism’s women: Tradition, revision, renewal. Boston: Wisdom Publications.

- Friedman, L. (2000). Meetings with remarkable women: Buddhist teachers in America. Boston: Shambhala.

- Grant, B. (2008). Eminent nuns: Women Chan masters of seventeenth-century China. Honolulu: UNiversity of Hawai‘I Press.

- Gross, R. M. (1993). Buddhism after patriarchy: A femiNist history, analysis, and reconstruction of Buddhism. Albany, NY: State UNiversity of New York Press. ---- (1998). Soaring and settling: Buddhist perspectives on contemporary social and religious issues. New York: Continuum.

- Harris, E. J. (1999). The female in Buddhism. In Karma Lekshe Tsomo (Ed.), Buddhist women across cultures: Realizations (pp. 49-65). Albany, NY: State UNiversity of New York Press.

- Harvey, P. (2000). An introduction to Buddhist ethics: Foundations, values and issues. Cambridge: Cambridge UNiversity Press.

- Horner, I. B. (1930). Women under primitive Buddhism: Laywomen and almswomen. Delhi: Motilal Banarsidass.

- Kabilsingh, C. (1991). Thai women in Buddhism. Berkeley: Parallax Press.

- Klein, A. C. (1994). Meeting the great bliss queen: Buddhists, femiNists, and the art of the self. Boston: Beacon Press.

- LeVine, S. (2000). At the cutting edge: Theravada nuns in the Kathmandu Valley. In Karma Lekshe Tsomo (Ed.), Innovative Buddhist Women: Swimming Against the Stream (pp. 13-29). Surrey, England: Curzon Press. ---- (2004). Dharma education for women in the Theravada Buddhist commuNity of Nepal. In - - - Karma Lekshe Tsomo (Ed.), Buddhist women and social justice: Ideals, challenges, and achievements (pp. 137-154). Albany, NY: State UNiversity of New York Press.

- Makley, C. E. (2007). The violence of liberation: Gender and Tibetan Buddhist revival in post-Mao China. Berkeley: UNiversity of CaliforNia Press.

- Murcott, S. (2006). First Buddhist women: poems and stories of awakeNing. Berkeley: Parallax Press.

- Rhys Davids, C. (1913). Psalms of the early Buddhists: psalms of the sisters (Theri-gatha). London: Pali Text Society.

- Sponberg, A. (1992). Attitudes towards women and the femiNine in early Buddhism. In Jose Ignacio Cabezon (Ed.).  Buddhism, sexuality, and gender (pp. 3-36). Albany, NY: State UNiversity of New York Press.

- Tsomo, K. L. (1999). Buddhist women across cultures: Realizations. Albany, NY: State UNiversity of New York Press. ---- (2000) Innovative women in Buddhism: Swimming against the stream. Richmond Surrey: Curzon Press. ---- ) 2004 (. Buddhist women and social justice: Ideals, challenges, and achievements. Albany, N.Y.: State UNiversity of New York Press.

- Karma Lakh Tsomo is an associate professor in the Department of Theology and Religious Studies at the UNiversity of San Diego, where she teaches Buddhism, World Religions, and Comparative Religious Ethics. In 200, she received a doctorate in Philosophy from the UNiversity of Hawai‘I at Manoa, with research on death and identity in China and Tibet. She is president of Sakyadhita: International Association of Buddhist Women and has co-coordinated eleven international conferences on Buddhist women. She is director of Jamyang Foundation, an educational iNitiative for girls and women in developing countries. Her edited books include Buddhist Women Across Cultures: Realizations; Innovative Buddhist Women: Swimming Against the Stream; and Buddhist Women and Social Justice: Ideals, Challenges, and Achievements.

 

Karma Lekshe Tsomo

Người dịch: TN. Như Nguyệt

(Trích tham luân Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. Hô Chí Minh, Viêt Nam)