Bộ nhơn chế định

Bộ Luận Thứ 4:

Puggalapaññatti

(Bộ Nhơn Chế Ðịnh)

Tác giả: Santakicca Mahā Thera

Dịch Giả: Ðại Trưởng Lão Tịnh Sự

MỤC LỤC

I. Phần 1: PHẦN XIỂN THUẬT

1/ UẨN CHẾ ÐỊNH

2/ XỨ CHẾ ÐỊNH

3/ GIỚI CHẾ ÐỊNH

4/ ÐẾ CHẾ ÐỊNH

5/ QUYỀN CHẾ ÐỊNH

6/ NHƠN CHẾ ÐỊNH

II. Phần 2: PHẦN ÐẦU ÐỀ

1/ ÐẦU ÐỀ MỘT CHI

2/ ÐẦU ÐỀ HAI CHI

3/ ÐẦU ÐỀ BA CHI

4/ ÐẦU ÐỀ BỐN CHI

5/ ÐẦU ÐỀ NĂM CHI

6/ ÐẦU ÐỀ SÁU CHI

7/ ÐẦU ÐỀ BẢY CHI

8/ ÐẦU ÐỀ TÁM CHI

9/ ÐẦU ÐỀ CHÍN CHI

10/ ÐẦU ÐỀ MƯỜI CHI

III. Phần 3: PHẦN XIỂN MINH

1/ XIỂN MINH PHẦN MỘT CHI

2/ XIỂN MINH PHẦN HAI CHI

3/ XIỂN MINH PHẦN BA CHI

4/ XIỂN MINH PHẦN BỐN CHI

5/ XIỂN MINH PHẦN NĂM CHI

6/ XIỂN MINH PHẦN SÁU CHI

7/ XIỂN MINH PHẦN BẢY CHI

8/ XIỂN MINH PHẦN TÁM CHI

9/ XIỂN MINH PHẦN CHÍN CHI

10/ XIỂN MINH PHẦN MƯỜI CHI

IV. Phần 4: TRÍCH CÚ TỪ ÐIỂN

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

Kính Lễ Ðức Thế Tôn, Bậc Ứng Cúng, Đấng Chánh Đẳng Giác.

I. PHẦN 1: XIỂN THUẬT (Uddesavāra)

1) Có sáu pháp chế định: uẩn chế định, xứ chế định, giới chế định, đế chế định, quyền chế định, và nhơn chế định.

1/ UẨN CHẾ ÐỊNH (KHANDHAPAÑÑATTI)

2) Trong các uẩn, uẩn chế định có chừng bao nhiêu?

Có chừng năm uẩn là: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Bao nhiêu đó gọi là uẩn chế định trong các uẩn.

2/ XỨ CHẾ ÐỊNH (ĀYATANAPAÑÑATTI)

3) Trong các xứ, xứ chế định, có chừng bao nhiêu?

Có chừng mười hai xứ là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thinh xứ, tỷ xứ, khí xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ và pháp xứ; Bao nhiêu đó là xứ chế định trong các xứ.

3/ GIỚI CHẾ ÐỊNH (DHÃTUPAÑÑATTI)

4) Trong các giới có chừng bao nhiêu giới chế định?

Có chừng mười tám giới là nhãn giới, sắc giới, nhãn thức giới, nhĩ giới, thinh giới, nhĩ thức giới, tỷ giới, khí giới, tỷ thức giới, thiệt giới, vị giới, thiệt thức giới, thân giới, xúc giới, thân thức giới, ý giới, pháp giới và ý thức giới; bao nhiêu đó gọi là giới chế định trong các giới.

4/ ÐẾ CHẾ ÐỊNH (SACCAPAÑÑATTI)

5) Trong các đế có chừng bao nhiêu đế chế định?

Có chừng bốn đế là khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế. Bao nhiêu đó gọi là đế chế định trong các đế.

5/ QUYỀN CHẾ ÐỊNH (INDRIYAPAÑÑATTI)

6) Trong các quyền có chừng bao nhiêu quyền chế định?

Có chừng hai mươi hai quyền là nhãn quyền, nhĩ quyền, tỷ quyền, thiệt quyền, thân quyền, ý quyền, nữ quyền, nam quyền, mạng quyền, lạc quyền, khổ quyền, hỷ quyền, ưu quyền, xả quyền, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, tri vị tri quyền, tri dĩ tri quyền, tri cụ tri quyền. Bao nhiêu đó là quyền chế định trong các quyền.

6/ NHƠN CHẾ ÐỊNH (PUGGALAPAÑÑATTI)

Trong các hạng người có chừng bao nhiêu nhơn chế định?

II. Phần 2: PHẦN ÐẦU ÐỀ

1/ ÐẦU ÐỀ MỘT CHI (EKAMĀTIKĀ).

{Mātikā, Ðầu đề. Ở đây chỉ nêu đề tài chưa giải, còn gọi là Xiển thuật (uddesa); phần sau giải rộng gọi là Xiển minh (Niddesa). ND}.

7) Hạng thời giải thoát (samayavimutto).

Hạng phi thời giải thoát (asamayavimutto).

Hạng di động pháp (kuppadhammo).

Hạng bất động pháp (akuppadhammo).

Hạng suy thối pháp (parihãnadhammo).

Hạng bất suy pháp (aparihãnnadhammo).

Hạng khả tư cố (cetanābhabbo).

Hạng khả bao trì (anurakkhanābhabbo).

Hạng phàm phu (puthujjano).

Hạng chuyển tộc (gotrabhũ).

Hạng úy kiên (bhayūparato).

Hạng vô úy kiên (abhayũparato).

Hạng khả đắc (bhabbāgamana).

Hạng định phần (niyato).

Hạng vô định phần (aniyato).

Hạng tiến hành trụ quả (paṭipannako phaleṭṭhito).

Hạng đồng thời tận (samasīsī).

Hạng trụ kiếp (ṭhitakappī).

Hạng thánh (ariyo).

Hạng phi thánh (anariyo).

Hạng Hữu học (sekkho).

Hạng Vô học (asekkho).

Hạng phi Hữu học phi Vô học (nevasekhonāsekkho).

Hạng Tam minh (tevijjo).

Hạng lục thông (chulabhiñño).

Hạng Chánh Ðẳng Giác (sammāsambuddho).

Hạng Ðộc Giác (paccekasambuddho).

Hạng tuệ giải thoát (paññāvimutto).

Hạng câu phần giải thoát (ubhatobhāgavimutto)

Hạng thân chứng (kāyasakkhī).

Hạng kiến đắc (diṭṭhippatto).

Hạng tín giải thoát (saddhāvimutto).

Hạng pháp tùy hành (dhammãnusārī).

Hạng tín tùy hành (saddhānusārī).

Hạng cực Thất lai (sattakkhattuṃpasamo).

Hạng gia giá (kolankolo).

Hạng nhất chủng sanh (ekabījī).

Hạng Nhất lai (sakadāgāmī).

Hạng Bất lai (anāgāmī).

Hạng trung bang bất hoàn (antarāparinibbāyī).

Hạng sanh bang bất hoàn (upahaccaparinibbāyi).

Hạng vô hành bang bất hoàn (asankhāraparinibbāyī).

Hạng thượng lưu sắc cứu cánh thiện thú (uddhamsoto akanitthagāmī).

Hạng Dự lưu (sotāpanno) tiến hành chứng quả Dự lưu (sotāpattiphalasacchi kiriyāya paṭpañño).

Hạng Nhất lai (sakadāgāmī) tiến hành chứng quả Nhất lai (sakadāgāmīphala sacchikiriyāya paṭipañño).

Hạng Bất lai (anāgāmī) tiến hành chứng quả Bất lai (anāgāmiphalasacchi kiriyāya patipañño).

Hạng Ứng cúng (arahā) tiến hành đến Ứng cúng vị.

(DỨT ÐẦU ÐỀ MỘT CHI)

2/ ÐẦU ÐỀ HAI CHI (DUKAMĀTIKĀ)

8) Hai hạng người là:

Hạng sân giận (kodhano) và hạng oán hận (upanāhī).

Hạng quỷ quyệt (makkhī) và hạng hiểm độc (palāsī).

Hạng ganh tỵ (issukī) và hạng bỏn xẻn (maccharī).

Hạng lường gạt (satto) và hạng xảo trá (māyāvī).

Hạng vô tàm (ahiriko) và hạng vô úy (anottappī).

Hạng nan giáo (dubbaco) và hạng hữu ác hữu (pāpamitto).

Hạng bất phòng môn quyền (indriyesu aguttadvāro) và hạng bất tri độ vật thực (bhojane anattaññū).

Hạng thất niệm (muṭṭhassati) và hạng vô giác tỉnh (asampajāno).

Hạng giới lụy (sīlavipanno) và hạng kiến lụy (diṭṭhivipanno).

Hạng nội triền (ajjhatasaññojano) và hạng ngoại triền (bahiddhāsaññojano).

Hạng vô sân (akkodhano) và hạng vô hận (anupanāhī).

Hạng bất quỉ quyệt (amakkhī) và hạng vô hiểm độc (apalāsī).

Hạng vô tật (anissukī) và hạng vô lận (amacchārī).

Hạng bất lường gạt (asaṭho) và hạng bất xảo trá (amāyāvī).

Hạng hữu tàm (hirimā) và hạng hữu quí (ottappī).

Hạng dị giáo (suvaco) và hạng hữu thiện hữu (kalyāṇamitto).

Hạng phòng môn quyền (indriyesu guttadvāro) và hạng tri độ vật thực (bhojane mattaññū).

Hạng trú niệm (upaṭṭhitasati) và hạng giác tỉnh (sampajāno).

Hạng giới thành (sīlasampanno) và hạng kiến thành (diṭṭhisampanno).

Hai hạng người khó có trong đời (dve puggalā dullabhā lokasmim).

Hai hạng người khó thỏa mãn (dutappayā).

Hai hạng người dễ thỏa mãn (sutappayā).

Hai hạng người lậu tăng trưởng (āsavāvaḍḍhanti).

Hai hạng người lậu không tăng trưởng (āsavānavaḍḍhanti).

Hạng khuynh hướng xấu (hīnādhimutto) và hạng khuynh hướng tốt (panītādhi mutto).

Hạng toại chí (titto) và hạng giúp toại chí (tappetā)

(DỨT ÐẦU ÐỀ HAI CHI)

3/ ÐẦU ÐỀ BA CHI (TIKAMĀTIKĀ)

9) Ba hạng người là:

Hạng không hy vọng (nirāso), hạng có hy vọng (āsamso) và hạng hết hy vọng (vigatāso).

Ba hạng người dụ như bệnh nhân (gilānūpamā).

Hạng thân chứng (kāyasakkhī), hạng kiến chí (diṭṭhipatto) và hạng tín giải thoát (saddhāvimutto).

Hạng phẩn ngữ (gūthabhānī), hạng hoa ngữ (pupphabhānī) và hạng mật ngữ (madhubhāṇī). Makhubhāni, người nói lời ngọt như mật đường)

Hạng người tâm như ung nhọt (arukūpamacitto), hạng người tâm như điển chớp (vijjūpamacitto), và hạng người tâm như lôi sấm (vajirūpamacitto).

Hạng mù mắt (andho), hạng một mắt (ekacakkhu) và hạng hai mắt (dvicakkhu).

Hạng người trí tuệ lật úp (avakujjapañño), Hạng người trí tuệ bắp vế (ucchanga pañño) và hạng người trí tuệ rộng lớn (puthupañño).

Có số người chưa ly tham các dục và các hữu (kāmesuca bhavesucāvītarāgo), có số người ly tham các dục nhưng chưa ly tham các hữu (kāmesu vītarāgo bhavesu avītarāgo), có số người ly tham các dục và các hữu (kāmesu ca bhavesu ca vītarāgo).

Hạng người dụ như chữ viết trên đá (pāsānalekhūpamo puggalo), Hạng người dụ như chữ viết trên đất (paṭhavilekhūpamo puggalo), hạng người dụ như chữ viết trên nước (udalekhūpamo pugglo).

Ba hạng người dụ như vải bố (potthakūpamā pugglā).

Ba hạng người dụ như lụa kāsī (kāsikavatthūpamā puggalā). Kāsikavaṭṭha, vải lụa sản xuất tại xứ kàsi tốt nổi tiếng thời xưa)

Hạng dễ ước lượng (suppameyyo), hạng khó ước lượng (duppameyyo) và hạng không thể ước lượng (appmeyyo).

Có hạng người không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận (na sevitabbo na bhajitabbo na payirupāsitabbo), có hạng người đáng giao du, đáng giao thiệp, đáng thân cận (sevitabbo bhajitabbo payirupāsitabbo); có hạng người cần giao du, cần giao thiệp, cần thân cận bằng cách cúng dường kính trọng (sakkatvā garukatvā sevitabbo bhajitabbo payirupāsitabbo).

Có hạng người đáng tởm (jigucchitabbo) không đáng giao du giao thiệp thân cận; có hạng người chỉ cần lãnh đạm (ajjhupekkhitabbo) không đáng giao du giao thiệp thân cận; có hạng người cần phải giao du giao thiệp thân cận (sevitabbo).

Có hạng người bổ túc giới, hạn chế định, hạn chế tuệ (sīlesu paripūrakārī samādhisiṃ mattasokārī paññāya mattasokārī); có hạng người bổ túc giới, bổ túc định, hạn chế tuệ (sīlesu ca paripūrakārīsamādhismiñcaparipūrakārī paññāya mattasokārī); có hạng bổ túc giới, bổ túc định và bổ túc tuệ (sīlesu ca paripura kārī samādhismiñca paripūrakārī paññāya ca parupūrakārī).

Có ba hạng Ðạo Sư.

Có ba hạng Ðạo Sư khác nữa.

(DỨT ÐẦU ÐỀ BA CHI)

4/ ÐẦU ÐỀ BỐN CHI (CATUKKAMÃTIKĀ)

10) Bốn hạng người là:

Hạng phi hiền sĩ (asappuriso), hạng phi hiền sĩ quá phi hiền sĩ (asappurisena asappurisataro), hạng hiền sĩ (sappuriso), hạng hiền sĩ quá hiền sĩ (sappurisena sappurisena sappurisataro).

Hạng ác nhơn (pāpo), hạng ác nhơn quá ác nhơn (pāpena pāpataro), hạng thiện nhơn (kalyāno), hạng thiện nhơn quá thiện nhơn (kalyānena).

Hạng ác tánh (pāpadhammo), hạng ác tánh quá ác tánh (pāpadhammena), hạng thiện tánh (kalyānadhammo), hạng thiện tánh quá thiện tánh (kalyānadham mena kalyānadhammataro).

Hạng có tội lỗi (sāvajjo), hạng nhiều tội lỗi (vajjabahulo), hạng ít tội lỗi (appasāvajjo), hạng không tội lỗi (anavajjo).

Hạng khai thị tri (ugghatitaññū) hạng quảng diễn tri (vipaccitaññū), hạng ứng dẫn (neyyo), hạng văn cú tối vi (padaparamo).

Hạng tương ứng biện vô tự tại biện (yuttapaṭib hāno no muttapaṭibhāno), hạng tự tại biện bất tương ứng biện (muttapatibhāṇo no yuttapaṭibhāṇo); hạng tương ứng biện tự tại biện (yuttapaṭibhāno ca mutta paṭibhāṇo ca), hạng bất tương ứng biện vô tự tại biện (neva yuttapaṭbhāno no muttapaṭibhāṇo).

Bốn chủng nhân pháp sư (dhammakathikā puggalā).

Bốn hạng người dụ như chuyển mưa (valahakūpa mā puggalā).

Bốn hạng người dụ như chuột (musikūpamā puggalā).

Bốn hạng người dụ như xoài (ambū pamā puggalā).

Bốn hạng người dụ như nồi (kumhupamā puggalā).

Bốn hạng người dụ như hồ nước (udakarahadū pamā puggalā).

Bốn hạng người dụ như bò (balibaddūpamā puggalā).

Bốn hạng người dụ như nọc rắn (āsivisupamā puggalā).

Có hạng người chưa nghĩ suy vội khen người đáng chê. Có hạng người chưa nghĩ suy vội chê người đáng khen. Có hạng người chưa nghĩ suy vội tín ngưỡng điều không đáng tín ngưỡng. Có hạng người chưa nghĩ suy mà không tín ngưỡng điều đáng tín ngưỡng.

Có hạng người đã suy kỹ nghĩ cùng mới chê kẻ đáng chê. Có hạng người đã suy kỹ nghĩ cùng mới khen người đáng khen. Có hạng người đã suy kỹ nghĩ cùng mới không tín ngưỡng điều không đáng tín ngưỡng. Có hạng người đã suy kỹ nghĩ cùng mới tín ngưỡng điều đáng tín ngưỡng.

Có hạng người chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc, nhưng lại không khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc. Có hạng người khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc, nhưng lại không chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc. Có hạng người chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc, khen kẻ đáng khen bằng sự thật và đúng lúc. Có hạng người không chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc, không khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc.

Hạng sống bằng quả cần lao uṭṭhānaphalūpajivī) không sống bằng quả phúc puññaphalūpajīvī); Hạng không sống bằng quả cần lao,sống bằng quả phúc. Hạng sống bằng quả cần lao và sống bằng quả phúc. Hạng không sống bằng quả cần lao cũng không sống bằng quả phúc.

Hạng bóng tối hướng đến bóng tối; hạng bóng tối hướng đến ánh sáng; hạng ánh sáng hướng đến bóng tối; hạng ánh sáng hướng đến ánh sáng.

Hạng thấp đến thấp; hạng thấp đến cao; hạng cao đến thấp; hạng cao đến cao.

Bốn hạng người dụ như cây (rukkhūpamā puggalā)

Hạng lượng xét sắc tướng, tịnh tín do sắc tướng; hạng lượng xét âm thinh, tịnh tín do âm thinh; hạng lượng xét bần hạnh tịnh tín do bần hạnh; hạng lượng xét pháp tánh tịnh tín do pháp tánh.

Có hạng người hành tự lợi không hành lợi tha; có hạng người hành lợi tha không hành tự lợi, có hạng người vừa hành tự lợi vừa hành lợi tha; có hạng người không hành tự lợi cũng không hành lợi tha.

Có hạng người tự hành khổ, cố tình tự đốt nóng; có hạng người hành khổ tha nhân, cố tình đốt nóng tha nhân; có hạng người vừa tự hành khổ tự đốt nóng vừa hành khổ tha nhân, đốt nóng tha nhân; có hạng người không tự hành khổ không tự đốt nóng cũng không hành khổ tha nhân không đốt nóng tha nhân, người ấy không hành khổ mình không hành khổ người ngay hiện tại vô dục tịch tịnh thanh lương lạc cảm an trú phạm thể.

Hạng hữu tham, hạng hữu sân, hạng hữu si, hạng hữu mạn (samāno).

Có hạng người đắc nội tâm chỉ tịnh mà không đắc tuệ minh sát pháp; có hạng người đắc tuệ minh sát pháp mà không đắc nội tâm chỉ tịnh cùng đắc tuệ minh sát pháp; có hạng người không đắc nội tâm chỉ tịnh cũng không tuệ minh sát pháp.

Hạng người đi thuận dòng; hạng người đi ngược dòng; hạng người trụ lại; hạng người vượt qua đến bờ kia đứng trên bờ, thành phạm chí.

Hạng học ít, không hành theo điều đã học; hạng học ít, hành theo điều đã học; hạng học nhiều, không hành theo điều đã học; hạng học nhiều, hành theo điều đã học.

Hạng bất động Sa môn; hạng hồng liên Sa môn; hạng bạch liên Sa môn; hạng tế nhị Sa môn giữa Sa môn.

(DỨT ÐẦU ÐỀ BỐN CHI)

5/ ÐẦU ÐỀ NĂM CHI (PAÑCAKAMĀTIKĀ)

11) Năm hạng người là:

Có hạng người phạm lỗi, ray rứt và chẳng như thật liểu tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp kia của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Có hạng người phạm lỗi, không ray rứt và chẳng như thật liểu tri tâm giải thoát tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp ấy của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Có hạng người không phạm lỗi mà ray rứt và chẳng như thật liểu tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp ấy của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Có hạng người không phạm lỗi, không ray rứt, nhưng chẳng thật liểu tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp ấy của họ đã sanh bị diệt trừ hết, có hạng người không phạm lỗi, không ray rứt, và như thật liểu tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp ấy của họ đã sanh bị diệt trừ hết.

Hạng cho rồi khinh; Hạng do chung sống mà khinh; Hạng dể duôi (ādheyya mukho); hạng yếu mềm (loko), hạng ám độn ngu si (mando momūho).

Năm hạng người dụ như chiến sĩ (yodhājīvūpamā).

Năm hạng khất thực (pindapatikā).

