Chư Tăng Lo Sợ Sự Kềm Kẹp Của Trung Cộng

Tsewang Norbu. Đài Á Châu Tự Do. Ngày 13 tháng 1, 2010.

Một trong những vị lạt ma nổi tiếng nhất của Tây tạng cho biết lý do tại sao Ngài đã thoát ra khỏi Trung cộng – mặc dù Ngài đã được Bắc kinh công nhận.

Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ – Một trong những nhân vật có địa vị cao nhất của Phật giáo Tây tạng nói Ngài đã trốn khỏi Tây tạng cách đây 10 năm một phần vì Ngài lo sợ về sự tráo trở chính trị của các quan chức Trung cộng.

Nói chuyện trong một cuộc phỏng vấn trong lúc hướng dẫn một buổi cầu nguyện lớn tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ – vùng đất lịch sử nơi Đức Phật chứng giác ngộ – Lạt Ma Karmapa đã nói rằng đời sống tại Hoa lục có thể “chịu đựng nổi” nếu các hoạt động của Ngài chỉ đã giới hạn trong các phận sự tôn giáo.

“Nhưng có thể là nhà cầm quyền Trung cộng sẽ giao cho tôi các trách nhiệm chính trị khi tôi lớn tuổi hơn,” Ngài nói.

“Nếu tôi đã dính líu đến bất cứ một hành động xấu xa nào hay (bị bắt phải đại diện cho) một quan điểm trái nghịch với Đức Đạt Lai Lạt Ma hay sự bảo toàn về tôn giáo hay chính trị của Tây Tạng, việc này sẽ đã rất khó khăn,” Ngài nói.

Vị lãnh đạo lưu vong của Tân Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã thoát ra sống lưu vong tại Ấn Độ vào năm 1959 sau một cuộc khởi nghĩa toàn quốc bất thành chống lại ách cai trị của Trung cộng.

Các quan chức Trung cộng thường xuyên lên án Ngài là một “kẻ ly khai” đòi hỏi cho sự độc lập của Tây Tạng, và chúng đổ tội cho Ngài đã khích động một cuộc nổi dậy khắp nơi chống lại ách cai trị Trung cộng vào đầu năm 2008 – cuộc nổi dậy lớn nhất trong năm thập niên.

Bản thân Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh rằng Ngài chỉ muốn có thêm quyền tự chủ chính trị và văn hoá cho Tây Tạng như một phần của Trung cộng.

*Cuộc trốn thoát vào năm 1999*

Karmapa Orgyen Trinley Dorje, sinh tại Tây tạng vào năm 1985, được Đức Đạt Lai Lạt Ma và các vị lãnh đạo Phật giáo Tây tạng khác xác nhận là ‘tái sanh’ của một vị Lạt ma quan trọng và đã được thỉnh cử nhậm chức tại tu viện của vị tiền thân của Ngài tại Tây tạng.

Nhưng các quan chức Trung cộng đã ngăn cấm Ngài, như sau này Ngài đã nói, tu học với các vị Lạt Ma mà trước đó Ngài đã hy vọng có thể làm cố vấn cho Ngài.

Cùng với việc tránh né sự phát hiện của các quan chức được bổ nhiệm để theo dõi hành vi của mình, Lạt ma Karmapa đã trốn thoát vào năm 1999 và sống lưu vong tại Ấn độ.

Tại đó, Ngài đã gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma và hiện đang sống gần với Ngài tại Dharamsala, trung tâm của chính phủ Tây tạng lưu vong.

“Bản chất của nền chính trị Trung cọng được đánh dấu bởi lòng nghi ngờ và những tính toán,” Lạt ma Karmapa nói trong lúc nói chuyện về những nghi ngờ về thời điểm của cuộc trốn thoát của Ngài rằng Trung cọng có thể đã đưa Ngài đến Ấn độ với những lý do riêng của quốc gia này.

“Tuy vậy, ngay cả việc cho rằng tôi đã được đưa đến đây để làm gián điệp cho Trung cọng, rất khó khăn cho [các nhà lãnh đạo Trung cọng] có được bất cứ niềm tin rằng tôi sẽ tuân theo lệnh của bọn họ, biết rằng tôi sống tại Ấn độ dưới sự lãnh đạo của Đức Đạt Lai Lạt Ma.”

*Trung cộng phê  chuẩn*

Mặc dù nhà cầm quyền Trung cọng cũng xác nhận Ngài là vị tái sanh thứ 17 trong hệ phái của các thầy tôn giáo, Lạt Ma Karmapa nhấn mạnh rằng địa vị của Ngài chỉ tuỳ thuộc vào thẩm quyền của Đức Đạt Lai Lạt Ma và các vị lãnh đạo tôn giáo Tây tạng khác.

“Như vậy, tôi không tự mình nhìn nhận là một người được công nhận; hay có quyền như một vị Karmapa bởi nhà nhà cầm quyền Trung cọng,” Ngài nói. “Tôi không biết lý do tại sao bọn họ đã chấp nhận.”

“Bọn họ là một quốc gia lớn, có khả năng làm những tính toán về chính trị.Nhưng tôi khó có thể đoán được động lực của họ.”

Nhà cầm quyền Trung cộng đang gia tăng sự kiểm soát đối với các vị lãnh đạo Phật giáo và các tự viện tại Tây tạng trong những năm gần đây, các chuyên gia nói.

“Các chương trình giáo dục yêu nước bắt buộc chư tăng và ni phải thi đậu các khoá kiểm tra về sách vở chính trị, đồng ý rằng Tây tạng trong lịch sử là một phần của Trung cọng, chấp nhận tính hợp pháp của vị Ban Thiền Lạt Ma được Trung cọng đưa lên, và lên án Đức Đạt Lai Lạt Ma,” một cuộc nghiên cứu trong năm 2009 bởi Ủy Ban Quốc Hội Hoa Kỳ Về Trung Hoa đã nói.

Trong năm 1995, các quan chức Trung cọng đã bắt giam một bé trai được công nhận bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma là tái sanh của Đức Ban Thiền Lạt Ma và đã tự đưa lên một người khác do chúng lựa chọn.

Tính hợp thức hoá của ứng viên do Trung cọng chọn lựa bị bác bỏ bởi người dân Tây tạng khắp nơi, trong khi đó bé trai được Đức Đạt Lai Lạt Ma chọn đã bị mất tích, cùng với gia đình của cậu ta.

Theo: phapluan