TINH THẦN ÐỐI NGOẠI CỦA NI GIỚI TRONG THỜI ÐẠI HỘI NHẬP THẾ GIỚI CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Thật vô cùng hạnh phúc cho Ni giới Phật giáo Việt Nam trong ngày Hội nghị lịch sử này, được sự chứng minh của Chư tôn Giáo phẩm lãnh đạo Phật giáo Trung ương và các cấp Giáo hội Phật giáo tỉnh, thành và sự tham dự của quý vị lãnh đạo chính phủ, các ban ngành, đoàn thể, nhất là quý vị lãnh đạo cao nhất của phụ nữ Việt Nam, quý vị nhân sĩ trí thức, quý vị đại biểu trong và ngoài nước về dự Hội nghị Sakyadhita lần thứ 11. Chư vị Ni trưởng, Ni sư và quý đại biểu thể hiện tình đoàn kết gắn bó để góp phần nhỏ của mình trong việc xiển dương chánh pháp.

Ðiều quan trọng là cùng nhau ngồi lại để trao đổi tìm phương pháp thực hiện thông điệp hoà bình của Ðức Từ phụ Thích ca Mâu Ni. Lời dạy của Ngài đã đóng góp cho nhân loại trong thế kỷ 21 vô cùng sâu sắc, đó là tinh thần từ bi bình đẳng, hoà hợp đem đến chân hạnh phúc. Nhất là được sự chỉ dạy của đức Phật, Ni chúng đã thành lập Ni đoàn dưới bàn tay hướng dẫn của Di mẫu Kiều Ðàm Di.

I. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỮ GIỚI PHẬT GIÁO

Xuyên qua lịch sử, việc hoằng truyền chánh pháp của hàng nữ lưu Phật giáo đã đạt nhiều kết quả. Ðiển hình, khi Ðức Phật cho phép Di Mẫu và 500 mệnh phụ phu nhân xuất gia tu học, vào mùa hạ thứ V tại tịnh xá Ðại Lâm, sau khi vua Tịnh Phạn băng hà. Khi Ni giới thành lập giáo đoàn tại Vaisali, Di Mẫu hành trì không bao lâu được chứng quả A la hán và 500 Tỳ-kheo Ni tuần tự chứng đắc Thánh quả.

Những gì hàng nữ lưu thực hiện được cũng không kém phần nam giới, điển hình là Di mẫu và nhiều vị Thánh Ni thời Ðức Phật còn tại thế. Các vị Tỳ-kheo Ni ðýợc chứng Thánh quả như các vị Tỳ-kheo Thánh đệ tử Tăng của Ðức Phật. Ðiều đó được chứng minh trong phẩm thứ V, Tỳ-kheo Ni, kinh Tăng Nhất A Hàm. Chư vị Thánh Tăng có 10 vị xuất sắc tiêu biểu, thì chư vị Thánh Ni cũng có 10 vị xuất sắc tiêu biểu. Sau thời Ðức Phật nhập diệt, Ni giới Phật giáo phát triển về hoằng pháp ở các nước rất hạn chế, chỉ có vài vị Thánh Ni tiêu biểu, như Thánh Ni Sanghamitta (Tãng Hữu), con gái của vua Asoka (A Dục).

Vào Phật lịch năm 236 (tức là 308 trước Dương lịch) có vị A-la-hán Mah Mahinda, con trai của vua Asoka đến Sri Lanka truyền đạo. Không bao lâu, Ngài đã nhanh chóng triển khai bức thông điệp từ bi của Ðức Phật khắp hải đảo này và đã thành lập Giáo hội Tăng đoàn tại nơi đây. Ðiều ðặc biệt là hoàng hậu Anul, cùng 500 thị nữ đến nghe pháp và xin xuất gia. Lúc bấy giờ, Ngài Mahinda không thể chủ trì lễ xuất gia cho nữ giới, nên gợi ý vua Devanampiya Tissa cung thỉnh Sanghamitta là em gái của Ngài, từ Ấn Ðộ sang Sri Lanka xuất gia cho họ. Ðược sự cho phép của vua cha (hoàng ðế Asoka) nàng Sanghmitta đem nhánh Bồ-đề từ Bodhgaya (Bồ Ðề Ðạo Tràng) đến trồng tại Sri Lanka (Tích Lan). Hiện nay hình ảnh đó vẫn còn phổ biến ở Sri Lanka và cũng từ đó Giáo hội Tỳ-kheo Ni được truyền sang trên đảo này. Nhưng về sau vì chiến tranh loạn ly, sự truyền thừa của Giáo hội Ni tại Sri Lanka không còn tiếp tục. Theo truyền thống Theravada (Nam Tông) thì giáo đoàn Tỳ-kheo Ni không còn truyền thừa nữa, nhưng theo truyền thống Mahyana (Bắc Tông) thì giáo đoàn Tỳ-kheo Ni vẫn truyền thừa và phát triển ở các nước như Trung Hoa, Hàn Quốc, Ðài Loan, Nhật Bản, Việt Nam…