Năm hạng trì hạnh nghỉ ăn bữa (khalupacchā bhattikā)

Năm hạng trì hạnh ngồi ăn một chỗ (ekasanikā)

Năm hạng trì hạnh phấn tảo y (paṃsukulikā)

Năm hạng trì hạnh tam y (tecīvarikā)

Năm hạng trì hạnh ẩn lâm (āraññikā)

Năm hạng trì hạnh ngụ gốc cây (rukkhamūlikā)

Năm hạng trì hạnh ngụ ngoài trống (abbhokasikā)

Năm hạng trì hạnh thường tọa (nesajjikā)

Năm hạng trì hạnh ngụ theo chỉ định (yathāsanthatikā)

Năm hạng trì hạnh ngụ mộ địa (solānikā)

(DỨT ÐẦU ÐỀ NĂM CHI)

6/ ÐẦU ÐỀ SÁU CHI (CHAKKAMĀTIKĀ)

12) Sáu hạng người là:

Có hạng người tự mình giác ngộ Tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, đạt đến toàn chi và khả năng tuệ lực. Có hạng người tự mình giác ngộ Tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, nhưng không đạt đến toàn tri và không có khả năng tuệ lực. Có hạng người không tự mình giác ngộ Tứ đế với các pháp chưa từng được nghe trước, nhưng hiện tại diệt tận khổ đắc theo Thinh văn độ (sāvakapāramī). Có hạng người không tự mình giác ngộ Tứ đế đối với pháp chưa từng nghe trước, hiện tại vẫn diệt tận khổ nhưng chẳng đắc chứng theo Thinh văn độ. Có hạng người không tự mình giác ngộ Tứ đế đối với pháp chưa từng được nghe, ngay hiện tại chưa diệt tận khổ là hạng Bất lai không trở lại cõi này nữa. Có hạng người không tự mình giác ngộ Tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe, ngay hiện tại chưa diệt tận khổ, là hạng Dự lưu và Nhất lai, bởi còn trở lại đời này.

(DỨT ÐẦU ÐỀ SÁU CHI)

7/ ÐẦU ÐỀ BẢY CHI (SATTAKAMĀTIKĀ)

13) Bảy hạng người:

Bảy hạng người dụ như kẻ lội nước (udakūpamā) là lặn xuống một lần chìm luôn; người nổi lên rồi lặn chìm xuống; người nổi lên rồi đứng yên, người nổi lên rồi nhìn xem quan sát; người nổi lên rồi lội qua; người nổi lên rồi lội tới bãi đứng; người nổi lên rồi vượt qua đến bờ kia thành phạm chí đứng trên bờ.

Hạng câu phần giải thoát; hạng tuệ giải thoát; hạng thân chứng, hạng kiên chí; hạng tín giải thoát; hạng tùy pháp hành; hạng tùy tín hành.

(DỨT ÐẦU ÐỀ BẢY CHI)

8/ ÐẦU ÐỀ TÁM CHI (ATTHAKMĀTIKĀ)

14) Tám hạng người: Bốn bậc đắc đạo và bốn bậc đắc quả.

(DỨT ÐẦU ÐỀ TÁM CHI)

9/ ÐẦU ÐỀ CHÍN CHI (NAVAKAMĀTIKĀ)

15) Chín hạng người: Bậc chánh Ðẳng Giác; bậc Ðộc Giác bậc lưỡng phân giải thoát; bậc tuệ giải thoát; bậc thân chứng; bậc kiến đắc; bậc tín giải thoát; bậc tùy pháp hành; bậc tùy tín hành.

(DỨT ÐẦU ÐỀ CHÍN CHI)

10/ ÐẦU ÐỀ MƯỜI CHI (DASAKAMĀTIKĀ)

16) Mười hạng người: có năm hạng tịch diệt tại cõi này và có năm hạng bỏ cõi này mới tịch diệt.

(DỨT ÐẦU ÐỀ MƯỜI CHI)

(DỨT ÐẦU ÐỀ NHƠN CHẾ ÐỊNH.)

III. Phần 3: PHẦN XIỂN MINH

1/ XIỂN MINH PHẦN MỘT CHI (EKANIDDESO)

17) Thế nào là hạng thời giải thoát (puggalo samayavimutto)?

Ở đây có hạng người an trú do thân đắc được tâm giải thoát lúc đúng thời đúng dịp; và khi dùng trí tuệ quán thấy thì một số lậu hoặc được đoạn tận. Ðây gọi là hạng người thời giải thoát.

18) Thế nào là hạng người phi thời giải thoát (puggalo asamayavimutto)?

Ở đây có hạng người không được an trú do thân đắc được tâm giải thoát lúc đúng thời đúng dịp, nhưng khi dùng trí tuệ quán thấy thì một số lậu hoặc được đoạn tận. Ðây gọi là hạng người phi thời giải thoát.

Tất cả thánh nhơn đều là bậc phi thời giải thoát trong thánh giải thoát.

19) Thế nào là hạng người di động pháp (puggalo kuppadhammo)?

Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hoặc thiền vô sắc hay nhập thiền, nhưng người ấy chẳng phải đắc không vất vả, chẳng phải đắc không khó khăn, chẳng phải đắc không khổ cực, chẳng được nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn; sự kiện này có xảy ra là khi người ấy dễ duôi thì các thiền chứng đó có thể bị biến hoại. Ðây gọi là hạng người di động pháp.

20) Thế nào là hạng người bất động pháp (puggalo akuppadhammo)?

Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hay thiền vô sắc hoặc nhập thiền, người ấy đắc không vất vả, đắc không khó khăn, đắc không khổ cực, nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn; không có sự kiện các thiền chứng đó của người ấy bị biến hoại do dễ duôi. Ðây gọi là hạng người bất động pháp.

Tất cả thánh nhơn đều là bậc bất động pháp trong thánh giải thoát.

21) Thế nào là hạng người suy thối pháp (puggalo parihānadhammo)?

Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hay thiền vô sắc hoặc nhập thiền, người ấy chẳng phải đắc không vất vả, chẳng phải đắc không khó khăn, chẳng phải đắc không khổ cực, chẳng được nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn; sự kiện này có xảy ra là người ấy có thể thối hóa bởi các thiền ấy khi đã dễ duôi đây gọi là hạng người suy thối pháp.

22) Thế nào là hạng người bất suy pháp (puggalo aparihānadhammo)?

Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hay thiền vô sắc hoặc nhập thiền, người ấy đắc không vất vả, đắc không khó khăn, đắc không khổ cực, nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn; không có sự kiện người ấy thối hóa bởi các thiền ấy khi đã dễ duôi. Ðây gọi là hạng người bất suy pháp.

Tất cả thánh nhơn đều là bậc bất suy pháp trong thánh giải thoát.

23) Thế nào là hạng người khả tư cố (puggalo cetanābhabbo)?

Ở đây có hạng người đắc thiền sắc hay thiền vô sắc hoặc nhập thiền, người ấy chẳng phải đắc không vất vả, chẳng phải đắc không khó khăn, chẳng phải đắc không khổ cực, chẳng được nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn; nếu chú tâm (anusanceteti) thì không bị hoại các thiền chứng đó, bằng như không chú tâm thì bị hoại các thiền chứng đó. Ðấy gọi là hạng người khả tư cố Cetanābhabbo, có khả năng thiền nhờ chú tâm)

24) Thế nào là hạng người khả bảo trì (anurakkhanābhabbo)?

Ở đây, có hạng người đắc thiền sắc hay thiền vô sắc hoặc nhập thiền, người ấy chẳng phải đắc không vất vả, chẳng phải đắc không khó khăn, chẳng phải đắc không khổ cực, chẳng được nhập thiền xuất thiền ở đâu lúc nào bao lâu như ý muốn; nếu phòng hộ (anurakkhati) thì không bị hoại các thiền đó, bằng như không phòng hộ thì bị hoại các thiền đó. Ðây gọi là hạng người khả bảo trì Anurakkhanābhabbo, có khả năng thiền nhờ phòng hộ)

25) Thế nào là hạng người phàm phu (puthujjano)?

Ðối với hạng người nào ba pháp triền chưa đoạn tận và cũng không thực hành để đoạn trừ các pháp ấy. Ðây gọi là hạng người phàm phu.

26) Thế nào là hạng người chuyển tộc (Gotrabhū)?

Sẽ bước vào tánh pháp thánh do nhờ pháp chuyển tiếp (samanantura) nào, thì người đang có phát ấy đây gọi là hạng người chuyển tộc.

27) Thế nào là hạng người úy kiêng (bhayūparato)?

Bảy hạng Hữu học (sekkhā) và hạng phàm nhân có giới, là người úy kiêng (bhayūparato) (úy kiêng: là tránh điều ác do tâm sợ hãi).

Bậc A la hán là hạng vô úy kiêng (abhayūparato); vô úy kiêng: là bỏ điều ác không do sợ hãi, vị A la hán không làm ác do Pháp tánh đã thanh tịnh.)

28) Thế nào là hạng người vô khả đắc (abhabbāgamano)?

Những hạng người mà bị nghiệp chướng, bị phiền não chướng, bị quả chướng, không có niềm tin, không có hoài bão, thiếu trí, ngu đần, không có khả năng dự vào phần chánh cố định trong các thiện pháp. Ðây gọi là những hạng người vô khả đắc.

29) Thế nào là hạng người khả đắc (bhabbāgamano)?

Những hạng người mà không bị nghiệp chướng, không bị phiền não chướng, không bị quả chướng, có đức tín, có hoài bão, có trí tuệ, không ngoan (anelā), có khả năng dự vào phần chánh cố định trong các thiện pháp. Ðây gọi là những hạng người khả đắc.

30) Thế nào là hạng người định phần (niyato)?

Năm hạng người tạo nghịch vô gián tội (nghịch vô gián (anantarika) là giết cha, giết mẹ, giết A la hán, trích máu Phật, chia rẻ Tăng) và người tà kiến ở đây chỉ cho thập vô kiến (naṭṭhikadiṭṭhi) không tin cha mẹ có ăn v.v...) là hạng cố định; sáu hạng ác nhân ấy nhất định sanh đọa sau khi chết), tám hạng thánh nhân ariyapuggala, là bốn hạng thánh đạo và bốn hạng thánh quả) cũng là hạng cố định các bậc thánh Hữu học nhất định không còn sanh đọa thú, bậc A la hán nhất định không còn tái sanh). Những hạng người khác là hạng vô định phần (aniyato).

31) Thế nào là hạng người tiến hành (patipannako)?

Bốn hạng thánh đạo, là hạng người tiến hành.

Bốn hạng thánh quả, là hạng người trụ quả (phaleṭṭhito).

32) Thế nào là hạng người đồng thời tận (Samasīsī)?

Ðối với hạng người nào lậu hoặc đoạn tận và mạng sống đoạn tận cùng lúc không trước không sau. Ðây là hạng người đồng thời tận.

33) Thế nào là hạng người trụ kiếp (thitakappī)?

Ðây là hạng người đang tiến hành để chứng đắc quả Dự lưu, gặp lúc thiêu hủy kiếp (trái đất), cho đến khi nào người ấy chưa chứng quả Dự lưu, thì khi ấy kiếp (trái đất) chưa thể bị thiêu cháy được. Ðây gọi là hạng người trụ kiếp.

Tất cả hạng người đạo (maggasamangī) cũng gọi là hạng trụ kiếp.

34) Thế nào là hạng người thánh (ariyo)?

Tám hạng thánh nhân là hạng người thánh.

Những hạng người còn lại gọi là phi thánh (anāriya).

35) Thế nào là hạng người Hữu học (sekho)?

Bốn người đạo và ba người quả (thấp), là hạng người Hữu học.

Bậc A La Hán (quả) là người Vô học (asekho) những hạng người còn lại là người phi Hữu học phi Vô học.

36) Thế nào là hạng người Tam minh (tevijjo)?

Bậc thành tựu ba minh (vijjā) gọi là hạng người Tam minh.

37) Thế nào là hạng người lục thông (chalabhiñño)?

Bậc thành tựu sáu diệt trí (abhiññā), gọi là hạng người lục thông.

38) Thế nào là hạng người Chánh đẳng giác (sammāsambuddho)?

Ở đây có hạng người tự mình giác ngộ Tứ đế đối với pháp chưa từng nghe, trong ấy đắc được nhất thiết trí (sabbaññuta) và khả năng tuệ lực (balavasībhāva). Ðây là hạng người Chánh đẳng giác.

39) Thế nào là hạng người Độc giác (paccekasambuddha)?

Ở đây có hạng người tự mình giác ngộ Tứ đế đối với pháp chưa từng nghe, nhưng hạng này không đắc được nhất thiết trí và khả năng tuệ lực. Ðây gọi là hạng người Độc giác.

40) Thế nào là hạng người câu phần giải thoát (ubha tobhāgavimutto)?

Ở đây hạng người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát (attha vimokkhe) và dùng trí tỏ ngộ nên các lậu hoặc của vị ấy được tận diệt. Ðây gọi là hạng người câu phần giải thoát.

41) Thế nào là hạng người tuệ giải thoát (paññāvimutto)?

Ở đây có người thân không chứng đắc an trú trong bát giải thoát, nhưng với trí tỏ ngộ nên các lậu hoặc của vị ấy được tận diệt. Ðây gọi là hạng người tuệ giải thoát.

42) Thế nào là hạng người thân chứng (kāyasakkhī)?

Ở đây có người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát, nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng người thân chứng.

43) Thế nào là hạng người kiến đắc (diṭṭhippatto)?

Ở đây có người hiểu như thật rằng "đây là khổ" hiểu như thật rằng "đây là khổ tập", hiểu như thật rằng "đây là khổ diệt", hiểu như thật rằng "đây là khổ diệt hành lộ"; Các pháp Như Lai tuyên thuyết đã được người ấy nhận định, thẩm sát bằng trí; Nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng người kiến đắc.

44) Thế nào là hạng người tín giải thoát (saddhāvimutto)? Ở đây có người hiểu như thật rằng: "Ðây là khổ", hiểu như thật rằng: "đây là khổ tập", hiểu như thật rằng: "đây là khổ diệt", hiểu như thật rằng "đây là khổ diệt hành lộ"; các pháp Như Lai tuyên thuyết, đã được người ấy nhận định nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Tuy nhiên không phải như hạng kiến đắc (diṭṭhippatta). Ðây gọi là hạng người tín giải thoát.

45) Thế nào là hạng người tùy pháp hành (dhammānusārī)?

Ðối với hạng người tiến hành tác chứng quả Dự lưu mà tu triển thánh đạo có khuynh hướng tuệ quyền (paññindriyaṃ), tuệ hướng đạo (paññāvāhiṃ), tuệ tiên phong (paññāpubbanramaṃ) thì đây gọi là hạng người tùy pháp hành.

Người đang tiến hành tác chứng quả Dự lưu, là người tùy pháp hành (dhammā nusārī); còn người đã trú trong bậc quả là người kiến chí (diṭṭhippatto).

46) Thế nào là hạng người tùy tín hành (saddhānusārī)?

Ðối với hạng người tiến hành tác chứng quả Dự lưu mà tu triển thánh đạo có khuynh hướng tín quyền (saddhindriyaṃ), tín hướng đạo (saddhāvāhiṃ), tín tiên phong (saddhāpubbangamam), thì đây gọi là hạng người tùy tín hành.

Người đang tiến hành tác chứng quả Dự lưu là người tùy tín hành; còn người đã trú trong bậc quả, là người tín giải thoát (saddhāvimutto).

47) Thế nào là hạng người cực Thất lai (sattakkhattutaramo)?

Ở đây có hạng người Dự lưu (sotāpanno) do đoạn tận ba triền phược, chắc chắn không rợi đọa xứ, nhất định thành tựu giác ngộ, vị ấy còn dong ruổi luận hồi trong cõi chư thiên và nhân loại bảy lần nữa mới chấm dứt khổ. Ðây gọi là hạng người cực Thất lai.

48) Thế nào là hạng người gia gia (kolankolo)?

Ở đây có hạng người Dự lưu do đoạn tận ba triền phược, chắc chắn không rơi đọa xứ, nhất định thành tựu giác ngộ, vị ấy còn dong ruổi luân hồi qua hai hoặc ba gia chủng (kula) nữa mới chấm dứt khổ. Ðây là hạng người gia gia.

49) Thế nào là hạng người nhất chủng sanh (ekabījī)?

Ở đây có hạng người Dự lưu do đoạn tận ba triền phược, chắc chắn không rơi đọa xứ, nhất định thành tựu giác ngộ, vị ấy chỉ sanh lại cõi đời một lần nữa rồi chấm dứt khổ. Ðây gọi là hạng người nhất chủng sanh.

50) Thế nào là hạng người Nhất lai (sakadāgāmī)?

Ở đây có người do đoạn tận ba triền phược, giảm thiểu tham sân si, thành bậc Nhất lai,chỉ trở lại đời này một lần rồi chấm dứt khổ. Ðây gọi là hạng người Nhất lai.

51) Thế nào là hạng người Bất lai (anāgāmī)?

Ở đây có hạng người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thiên sẽ Niết bàn tại đấy, trừ cõi đó không còn trở lui nữa. Ðây gọi là hạng người Bất lai

52) Thế nào là hạng người trung bang bất hoàn (antarāparinibbāyī)?

Ở đây có hạng người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thiên sẽ Niết bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy sẽ trừ các thượng phần triền phược, phát sanh thánh đạo vào tuổi thọ giữa thời hoặc chưa đến nửa đời. Ðây gọi là hạng người trung bang bất hoàn.

53) Thế nào là hạng người sanh bang bất hoàn (upahaccaparinibbāyī)?

Ở đây có người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thiên sẽ Niết bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy sẽ trừ các thượng phần triền phược, phát sanh thánh đạo vào tuổi thọ đã quá nửa đời hay sắp chết. Ðây gọi là hạng người sanh bang bất hoàn.

54) Thế nào là hạng người vô hành bang bất hoàn (asankhāraparinibbāyī)?

Ở đây có người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa thiên, sẽ Niết bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy sẽ trừ các thượng phần triền phược, phát sanh thánh đạo bằng cách không cần trợ dẫn. Ðây gọi là hạng người vô hành bang bất hoàn.

55) Thế nào là hạng người hữu hành bang bất hoàn (sasankhāraparinibbāyī)?

Ở đây có người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thiên, sẽ Niết bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy sẽ trừ các thượng phần triền phược, phát sanh thánh đạo bằng cách cần có trợ dẫn. Ðây gọi là hạng người hữu hành bang bất hoàn.

56) Thế nào là hạng người thượng lưu sắc cứu cánh thiện thú (uddhamsoto akaniṭṭhagāmī)?

Ở đây có người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thiên sẽ Niết bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa; vị ấy chết từ cõi vô phiền sanh đến cõi vô nhiệt, chết từ cõi vô nhiệt, sanh đến cõi thiện hiện, chết từ cõi thiện hiện, sanh đến cõi thiện kiến, chết từ cõi thiện kiến, sanh đến cõi sắc cứu cánh, sẽ trừ các thượng phần triền phược, phát sanh thánh đạo trong cõi sắc cứu cánh. Ðây gọi là hạng người thượng lưu sắc cứu cánh thiện thú.

57) Thế nào là hạng người Dự lưu (sotāpañño) tiến hành chứng quả Dự lưu (sotāpattiphalasacchikiriyāyapatipanno)?

Hạng người đang tiến hành để trừ ba triền phược, là người tiến thánh chứng quả Dự lưu; đối với người nào ba triền phược đã được trừ, đây gọi là hạng người Dự lưu.

Hạng người đang tiến hành để giảm thiểu dục tham và sân độc, là người tiến hành chứng quả Nhất lai; đối với người nào dục tham và sân độc đã được giảm thiểu, đây gọi là hạng người Nhất lai.

Hạng người đang tiến hành để hoàn toàn trừ dục tham và sân độc, là người tiến hành chứng quả Bất lai; đối với người nào mà dục tham và sân độc đã hoàn toàn trừ, đây gọi là hạng người Bất lai.

Hạng người đang tiến hành để hoàn toàn trừ sắc ái vô sắc ái, ngã mạn phóng dật và vô minh, là người tiến hành chứng quả Ứng cúng; đối với người nào mà sắc ái, vô sắc ái, ngã mạn, phóng dật và vô minh đã được hoàn toàn đoạn trừ, đây gọi là hạng người Ứng cúng.

(DỨT PHẦN XIỂN MINH MỘT CHI)

2/ XIỂN MINH PHẦN HAI CHI (DUKANIDDESO)

58) Thế nào là hạng người sân giận (kodhano)?

Trong ấy sự sân giận là thế nào? tức là sự hiềm giận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự thù hằn, cách thù hằn, thái độ thù hằn, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, sự phản đối, sự hung dữ, sự lỗ mãn, sự bất bình của tâm. Ðây gọi là sự sân giận. Ðối với hạng người nào sự sân giận này chưa đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người sân giận.

Thế nào là hạng người oán giận (upanāhī)?

Trong ấy sự oán hận là thế nào? Trước là sân giận, sau đến oán hận, chỉ cho sự kết oán, thái độ kết oán, tính cách kết oán, sự lưu lại, giữ lại, duy trì, tích tụ, cột chặt, chấp cứng sân giận như vậy đó. Ðây gọi là sự oán hận. Ðối với hạng người nào sự oán hận này chưa đoạn trừ thì đây gọi là hạng người oán hận.

59) Thế nào là hạng người quỷ quyệt (makkhī)?

Trong ấy sự quỷ quyệt là thế nào? Chỉ cho sự gian xảo, cách gian xảo, thái độ gian xảo, tính cách độc kế, hành động độc kế. Ðây gọi là sự quỷ quyệt. Ðối với hạng người nào sự quỷ quyệt này chưa đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người quỷ quyệt.

Thế nào là hạng người hiểm độc (palāsī)?

Trong ấy sự hiểm độc là thế nào? Chỉ cho sự ác hiểm, cách ác hiểm, thái độ ác hiểm, dẫn đến hiềm thù, nguyên nhân đấu tranh, tranh chấp, không cởi mở. Ðây gọi là sự hiểm độc. Ðối với hạng người nào sự hiểm độc này chưa đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người hiểm độc.

60) Thế nào là hạng người ganh tỵ (issakī)?

Trong ấy sự ganh tỵ là thế nào? Chỉ cho sự ganh gổ, tính cách ganh gổ, thái độ ganh gổ, sự ganh ghét, tính cách ghen ghét, thái độ ganh ghét đối với lợi lộc, lễ kính trọng vọng, tôn vinh, đảnh lễ, cúng dường cho người khác; đây gọi là sự ganh tỵ. Ðối với hạng người nào sự ganh tỵ này chưa đoạn trừ, thì đấy gọi là hạng người ganh tỵ.

Thế nào là hạng người bỏn xẻn (maccharī)?

Trong ấy sự bỏn xẻn là thế nào? Năm sự bỏn xẻn là bỏn xẻn chỗ ở, bỏn xẻn gia tộc, bỏn xẻn lợi lộc, bỏn xẻn thanh danh, bỏn xẻn pháp, sự kiện như vậy là sự bỏn xẻn, tính cách bỏn xẻn, thái độ bỏn xẻn, sự bón rít, sự keo kiết, sự hà tiện, sự không nhiếp tâm. Ðây gọi là sự bỏn xẻn. Ðối với hạng người nào sự bỏn xẻn này chưa đoạn trừ, thì đấy gọi là hạng người bỏn xẻn.

61) Thế nào là hạng người lường gạt (satho)?

Trong ấy sự lường gạt là thế nào? Ở đây có kẻ là người gian trá, mưu mẹo; sự chỉ cho cách gian trá, thái độ gian trá, tình trạng gian trá, thái độ nhám nhúa, tính cách nhám nhúa, thái độ quỷ quyệt, tính cách khôn lanh. Ðây gọi là sự xảo trá. Ðối với hạng người nào sự xảo trá này chưa đoạn trừ thì đây gọi là hạng người lường gạt.

Thế nào là hạng người xảo trá (māyāvī)?

Trong ấy sự xảo trá là thế nào? Ở đây có kẻ sau khi hành thân ác hạnh, hành khẩu ác hạnh, hành ý ác hạnh có nguyện vọng xấu xa vì nhân che giấu ác hạnh ấy; nó muốn rằng "mong đừng ai biết ta", nó suy nghĩ rằng "mong đừng ai biết ta", nó nói rằng "mong đừng ai biết ta", nó hành động rằng "mong đừng ai biết ta" sự kiện nào như vậy là sự xảo quyệt, tính cách xảo quyệt, trá hình lừa phỉnh, phỉnh gạt, giả vờ, dối quanh, dối trá, dối gạt, giấu diếm, che đậy, hành động tinh vi, hành động mờ ám, khỏa lấp, sở hành xấu. Ðây là sự xảo trá. Ðối với hạng người nào sự xảo trá này chưa đoạn trừ. Ðây gọi là hạng người xảo trá.

62) Thế nào là hạng người vô tàm (ahiriko)?

Trong ấy sự vô tàm là thế nào? Sự mà không hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, không hổ thẹn với việc phạm các ác bất thiện pháp. Ðây gọi là sự vô tàm, người hiệp với sự vô tàm này làm hạng người vô tàm.

Thế nào là hạng người vô úy (anottappa)?

Trong ấy sự vô úy là thế nào? sự mà không sợ hãi với điều đáng sợ hãi, không sợ hãi với việc phạm các ác bất thiện pháp. Ðây gọi là sự vô úy, người mà hiệp với sự vô úy này là hạng người vô úy.

63) Thế nào là hạng người nan giáo (dubbaco)?

Trong ấy sự nan giáo là thế nào? Là khi được nhắc nhở đúng pháp lại có sự khó dạy, thái độ khó dạy, tính cách khó dạy, lập trường chống đối, thái độ phản đối, tính cách bất cần, thái độ bất cần, thái độ bất kính, thái độ bất tuân. Ðây gọi là sự nan giáo. Người hiệp với sự nan giáo này là hạng người nan giáo.

Thế nào là hạng người có bạn ác (hữu ác hữu) (pāpamitto)?

Trong ấy, sự có bạn ác là thế nào? Những hạng người nào vô tín ngưỡng, ác giới, thiểu học, bỏn xẻn, thiểu trí; sự mà giao du, giao hiếu, kết giao, cộng sự, cộng tác, thân thiện, tương thân, xu hướng theo hạnh người ấy. Ðây gọi là sự hữu ác hữu. Người nào hiệp với sự hữu ác hữu này thì là hạng người hữu ác hữu.

64) Thế nào là hạng người bất phòng môn quyền (indriyesu aguttadvāro)?

Trong ấy sự không phòng hộ môn quyền là thế nào? Ở đây có kẻ khi mắt thấy sắc rồi chấp tướng chung, chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thôi thúc nhãn quyền thì nó lại không phòng ngừa nhân ấy, không hộ trì nhãn quyền, không thu thúc nhãn quyền, khi tai nghe tiếng... (trùng)... khi mũi ngửi mùi... (trùng)... khi lưỡi nếm vị... (trùng)... khi thân chạm cảnh xúc... (trùng)... khi ý suy nghĩ cảnh pháp rồi chấp tướng chung, chấp tướng riêng, do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thu thúc ý quyền thì nó không phòng ngừa nhân ấy, không hộ trì ý quyền, không thu thúc ý quyền. Sự mà không gìn giữ sáu quyền này, không chăm giữ, không bảo vệ, không thu thúc. Ðây gọi là sự không phòng hộ môn quyền. Người hiệp với sự không phòng hộ môn quyền này gọi là hạng người bất phòng hộ môn quyền.

Thế nào là hạng người bất tri độ vật thực (bhojaneamattaññū)?

Trong sự bất tri độ vật thực là sao? Ở đây có kẻ không quán tưởng, không khéo nghĩ, nó dùng vật thực để nô đùa, để đam mê, để bồi dưỡng, để tô điểm; trong việc ấy, sự mà không tri túc, không tiết độ, không quán tưởng trong vật thực, đây gọi là sự bất tri độ vật thực. Người hiệp với sự bất tri độ vật thực này, gọi là hạng người bất tri độ vật thực.

65) Thế nào là hạng người thất niệm (mutthassati)?

Trong ấy sự thất niệm là sao? Sự mà không ức niệm, không nhớ theo, không nhớ ra, không nhớ lấy, không nhớ được, tình trạng không ghi nhận, tình trạng lơ đểnh, tình trạng quên lãng, đây gọi là sự thất niệm. Người hiệp với sự thất niệm này, gọi là hạng người thất niệm.

Thế nào là hạng người vô giác tỉnh (asampajāno)?

Trong ấy sự vô giác tỉnh là sao? Sự mà không biết không thấy không lãnh hội, không liểu ngộ, không thực chứng, không thông suốt, không nhiếp thu, không thấm nhuần, không xét đoán, không phản kháng, không phản tỉnh, thiếu trí, khờ khạo, không lương tri, si muội, si mê, si ám, vô minh, vô minh bộc, vô minh phối, vô minh tùy miên, vô minh đột khởi, vô minh then chốt, si bất thiện căn, đây gọi là sự vô giác tỉnh. Người hiệp với sự vô giác tỉnh này gọi là hạng người vô giác tỉnh.

66) Thế nào là hạng người giới lụy (silavipanno)?

Trong ấy giới lụy là sao? Là thân hành quá đáng, khẩu hành quá đáng, thân khẩu hành quá đáng, đây gọi là giới lụy; Tất cả giới trì xấu xa cũng là giới lụy người hiệp với giới lụy này là hạng người giới lụy.

Thế nào là hạng người kiến lụy (diṭṭhivipanno)?

Trong ấy định kiến lụy là sao? Là cho rằng: "Không có sự bố thí, không có sự cúng dường, không có tế lễ, không có quả dị thục các nghiệp tốt xấu, không có đời này, không có đời sau, không có mẹ, không có cha, không có loài hữu tình hóa sanh, trong đời này không có các vị Sa môn Bà la môn chánh hướng, chánh hạnh là những vị đã tự mình với thắng trí thắng đạt, rồi tuyên bố đời này và đời sau kiến nào như vậy là thiên kiến, kiến chấp, kiến trù lâm, kiến hí luận, kiến tranh chấp, kiến triền phược, chấp trước, cố chấp, thiên chấp, khinh thị, sái đường, tà đạo, tà tánh, ngoại đạo xứ, nghịch chấp, đây gọi là kiến lụy; Tất cả tà kiến đều là kiến lụy. Người hiệp với kiến lụy này là hạng người kiến lụy.

67) Thế nào là hạng người nội triền (ajjhattasaññojano)?

Ðối với hạng người nào năm hạ phần triền phược chưa đoạn trừ; đây gọi là hạng người nội triền.

Thế nào là hạng người ngoại triền (bahiddhāsaññojano)? Ðối với hạng người nào năm thượng phần triền phược chưa đoạn trừ; đây được gọi là hạng người ngoại triền.

68) Thế nào là hạng người vô sân (akkodhano)?

Trong ấy sự sân giận là sao? Chỉ cho sự hiềm hận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự thù hằn, cách thù hằn, thái độ thù hằn, sự sân độc, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, sự phản đối, sự hung dữ, sự lổ mãng, sự bất bình của tâm. Ðây gọi là sự sân giận. Ðối với hạng người nào sự sân giận này đã được đoạn trừ, đây gọi là hạng người vô sân.

Thế nào là hạng người vô hận (anupanāhī)?

Trong ấy sự sân hận là sao? Trước là sân giận, sau đến oán hận; chỉ cho sự kết oán, thái độ kết oán, tính cách kết oán, sự lưu lại, giữ lại, duy trì tích tụ, cột chặt, chấp cứng sân giận như vậy đó. Ðây gọi là sự hận. Ðối với hạng người nào sự hận này đã được đoạn trừ, đây gọi là hạng người vô hận.

69) Thế nào là hạng người bất quỷ quyệt (amakkhī)?

Trong ấy sự quỷ quyệt là sao? Chỉ cho sự gian xảo, cách gian xảo, thái độ gian xảo, tính cách độc kế, hành động độc kế. Ðây gọi là sự quỷ quyệt. Ðối với hạng người nào sự quỷ quyệt này đã được đoạn trừ, đây gọi là hạng người bất quỷ quyệt.

Thế nào là hạng người vô hiểm độc (apalāsī)?

Trong ấy, sự hiểm độc là sao? Chỉ cho sự ác hiểm, cách ác hiểm, thái độ ác hiểm, dẫn đến hiềm thù, nguyên nhân đấu tranh, tranh chấp, không cởi mở. Ðây gọi là sự hiểm độc. Ðối với hạng người nào sự hiểm độc này đã đoạn trừ, đây gọi là hạng người vô hiểm độc.

70) Thế nào là hạng người vô tật (anissukī)?

Trong ấy, tật (issā) là sao? Chỉ cho sự ganh gổ, tính cách ganh gổ, thái độ ganh gổ, sự ganh ghét, tính cách ganh ghét, thái độ ganh ghét đối với lợi lộc, lễ kính, trọng vọng, tôn vinh, đảnh lễ, cúng dường cho người khác, đây gọi là tật. Ðối với hạng người nào tật này được đoạn trừ, đấy gọi là hạng người vô tật.

Thế nào là hạng người vô lận (amaccharī)?

Trong ấy, lận là sao? Có năm sự bỏn xẻn là bỏn xẻn chỗ ở, bỏn xẻn gia tộc, bỏn xẻn lợi lộc, bỏn xẻn thanh danh, bỏn xẻn pháp, sự kiện nào như vậy là sự bỏn xẻn, tính cách bỏn xẻn, thái độ bỏn xẻn, sự bón rít, sự keo tiết, sự hà tiện, sự không nhiếp tâm, đây gọi là lận. Ðối với hạng người nào lận này đã được đoạn trừ thì gọi là hạng người vô lận.

71) Thế nào là hạng người bất lường gạt (asatho)?

Trong ấy, sự lường gạt là sao? Ở đây có kẻ là người gian trá, mưu mẹo; sự chỉ cho cách gian trá, thái độ gian trá, tình trạng gian trá, thái độ nhám nhúa, tính cách nhám nhúa, thái độ quỷ quyệt, tính cách khôn lanh, đây gọi là sự lường gạt. Ðối với hạng người nào, sự lường gạt này đã được đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người bất lường gạt.

Thế nào là hạng người bất xảo trá (amāyāvī)?

Trong ấy, sự xảo trá là sao? Ở đây có kẻ sau khi hành thân ác hạnh, hành khẩu ác hạnh, hành ý ác hạnh có nguyện vọng xấu xa vì nhân che giấu ác hạnh ấy: nó muốn rằng "Mong đừng ai biết ta"; nó suy nghĩ rằng "Mong đừng ai biết ta"; nó hành động rằng "Mong đừng ai biết ta"; sự kiện nào như vậy là xảo quyệt, tính cách xảo quyệt, trá hình lừa phỉnh, phỉnh gạt, giả vờ, dối quanh, dối trá, dối gạt, giấu diếm, che đậy, hành động tinh vi, hành động mờ ám, khỏa lấp sở hành xấu, đây là sự xảo trá. Ðối với hạng người nào sự xảo trá này đã được đoạn trừ thì đây gọi là hạng người bất xảo trá.

72) Thế nào là hạng người hữu tàm (hirimā)?

Trong ấy tàm là thế nào? Sự mà hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm các bất thiện pháp, đây gọi là Tàm. Người hiệp với tâm này, là hạng người hữu tàm.

Thế nào là hạng người hữu úy (ottappī)?

Trong ấy, úy là sao? Sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm các pháp bất thiện pháp, đây gọi là úy.

73) Thế nào là hạng người dễ dạy (suvaco)?

Trong ấy sự dễ dạy là sao? Là khi được nhắc nhở đúng pháp mà có sự dễ nói, dễ bảo, có thái độ dễ dạy, lập trường không chống đối, không giữ đối lập, hay lưu ý đến, quan tâm đến, có sự tôn trọng, có sự vâng thuận, đây gọi là sự dễ dạy. Người hiệp với sự dễ dạy này là hạng người dị giáo.

Thế nào là hạng người có bạn lành (kalyānamitto)?

Trong ấy sự có bạn lành là sao? Những người nào có đức tin, có giới hạnh, đa văn, có xả thí, có trí tuệ, sự mà giao du, giáo hiếu, kết giao, cộng sự, công tác, thân thiện tương thân, xu hướng theo những hạng người ấy, đây gọi là sự có bạn lành. Người hiệp với sự có bạn lành này là hạng nguời hữu thiện hữu.

74) Thế nào là hạng người phòng hộ môn quyền (indriyesu guttadvāro)?

Trong ấy sự phòng hộ môn quyền là sao? Ở đây có người khi mắt thấy sắc không chấp tướng chung, không chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thu thúc nhãn quyền, thì họ phòng ngừa nhân ấy, hộ trì nhãn quyền, thu thúc nhãn quyền, khi tai nghe tiếng... (trùng)... khi mũi ngửi mùi (trùng)... khi lưỡi nếm vị... (trùng)... khi thân chạm xúc... (trùng)... khi ý suy nghĩ pháp không chấp tướng chung, không chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thu thúc ý quyền thì họ phòng ngừa nhân ấy, hộ trì ý quyền thu thúc ý quyền; sự mà gìn giữ sáu quyền này, chăn giữ, bảo vệ, thu thúc, đây gọi là sự phòng hộ môn quyền. Người hiệp với sự phòng hộ môn quyền này, là hạng người phòng hộ môn quyền.

Thế nào là hạng người tri độ vật thực (bhojanemattaññū)?

Trong ấy sự tri độ vật thực là sao? Ở đây có vị khéo quán tưởng thọ dùng vật thực không phải để nô đùa, chẳng phải để đam mê, chẳng phải để bồi dưỡng, chẳng phải để tô điểm mà chỉ để duy trì nuôi sống thân này, để ngăn sự tổn hại, để hỗ trợ phạm hạnh, nghĩ rằng: "Như thế ta diệt trừ cảm thọ cũ và sẽ không để phát sanh cảm thọ mới, do phương tiện này ta sẽ vô tội và lạc trú" trong sự kiện ấy, sự mà tri túc, tiết độ, quán tưởng đối với vật thực, đây gọi là sự tri độ vật thực. Người hiệp với sự tri độ vật thực này là hạng người tri độ vật thực.

75) Thế nào là hạng người trú niệm (upatthitassati)?

Trong ấy niệm là sao? Chỉ cho sự ức niệm, tùy niệm, tưởng niệm, nhớ lại, thái độ nhớ lại, thái độ ghi nhận, thái độ không lơ đãng, thái độ không lãng quên, niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây gọi là Niệm. Người hiệp với niệm này là hạng người trú niệm.

Thế nào là hạng người tỉnh giác (sampajāñño)?

Trong ấy sự tỉnh giác là sao? Chỉ cho sự hiểu rõ, sự biết rõ, sự lựa chọn, sự cân nhắc, sự trạch pháp, sự tham khảo, sự phân định, sự khảo sát, sự thông thái, sự rành rẽ, sự khôn ngoan, sự sáng suốt, sự suy xét, sự nghiên cứu, sự minh mẫn, sự mẫn tiệp, sự hồi quang, sự chiếu kiến, sự lương tri, sự sắc xảo, trí tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như đèn, tuệ như báu vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, đây gọi là sự tỉnh giác. Người hiệp với sự tỉnh giác này là hạng người tỉnh giác.

76) Thế nào là hạng người giới thành (silasampañño)?

Trong ấy sự thành tựu giới là sao? Tức là thân hành không quá đáng, khẩu hành không quá đáng, thân khẩu hành không quá đáng, đây gọi là sự thành tựu giới. Tất cả sự thu thúc giới đều là sự thành tựu giới. Người hiệp với sự thành tựu giới này là hạng người Giới thành.

Thế nào là hạng người kiến thành (ditthisampañño)?

Trong ấy sự thành tựu kiến là sao? Tức là hiểu rằng: "Có sự bố thí, có sự cúng bái, có sự tế lễ, có quả dị thục của các nghiệp tốt xấu, có đời này, có đời sau, có mẹ, có cha, có loài hữu tình hóa sanh, trong đời vẫn có các hạng Sa môn, Bà la môn chánh hướng, chánh hạnh, là những vị đã tự mình với thắng trí chứng đạt rồi tuyên bố đời này và đời sau"; kiến nào như vậy là sự hiểu rõ, sự biết rõ... (trùng)... vô sỉ, trạch pháp, chánh kiến, đây gọi là sự thành tựu kiến. Người hiệp với sự thành tựu kiến này là hạng người Kiến thành.

77) Thế nào là hạng người khó có trong đời (puggalā dullabhā lokasmim)?

Người mà thi ân (pubbakārī) và người mà báo đáp ân nghĩa (kataññū katavedī). Ðây là hạng người khó có trong đời.

78) Thế nào là hai hạng người khó thỏa mãn (duttappāyā)?

Người mà được của rồi cất của (laddhaṃ laddhaṃ nikkhipati) và người mà được của rồi phí của (laddhaṃ laddhaṃ visajjeti). Ðây là hai hạng người khó thỏa mãn.

79) Thế nào là hai hạng người dễ thỏa mãn (sutappayā)?

Người được của mà không cất của (laddhaṃ laddhaṃ na nikkhipati) và người được của mà không phí của (laddhaṃ laddhaṃ na visajjeti).

80) Ðối với hai hạng người thế nào, các lậu tăng trưởng (āsavā vaddhanti)?

Người mà ray rứt sự không đáng ray rứt (nakukkuccāyitabbaṃ kukkuccāyati);

Và người mà không ray rứt sự đáng ray rứt (kukkuccāyitabbamna kukkuccāyati) đối với hai hạng người này các lậu tăng trưởng.

81) Ðối với hai hạng người thế nào, các lậu không tăng trưởng (àsavà na vaddhanti)?

Người mà không ray rứt sự không đáng ray rứt (nakukkuccāyitabbaṃ na kukkuccāyati) và người mà ray rứt sự đáng ray rứt (kukkuccāyitabbaṃ kukkuccāyati); đối với hai hạng người này các lậu không tăng trưởng.

82) Thế nào là hạng người khuynh hướng xấu (hīnadhimutto)?

Ở đây có hạng người ác giới, ác tánh, nó lại giao du, cộng tác, thân cận với người khác cũng ác giới ác tánh. Ðây gọi là hạng người khuynh hướng xấu.