II. TIẾP NỐI TRUYỀN THỐNG VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NI GIỚI VIỆT NAM

Ni giới Việt Nam tiếp nối truyền thống của Kiều Ðàm Di Mẫu, một vị Thánh, một vị Tổ của Ni giới, là một ánh đuốc soi đường, là tấm gương sáng trong lịch sử Phật giáo. Chư Ni tại Việt Nam xuất thân và hiện diện tại miền Bắc thân yêu, nơi trái tim của dân tộc, hồn thiêng của đất nước, bắt nguồn từ thời Hai Bà Trưng (năm 43). Nhị vị nữ tướng anh hùng đã để lại trang sử Việt Nam sáng chói, cũng từ đó có các công chúa, như công chúa Phương Dung, Bát Nàn, bà Vĩnh Huy, bà Thiều Hoa... là những người từng sát cánh hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị. Khi chiến thắng giặc ngoại xâm có vị ẩn thân vào các ngôi chùa nơi miền thôn dã tại Thái Bình, Quảng Ninh… Hiện tại các đền thờ còn lưu lại thánh tích các vị Ni tài giỏi vào thế kỷ thứ I, đến nay trên 2.000 năm lịch sử.

Với truyền thống cao quý trên, quý Ni trưởng, quý Ni sư trải qua nhiều thời đại đã được xuất gia và thọ giới với các bậc danh Tăng từ miền Bắc đến miền Nam đã làm nên trang sử vàng phụ nữ Phật giáo Việt Nam, như Ni sư Diệu Nhân, công chúa Lý Ngọc Kiều (1042-1113) thời nhà Lý, Ni sư Tuệ Thông được vua Trần phong “Tuệ Thông Ðại Sý”, Sư bà Diệu Hương, Sư bà Diệu Không (1905-1997), Ni trưởng Diệu Tịnh, Ni trưởng Diệu Tấn, Ni trưởng Giác Nhẫn, Ni trưởng Tâm Nhàn, Ni trưởng Hồng Nga (Diệu Ngọc), Ni trưởng chùa Linh Phong, Ni trưởng Huỳnh Liên, Ni trưởng Bạch Liên…, đại lão Ni trưởng Diệu Kim (1908-1976) là một vị Pháp sư nổi tiếng một thời. Ðặc biệt, cố Ni trưởng Diệu Tánh tự Như Thanh viện chủ Tổ đình Huê Lâm (1911-1999) là bậc long tượng của Ni chúng. Vào ngày 06/07/1956, Ni trưởng Như Thanh đã vận động các chùa Ni miền Ðông và Tây Nam bộ thống nhất, thành lập Ni bộ Bắc tông. Người là vị Ni đầu tiên xây dựng chùa Ni, mở lớp Phật học viện để Ni chúng có nơi hoạt động vững chắc và các Ni trẻ có nơi nương tựa. Người luôn khuyến tấn tích cực trong mọi công tác, như về phương diện dịch thuật, diễn giảng và công tác từ thiện…. Cố Ni trưởng cũng tích cực hy sinh, suốt đời cống hiến cho sự nghiệp đạo pháp dân tộc, góp phần chấn chỉnh Ni lưu, thật là một kỳ công to lớn.