Thế nào là hạng người khuynh hướng tốt (panitādhimutto)?

Ở đây có hạng người giới hạnh thiện tánh, người ấy giao du, cộng tác, thân cận với người khác cũng giới hạnh thiện tánh. Ðây gọi là hạng người khuynh hướng tốt.

83) Thế nào là hạng người toại chí (titto)?

Chư vị Ðộc giác và chư Thinh văn A La Hán của Ðức Như Lai là hạng đã toại chí (tittā).

Ðức Chánh đẳng giác là hạng đã toại chí và giúp toại chí (titto ca tappetā ca).

(DỨT XIỂN MINH PHẦN HAI CHI.)

3/ XIỂN MINH PHẦN BA CHI (TIKANIDDESO)

84) Thế nào là hạng người không hy vọng (nirāso)?

Ở đây có hạng người ác giới, ác tánh, sở hành bất tịnh đáng nghi ngờ, hành vi che đậy, phi Sa môn tự nhận là Sa môn, phi phạm hạnh tự nhận là phạm hạnh, nội tâm hôi hám, dục nhiễm, tánh tình bẩn thiểu. Người ấy nghe đồn rằng: "có Tỳ kheo tên vậy do đoạn tận các Lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, đã chứng đã đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát tuệ giải thoát". Ðối với người ấy không nghĩ được như vậy: "Khi nào thì ta mới do đoạn tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát". Ðây gọi là hạng người không hy vọng.

Thế nào là hạng người có hy vọng (āsaṃso)?

Ở đây có hạng người giới hạnh, thiện tánh, người ấy nghe đồn rằng: "Có vị Tỳ kheo tên vậy do đoạn trừ các lậu hoặc nghe trong hiện tại tự mình với thắng trí đã chứng đắc là an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðối với người ấy sẽ nghĩ như vậy: khi nào đây ta cũng sẽ do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, chứng đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây gọi là hạng người có hy vọng.

Thế nào là hạng người hết hy vọng (vigatāso)?

Ở đây có hạng người do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí, đã chứng đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; người ấy dù nghe đồn rằng: "Có vị Tỳ kheo tên vậy do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí đã chứng đắc và an trú tâm giải thoát, tuệ giải thoát" ở người ấy không nghĩ như sau: "Khi nào đây ta cũng sẽ do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát", vì cớ sao? Bởi vì sự hy vọng giải thoát trước khi chưa giải thoát, hy vọng ấy đã kết thúc. Ðây gọi là hạng hết hy vọng.

85) Trong ấy thế nào là ba hạng người dụ như bệnh nhân (gilānupamā)?

Có ba hạng bệnh nhân là:

Ở đây có một hạng bệnh nhân dù được thực phẩm thích hợp hay không được thực phẩm thích hợp; dù được dược phẩm thích hợp hay không được dược phẩm thích hợp: dù được người khán hộ (upaṭṭhākaṃ, người chăm nom, săn sóc bệnh nhân) thích hợp hay không được người khán hộ thích hợp thì cũng không khỏi bệnh ấy.

Ở đây lại có một hạng bệnh nhân dù được thực phẩm thích hợp hay không được thực phẩm thích hợp, dù được dược phẩm thích hợp hay không được dược phẩm thích hợp, dù được người khán hộ thích hợp hay không được người khán hộ thích hợp thì cũng dứt khỏi bệnh này.

Ở đây lại có một hạng bệnh nhân khi được thực phẩm thích hợp, chẳng phải không được; khi được dược phẩm thích hợp, chẳng phải không được; khi được người khán hộ thích hợp, chẳng phải không được thì sẽ dứt khỏi bệnh ấy.

Chính ở điểm mà có hạng bệnh nhân sẽ dứt khỏi bệnh ấy khi được thực phẩm thích hợp, không phải không được, khi được dược phẩm thích hợp, không phải không được; khi được người khán hộ thích hợp, không phải không được, vì dựa vào hạng bệnh nhân này mà đức Thế Tôn mới chuẩn cho thực phẩm người bệnh, chuẩn cho dược phẩm người bệnh chuẩn cho người khán hộ bệnh nhân. Lại nữa, dựa theo hạng bệnh nhân này mà các bệnh nhân khác cần được chăm sóc.

86) Có ba hạng người dụ như bệnh nhân có mặt trong đời xuất hiện như vầy:

 Thế nào là ba hạng?

Ở đây có hạng người dù được gặp đức Như Lai hay không được gặp đức Như Lai, dù được nghe pháp luật Như Lai thuyết hay không được nghe pháp luật Như Lai thuyết, cũng không bước vào qui luật chánh phần các thiện pháp (niyāmaṃ kusalesu dhammesu sammattaṃ).

Lại nữa, ở đây có hạng người dù được gặp đức Như Lai hay không được gặp đức Như Lai, dù được nghe pháp luật Như Lai thuyết, hay không được nghe pháp luật Như Lai thuyết thì vẫn bước vào qui luật chánh phần các thiện pháp.

Lai nữa, ở đây có hạng người khi gặp đức Như Lai, không phải không được, khi được nghe pháp luật Như Lai thuyết không phải không được; thì mới bước vào qui luật chánh phần các thiện pháp.

Chính ở điểm mà có hạng người khi được gặp đức Như Lai, không phải không được, khi được nghe pháp luật Như Lai thuyết, không phải không được, thì mới bước vào qui luật chánh phần các thiện pháp; dựa theo hạng người này nên Ðức Thế Tôn mới chuẩn cho việc thuyết pháp: và lại nữa dựa theo hạng người này mà giáo pháp cần được thuyết giảng.

Ðây là ba hạng người dụ như bệnh nhân, có mặt, xuất hiện trong đời.

87) Thế nào là hạng người thân chứng (kāyasakkhī)?

Ở đây có người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát; người ấy với trí tỏ ngộ, chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng người thân chứng.

Thế nào là hạng người kiến đắc (diṭṭhippatto)?

Ở đây có người hiểu như thật rằng "đây là khổ" hiểu như thật rằng "đây là khổ tập", hiểu như thật rằng "đây là khổ diệt", hiểu như thật rằng "đây là khổ diệt hành lộ", các Như Lai tuyên thuyết đã được người ấy nhận định, thẩm sát bằng trí; nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng người kiến đắc.

Thế nào là hạng người tín giải (saddhāvimutto)?

Ở đây có người hiểu như thật rằng "đây là khổ"... (trùng)... các pháp Như Lai tuyên thuyết, đã được người ấy nhận định, thẩm sát bằng trí, nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi, tuy nhiên không phải như hạng người kiến đắc (diṭṭhippatto). Ðây gọi là hạng người tín giải thoát.

88) Thế nào là hạng người phẩn ngữ (gūthabhānī)?

Ở đây có người hay nói dối, khi đến chỗ nhóm họp, hoặc đến tại hội chúng, hoặc đến giữa quyến thuộc, hoặc đến giữa quan quyền, hoặc đến giữa hoàng gia, bị buộc hỏi cung rằng "hãy lại đây gã kia, mi biết gì hãy nói ra điều ấy!". Hắn không biết lại nói là "tôi biết" hoặc biết lại nói "tôi không biết", hoặc không thấy lại nói "tôi thấy" hoặc thấy lại nói "tôi không thấy" như thế vì nhân tự nó hay vì nhân người khác hay vì nhân chút ít lợi lộc mà thành ra nói dối. Ðây gọi là hạng người phẩn ngữ.

Tế nào là hạng người hoa ngữ (pupphabhāṇī)?

Ở đây có người bỏ lời nói dối, tránh lời nói dối, khi đến chỗ nhóm họp, hoặc đến tại hội chúng, hoặc đến giữa quyến thuộc, hoặc đến giữa quan quyền, hoặc đến giữa hoàng gia, bị buộc hỏi cung rằng: "Hãy lại đây gã kia mi biết gì hãy nói điều ấy!" Hắn không biết thì nói "tôi không biết!" Hắn biết thì nói "tôi biết", hắn không thấy thì nói "tôi không thấy", hắn thấy thì nói "tôi thấy" như thế không thành nói dối vì nhân tự mình hay nhân người khác hay nhân chút ít lợi lộc. Ðây gọi là hạng người hoa ngữ.

Thế nào là hạng người mật ngữ (Madhubhānī)?

Ở đây có hạng người phát ngôn như là lời nói không thô lỗ, êm tai, dễ thương, rót vào tim, nhã nhặn, được quần chúng ưa thích, được quần chúng vừa lòng. Ðây là hạng người mật ngữ.

89) Thế nào là hạng người tâm như ung nhọt (arukūpamacitto)?

Ở đây có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận; khi bị nói đến chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức, ví như mụn nhọt làm mủ khi miếng cây hay miếng sành đánh trúng liền chảy mủ nhiều hơn; cũng thế, ở đây có người phẫn nộ, nhiều hiềm hận; khi bị nói đến chút ít cũng bị tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức. Ðây gọi là hạng người tâm như ung nhọt.

Thế nào là hạng người tâm như điển chớp (vijjūpamacitto)?

Ở đây có hạng người hiểu như thật rằng "Ðây là khổ", hiểu như thật rằng "Ðây là khổ tập", hiểu như thật rằng "đây là khổ diệt", hiểu như thật rằng "đây là khổ diệt hành lộ"; ví dụ như một người có mắt trong đêm tối mù mịt lúc rực lên ánh chớp thì có thể thấy các cảnh vật; cũng thế ở đây có hạng người hiểu như thật rằng "đây là khổ", hiểu như thật rằng "đây là khổ tập", hiểu như thật rằng "đây là khổ diệt", hiểu như thật rằng "đây là khổ diệt hành lộ". Ðây gọi là hạng người tâm như điển chớp tức là chỉ cho bậc Tu đà hườn đạo, Tu đà hàm đạo và A na hàm đạo. Vào sát na tâm đạo đang sanh vị ấy thấy Niết bàn, nhưng đời sống sau đó vẫn còn chút ít phiền não.)

Thế nào là hạng người tâm như lôi sấm (vajirūpamacitto)?

Ở đây có hạng người do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay, ngay trong hiện tại đã tự mình với thắng trí chứng đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát; cũng như khi sét đánh không có thứ gì không bị bể dù là ngọc ma ni hay tảng đá; cũng thế ở đây có hạng người do đoạn trừ, các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí đã chứng đắc và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây gọi là hạng người tâm như lôi sấm chỉ đạo cho bậc A la hán khi tâm tứ đạo sanh khởi liền đoạn, tận hoàn toàn, các phiền não không dư sót)

90) Thế nào là hạng người mù mắt (andho)?

Ở đây đối với một hạng người không có con mắt, con mắt mà nhờ đó đạt được tài sản chưa đạt được hay gia tăng tài sản đã đạt được; không có con mắt, con mắt mà nhờ đó biết được pháp thiện và pháp bật thiện, biết được pháp tội lỗi và vô tội lỗi, biết được pháp hạ liệt và cao thượng, biết được pháp thành phần đen và thành phần trắng. Ðây gọi là hạng người mù mắt.

Thế nào là hạng người một mắt (ekacakkhu)?

Ở đây với một hạng người có con mắt, con mắt mà nhờ đó đạt được tài sản chưa đạt được hay gia tăng tài sản đã đạt được; nhưng không có con mắt, con mắt mà nhờ đó, biết được pháp thiện và pháp bật thiện, biệt được pháp tội lỗi và vô tội lỗi, biết được pháp hạ liệt và cao thượng, biết được pháp thành phần đen và thành phần trắng. Ðây gọi là hạng người một mắt.

Thế nào là hạng người hai mắt (dvicakkhu)?

Ở đây với một hạng người có con mắt, con mắt mà nhờ đó đạt được tài sản chưa đạt được hay gia tăng tài sản đã đạt được? Lại cũng có con mắt, con mắt mà nhờ đó biết được pháp thiện và pháp bất thiện, biết được pháp tội lỗi và vô tội lỗi, biết được pháp hạ liệt và cao thượng, biết được pháp thành phần đen và thành phần trắng. Ðây gọi là hạng người hai mắt.

91) Thế nào là hạng người trí tuệ lật úp (avakujjapañño)?

Ở đây có hạng người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các vị Tỳ kheo để nghe pháp; các vị Tỳ kheo thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện có nghĩa văn, trình bày viên mãn thanh tịnh. Họ ngồi tại chỗ ngồi ấy không tác ý đến đoạn đầu, không tác ý đến đoạn giữa, không tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy, khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy cũng không tác ý đến đoạn đầu, không tác ý đến đoạn giữa, không tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy; ví như cái nồi úp xuống, nước đổ trên nồi ấy chảy tràn ra chứ không đọng chứa lại, cũng thế ở đây có hạng người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các vị Tỳ kheo để nghe pháp, các vị Tỳ kheo thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện có nghĩa, có văn trình bày phạm hạnh viên mãn thanh tịnh. Họ ngồi tại chỗ ngồi ấy không tác ý đến đoạn đầu, không tác ý đến đoạn giữa, không tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy, khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy cũng không tác ý đến đoạn đầu, không tác ý đến đoạn giữa, không tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy. Ðây gọi là hạng người trí tuệ lật úp.

Thế nào là hạng người trí tuệ bắp vế (ucchaṅgapañño)?

Ở đây có người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các vị Tỳ kheo để nghe pháp, các vị Tỳ kheo thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa văn, trình bày phạm hạnh viên mãn thanh tịnh; Họ ngồi tại chỗ ngồi ấy cũng tác ý đến đoạn đầu, tác ý đến đoạn giữa, tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy, nhưng khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy thì không còn tác ý đến đoạn đầu, không còn tác ý đến đoạn giữa, không còn tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy nữa; ví như có người trên bắp vế (đang ngồi) được chất đầy các thức ăn sai khác như hạt mè, hạt thóc, kẹo viên (modakā) quả táo (badāra), người ấy khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi đó vì sơ ý (satisammosanā mutthassatitāya, thất niệm, quên, không chú ý, sơ ý) nên làm đổ vải hết; cũng thế, ở đây có người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các vị Tỳ kheo để nghe pháp, các vị Tỳ kheo thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, trình bày phạm hạnh viên mãn thanh tịnh; Họ ngồi tại chỗ ngồi ấy cũng tác ý đến đoạn đầu, tác ý đến đoạn giữa, tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy, nhưng khi đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy thì không còn tác ý đến đoạn đầu, không còn tác ý đến đoạn giữa không còn tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy nữa. Ðây gọi là người trí tuệ bắp vế.

Thế nào là hạng người trí tuệ rộng lớn (puthupañño)?

Ở đây có hạng người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các vị Tỳ kheo để nghe pháp; các vị Tỳ kheo thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, trung thiện hậu thiện có nghĩa có văn, trình bày phạm hạnh viên mãn thanh tịnh; họ ngồi tại chỗ ngồi ấy cũng tác ý đến đoạn đầu, tác ý đến đoạn giữa, tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy; đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy cũng tác ý đến đoạn đầu, tác ý đến đoạn giữa, tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy; ví như một cái bình lật ngữa, nước đổ vào bình ấy được chứa đọng lại không có chạy tràn ra, cũng thế ở đây có hạng người đi đến chùa, thường xuyên gần gũi các vị Tỳ kheo để nghe pháp; các vị Tỳ kheo thuyết pháp cho người ấy, sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa có văn, trình bày phạm hạnh viên mãn thanh tịnh; Họ ngồi tại chỗ ấy cũng tác ý đến đoạn đầu, tác ý đến đoạn giữa,tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy dù đứng dậy khỏi chỗ ngồi ấy cũng tác ý đến đoạn đầu, tác ý đến đoạn giữa tác ý đến đoạn cuối của lời pháp ấy. Ðây gọi là hạng người trí tuệ rộng lớn.

92) Thế nào là hạng người chưa ly tham các dục và các hữu (kāmesu ca bhavesu ca avītarāgo)?

Bậc Dự lưu và bậc Nhất lai. Ðây gọi là hạng người chưa ly tham các dục và các hữu.

 Thế nào là hạng người ly tham dục chưa ly tham hữu (kāmesu vītarāgo bhavesu avītarāgo)?

Bậc Bất lai. Ðây gọi là hạng người ly tham dục chưa ly tham hữu.

 Thế nào là hạng người ly tham các dục và các hữu (kāmesu ca bhavesu ca vītarāgo)?

Bậc A la hán. Ðây gọi là hạng người ly tham các dục và các hữu.

93) Thế nào là hạng người dụ như chữ viết trên đá (pāsānalekhū pamo puggalo)?

Ở đây có hạng người thường hay phẫn nộ, mà sự phẫn nộ ấy ngấm ngầm (anuseti) lâu dài; ví như chữ viết trên đá được tồn tại lâu, không dễ chóng bị tẩy xóa bằng gió hay nước; cũng thế ở đây có người thường hay phẫn nộ mà sự phẫn nộ ấy ngấm ngầm lâu dài. Ðây gọi là hạng người dụ như chữ viết trên đá.

Thế nào là hạng người dụ như chữ viết trên đất (pathavīlekhūpamo puggalo)?

Ở đây có hạng người hay phẫn nộ, nhưng sự phẫn nộ ấy không ngấm ngầm lâu dài; ví như chữ viết trên đất, không tồn tại lâu, mau chóng bị gió hay nước tẩy xóa, cũng thế ở đây có người hay phẫn nộ, nhưng sự phẫn nộ ấy không ngấm ngầm lâu dài. Ðây gọi là hạng người dụ như chữ viết trên đất.

Thế nào là hạng người dụ như chữ viết trên nước (udakalekhūpamo)?

Ở đây có hạng người dù bị nói một cách gắt gao, bị nói một cách ác độc, nói một cách bất nhã (amanāpena) vẫn dễ dãi (saṃsandati), vẫn hài hòa (sandhīyati) vẫn vui vẻ; ví như chữ viết trên nước mau chóng bị xóa tan, không tồn tại lâu, cũng thế có người dù bị nói một cách gắt gao, bị nói một cách độc ác, bị nói một cách bất nhã, vẫn dễ dãi, vẫn vui vẻ, vẫn hài hòa. Ðây gọi là hạng người dụ như chữ viết trên nước.

94) Trong ấy thế nào ba hạng người dụ như vải bố (potthakūmamā puggalā).

Ba thứ vải bố là:

Có thứ vải bố mới tinh nhưng xấu sắc, thô xúc (dukkasamphasso) (1) và ít giá trị.

Có thứ vải bố loại trung cũng xấu sắc, thô xúc và ít giá trị.

Có thứ vải bố cũ kỹ và xấu sắc, thô xúc và ít giá trị. Người ta dùng vải bố cũ kỹ làm giẻ chùi nồi (ukkhaliparimajjanam) hay đem ném bỏ nó vào đống rác.

95) Cũng vậy có ba hạng người này dụ như vải bố xuất hiện trong hàng Tỳ kheo.

Ba hạng người như thế nào?

Một vị tân Tỳ kheo nếu là ác giới, ác tánh thì đây là sự xấu sắc của vị ấy; ví như tấm vải bố kia xấu sắc, hạng người này ví dụ như thế. Những ai giao du, giao thiệp, hầu cận, xu hướng tri kiến với vị ấy, điều đó khiến họ bất hạnh đau khổ lâu dài, đây là sự thô xúc của vị ấy, ví như tấm vải bố kia có sự thô xúc, hạng người này ví dụ như thế, lại nữa, vị ấy thọ nhận của những ai về y phục, vật thưc, sàng tọa, được phẩm trị bệnh thì khiến cho họ không được quả báo lớn, không được lợi ích lớn, đây là sự ít giá trị của vị ấy; ví như tấm vải bố kia ít giá trị, hạng người này ví dụ như thế.

Một vị trung Tỳ kheo nếu là... (trùng)...

Một vị trưởng lão Tỳ kheo nếu là ác giới, ác tánh thì đây là sự xấu sắc của vị ấy; ví như tấm vải bố kia xấu sắc, hạng người này ví dụ như thế. Những ai giao du, giao thiệp, hầu cận, xu hướng tri kiến với vị ấy, điều đó khiến họ bất hạnh đau khổ lâu dài, thì đây là sự thô xúc của vị ấy, ví như tấm vải bố kia có sự thô xúc, hạng người này ví dụ như thế. Lại nữa, vị ấy thọ nhận của những ai về y phục, vật thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, thì khiến cho họ không được quả báo lớn, không được lợi ích lớn, đây là sự ít giá trị của vị ấy, ví như tấm vải bố kia ít giá trị, hạng người này ví dụ như thế. Nếu một vị trưởng lão Tỳ kheo như vậy đó thảo luận giữa tăng chúng ắt chư Tỳ kheo quở vị ấy như sau: "có ích gì lời nói ngu si, dốt nát của ông chứ! Ông tưởng rằng cần ông nói lắm sao?" Vị ấy liền phẫn nộ bất bình và thốt ra lời nói mà vì lời nói như thế nên tăng chúng đuổi đi như ném tấm vải bố ấy vào đống rác.

Ðây là ba hạng người dụ như vải bố, có mặt xuất hiện trong hàng Tỳ kheo.