III. ÐÀO TẠO THẾ HỆ TRẺ TRONG THỜI HỘI NHẬP

Nhân Hội nghị lịch sử trọng đại này, là hội thảo chủ đề: “Những người phụ nữ Phật giáo xuất chúng”, chúng tôi thấy rằng về phương diện giáo dục đào tạo lớp Ni trẻ đủ đạo hạnh thừa kế trong thời hiện đại rất thiết thực, nhất là Việt Nam đang trong xu thế hội nhập thế giới. Chúng ta nên nghiên cứu chuyển hoá việc sinh hoạt đào tạo cho phù hợp, hướng dẫn Phật tử trở về cội nguồn. Ðể theo kịp trào lưu tiến hoá của thời đại, không để lỡ cơ duyên mà phải thích nghi với mỗi quốc gia nơi mình cư ngụ để hoàn thành nhiệm vụ, thích ứng với mọi hoàn cảnh, mọi thử thách, đó là điều quan trọng. Vì vậy hàng lãnh đạo Ni giới cần đào tạo giáo dục một đội ngũ Ni trẻ và Phật tử có đầy đủ kiến thức cần nhất là trí lực và đạo lực, chuyển hướng tư duy mới để đem đạo vào đời, xứng đáng hơn nữa là người con gái của đức Thích Ca Mâu Ni.

Từ khi Việt Nam được thống nhất năm 1975 đến nay, Phật giáo luôn phát triển không ngừng, Phật giáo Việt Nam cũng hoà niềm vui chung của dân tộc. Vào năm 1981, Phật giáo Việt Nam đã thống nhất 9 hệ phái Phật giáo từ Bắc chí Nam thành một Giáo hội lãnh đạo duy nhất, đó là Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Một sự kiện lịch sử đáng ghi nhận là vào ngày 01 tháng 01 năm 2009 vừa qua, quý Tôn đức lãnh ðạo Trung ương Giáo hội cho phép Ni giới được thành lập Phân ban Ðặc trách Ni giới thuộc Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN. Ðây là sự thành tựu phát triển kịp thời trong xu thế hội nhập, và cũng là dấu ấn trong lịch sử Ni giới Việt Nam ở thế kỷ XXI. Nhưng muốn phát triển lâu dài hơn nữa, các vị lãnh đạo Ni giới của các nước và Việt Nam, nhất là Chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam quan tâm hơn nữa về bình đẳng giới, trong việc đào tạo thế hệ trẻ có đạo hạnh thật sự. Vì mỗi con người là tế bào của xã hội, có con người đạo đức thì có xã hội đạo đức, được như thế sẽ giảm bớt đi chiến tranh. Trong một gia đình hay một đất nước, nếu thiếu đạo đức thì có giàu đến đâu cũng cảm thấy bất an. Ðiều này đã chứng minh như nạn khủng bố, tham nhũng, tù tội… hằng ngày vẫn xảy ra trên thế giới. Ðây là điều nhức nhối khổ đau của mọi người.

Do vậy, khi đề cập ðến sự phát triển hàng Ni lưu vững chắc để trang nghiêm Giáo hội thì có nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố con người đạo đức là vị trí trọng yếu. Bởi lẽ đó, việc giáo dục đào tạo số Ni trẻ ở tương lai, đầy đủ tác phong đạo hạnh chuẩn mực là việc cấp thiết. Trước nhiệm vụ lớn lao này, thiết nghĩ Ni giới chúng ta phải phát huy hơn nữa nhiệm vụ hoằng pháp lợi sinh. Nhất là vai trò đối ngoại, đòi hỏi con người thật sự hy sinh vì đạo pháp dân tộc, hội đủ điều kiện hoà mình cùng Phật giáo thế giới trong thời hội nhập, làm cho ngôi nhà Phật giáo Việt Nam ngày càng huy hoàng hơn.

IV. CẦN PHÁT HUY VAI TRÒ ÐỐI NGOẠI CỦA PHỤ NỮ PHẬT GIÁO

Những công tác đối ngoại là việc làm hết sức quan trọng trong thời hội nhập của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói riêng, Ni giới và nữ Phật tử toàn cầu nói chung.