96) Trong ấy thế nào là ba hạng người dụ như lụa kàsì (kāsikavatthūpamā puggalā)?

Có ba thứ lụa kàsì là:

Có thứ lụa kāsī mới tinh, màu tốt, nhuyễn xúc (sukhasamphassa, xúc dễ chịu, nghĩa là vải mịn mát, mặc vào thấy dễ chịu) và đắc giá.

Có thứ lụa kāsī hạng trung, màu tốt, nhuyễn xúc và đắc giá.

Có thứ lụa kāsī cũ kỹ nhưng còn màu tốt, nhuyễn xúc và đắc giá. Người ta dùng lụa kāsī cũ kỹ làm vải gói châu báu hay đem cất nó vào tủ hương thơm.

97) Cũng vậy, có ba hạng người dụ như lụa kāsī, xuất hiện trong hàng Tỳ kheo.

Ba hạng người như thế nào?

Một vị tân Tỳ kheo nếu là bậc giới hạnh, thiện tánh, đây là màu tốt của vị ấy, ví như lụa kāsī có màu tốt hạng người này ví dụ như thế. Những ai giao du, giao thiệp hầu cận xu hướng tri kiến với vị ấy, điều đó khiến họ lợi ích an vui lâu dài, đây là sự nhuyễn xúc của vị ấy, ví như tấm vải lụa kāsī kia có sự nhuyễn xúc, hạng người này ví dụ như thế. Lại nữa, vị ấy thọ nhận của những ai về y phục, vật thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh thì khiến cho họ được quả báo lớn, được lợi ích lớn, đây là sự đắc giá của vị ấy, ví như tấm vải kāsī kia đắc giá, hạng người này ví dụ như thế.

Một vị trung Tỳ kheo nếu là... (trung)...

Một vị trưởng lão Tỳ kheo nếu là bậc giới hạnh, thiện tánh, đây là màu sắc tốt của vị ấy, ví như lụa kāsī có màu tốt, hạng người này ví dụ như thế. Những ai giao du, giao thiệp, hầu cận, xu hướng tri kiến với vị ấy, điều đó khiến họ lợi ích an vui lâu dài, đây là sự nhuyễn xúc của vị ấy, ví như tấm vải lụa kāsī kia có sự nhuyễn xúc, hạng người này ví dụ như thế. Lại nữa, vị ấy thọ nhận của những ai về y phục, vật thực, sàng tọa và dược phẩm trị bệnh thì khiến cho họ được quả báo lớn, được lợi ích lớn, đây là sự đắc giá của vị ấy, ví như tấm lụa kāsī kia đắc giá, hạng người này ví dụ như thế. Nếu một vị trưởng lão Tỳ kheo như vậy đó thảo luận giữa tăng chúng; ắt như Tỳ kheo nói về vị ấy như sau: "Chư Tôn giả, hãy im lặng! Vị trưởng lão Tỳ kheo đang nói pháp và luật". Lời nói của vị ấy trở thành trân trọng (ādheyyam gacchati) như lụa kàsì kia cất trong tủ hương thơm vậy.

Ðây là ba hạng người dụ như lụa kāsī, có mặt xuất hiện trong hàng Tỳ kheo.

98) Thế nào là hạng người dễ ước lượng (suppameyyo)?

Ở đây có hạng người tháo động, kiêu căng, giao động, lắm mồm (mukharo), ngôn từ bừa bãi (vikinnavāco), thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm lệch lạc (vibbhantacitto), căn quyền thả lỏng (pākatindriyo). Ðây gọi là hạng người dễ ước lượng.

 Thế nào là hạng người khó ước lượng (duppameyyo)?

Ở đây có hạng người không tháo động, không kiêu căng, không giao động, không lắm mồm, ngôn từ không bừa bãi, trú niệm, tỉnh giác, định tĩnh, nhất hướng tâm, căn quyền thu thúc. Ðây là hạng người khó ước lượng.

 Thế nào là hạng người không thể ước lượng (appameyyo)?

Ở đây có hạng người do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng ngộ chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát; tuệ giải thoát. Ðây là hạng người không thể ước lượng.

99) Thế nào là hạng người không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận (sevitabbo na bhajitabbo na payirupāsitabbo)?

Ở đây có hạng người hạ liệt (hīno, tức là hạng người kém hơn ta về giới định tuệ) về giới, về định, về tuệ; hạng người như vậy không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng kết hợp, trừ phi là xót thương, tiếp độ (aññatra anuddayā annatra anukampā).

Thế nào là hạng người đáng giao du, đáng giao thiệp, đáng thân cận (sevitabbo bhajitabbo payirupāsitabbo)?

Ở đây có hạng người đồng đẳng (sadiso, tức là hạng người ngang bằng với ta về giới định tuệ) về giới, về định, về tuệ; hạng người như vậy đáng giao du, đáng giao thiệp, đáng thân cận, vì cớ sao? Vì gần các bậc thanh tịnh có giới thì lời nói về giới sẽ có đến ta, và lời nói ấy sẽ khiến ta an vui, lời nói sẽ khiến ta tiến hóa (pavattinī); gần các bậc thanh tịnh có định thì lời nói về định sẽ có đến ta, và lời nói ấy khiến ta an vui, lời nói ấy sẽ khiến ta tiến hóa; gần các bậc thanh tịnh có tuệ thì lời nói về tuệ sẽ có đến ta, và lời nói ấy sẽ khiến ta an vui, lời nói ấy sẽ khiến ta tiến hóa; do đó hạng người như vậy đáng giao du, đáng giao thiệp, đáng thân cận.

Thế nào là hạng người cần giao du, cần giao thiệp, cần thân cận bằng cách cúng dường kính trọng (sakkatvā garukatvā sevitabbo bhajitabbo payirupā sitabbo)?

Ở đây có hạng người thắng vượt (adhiko, tức là hạng người lớn trội hơn ta về giới định tuệ) về giới, về định, về tuệ, hạng người như vậy, sau khi cúng dường kính lễ cần phải giao du, cần phải giao thiệp, cần phải thân cận. Vì cớ sao? vì rằng ta sẽ bổ túc giới uẩn chưa được đầy đủ hay là ta sẽ học hiểu thêm điểm này, điểm kia về giới uẩn đã được hoàn bị; ta sẽ bổ túc định uẩn chưa được đầy đủ hay là ta sẽ học hiểu thêm điểm này điểm kia về định uẩn đã được hoàn bị; ta sẽ bổ túc tuệ uẩn chưa đầy đủ hay là ta sẽ học hiểu thêm điểm này điểm kia về tuệ uẩn đã được hoàn bị; do đó hạng người như vậy sau khi cúng dường kính lễ, cấn phải giao du, cần phải giao thiệp, cần phải thân cận.

100) Thế nào là hạng người đáng tởm (jigucchitabbo), không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận?

Ở đây có hạng người ác giới, ác tánh, sở hành bất tịnh đáng nghi ngờ, hành vi che đậy, phi Sa môn tự nhận là Sa môn, phi phạm hạnh tự nhận là phạm hạnh, nội tâm hôi hám, dục nhiễm, tánh tình bẩn thỉu; Hạng người như vậy là đáng tởm, không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận. Vì cớ sao? Vì dù rằng không bị xu hướng tri kiến của hạng người như vậy một chút nào, nhưng rồi tiếng tăm xấu đồn đãi về người ấy rằng hắn ta có bạn ác, có đồng bọn ác, có thân hữu ác, cũng ví như con rắn đi trong đống phẩn dù nó không cắn ai nhưng phẩn trét thoa lên nó; cũng thế, dù rằng không bị xu hướng tri kiến của hạng người như vậy một chút nào, nhưng rồi tiếng tăm xấu đồn đãi về người ấy rằng hắn ta có bạn ác, có đồng bọn ác, có thân hữu ác. Do đó hạng người như vậy là đáng tởm, không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận.

Thế nào là hạng người cần lãnh đạm (ajjhupekkhitabbo), không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận?

Ở đây có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, khi bị nói đến chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ sân hận và bực tức; cũng ví như mụt nhọt làm mủ khi bị miếng cây hay miếng sành đánh trúng liền chảy mủ nhiều hơn, cũng thế ở đây có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, khi bị nói đến chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức, hay cũng ví như que củi than tinduka khi bị miếng cây hay miếng sành đánh phải thì nổ lách tách lách tách ciccitāyati ciṭicitāyati, dùng các từ thượng thanh trong Pāḷi, ở đây tạm chuyển dịch ND) nhiều hơn, cũng thế ở đây có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận và bực tức; hay cũng ví như một đống phẫn khi bị miếng cây hay miếng sành ném trúng thì phát mùi thối nhiều hơn, cũng thế ở đây có hạng người phẫn nộ, nhiều hiềm hận, khi bị nói đến chút ít cũng tức tối, phẫn nộ, sân hận, sừng sộ, biểu lộ sự phẫn nộ, sân hận là bực tức. Hạng người như vậy là cần lãnh đạm, không đáng giao du, không đáng giao thiệp, không đáng thân cận. Vì cớ sao? Vì họ có thể mắng chửi ta, có thể thóa mạ ta, có thể làm bất lợi cho ta. Do đó hạng người như vậy cần lãnh đạm, không nên giao du, không nên giao thiệp, không nên thân cận.

Thế nào là hạng người nên giao du, nên giao thiệp, nên thân cận?

Ở đây có hạng người giới hạnh, thiện tánh; hạng người như vậy nên giao du, nên giao thiệp, nên thân cận. Vì cớ sao? Vì dù rằng không được xu hướng tri kiến của người như vậy một chút nào, nhưng tiếng tốt đồn đãi về người ấy rằng ông ta có bạn tốt, có đồng minh tốt, có thân hữu tốt. Do đó hạng người như vậy nên giao du, nên giao thiệp, nên thân cận.

101) Thế nào là hạng người bổ túc giới, hạn chế định, hạn chế tuệ (sīlesu paripūrīkārī samādhismiṃ mattasokārī paññāya mattasokārī)?

Hạng Dư lựu và hạng Nhất lai. Ðây gọi là hạng người bổ túc giới, hạn chế định, hạn chế tuệ.

Thế nào là hạng người bổ túc giới, bổ túc định, hạn chế tuệ (sīlesu paripūrīkārī samā dhismiṃ paripūrīkārī paññāya mattasokārī)?

Hạng Bất lai. Ðây gọi là hạng nguời bổ túc giới, bổ túc định, hạn chế tuệ.

Thế nào là hạng người bổ túc giới, bổ túc định, bổ túc tuệ (sīlesu paripūrīkārī samādhismiṃ paripūrīkārī paññāya paripūrīkārī)?

Bậc A la hán. Ðây gọi là hạng người bổ túc giới, bổ túc định, bổ túc tuệ.

102) Trong ấy thế nào là ba hạng đạo sư (sattāro)?

Ở đây có hạng đạo sư trình bày cách đoạn trừ dục (kāmānaṃpariññaṃ Pug. A. giải thích: Pariññaṃ paññāpetī ti pahānaṃ samatikkamaṃ paññapeti) mà không trình bày cách đoạn trừ sắc, không trình bày cách đoạn trừ thọ.

Ở đây có hạng đạo sư trình bày cách đoạn trừ dục, và trình bày cách đoạn trừ sắc, nhưng không trình bày cách đoạn trừ thọ.

Ở đây có hạng đạo sư trình bày cách đoạn trừ dục, trình bày cách đoạn trừ sắc và trình bày cách đoạn trừ thọ.

Trong ba hạng ấy, hạng đạo sư mà trình bày cách đoạn trừ dục, không trình bày cách đoạn trừ sắc, không trình bày cách đoạn trừ thọ; do lẽ ấy, nên hiểu là hạng đạo sư đắc thiền sắc giới. Trong ba hạng ấy, hạmg đạo sư mà trình bày cách đoạn trừ dục, trình bày cách đoạn trừ sắc, không trình bày cách đoạn trừ thọ; do lẽ ấy nên hiểu là hạng đạo sư đắc thiền vô sắc. Trong ba hạng ấy, hạng đạo sư mà trình bày cách đoạn trừ dục, trình bày cách đoạn trừ sắc và trình bày cách đoạn trừ thọ; do lẽ ấy nên hiểu là bậc đạo sư Chánh đẳng giác (sammā sambuddho). Ðây là ba hạng đạo sư.

103) Trong ấy thế nào là ba hang đạo sư (satthāro) khác nữa?

Ở đây có hạng đạo sư chủ trương bản ngã chơn hằng (saccato thetato) trong đời hiên tại và chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời tương lai.

Ở đây có hạng đạo sư chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời hiên tại, nhưng không chủ trương bán ngã trong đời tương lai.

Ở đây có hạng đạo sư không chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời hiện tại, cũng không chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời tương lai.

Trong ba hạng ấy, hạng đạo sư mà chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời hiện tại và chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời tương lai; do lẽ ấy nên hiểu là hạng đạo sư thường kiến luận (sassatavādo). Trong ba hạng ấy, hạng đạo sư mà chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời hiện tại, nhưng không chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời tương lai; do lẽ ấy nên biết đoạn kết luận (ucchedavādo). Trong ba hạng ấy, hạng đạo sư mà không chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời hiện tại, cũng không chủ trương bản ngã chơn hằng trong đời tương lai; do lẽ ấy nên biết là hạng đạo sư Chánh đẳng giác (sammā sambuddho). Ðây là ba hạng đạo sư khác nữa.

(DỨT XIỂN MINH PHẦN BA CHI.)

4/ XIỂN MINH PHẦN BỐN CHI (CATUKKANIDDESO)

104) Thế nào là hạng người phi hiền sĩ (asappuriso)?

Ở đây có hạng người sát sanh, lấy của chia cho tà hạnh trong dục lạc, nói dối, sống dễ duôi say rượu ngâm rượu cất. Ðây gọi là hạng người phi hiền sĩ.

Thế nào là hạng người phi hiền sĩ quá phi hiền sĩ (asappurisena asappuri sataro)?

Ở đây có hạng người tự mình sát sanh và xúi dục người khác sát sanh; tự mình trộm cắp và xúi dục người khác trộm cắp, tự mình tà dâm và xúi dục người khác tà dâm, tự mình nói dối và xúi dục người khác nói dối, tự mình dễ duôi say rượu chè và xúi dục người khác dễ duôi say rượu chè. Ðây gọi là hạng người phi hiền sĩ quá phi hiền sĩ.

Thế nào là hạng người hiền sĩ (sappuriso)?

Ở đây có hạng người kiêng sát sanh, kiêng trộm cắp, kiêng tà dâm, kiêng nói dối, kiêng dễ duôi say sưa rượu chè. Ðây gọi là hạng người hiền sĩ.

Thế nào là hạng người hiền sĩ quá hiền sĩ (sappurisena sappurisataro)?

Ở đây có hạng người tự kiêng sát sanh và khuyên kẻ khác kiêng sát sanh, tự kiêng trộm cắp và khuyên kẻ khác kiêng trộm cắp, tự kiêng tà dâm và khuyên kẻ khác kiêng tà dâm, tự kiêng nói dối và khuyên kẻ khác kiêng nói dối, tự kiêng dễ duôi say rượu chè và khuyên kẻ khác kiêng dễ duôi say rượu chè. Ðây gọi là hạng hiền sĩ quá hiền sĩ.

105) Thế nào là hạng ác nhơn (puggalo pāpo)?

Ở đây có hạng người sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối nói đâm thọc, nói độc ác, nói chuyện nhảm, tham lam (abhijjhācu), sân độc tâm (byāpanacitto), tà kiến.

Ðây gọi là hạng ác nhơn.

Thế nào là hạng ác nhơn quá ác nhơn (puggalo pāpena pāpataro)?

Ở đây có hạng người tự mình sát sanh và xúi giục kẻ khác sát sanh, tự mình trộm cắp và xúi giục kẻ khác trộm cắp, tự mình tà dâm và xúi giục kẻ khác tà dâm, tự mình nói dối và xúi giục kẻ khác nói dối tự mình nói đâm thọc và xúi dục kẻ khác nói đâm thọc tự mình nói độc ác và xúi giục kẻ khác nói độc ác tự mình nói chuyện nhảm và xúi giục kẻ khác nói chuyện nhảm, tự mình tham lam và xúi giục kẻ khác tham lam tự mình sân độc tâm và xúi giục kẻ khác sân độc tâm, tự mình tà kiến và xúi giục kẻ khác tà kiến. Ðây gọi là hạng người ác nhơn quá ác nhơn.

Thế nào là hạng người thiện nhơn (puggalo kalyāṇo)?

Ở đây có hạng người kiêng sát sanh, kiêng trộm cắp, kiêng tà dâm, kiêng nói dối, kiêng nói đâm thọc, kiêng nói độc ác, kiêng nói chuyện nhảm, không tham lam, không sân độc tâm, chánh kiến. Ðây gọi là hạng người thiện nhơn.

Ở đây có hạng người tự kiêng sát sanh và khuyên kẻ khác không sát sanh, tự kiêng trộm cắp và khuyên kẻ khác kiêng trộm cắp, tự kiêng tà dâm và khuyên kẻ khác kiêng tà dâm, tự kiêng nói dối và khuyên kẻ khác kiêng nói dối, tự kiêng nói đâm thọc và khuyên kẻ khác kiêng nói đâm thọc, tự kiêng nói độc ác và khuyên kẻ khác kiêng nói độc ác, tự kiêng nói chuyện nhảm và khuyên kẻ khác kiêng nói chuyện nhảm, tự mình không tham lam và khuyên kẻ khác kẻ khác không tham lam, tự mình không sân độc tâm và khuyên kẻ khác không sân độc tâm, tự mình chánh kiến và khuyên kẻ khác chánh kiến. Ðây gọi là hạng người thiện nhơn quá thiện nhơn.

106) Thế nào là hạng người ác tánh (pāpadhammo)?

Ở đây có hạng người sát sanh, trộm cắp... (trùng)... tà kiến. Ðây gọi là hạng người ác tánh.

Thế nào là hạng người ác tánh quá ác tánh (pāpadhammena pāpadhamma taro)?

Ở đây có hạng người tự mình sát sanh và xúi giục kẻ khác sát sanh, tự mình trộm cắp và xúi giục kẻ khác trộm cắp... (trùng)... tự mình tà kiến và xúi giục kẻ khác tà kiến. Ðây gọi là hạng người ác tánh quá ác tánh.

Thế nào là hạng người thiện tánh (kalyāṇadhammo)?

Ở đây có hạng người kiêng sát sanh, kiêng trộm cắp... (trùng)... có chánh kiến. Ðây gọi là hạng người thiện tánh.

Thế nào là hạng người thiện tánh quá thiện tánh (kalyāṇadhammena kalyāṇadhammataro)?

Ở đây có hạng người tự kiêng sát sanh và khuyên kẻ khác kiêng sát sanh, tự kiêng trộm cắp và khuyên kẻ khác kiêng trộm cắp... (trùng)... tự mình chánh kiến và khuyên kẻ khác chánh kiến. Ðây gọi là hạng người thiện tánh quá thiện tánh.

107) Thế nào là hạng người có tội lỗi (sāvajjo)?

Ở đây có hạng người thành tựu thân nghiệp tội lỗi, thành tựu khẩu nghiệp tội lỗi, thành tựu ý nghiệp tội lỗi. Ðây gọi là hạng người tội lỗi.

Thế nào là hạng người nhiều tội lỗi (vajjabahulo)?

Ở đây có hạng người thành tựu nhiều thân nghiệp tội lỗi ít khi vô tội; thành tựu phần nhiều khẩu nghiệp tội lỗi, ít khi vô tội; thành tựu phần nhiều ý nghiệp tội lỗi, ít khi vô tội. Ðây gọi là hạng người nhiều tội lỗi.

Thế nào là hạng người ít tội lỗi (appasāvajjo)?

Ở đây có hạng người thành tựu phần nhiều thân nghiệp vô tội, ít khi có tội; thành tựu phần nhiều khẩu nghiệp vô tội, ít khi có tội; thành tựu phần nhiều ý nghiệp vô tội, ít khi có tội. Ðây gọi là hạng người ít tội lỗi.

Thế nào là hạng người không tội lỗi (anavajjo)?

Ở đây có người thành tựu thân nghiệp vô tội, thành tựu khẩu nghiệp vô tội, thành tựu ý nghiệp vô tội. Ðây gọi là hạng người không tội lỗi.

108) Thế nào là hạng người khai thị tri (ugghaṭitaññū)?

Ðối với hạng người nào tỏ ngộ pháp vừa khi mới mở đề. Ðây gọi là hạng người khai thị tri.

Thế nào là hạng người quảng diễn tri (vipañcitaññū)?

Ðối với hạng người nào tỏ ngộ pháp (Pug. A. giải thích: dhamābhisamayo hotīti arahattappatti hoti, tỏ ngộ pháp tức là đắc A la hán) khi ý nghĩa của lời lược thuyết được phân tích rộng ra. Ðây gọi là hạng người quảng diễn tri.

Thế nào là hạng người ứng dẫn (neyyo)?