Dân tộc Việt Nam trải qua nhiều triều đại khác nhau từ thời vua Hùng…, nhất là thời nhà Trần, Phật giáo được xem như là quốc giáo. Trong tinh thần nhập thế “hộ quốc an dân”, với sự ðồng hành cùng dân tộc của Phật giáo Việt Nam gần 20 thế kỷ qua vẫn phát huy và thực hiện, như Quốc sư Khuông Việt (930-1011), nhất là ngài Trần Nhân Tông (1259-1308), được tôn xưng là vị “Trần Triều Ðiều Ngự Tổ Phật”.v.v… Ðó là chứng minh sự hội nhập của văn hoá Phật giáo trong văn hoá dân tộc Việt Nam. Mãi đến thời đại Hồ Chí Minh, trong từng giai đoạn đều có những trang sử đẹp về việc bang giao. Gần ðây là Ngài Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước CHXHCNVN cũng đã khẳng định rằng: Công tác đối ngoại là vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước. Và dân tộc Việt Nam tự hào là thành viên chánh thức của WTO từ năm 2006, và tiếp tục thực hiện hiệu quả trọng trách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hiêp quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009, thực hiện chính sách ngoại giao rộng mở, tích cực và chủ động tham gia các công việc quốc tế. Do đó, Chư Tôn đức lãnh đạo GHPGVN đã thấy tầm quan trọng này, nên luôn khuyến khích động viên đẩy mạnh việc đào tạo lớp trẻ kế thừa. Ðiều đó được chứng minh là hiện nay cả nước có trên một trăm Tăng Ni trẻ du học các nước, đã có học vị Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ để phục vụ cho GHPHVN, trong số đó trên phân nữa là Ni giới.

Mặc dù trên ba mươi năm xây dựng và phát triển đất nước gặp rất nhiều gian khó, nhưng nhờ sự đoàn kết của toàn dân nên thành tựu rất to lớn. Trong thành công này, phần lớn nhờ bộ phận ngoại giao, giao thiệp với bạn bè trên thế giới. Về phụ nữ Việt Nam có bà Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Ðịnh, Trương Mỹ Hoa, bà Hà Thị Khiết v.v… là những phụ nữ ngoại giao rất tài giỏi. Thực tế đã chứng minh vai trò của phụ nữ trong công tác đối ngoại ở nhiều lãnh vực đã thành tựu rất lớn. Gần đây phụ nữ Việt Nam tham gia Hội nghị Phụ nữ các nước, như Canada, Trung Quốc… nhằm tôn vinh và nhận thức về giới, các doanh nghiệp nữ. Ni giới cũng như nữ Phật tử đã đứng trong Ban chấp hành phụ nữ các cấp góp phần chăm sóc sức khoẻ người già, trẻ em khuyết tật, nhiễm chất độc màu da cam (Dioxin), phòng chống HIV/AIDS, chống bạo lực và buôn bán phụ nữ, trẻ em, giúp phụ nữ nghèo cải thiện đời sống, nhất là Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đã tạo điều kiện cho gần 400 đại biểu thuộc các doanh nghiệp Việt Nam sánh vai với nữ doanh nhân trên thế giới rất thành đạt. Tuy các quốc gia có khác nhau nhưng nhờ sự ngoại giao trao đổi rút những kinh nghiệm nên đã đi đến thành công.

Riêng về phụ nữ Phật giáo Việt Nam và phụ nữ Phật giáo thế giới cùng đồng hành thực hiện lời dạy của Ðức Phật Thích-ca Mâu-ni là từ bi bình đẳng… đem đến an vui hạnh phúc cho nhân sanh. Muốn thành công lý tưởng trên thì phụ nữ Phật giáo các nước trên thế giới phải thành lập một tổ chức có hệ thống lãnh đạo mang tầm vóc quốc tế. Ðiều này đã được Ni sư Lekshe Tsomo là một trong những người đầu tiên đứng ra vận động thành lập “Hội Phụ nữ Phật giáo Thế giới” với tên là: “SAKYADHITA” (Con gái của Ðức Phật Thích-ca), được tổ chức lần thứ I tại chùa Kalachakra, Bồ Ðề Ðạo Tràng - Ấn Ðộ nãm 1987. Ðại hội lần này có gần 2.000 hội viên và trên 40 nước tham dự, tạo ra cơ hội bình đẳng cho giới nữ, mục đích đã giúp cho 300 triệu phụ nữ trên toàn cầu có đủ điều kiện hoạt động phục vụ cho hoà bình và công lý cho xã hội. Việc làm của Ni sư Lekshe Tsomo và quý vị trong ban lãnh đạo hội Phụ nữ Phật giáo thế giới là đáng ghi nhận trong thời cận đại. Ðây là những chủ động sáng tạo nhằm giúp cải thiện điều kiện sống cho Phụ nữ Phật giáo trên thế giới, nhất là phụ nữ nghèo. Từ đó đến nay đã tổ được 10 lần Hội nghị ở nhiều nước khác nhau. Ðặc biệt Hội nghị lần thứ 11 được tổ chức tại Việt Nam.