Ðối với hạng người nào tỏ ngộ pháp do cách tuần tự tiến như nhờ thuyết giáo, rồi nhờ cần vấn, nhờ khéo tác ý, nhờ giao du giao thiệp thân cận bạn lành. Ðây gọi là hạng người ứng dẫn.

Thế nào là hạng người văn cú tối vi (padaparamo)?

Ðối với hạng người nào chỉ có nghe nhiều, đọc tụng nhiều, nhớ cũng nhiều, thuyết dạy cũng nhiều mà không tỏ ngộ pháp trong kiếp sống này. Ðây gọi là hạng người văn cú tối vi (Pug. A. giải thích: vyañjanapadaṃ eva paraman assā ti padaparamo, là người chỉ giỏi về văn chương cú pháp).

109) Thế nào là hạng người tương ứng biện vô tự tại biện (yuttapatibhāno no muttapaṭibhāno)?

Ở đây có hạng người khi được hỏi một vấn đề (pañhaṃ) thì đáp đúng (yuttaṃ) mà không nhanh. Ðây gọi là hạng người tương ứng biện vô tự tại biện.

Thế nào là hạng người tự tại biện bất tương ứng biện (muttapaṭibhāṇo no yuttapaṭibhāṇo)?

Ở đây có hạng người khi được hỏi một vấn đề thì đáp nhanh nhưng không đúng. Ðây gọi là hạng người tự tại biện bất tương ứng biện.

Thế nào là hạng người tương ứng biện tự tại (yuttapatibhāno muttapatibhāno)?

Ở đây có hạng người khi được hỏi một vấn đề thì đáp đúng và nhanh. Ðây gọi là hạng người tương ứng biện tự tại biện.

Thế nào là hạng người bất tương ứng biện vô tự tại biện (neva yuttapaṭibhāṭo no muttapaṭibhāṭo)?

Ở đây có hạng người khi được hỏi một vấn đề thì đáp không đúng cũng không nhanh. Ðây gọi là hạng người bất tương ứng biện vô tự tại biện.

110) Trong ấy, thế nào là bổn chủng nhân pháp sư (dhammkathikā puggalā)?

Ở đây có hạng pháp sư thuyết ít lại không hữu lý (asahitam) và hội chúng không khéo nhận sự hữu lý, và không hữu lý, hạng pháp sư như vậy không được kể là hạng pháp sư với hội chứng thích hợp.

Lại nữa ở đây có hạng pháp sư thuyết ít nhưng hữu lý, và hội chứng khéo nhân sự hữu lý và không hữu lý; hạng pháp sư như vậy được kể là hạng pháp sư với hội chứng thích hợp.

Lại nữa ở đây có hạng pháp sư thuyết nhiều mà không hữu lý, và hội chứng khéo nhân sự hữu lý và không hữu lý; hạng pháp sư như vậy được tạm kể là hạng pháp sư với hội chứng thích hợp.

Lại nữa ở đây có hạng pháp sư thuyết nhiều và hữu lý, hội chứng khéo nhân sự hữu lý và không hữu lý; hạng pháp sư như vậy đáng được kể là hạng pháp sư với hội chứng thích hợp.

Ðây là bốn chủng nhân pháp sư.

Trong ấy, thế nào là bốn hạng người dụ như chuyển mưa (vahālakūpamā puggalā)?

111) Có bốn cảnh chuyển mưa (valāhakā ):

Sấm mà không mưa, mưa mà không sấm, có sấm có mưa, không sấm cũng không mưa.

112) Cũng vậy, có bốn hạng người này dụ như chuyển mưa, xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng sấm không mưa, hạng mưa không sấm, hạng vừa sấm vừa mưa, hạng không sấm không mưa.

Hạng người sấm không mưa là sao?

Ở đây có hạng người nói mà không làm, hạng người như vậy là sấm không mưa; cũng ví như chuyển mưa, sấm mà không mưa, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người mưa không sấm là sao?

Chuyển mưa, mưa mà không sấm, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người vừa sấm vừa mưa là sao?

Ở đây có hạng người nói và làm, hạng người như vậy là vừa sấm vừa mưa; cũng ví như chuyển mưa có sấm có mưa, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người không sấm không mưa là sao?

Ở đây có hạng người không nói cũng không làm, hạng người như vậy là không sấm không mưa; cũng ví như chuyển mưa, mà không sấm cũng không mưa, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là bốn hạng người dụ như chuyển mưa, có mặt xuất hiện trong đời.

Trong ấy thế nào là bốn hạng người dụ như chuột (mūsikupamaà puggalā)?

113) Có bốn loại chuột; loại làm hang mà không ở, loại ở mà không làm hang, loại làm hang và ở, loại không làm hang cũng không ở.

114) Cũng vậy, có bốn hạng người này dụ như chuột xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng làm hang không ở, hạng ở không làm hang, hạng làm hang và ở, hạng không làm hang cũng không ở.

Hạng người làm hang không ở là sao?

Ở đây có hạng người học được giáo pháp Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ ngôn, Cảm ngữ, Như thị thuyết. Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng; người ấy không hiểu như thật "đây là khổ", không hiểu như thật "đây là khổ tập", không hiểu như thật "đây là khổ diệt", không hiểu như thật "đây là khổ diệt hành lộ" như vậy gọi là hạng người làm hang không ở; cũng ví như loài chuột nọ làm hang mà không ở, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người ở không làm hang là sao?

Ở đây có hạng người không học được giáo pháp Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ ngôn, Cảm ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng; những người ấy hiểu như thật "đây là khổ", hiểu như thật "đây là khổ tập", hiểu như thật "đây là khổ diệt", hiểu như thật "đây là khổ diệt hành lộ", như vậy gọi là hạng người ở không làm hang; cũng ví như loài chuột nọ ở mà không làm hang, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người làm hang và ở là sao?

Ở đây có hạng người học được giáo pháp Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ ngôn, Cảm ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng; những người ấy cũng hiểu như thật "đây là khổ", hiểu như thật "đây là khổ tập", hiểu như thật "đây là khổ diệt", hiểu như thật "đây là khổ diệt hành lộ", như vậy gọi là hạng người làm hang và ở; cũng ví như loài chuột nọ làm hang vả ở, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người không làm hang cũng không ở là sao?

Ở đây có hạng người không học được giáo pháp Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ ngôn, Cảm ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh, Vị tằng hữu, Phương quảng; người ấy không hiểu như thật "đây là khổ", không hiểu như thật "đây là khổ tập", không hiểu như thật "đây là khổ diệt", không hiểu như thật "đây là khổ diệt hành lộ", như vậy gọi là hạng người không làm hang cũng không ở; cũng ví như loài chuột nọ không làm hang cũng không ở, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là bốn hạng người dụ như chuột, có mặt xuất hiện trong đời.

Trong ấy thế nào là bốn hạng người dụ như trái xoài (ambūpamāpuggalā)?

115) Có bốn loại trái xoài: xoài sống (āmo) có màu chín, (pakkavaṇṇi) xoài chín (pakko) có màu sống (āmavaṇṇī) xoài sống có màu sống, xoài chín có màu chín.

116) Cũng vậy, có bốn hạng người này dụ như trái xoài xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng sống có màu chín, hạng chín có màu sống, hạng sống có màu sống, hạng chín có màu chín.

Hạng người sống có màu chín là sao?

Ở đây đối với hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chân co duỗi, mang Y, Bát tăng già lê, thấy khả kính (pāsādikaṃ), nhưng người ấy không hiểu như thật "đây là khổ", không hiểu như thật "đây là khổ tập", không hiểu như thật "đây là khổ diệt" không hiểu như thật "đây là khổ diệt khổ hành lộ", như vậy là hạng người sống có màu chín; cũng ví như trái xoài sống có màu chín, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người chín có màu sống là sao?

Ở đây, đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chân co duỗi, mang Y, Bát Tăng già lê thấy không khả kính, nhưng người ấy hiểu như thật "đây là khổ", hiểu như thật "đây là khổ tập" hiểu như thật "đây là khổ diệt" hiểu như thật "đây là khổ diệt hành lộ", như vậy là hạng người chín có màu sống; cũng ví như trái xoài kia chín có màu sống, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người sống có màu sống là sao?

Ở đây, đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chân co duỗi, mang Y, Bát Tăng già lê thấy không khả kính, người ấy cũng không hiểu như thật "đây là khổ"... (trùng)... không hiểu như thật "đây là khổ diệt hành lộ", như vậy là hạng người sống có màu sống; cũng ví như trái xoài kia sống có màu sống, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người chín có màu chín là sao?

Ở đây, đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chân co duỗi, mang Y, Bát Tăng già lê thấy khả kính, người ấy cũng hiểu như thật "đây là khổ"... (trùng)... hiểu như thật "đây là khổ diệt hành lộ", như vậy là hạng người chín có màu chín; cũng ví như trái xoài kia chín có màu chín, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là bốn hạng người dụ như trái xoài, có mặt xuất hiện trong đời.

Trong ấy thế nào là bốn hạng người dụ như cái nồi (kumbhūpamà)?

117) Có bốn cái nồi: nồi trống không (tuccho) được đậy kín (pihito), nồi chứa đầy (pūro) mà mở toang (vivato), nồi trống không lại mở toang, nồi chứa đầy lại đậy kín.

118) Cũng vậy có bốn hạng người này dụ như cái nồi, xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng rỗng đậy kín; hạng đầy mở toang; hạng rỗng mở toang; hạng đầy đậy kín.

Hạng người rỗng đậy kín là sao?

Ở đây, đối với một hạng ngưới cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, co duỗi, mang Y, Bát Tăng già lê thấy khả kính, nhưng người ấy không hiểu biết như thật "đây là khổ"... (trùng)... không hiểu biết như thật "đây là khổ diệt hành lộ", như vậy là hạng người rỗng đậy kín; cũng như cái nồi kia trống rỗng mà đậy kín, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người đầy mở toang là sao?

Ở đây, đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chân co duỗi, mang Y, Bát Tăng già lê thấy không khả kính, những người ấy hiểu biết như thật "đây là khổ"... (trùng)... hiểu biết như thật "đây là khổ diệt hành lộ", như vậy là hạng nngười đầy mở toang; cũng ví như cái nồi kia chứa đầy mở toang, hạng người này ví dụ như thế.

Hạng người rỗng mở toang là sao?

Ở đây đối với hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chân co duỗi, mang Y, Bát, Tăng già lê thấy không khả kính, người ấy cũng không hiểu biết như thật "đây là khổ"... (trùng)... không hiểu biết như thật "đây là khổ diệt hành lộ", như vậy là hạng người rỗng mở toang; cũng ví như cái nồi kia trống không lại mở toang, hạng người này ví dụ như thế.

Hạng người này đậy kín ra sao?

Ở đây đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, chân tay co duỗi mang Y, Bát, Tăng già lê thấy khả kính, người ấy lại hiểu biết như thật "đây là khổ"...(trùng)... hiểu như thật "đây là khổ diệt hành lộ", như vậy là hạng người đầy đậy kín; cũng ví như cái nồi kia chứa đầy lại đậy kín, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là bốn hạng người dụ như cái nồi, có mặt xuất hiện trong đời.

Trong ấy thế nào là bốn hạng người dụ như hồ nước (udakarahadūpamā puggalā)?

119) Có bốn loại hồ nước là hồ cạn bóng sâu, hồ sâu bóng cạn, hồ cạn bóng cạn, hồ sâu bóng sâu.

120) Cũng vậy, có bốn hạng người này dụ như hồ nước, xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng cạn bóng sâu, hạng sâu bóng cạn, hạng cạn bóng cạn, hạng sâu bóng sâu.

Hạng người cạn bóng sâu là sao?

ở đây, đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chân co duỗi, mang Y, Bát Tăng già lê thấy khả kính, nhưng người ấy không hiểu biết như thật "đây là khổ"... (trùng)... không hiểu biết như thật "đây là khổ diệt hành lộ", như vậy là hạng người cạn bóng sâu; cũng ví như cái hồ nước kia cạn mà có vẻ sâu, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người sâu bóng cạn là sao?

Ở đây đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, tay chận co duỗi, mang Y, Bát Tăng già lê thấy không khả kính, người ấy hiểu biết như thật "đây là khổ"... (trùng)... hiểu biết như thật "đây là khổ diệt hành lộ", như vậy là hạng người sâu bóng cạn; cũng ví như cái hồ nước kia sâu mà có vẻ cạn, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người cạn bóng cạn là sao?

Ở đây, đối với một hạng người cách bước tới, bưóc lui, nhìn tới, nhìn lui, co, duỗi, mang Y, Bát tăng già lê thấy không khả kính, người ấy cũng không hiểu biết như thật "đây là khổ"... (trùng)... không hiểu biết như thật "đây là khổ diệt hành lộ", như vậy là hạng người cạn bóng cạn; cũng ví như hồ nước kia cạn cũng có vẻ cạn, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người sâu bóng sâu là sao?

Ở đây, đối với một hạng người cách bước tới, bước lui, nhìn tới, nhìn lui, co, duỗi, mang Y, Bát Tăng già lê thấy khả kính, người ấy cũng hiểu biết như thật "đây là khổ"... (trùng)... hiểu biết như thật "đây là khổ diệt hành lộ", như vậy là hạng người sâu bóng sâu; cũng ví như hồ nước kia sâu cũng có vẻ sâu, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là bốn hạng người dụ như hồ nước, có mặt xuất hiện trong đời.

Trong ấy thế nào là bốn hạng người dụ như bò (balibaddūpamā puggalā)?

121) Có bốn loại bò: loại hung dữ với đàn bò mình mà không hung dữ với đàn bò khác, loại hung dữ với đàn bò khác nhưng không hung dữ với đàn bò mình, loại hung dữ với đàn bò mình, cũng hung dữ với đàn bò khác, loại không hung dữ với đàn bò mình cũng không hung dữ với đàn bò khác.

122) Cũng vậy có bốn hạng người này dụ như bò, xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng hung dữ với đám mình không hung dữ với đám khác, hạng hung dữ với đám khác không hung dữ với đám mình, hạng hung dữ với đám mình hung dữ với đám khác, hạng không hung dữ với đám mình không hung dữ với đám khác.

Hạng người hung dữ với đám mình, không hung dữ vối đám khác là sao?

Ở đây, có một hạng người thị uy (ubbejitā) với hội chúng của mình mà không với hội chúng người khác, như vậy là hạng người hung dữ với đám mình, không hung dữ với đám khác; cũng ví như con bò kia hung dữ với đàn bò mình mà không hung dữ với đàn bò khác, hạng người này thí dụ như tnế.

Hạng người hung dữ với đám khác không dữ với đám mình là sao?

Ở đây có một hạng người thị uy với hội chúng người khác mà không với hội chúng của mình, như vậy là hạng người hung dữ với đám khác không hung dữ với đám mình; cũng ví như con bò kia hung dữ với đàn bò khác mà không hung dữ với đàn bò mình, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người hung dữ với đám mình hung dữ với đám khác là sao?

Ở đây có một hạng người thị uy với hội chúng của mình cả với hợi chúng người khác, như vậy là hạng người hung dữ với đám mình hung dữ với đám khác; cũng ví như con bò kia hung dữ với đàn bò mình và hung dữ với đàn bò khác, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người không hung dữ với đám mình không hung dữ với đám khác là sao?

Ở đây có một hạng người không thị uy với hội chúng người khác, như vậy là hạng người không hung dữ với đám mình, không hung dữ với đám khác; cũng ví như con bò kia không hung dữ với đàn bò mình cũng không hung dữ với đàn bò khác, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là bốn hạng người dụ như bò, có mặt xuất hiện trong đời.

Trong ấy thế nào là bốn hạng người dụ như nọc rắn (asvisūpamā puggalā)?

123) Có bốn loại nọc rắn: nọc dẫn chạy mà không độc, nọc độc không dẫn chạy, nọc dẫn chạy và độc, nọc không dẫn chạy và không độc,

124) Cũng vậy có bốn hạng người này dụ như nọc rắn, xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng nọc dẫn chạy mà không độc, hạng nọc độc không dẫn chạy, hạng nọc dẫn chạy và độc, hạng nọc không dẫn chạy và không độc.

Hạng người nọc dẫn chạy mà không độc là sao?

Ở đây có một hạng người thường phẫn nộ, nhưng sự phẫn nộ của người ấy không ngấm ngầm lâu dài, như vậy là hạng người nọc dẫn chạy mà không độc; cũng ví như nọc rắn kia là nọc dẫn chạy mà không độc, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người nọc độc không dẫn chạy là sao?

Ở đây có một hạng người không thường phẫn nộ, nhưng sự phẫn nộ của người ấy ngấm ngầm lâu dài, như vậy là hạng người nọc độc không dẫn chạy; cũng ví như nọc rắn kia độc mà không dẫn chạy, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người nọc dẫn chạy và độc là sao?

Ở đây có một hạng người thường phẫn nộ, và sự phẫn nộ của người ấy ngấm ngầm lâu dài, như vậy là hạng người nọc dẫn chạy và độc; cũng ví như nọc rắn kia là nọc dẫn chạy và độc, hạng người này thí dụ như thế.

Hạng người nọc không dẫn chạy và không độc là sao?

Ở đây có hạng người không thường phẫn nộ không ngấm ngầm lâu dài, như vậy là hạng người nọc không dẫn chạy và không độc; cũng ví như nọc rắn kia không dẫn chạy và không độc, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là hạng người dụ như nọc rắn có mặt, xuất hiện trong đời.

125) Thế nào là hạng người chưa nghĩ suy vội khen người đáng chê (ananuvicca apariyogāhetvā avaṇṇārahassa vaṇṇaṃ bhāsitā hoti)?

Ở đây có hạng người tán thán bọn ngoại đạo và đệ tử ngoài đạo, những kẻ ác hướng (duppattipanna) tà hướng (micchāpatipanna) mà cho rằng là bậc thiện hướng (suppatipanna), chánh hướng (sammāpatipanna); như vậy là hạng người chưa nghĩ suy vội khen người đáng chê.

Thế nào là hạng người chưa nghĩ suy vội chê người đáng khen (ananuvicca apariyogāhetvā vaṇṇārahassa avaṇṇaṃ bhāsitā hoti)?

Ở đây có hạng người chỉ trích Ðức Phật và đệ tử Phật, những bậc thiện hướng, chánh hướng cho rằng là hạng người ác hướng, tà hướng; như vậy là hạng người chưa nghĩ suy vội chê người đáng khen.

Thế nào là hạng người chưa nghĩ suy vội tín ngưỡng điều không đáng tín ngưỡng

Ở đây có hạng người phát niềm tin với điều ác hướng, tà hướng cho rằng là điều thiện hướng, chánh hướng như vậy là hạng người không suy nghĩ vội tín ngưỡng điều không đáng tín ngưỡng.

Thế nào là người chưa nghĩ suy vội không tín ngưỡng điều đáng tín ngưỡng.

Ở đây có hạng người không tin tưởng điều thiện hướng, chánh hướng, cho rằng là điều ác hướng, tà hướng; như vậy là hạng người chưa nghĩ suy vội không tín ngưỡng điều đáng tín ngưỡng.

126) Thế nào là hạng người đã suy kỹ nghĩ cùng mới chê kẻ đáng chê (anuvicca pariyogāhetvā avaṇṇārahassa avaṇṇaṃ bhāsitā)?

Ở đây có hạng người chỉ trích bọn ngoại đạo và đệ tử ngoại đạo, những hạng ác hướng, tà hướng cho rằng là hạng ác hướng, tà hướng; như vậy là hạng người suy kỹ nghĩ cùng mới chê kẻ đáng chê.

Thế nào là hạng người đã suy kỹ nghĩ cùng mới khen bậc đáng khen (anuvicca priyogāhetvā vaṇṇārahassa vaṇṇaṃ bhāsitā).

Ở đây có hạng người tán thán Ðức Phật và đệ tử Phật, những bậc thiện hướng, chánh hướng, cho rằng những bậc thiện hướng, chánh hướng; như vậy là hạng người đã suy kỹ nghĩ cùng mới khen người đáng khen.

Thế nào là hạng người suy kỹ nghĩ cùng mới không tín ngưỡng điều không đáng tín ngưỡng (anuvicca apariyogāhetvā appsādanīye thāne appasādaṃ)?

Ở đây có hạng người không tin tưởng điều ác hướng, tà hướng, cho rằng là điều ác hướng tà hướng, như vậy là hạng người suy kỹ nghĩ cùng mới không tín ngưỡng điều không đáng tín ngưỡng.

Thế nào là hạng người suy kỹ nghĩ cùng mới tín ngưỡng điều đáng tín ngưỡng (anuvicca apariyogāhetvā pasādanīye thāne pasādaṃ)?

Ở đây có hạng người phát tín ngưỡng với điều thiện hướng, chánh hướng, cho rằng là điều thiện hướng chánh hướng; như vậy là hạng người suy kỹ nghĩ cùng mới tín ngưỡng điều đáng tín ngưỡng.

127) Thế nào là hạng người chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc (bhūtaṃ tacchaṃ kālena) nhưng lại không khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc?