V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Trong suốt chặng đường gần 40 năm qua, với sự sáng suốt của chư Tôn đức lãnh đạo GHPGVN, cũng như sự tạo mọi điều kiện thuận lợi của nhà nước, Mặt trận và Ban Tôn giáo Chính phủ, đặc biệt Hội Phụ nữ Việt Nam đã quan tâm về sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ Việt Nam nói chung Ni giới nói riêng. Vì thế hàng Ni giới Phật giáo hoạt động đạt nhiều thành quả tốt đẹp. Là phận Ni lưu nhưng không thể quay lưng với thế tục, chùn chân trước mọi thử thách, mà phải hoà nhập với cộng đồng xã hội đúng với truyền thống “Ðạo tục dung thông”, y theo lời dạy của đức Phật là cứu khổ ban vui, cần quan tâm những nõi cách xa đô thị, những nơi cần có tình thương của Phật giáo, không khép mình nơi ngưỡng cửa thiền gia mà phải hài hoà cùng cộng đồng dân tộc làm cho ích nước lợi đạo. Ðiều này đã chứng minh những năm gần đây chư Ni được mời tham dự các Hội nghị quốc tế rất nhiều, như Bắc Kinh, Thượng Hải, Liên Bang Ðức, Mã Lai, Mông Cổ, Thái Lan….cũng như Hội nghị mang tầm vóc phụ nữ Phật giáo thế giới ngày hôm nay. Mặc dù Ni giới Việt Nam được phát triển và vấn đề sinh hoạt trong thời đại mới có rất nhiều thuận lợi nhưng muốn giữ gìn bản sắc và truyền thống từ thời đức Phật còn tại thế là một cơ hội và cũng là điều thách thức không nhỏ, đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì nhẫn nại, tận tụy hy sinh mới vượt qua mọi khó khăn. Do vậy chúng tôi xin đề nghị chư Ni lãnh đạo và Phật tử chúng ta nên đổi mới tư duy không nên có những vướng mắc dị biệt, những thành kiến hệ phái, cục bộ địa phương, làm mất sự đoàn kết, phải thắt chặt vòng tay phát huy truyền thống sáng ngời của Di Mẫu, và những bậc thánh Ni từ thời Ðức Phật còn tại thế. Chúng ta cần nối tiếp hoài bão của chư Tôn đức Ni Việt Nam đã nhiều tâm huyết tận tụy hy sinh công sức, phát huy vai trò của Ni giới trong nhiệm vụ “Hoằng pháp lợi sinh, báo Phật ân đức”. Ðược như thế Ni giới toàn cầu mới phát triển vững chắc, nếu không thì chỉ là lời nói suông mà thôi.

Ni giới Việt Nam kính mong chư Tôn đức lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhà nước Việt Nam, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam quan tâm hơn nữa cho sinh hoạt của Ni giới, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong vấn đề đào tạo chư Ni trẻ ở tương lai.

Cuối cùng chúng tôi mong rằng chư Tôn đức Ni và chư Phật tử trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng vì truyền thống tốt đẹp của Phật giáo, hãy thực sự đoàn kết cùng sánh vai với Ni giới và Phật tử toàn cầu để phát huy chánh pháp, được như thế thì Ni giới mới phát triển vững chắc. Hy vọng rằng chư Tôn đức Ni, Quý vị học giả, Quý vị nhân sĩ trí thức cùng toàn thể Quý vị đại biểu dự Hội nghị Sakyadhita lần thứ 11 hôm nay sẽ có những phát biểu ý kiến góp ý để làm cho vườn hoa Phật giáo ngày càng tươi thắm hơn.

-------

Ni trưởng Huệ Hương

Chú thích

1.佛光?½大?藏?›£¬阿含藏£¬增?壹阿含經?一,佛光?½宗?委員會印行, p. 89-90.

2. Eminent Buddhist Women.

(Trích tham luận Hội nghị Phật giáo thế giới lần thứ XI tại Tp. HCM, Việt Nam)