Ở đây có người cũng gặp trường hợp khen (vaṇṇo) cũng gặp trường hợp chê (avaṇṇo); trong những trường hợp ấy, trường hợp chê thì nó nói thành thật và đúng lúc, nhưng trường hợp khen thì nó không nói thành thật và đúng lúc; như vậy là hạng người chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc nhưng lại không khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc.

Thế nào là hạng người khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc, nhưng lại không chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc?

Ở đây có người cũng gặp trường hợp khen cũng gặp trường hợp chê; trong những trường hợp ấy, trường hợp khen thì nó nói thành thật và đúng lúc nhưng trường hợp chê thì nó không nói thành thật và đúng lúc; như vậy là hạng người khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc, nhưng lại không chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc.

Thế nào là hạng người chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc, khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc?

Ở đây có người cũng gặp trường hợp khen cũng gặp trường hợp chê; trong những trường hợp ấy, trường hợp chê thì nó nói thành thật và đúng lúc, trường hợp khen thì nó cũng nói thành thật và đúng lúc; trong các trường hợp ấy nó là người chi thời để giải quyết (veyyākaranāya) vấn đề đó. Như vậy là hạng người chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc, khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc.

Thế nào là hạng người không chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đúng lúc, không khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc?

Ở đây có người cũng gặp trường hợp khen cũng gặp trường hợp chê; trong những trường hợp ấy, trường hợp chê thì nó không nói dù thành thật và đúng lúc, trường hợp khen thì nó cũng không nói dù thành thật và đúng lúc; là người sống thản nhiên, chánh niệm, tỉnh giác. Như vậy là hạng người không khen kẻ đáng khen bằng sự có thật và đúng lúc, không chê kẻ đáng chê bằng sự có thật và đứng lúc.

128) Thế nào là hạng người sống bằng quả cần lao, không sống bằng quả phúc (utthānaphalūpajīvī no punnaphalūpajīvī)?

Ðối với hạng người nào sinh sống được do nhờ sự nỗ lực, nhờ sự cố gắng, nhờ sự chuyên cần, không phải do phước báo. Ðây gọi là hạng người sống bằng quả cần lao không sống bằng quả phúc.

Thế nào là hạng người sống bằng quả phúc, không sống bằng quả cần lao (puññaphalūpajīvī no utthānaphalūpajīvī)?

Chư thiên thượng tầng ảnh hưởng đến chư thiên tha hóa tự tại (paranimmita vasavatti) là những hạng sống bằng quả phúc không sống bằng quả cần lao.

Thế nào là hạng người vừa sống bằng quả cần lao, vừa sống bằng quả phúc (utthānaphalūpajīvī ca puññaphalūpajīvī )?

Ðối với hạng người nào sinh sống được do nhờ sự nỗ lực, nhờ sự cố gắng, nhờ sự chuyên cần, và nhờ cả phước báo. Ðây gọi là hạng người sống bằng quả cần lao vừa sống bằng quả phúc.

Thế nào là hạng người không sống bằng quả cần lao cũng không sống bằng quả phúc (neva uṭṭhanaphalūpajīvī no puññaphalūpajīvī)?

Loài địa ngục (nerayikā) là những hạng không sống nhờ quả cần lao cũng không sống nhờ quả phúc.

129) Thế nào là hạng người bóng tối hướng đến bóng tối (tamo hoti tamaparāyano)?

Ở đây có hạng người sinh ra trong gia đình hạ cấp như nô lệ hay gia đình thợ săn, hay gia đình đan sọt, hay gia đình thợ đóng xe, hay gia đình người đổ rác, nhà nghèo đói, cơm nước thiếu thốn, sinh kế khổ sở, tìm được cái ăn tấm mặc khó khăn, và người ấy là xấu xí, khó nhìn, thấp lùn, bệnh tật, đui chột (kāno, Pug. A giải thích: kāno'ti ekakkhikāṇo vā ubhayakkhikāṇo và), nghĩa là mù một mắt chột, hoặc mù cả hai mắt, tật tay (kunī), què chân (khañjo), bại liệt (pakkahato), không có được cơm ăn, nước uống, áo mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ ở, đèn đuốc; người ấy hành ác hạnh bằng thân, hành ác hạnh bằng khẩu, ác hạnh bằng ý, người ấy sau khi hành thân ác hạnh, hành khẩu ác hạnh, hành ý ác hạnh, thân hoại mạng chung bị sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy là hạng người bóng tối hướng đến bóng tối.

Thế nào là hạng người bóng tối hướng đến ánh sáng (tamo hoti jotitarāyano)?

Ở đây có hạng người sanh ra trong gia đình hạ cấp như gia đình nô lệ, hay gia đình thợ săn, gia đình đan sọt, gia đình thợ đóng xe, gia đình người đổ rác, nhà nghèo đói, cơm nước thiếu thốn, sinh kế khổ sở, tìm được cái ăn tấm mặc khó khăn, và người ấy là người xấu xí, khó nhìn, thấp lùn, bệnh tật, đui chột, tật tay, què chân, bại liệt, không có được cơm ăn, nước uống, áo mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ ở, đèn đuốc; người ấy hành thiện hạnh bằng thân, hành thiện hạnh bằng khẩu, hành thiện hạnh bằng ý, người ấy sau khi hành thân thiện hạnh, hành khẩu thiện hạnh, hành ý thiện hạnh, thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú cõi trời. Như vậy là hạng người bóng tối hướng đến ánh sáng.

Thế nào là hạng người ánh sáng hướng đến bóng tối (joti hoti tamaparāyano)?

Ở đây có hạng người sanh ra trong gia đình thượng lưu, như gia tộc vua chúa, hào phú hay gia tộc phạm chí hào phú hay gia tộc chủ hào phú, sang trọng, tài sản lớn của cải nhiều, sung túc vàng bạc, sung túc tư trang vật dụng, sung túc lúa gạo mễ cốc, người ấy lại xinh đẹp, dễ nhìn, dễ thương có nước da đẹp tuyệt vời, nhận được đủ cơm ăn, nước uống, áo mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ ở, đèn đuốc; nhưng người ấy hành ác hạnh bằng thân, hành ác hạnh bằng khẩu, hành ác hạnh bằng ý, người ấy sau khi hành thân ác hạnh, hành khẩu ác hạnh, hành ý ác hạnh, thân hoại mạng chung bị sanh vào khổ cảnh, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như vậy là hạng người ánh sáng hướng đến bóng tối.

Thế nào là hạng người ánh sáng hướng đến ánh sáng (joti hoti tamaparāyano)?

Ở đây có hạng người sanh ra trong gia đình thượng lưu, như gia tộc vua chúa, hào phú hay gia tộc phạm chí hào phú hay gia tộc chủ hào phú, sang trọng, tài sản lớn của cải nhiều, sung túc vàng bạc, sung túc tư trang vật dụng, sung túc lúa gạo mễ cốc, người ấy lại xinh đẹp, dễ nhìn, dễ thương có nước da đẹp tuyệt vời nhận được đủ cơm ăn, nước uống, áo mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ ở, đèn đuốc; và người ấy hành thiện hạnh bằng thân, hành thiện hạnh bằng khẩu, hành thiện hạnh bằng ý, người ấy sau khi hành thân thiện hạnh hành khẩu thiện hạnh, hành ý thiện hạnh, thân hoại mạng chung được sanh lên thiện thú cõi trời. Như vậy là hạng người ánh sáng hướng đến ánh sáng.

130) Thế nào là hạng người thấp đến thấp (oṇatoṇatohoti)?

... (trùng)... Như vậy là hạng người thấp đến thấp.

 Thế nào là hạng người thấp đến cao (oṇatuṇṇatohoti)?

... (trùng)... Như vậy là hạng người thấp đến cao

 Thế nào là hạng người cao đến thấp (uṇṇatoṇatohoti)?

... (trùng)... Như vậy là hạng người cao đến thấp.

 Thế nào là hạng người cao đến cao (uṇṇatuṇṇatohoti)?

... (trùng)... Như vậy là hạng người cao đến cao.

Trong ấy thế nào là bốn hạng người dụ như cây (rukkhūpamāpuggalā)?

131) Có bốn loại cây: cây xốp (bheggu) chung quanh cứng (sāraparivāro), cây cứng (sāro) chung quanh xốp (phegguparivāro), cây xốp chung quanh xốp, cây cứng chung quanh cứng.

132) Cũng vậy có bốn hạng người này dụ như cây, xuất hiện trong đời. Thế nào là bốn hạng?

Hạng xốp chung quanh cứng, hạng cứng chung quanh xốp, hạng xốp chung quanh xốp, hạng cứng chung quanh cứng.

Thế nào là hạng người xốp chung quanh cứng (pheggu hoti sāraparivāro)?

Ở đây có hạng người ác giới, ác tánh nhưng hội chúng của người ấy có giới hạnh, thiện tánh, như vậy là hạng người xốp chung quanh cứng; cũng ví như cây kia xốp chung quanh cứng chắc, hạng người này thí dụ như thế.

Thế nào là hạng người cứng chung quanh xốp (sāro hoti phegguparivāro)

Ở đây có hạng người giới hạnh, thiện tánh nhưng hội chúng của người ấy ác giới, ác tánh như vậy là hạng người cứng chung quanh xốp; cũng ví như cây kia cứng chắc chung quanh xốp, hạng người này thí dụ như thế.

Thế nào là hạng người xốp chung quanh xốp (pheggu hoti phegguparivāro)?

Ở đây có hạng người ác giới, ác tánh và hội chúng của người ấy cũng ác giới, ác tánh, như vậy là hạng người xốp chung quanh xốp; cũng ví như cây kia xốp chung quanh xốp, hạng người này thí dụ như thế.

Thế nào là hạng người cứng chung quanh cứng (sāro hoti sāraparivāro)?

Ở đây có người giới hạnh, thiện tánh, và hội chúng của người ấy cũng có giới hạnh, thiện tánh như vậy là hạng người cứng chung quanh cứng; cũng ví như cây kia cứng chắc chung quanh cũng cứng chắc, hạng người này thí dụ như thế.

Ðây là bốn hạng người dụ như cây, có mặt, xuất hiện trong đời.

133) Thế nào là hạng người lượng xét sắc tướng, tịnh tín do sắc tướng (rūpappam āno rūpappasanno)?

Ở đây có hạng người khi thấy tướng tầm thước (āroham), hoặc thấy tướng phốp pháp (parināham), hoặc thấy cung cách (santhāna), hay thấy vẻ hoàn hảo (pārippurim), lượng xét theo cách ấy liền phát sanh niềm tin. Ðây gọi là hạng người lượng xét sắc tướng, tịnh tín do sắc tướng.

Thế nào là hạng người lượng xét âm thinh, tịnh tín do âm thinh (ghosappamāno ghosappasanno)?

Ở đây có hạng người theo lời người khác khen ngợi, theo lời người khác ca tụng, theo lời người khác tán thán, theo lời người khác truyền tụng, mới lượng xét vào sự kiện ấy mà phát sanh niền tin. Ðây gọi là hạng người lượng xét âm thinh, tịnh tín do âm thinh.

Thế nào là hạng người lượng xét bần hạnh, tịnh tín do bần hạnh (lūkhappam āno lūkhappasanno)?

Ở đây có hạng người nhìn thấy vẻ bần thô y phục, hay vẻ bần thô bình bát, hay thấy vẻ bần thô sàng tọa (senāsanam), hoặc nhìn thấy nhiều cách thức khổ hạnh, lượng xét vào sự kiện ấy rồi phát sanh niềm tin. Ðây gọi là hạng người lượng xét bần hạnh, tịnh tín do bần hạnh.

Thế nào là hạng người lượng xét pháp tánh tịnh tín do pháp tánh (dhammappamāno dhammappasanno)?

Ở đây có hạng người sau khi nhận thấy giới hạnh, nhận thấy thiền định, nhận thấy trí tuệ, lượng xét trong sự kiện ấy mới phát sanh niềm tin. Ðây gọi là hạng người lượng xét pháp tánh tịnh tín do pháp tánh.

134) Thế nào là hạng người hành tự lợi không lợi tha (attahitāya patipanno hoti no parahitāya)?

Ở đây có hạng người tự mình thành tựu giới mà không khuyên người khác thành tựu giới, tự mình thành tựu định mà không khuyên người khác thành tựu định, tự mình thành tựu tuệ mà không khuyên người khác thành tựu tuệ, từ mình thành tựu giải thoát mà không khuyên người khác thành tựu giải thoát, từ mình thành tựu tri kiến giải thoát mà không khuyên người khác thành tựu tri kiến giải thoát. Như vậy là hạng người hành tự lợi mà không lợi tha.

Thế nào là hạng người hành lợi tha mà không tự lợi (parahitāya patipanno hoti no attahitāya)?

Ở đây có hạng người tự mình không thành tựu giới nhưng khuyên kẻ khác thành tựu giới, tự mình không thành tựu định nhưng khuyên kẻ khác thành tựu định, tự mình không thành tựu tuệ nhưng khuyên kẻ khác thành tựu tuệ, tự mình không thành tựu giải thoát nhưng khuyên kẻ khác thành tựu giải thoát, từ mình không thành tựu tri kiến giải thoát nhưng khuyên kẻ khác thành tựu tri kiến giải thoát. Như vậy là hạng người hành lợi tha mà không tự lợi.

Thế nào là hạng người hành tự lợi và lợi tha (attahitāya ceva patipanno hoti parahitāya ca)?

Ở đây có hạng người tự mình thành tựu giới và khuyên kẻ khác thành tựu giới, tự mình thành tựu định và khuyên kẻ khác thành tựu định, tự mình thành tựu tuệ và khuyên kẻ khác thành tựu tuệ, tự mình thành tựu giải thoát và khuyên kẻ khác thành tựu giải thoát, tự mình thành tựu tri kiến giải thoát và khuyên kẻ khác thành tựu tri kiến giải thoát. Như vậy là hạng người hành tự lợi và lợi tha.

Thế nào là hạng người không hành tự lợi cũng không lợi tha (neva attahitāya patipanno hoti no parahitāya)?

Ở đây có hạng người tự mình không thành tựu giới cũng không khuyên kẻ khác thành tựu giới, tự mình không thành tựu định cũng không khuyên kẻ khác thành tựu định, tự mình không thành tựu tuệ, cũng không khuyên kẻ khác thành tựu tuệ, tự mình không thành tựu giải thoát cũng không khuyên kẻ khác thành tựu giải thoát, tự mình không thành tựu tri kiến giải thoát cũng không khuyên kẻ khác thành tựu tri kiến giải thoát, Như vậy là hạng người không hành tự lợi cũng không lợi tha.

135) Thế nào là hạng người tự hành khổ cố tình tự đốt nóng (attantapo hoti attaparitapanānuyogamanuyutto)?

Ở đây có người sống lõa thể, hành động phóng túng ("muttacāro: vissaṭṭhācaro", Pug. A giải thích là người phóng túng lễ nghi, họ đứng xổng mà tiểu tiện, đại tiện hay ăn uống) liếm tay chân, mời ăn không đến, mời gọi không dừng, không ăn đồ mang lại, không thích đồ ăn dành riêng không thích mời thỉnh, không thọ nhận từ miệng nồi, không thọ nhận từ miệng chảo, không nhận tại ngưỡng cửa, không nhận giữa những cây gậy, không nhận giữa cối giã, không nhận của hai người đang ăn, không nhận từ phụ nữ mang thai, không nhận từ phụ nữ cho con bú, không nhận từ phụ nữ đang giữa người nam, không nhận đồ quyên góp, không nhận tại chỗ có chó đứng, không nhận tại chỗ có ruồi bu, không ăn cá, không ăn thịt, không uống rượu nấu, không uống rượu men, không uống rượu ngâm; vị ấy chỉ ăn tại một nhà hay chỉ ăn một miếng, chỉ ăn tại hai nhà hay chỉ ăn hai miếng... (trùng)... chỉ ăn tại bảy nhà hay chỉ ăn bảy miếng, chỉ nuôi sống bằng một chén nhỏ, chỉ nuôi sống bằng hai chén nhỏ...(trùng)... chỉ nuôi sống bằng bảy chén nhỏ, chỉ ăn mỗi ngày một bữa, chỉ ăn hai ngày một bữa...(trùng)... chỉ ăn bảy ngày một bữa cứ như vậy họ hạn chế ăn dần dần cho đến khi chỉ còn nửa tháng một lần; Người ấy ăn rau, ăn lúa tắc, ăn bông cỏ, ăn da vụn, ăn mủ cây, ăn đọt lá, ăn váng nước cơm, ăn bột hạt vừng, ăn cỏ, ăn phân bò, lấy rễ cây trái cây rừng về nuôi sống, ăn trái cây rụng; vị ấy mặc vải bố, mặc vải bá nạp, mặc vải bó thây, mặc vải phấn tảo, mặc vỏ cây, mặc da hắc sơn dương, mặc da hắc báo, mặc áo cỏ tranh, mặc áo sơ cây, mặc áo tấm gỗ, mặc áo dệt tóc, mặc áo dệt lông thú, mặc áo dệt lông cánh chim hạnh, nhổ râu tóc chuyên sống nhổ râu tóc, theo hạnh đứng thẳng từ bỏ cách ngồi, theo hạnh ngồi chồm hổm chuyên cần ngồi chồm hổm, đi đứng chỗ thảm gai, thừng nằm trên giường gai, sống chuyên hạnh xuống ngâm nước ngày ba lần, họ sống cố tình đốt nóng bức xúc thân xác bằng nhiều cách thức như thế. Như vậy là người tự hành khổ cố tình tự đốt nóng.

Thế nào là hạng người hành khổ tha nhân cố tình đốt nóng tha nhân (parantapohoti paraparitāpanānuyogamanuyutto)?

Ở đây có hạng người giết cừu, giết heo, giết nai, giết chim, là tên thợ săn, ngư phủ, đạo tặc, đao phủ, đồ tể cai ngục, hoặc là làm những nghề chi ác độc. Như vậy là hạng người hành khổ tha nhân cố tình đốt nóng tha nhân.

Thế nào là hạng người vừa tự hành khổ cố tình tự đốt nóng vừa hành khổ tha nhân vừa cố tình đốt nóng tha nhân (attantapo... paraparitāpanānuyogama nuyutto)?

Ở đây có hạng người là vua hoàng tộc đã đăng quang tức vị hay một vị Bà la môn phú hào, vị ấy sai khiến tạo ngôi tế đường mới tại phía đông thành phố, rồi cạo bỏ râu tóc, mặc áo da beo có móng vuốt, dùng bơ và dầu thoa khắp thân, vừa gải lưng bằng sừng nai vừa đi vừa ngồi tế đường cùng với hoàng hậu và vị quan tế tự Bà la môn; vị ấy nằm xuống trên đất trống có trải cỏ tươi nhà vua sống bằng sữa từ một vú của bò cái có bê con cùng sắt, hoàng hậu sống bằng sữa ở cái vú bò thứ hai, quan tư tế Bà la môn sống bằng sữa từ cái vú bò thứ ba, còn sữa từ cái vú bò thứ tư thì dùng đó tế lửa, con bê thì sẽ sống bằng thứ sữa dư thừa; vị vua ấy phán như sau "Hãy giết bò đực bấy nhiêu đó để cúng tế! Hãy giết bê đực bấy nhiêu đó để cúng tế! Hãy giết bê cái bấy nhiêu đó để cúng tế! hãy giết dê bấy nhiêu đó để cúng tế! Hãy giết cừu bấy nhiêu đó để cúng tế! Hãy giết ngựa bấy nhiêu đó để cúng tế! Hãy đốn cây bấy nhiêu đó để dựng lễ đài! Hãy cắt cỏ tranh để lợp mái!" Những người là tôi tớ, là tay sai, là công nhân của vị ấy, họ sợ đòn phạt, sợ nguy hiểm, mặt đầy nước mắt, vừa khóc than vừa làm việc. Như vậy là hạng người vừa tự hành khổ mình cố tình tự đốt nóng mình vừa hành khổ tha nhân cố tình đốt nóng tha nhân.

Thế nào là hạng nguời không tự hành khổ không tự đốt nóng cũng không hành khổ tha nhân, không đốt nóng tha nhân; vị ấy không tự làm khổ mình không làm khổ người, hiện tại vô dục, tịch tịch, thanh lịch, lạc cảm, tự an trú phạm thế?

Ở đây Ðức Như Lai xuất hiện trong đời, là bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Giác Giả, Thoại Ðức Giả, vị ấy đã tự mình với thắng trí chứng ngộ rồi tuyên bố về thế giới này gồm cả thiên giới, ma giới, phạm thiên giới, quần sanh có chủng Sa môn, Bà la môn, trời và người; vị ấy thuyết pháp sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, có nghĩa, có văn trình bày về phạm hạnh hoàn bị thanh tịnh. Một gia chủ hay con gia chủ hoặc một người sanh trong giai cấp nào đó nghe được giáo pháp ấy; khi đã nghe được giáo pháp ấy họ có lòng tin với Ðức Như Lai. Họ thành tựu lòng tin ấy rồi bèn tự suy xét rằng: "Nếp sống tại gia đầy ràng buộc, đường đời lắm bụi trần, hạnh xuất gia thật phóng khoáng (abbho kāso); đời sống cư sĩ này thật không dễ gì hành phạm hạnh hoàn toàn viên mãn, hoàn toàn thanh tịnh như xa cừ được mài giũa, vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, mặc y cà sa, ra khỏi nhà sống không nhà, thời gian sau người ấy từ bỏ tài sản nhỏ hoặc bỏ tài sản lớn. Từ bỏ thân thuộc nhỏ hoặc bỏ thân thuộc lớn rồi cạo sạch râu tóc, mặc y cà sa, rời khỏi nhà sống hạnh không nhà".

Vị ấy, khi xuất gia như vậy đã hành trì các học giới hạnh sống (sikkhāsājīva amāpanno) của hàng Tỳ kheo; bỏ sát sanh, kiêng tránh sự sát sanh, gát trượng gát kiếm, sống liêm sĩ (lajjī), nhân ái (dayāpanno), nghĩ tưởng đến lợi lạc cho mọi loài; bỏ trộm cắp, kiêng tránh sự trộm cắp, chỉ nhận lấy vật được cho, chỉ muốn lãnh vật được cho, tự mình sống trong sạch không chiếm đoạt; từ bỏ phi phạm hạnh, sống phạm hạnh viễn ly hạnh, kiêng tránh sự dâm dục thấp hèn; bỏ nói dối kiêng tránh sự nói dối, chỉ nói chân thật, liên hệ sự thật, chắc chắn, tín nhiệm, không lừa gạt thế gian; từ bỏ lời nói đâm thọc, kiêng tránh lời đâm thọc, khi nghe đằng này không nói lại với đằng kia để chia rẽ những người này, khi nghe đằng kia không nói lại với đằng này để chia rẽ những người kia, như thế vị ấy hàn gắn những người chia rẽ hoặc cổ võ những người hòa thuận, vị ấy vui sự hòa hợp, thích sự hòa hợp, hoan hỷ sự hòa hợp, nói lời tạo sự hòa hợp; từ bỏ lời độc ác, kiêng tránh lời độc ác, vị ấy chỉ nói lời thế nào mà không thô lổ, êm tai, dễ thương, rót vào tim, nhã nhặn, được quần chúng ưa thích, được quần chúng vừa lòng; từ bỏ câu chuyện nhảm, kiêng tránh câu chuyện nhảm, chỉ nói hợp thời, nói điều thật, nói lợi ích, nói về pháp, nói về luật, nói ra lời đáng cất giữ, đúng lúc, hợp lý, có hệ thống, hữu ích.

Vị ấy kiêng tránh làm hại giống mầm và thảo mộc ăn một bữa (trong ngày), tránh dùng ban đêm, cử ăn phi thời; kiêng tránh tham dự khiêu vũ, ca hát, tấu nhạc và diễn kịch; kiêng tránh sự thoa xức, mang đeo, chưng diện, trang điểm bằng các loại hương thơm và vòng hoa; kiêng tránh giường cao, sàng rộng; kiêng tránh lãnh nhận vàng bạc; kiêng tránh thọ nhận mễ cốc tươi sống; kiêng tránh thọ nhận thịt tươi sống; kiêng tránh thâu nhận phụ nữ, thiếu nữ, kiêng tránh thâu nhận tôi trai, tớ gái; kiêng tránh lãnh nhận dê, cừu; kiêng tránh lãnh nhận gà, heo; kiêng tránh lãnh nhận voi, bò, ngựa, lừa; kiêng tránh lãnh nhận ruộng đất; kiêng tránh làm sứ giả và tay sai; kiêng tránh sự buôn bán; kiêng tránh cân gian, bạc lận, đo xảo; kiêng tránh sự sai trái như hối lộ, gạt gẫm, lừa đảo; kiêng tránh sự chém, giết, giam cầm, bức đoạt, cướp giật, trấn lột.

Vị ấy sống tri túc với mảnh y che thân, với miếng ăn nuôi bụng, vị ấy đi đến đâu cũng mang theo ví như loài chim bay đến đâu cũng mang đôi cánh mà bay, cũng thế vị Tỳ kheo tri túc với mảnh y che thân, với miếng ăn nuôi bụng, vị ấy đi đâu cũng mang (Y, Bát ) theo đi.

Vị ấy thành tựu với giới uẩn cao thượng này, nội tâm cảm thọ lạc vô tội.

Vị ấy khi mắt thấy sắc không chấp tướng chung, không chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thu thúc nhãn quyền, thì vị ấy phòng ngừa nhân đó, hộ trì nhãn quyền, thu thúc nhãn quyền. Khi tai nghe tiếng... (trùng)... khi mũi ngửi mùi... (trùng)... khi lưỡi nếm vị... (trùng)... khi thân chạm xúc... (trùng)... khi ý suy nghĩ cảnh pháp không chấp tướng chung, không chấp tướng riêng; do nhân nào mà sự tham ưu ác bất thiện pháp có thể xâm nhiễm người sống không thu thúc ý quyền thì vị ấy phòng ngừa nhân đó, hộ trì ý quyền, thu thúc ý quyền. Vị ấy thành tựu với sự thu thúc quyền cao thượng này nên nội tâm cảm thọ lạc vô tạp nhiễm abyāsekasukhaṃ Pug. A. giải thích: abyāsekasukhanṇtikilesehi anavasittasukhaṃ, lạc không lẫn lộn phiền não).

Vị ấy tập tỉnh giác khi bước tới, bước lui, tập tỉnh giác khi nhìn tới nhìn lui, tập tỉnh giác khi co duỗi, tập tỉnh giác khi mang Y, Bát và tăng già lê, tập tỉnh giác khi ăn uống nhai nếm, tập tỉnh giác khi đại tiện tiểu tiện, tập tỉnh giác khi đi, đứng, ngồi, nằm, nhủ, thức, nói chuyện, im lặng.

Vị ấy thành tựu giới uẩn cao thượng này, thành tựu sự thu thúc quyền cao thượng này, thành tựu chánh niệm tỉnh giác cao thượng này, thành tựu sự tri túc cao thượng này, bèn thích nghi với trú xứ xa vắng như khu rừng, gốc cây, triền núi, thạch động, sơn cốc, nghĩa địa, chỗ heo hút, chỗ hoang sơ, chỗ đống rơm. Vị ấy khi khất thực trở về, sau bữa ăn, liền ngồi xuống xếp chân kiết gà, giữ thân hình ngay thẳng, an niệm trước mặt; vị ấy từ bỏ ái tham ở đời, sống với tâm ly tham ái, gội rửa sạch tham ái; từ bỏ sân độc, sống với tâm vô sân độc, chiếu cố đến lợi lạc cho mọi loài, gội rửa tâm sạch sân độc; từ bỏ hôn trầm thụy miên, sống ly hôn thụy, quang tưởng, chánh niệm, tỉnh giác, gội rửa tâm sạch hôn trầm thụy miên; từ bỏ trạo cử hối tiếc, sống vô phóng dật, nội tâm tỉnh lặng, gội rửa tâm sạch trạo hối; từ bỏ hoài nghi, sống vuợt qua ngờ vực, không nghi ngờ trong các thiện pháp, gội rửa tâm sạch hoài nghi.

Vị ấy sau khi đoạn trừ năm triền cái này là những tùy phiền não của tâm, là nhân muội lược trí tuệ; ly các dục, ly các ác bất thiện pháp, chứng và trú sơ thiền một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ; nhờ vắng lặng tầm tứ, vị ấy chứng và trú nhị thiền một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâm; Nhờ ly hỷ trú xả chánh niệm tỉnh giác và thân cảm thọ lạc vị ấy chứng và trú tam thiền, một trạng thái mà chư thánh gọi là xả niệm lạc trú; Nhờ đoạn trừ lạc, đoạn trừ khổ, diệt hỷ ưu đã có từ trước, chứng và trú tứ thiền, một trạng thái xả niệm thanh tịnh, phi khổ phi lạc.

Khi tâm được định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng vô uế, lìa phiền não, nhu nhuyễn, ứng dụng, vững trú, đạt tới bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến túc mạng ký ức trí (pubbenivāsānussatiñānāya). Vị ấy nhớ lại đa dạng tiền kiếp như là một kiếp, hai kiếp, ba kiếp, bốn kiếp, năm kiếp, mười kiếp, hai mươi kiếp, ba mươi kiếp, bốn mươi kiếp, năm mươi kiếp, một trăm kiếp, một ngàn kiếp, một trăm ngàn kiếp, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều thành hoại kiếp, nhớ trong những kiếp đó ta có tên như vậy, có họ như vậy, có dòng dõi như vậy, có vật thực như vậy, có cảm thọ lạc khổ như vậy, có giới hạn tuổi thọ như vậy, rồi từ kiếp ấy chết đã sanh lại chỗ kia, tại đây ta có tên như vậy, có họ như vậy, có dòng dõi như vậy và có vật thực như vậy, có cảm thọ lạc khổ như vậy, có giới hạn tuổi thọ như vậy; và từ đó chết sanh ra ở đây, vị ấy nhớ lại đa dạng tiền kiếp với các nét đại cương và chi tiết như thế.

Khi tâm được định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, vô uế, lìa phiền não, nhu nhuyễn, ứng dụng, vững trú, đạt tới bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến chúng sanh sinh tử trí (sattānaṃ cutūpapatañānāya). Vị ấy với thiên nhãn thanh tịnh, siêu nhân, thấy rõ các chúng sanh đang tử, đang sanh, biết rõ các chúng sanh có hạ liệt, cao sang, đẹp sắc, xấu sắc, thiện thú, khổ thú tùy theo hạnh nghiệp biết rằng: "những chúng sanh trưởng thành này có thân ác hạnh, có khẩu ác hạnh, có ý ác hạnh, phỉ báng các bậc thánh, có tà kiến, chấp hành nghiệp tà kiến, những kẻ ấy khi thân hoại mang chung bị sanh vào khổ cảnh, ác thú đọa xứ, địa ngục. Trái lại, những chúng sanh trưởng thành này có thân thiện hạnh, có khẩu thiện hạnh, có ý thiện hạnh, không phỉ báng các thánh nhơn, có chánh kiến, chấp hành nghiệp chánh kiến, thì những kẻ ấy khi thân hoại mạng chung được sanh về thiện thú, thiên giới như thế vị ấy mới có thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, thấy rõ các chúng sanh đang tử đang sanh, biết rõ các chúng sanh có hạ liệt cao sang, đẹp sắc, xấu sắc, thiện thú, ác thú tùy theo hạnh nghiệp".

Khi tâm được định tĩnh, thanh tịnh, trong sáng, vô uế, lìa phiền não, nhu nhuyễn, ứng dụng, vững trú, đạt tới bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí (āsavānaṃ khayañānāya). Vị ấy như thật liễu tri "đây là khổ" như thật liễu tri "đây là khổ tập", như thật liễu tri "đây là khổ diệt", như thật liễu tri "đây là khổ diệt hành lộ", như thật liễu tri "đây là các lậu hoặc" như thật liễu tri "đây là lậu tập khởi", như thật liễu tri "đây là lậu đoạn diệt" như thật liễu tri "đây là lậu đoạn diệt hành lộ". Khi vị ấy biết như vậy, thấy như vậy thì tâm của vị ấy thoát khỏi dục lậu, tâm giải thoát khỏi hữu lậu, tâm giải thoát khỏi vô minh lậu, khi được giải thoát, vị ấy có sự hiểu biết rằng "đã được giải thoát", vị ấy nhận được rõ là "sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn gì khác sau đời này nữa". Như vậy là hạng người không tự hành khổ, không tự đốt nóng, cũng không hành khổ tha nhân, không đốt nóng tha nhân, vị ấy không làm khổ mình, không làm khổ người, hiện tại vô dục, tịch tịnh, thanh lương, lạc cảm, tự an trú phạm thể.

136) Thế nào là hạng người hữu tham (sarāgo)?

Ðối với hạng người nào ái tham chưa được đoạn trừ, thì đấy gọi là hạng người hữu tham.

Thế nào là hạng người hữu sân (sadosa)?

Ðối với hạng người nào sân chưa đuợc đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người hữu sân.

Thế nào là hạng người hữu si (samaho)?

Ðối với hạng người nào si chưa đuợc đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người hữu si.

Thế nào là hạng người hữu mạn (samāno)?

Ðối với hạng người nào kiêu mạn đuợc đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người hữu mạn.

137) Thế nào là hạng ngưòi đắc nội tâm tịnh chỉ mà không đắc tuệ minh sát pháp (lābhī hoti ajjhattaṃ cetosamathassa na lābhī adhipaññādhammavipassa nāya)?

Ở đây có hạng người đắc được thiền định câu hữu sắc hoặc câu hữu vô sắc, nhưng không đắc được đạo hay quả siêu thế. Như vậy là hạng người đắc nội tâm tịnh chỉ, không đắc tuệ minh sát pháp.

Thế nào là hạng người đắc tuệ minh sát pháp, không đắc nội tâm tịnh chỉ (lābhī hoti lābhī adhipaññādhammavipassanāya na lābhī ajjhattaṃ cetosama thassa)?

Ở đây có hạng người đắc được đạo hay quả siêu thế, nhưng không đắc được thiền định câu hữu sắc hoặc câu hữu vô sắc. Như vậy là hạng người đắc tuệ minh sát pháp, không đắc nội tâm tịnh chỉ.

Thế nào là hạng người đắc nội tâm tịnh chỉ và đắc tuệ minh sát pháp (lābhī ceva hoti ajjhattaṃ cetosamathassa lābhī ca adhipaññādhammavipas sanāya)?

Ở đây có hạng người đắc được thiền định câu hữu sắc hay câu hữu vô sắc, lại đắc được đạo quả siêu thế. Như vậy là hạng người đắc nội tâm tịnh chỉ, và đắc tuệ minh sát pháp.

Thế nào là hạng người không đắc nội tâm, tịnh chỉ cũng không đắc tuệ minh sát pháp (neva lābhī hoti ajjhattaṃ cetosamathassa na lābhī adhipaññādhamma vipassañāya)?

Ở đây có hạng người không đắc được thiền định câu hữu sắc hay câu hữu vô sắc và cũng không đắc được đạo quả Siêu thế. Như vậy là hạng người không đắc nội tâm tịnh chỉ cũng không đắc tuệ minh sát pháp.

138) Thế nào là hạng người đi thuận dòng (anusotagāmī)?

Ở đây có hạng người hưởng thụ dục lạc và tạo ác nghiệp. Ðây gọi là hạng người đi thuận dòng.

Thế nào là hạng người đi ngược dòng (patisotagāmī)?

Ở đây có hạng người không hưởng thụ dục lạc, không tạo nghiệp ác, người ấy dù đang khóc than với nỗi khổ, với nỗi buồn, với mặt đầy nước mắt, vẫn thực hành phạm hạnh hoàn bị thanh tịnh. Ðây gọi là hạng người đi ngược dòng.

 Thế nào là hạng người trụ lại (ṭhitatto)?

Ở đây có hạng người năm đoạn tận, năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thiên, sẽ niết bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa. Ðây gọi là hạng người trụ lại.

Thế nào là hạng người vượt qua, đến bờ kia, đứng trên bờ, thành phạm chí (tiṇṇo pāragato thale tiṭṭhatibrahamaṇo)?

Ở đây có hạng người do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại đã tự mình với thắng tri, chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây gọi là hạng người vượt qua, đi đến bờ kia, đúng trên bờ thành phạm chí.

139) Thế nào là hạng người học ít không hành theo điều đã học (appassuto hoti sutena anupapanno)?

Ở đây đối với một hạng người ít được nghe về Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ ngôn, Cảm ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh kinh Vị tằng hữu, Phương quảng; bởi không hiểu nghĩa, không hiểu pháp đối với điều được nghe ít, nên không tuần tự hành giáo pháp. Như vậy là hạng người học ít, không hành theo điều đã học.

Thế nào là hạng người học ít nhưng hành theo điều đã học (appassuto hoti sutena upapanno)?

Ở đây đối với một hạng người ít được nghe về Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ ngôn, Cảm ngữ. Như thị thuyết, Bổn sanh kinh, Vị tằng hữu, phương quảng; nhưng vị ấy đã tuần tự hành giáo pháp theo sự hiểu nghĩa, hiểu pháp đối với điều nghe được ít. Như vậy là hạng người học ít nhưng hành theo điều đã học.

 Thế nào là hạng người học nhiều nhưng không hành theo điều đã học (bahussuto hoti sutena annupapanno)?

Ở đây đới với một hạng người được nghe nhiều về Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ ngôn, Cảm ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh kinh, Vị tằng hữu, Phương quảng; nhưng vị ấy do không hiểu nghĩa, không hiểu pháp đối với điều được nghe nhiều nên không tuần tự hành giáo pháp. Như vậy là hạng người học nhiều nhưng không hành theo điều đã học.

Thế nào là hạng người học nhiều và hành theo điều đã học (bahussuto hoti sutena upapanno)?

Ở đây đối với một hạng người được nghe nhiều về Khế kinh, Ứng tụng, Ký thuyết, Kệ ngôn, Cảm ngữ, Như thị thuyết, Bổn sanh kinh, Vị tằng hữu, Phương quảng; và vị ấy đã tuần tự hành giáo pháp theo sự hiểu nghĩa, hiểu pháp đối với điều được nghe nhiều. Như vậy là hạng người học nhiều và hành theo điều đã học.

140) Thế nào là hạng người bất động Sa môn (samanacalo)?

Ở đây có hạng người Dự lưu do đoạn tận ba triền phược, chắc chắn không rơi đọa sứ, nhất định thành tựu giác ngộ. Ðây gọi là hạng người bất động Sa môn.

Thế nào là hạng người hồng liên Sa môn (samanapadumo)?

Ở đây có hạng người do đoạn tận ba triền phược giảm thiểu tham, sân, si thành bậc Nhất lai, chỉ trở lại đời này một lần rồi chấm dứt khổ. Ðây gọi là hạng người hồng liên Sa môn.

Thế nào là hạng người bạch liên Sa môn (samanapundarīko)?

Ở đây có hạng người do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thiện sẽ Niết bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa. Ðây gọi là hạng người bạch liên Sa môn.

Thế nào là hạng người tế nhị Sa môn giữa Sa môn (samaneru samaṇasukhu mālo)?

Ở đây có hạng người do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại đã tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ðây gọi là hạng người tế nhị Sa môn giữa Sa môn.

(DỨT XIỂN MINH PHẦN BỐN CHI.)

5/ XIỂN MINH PHẦN NĂM CHI (PAÑCAKANIDDESO)

141) Trong đây (tatra'tiṭesu ādinā nayena heṭṭhā uddiṭṭhapuggalesu nghĩa là trong những hạng người đã xiển thuật ở phần đầu Năm chi) hạng người phạm lỗi, ray rứt và thật như chẳng liễu chi tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp kia của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Người ấy phải được khuyên nhắc như sau "Nay các lậu hoặc do phạm tội sanh, chúng hiện khởi ở Tôn giả rồi! Các lậu hoặc do ray rứt sanh, chúng tăng trưởng ở Tôn giả rồi! Ôi thiện thay, mong Tôn giả hãy đoạn trừ các lậu hoặc do phạm tội sanh, hãy khử trừ các lậu hoặc do ray rứt sanh, rồi phát triển tâm ở đây, citta (tâm) đồng nghĩa với samādhi (định)) và tuệ; làm như vậy Tôn giả mới mong đồng đẳng với hạng người thứ năm kia".

Trong đây hạng người phạm lỗi mà không ray rứt và chẳng như thật liễu tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát là điều mà các bất thiện pháp ấy của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Người ấy phải được khuyên nhắc như sau: "Nay các lậu hoặc do phạm tội sanh, chúng hiện khởi ở Tôn giả rồi! Dù các cậu hoặc do ray rứt lo không tăng trưởng ở Tôn giả! Ôi thiện thay, mong Tôn giả hãy đoạn tận các lậu hoặc do phạm tội sanh, và phát triển tâm cùng tuệ; làm như vậy Tôn giả mới mong đồng đẳng với hạng người thứ năm kia".

Trong đây hạng người không phạm lỗi mà ray rứt và chẳng như thật liễu tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp ấy của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Người ấy phải được khuyên nhắc như sau: "Nay dù các lậu hoặc do phạm tội sanh, không hiện khởi ở Tôn giả! Nhưng các lậu hoặc do ray rứt sanh, vẫn tăng trưởng ở Tôn giả! Ôi thiện thay, mong Tôn giả hãy trừ khử các lậu hoặc do ray rứt sanh và phát triển tâm cùng tuệ; làm như vậy Tôn giả mới mong đồng đẳng với hạng người thứ năm kia".

Trong đây hạng người không phạm lỗi, không ray rứt, nhưng chẳng thật liễu tri tâm giải thoát, tuệ giải thoát, là điều mà các ác bất thiện pháp của họ đã sanh bị diệt trừ hết. Người ấy phải được khuyên nhắc như sau: "Nay dù các lậu hoặc do phạm tội sanh, không hiện khởi ở Tôn giả, và các lậu hoặc do ray rứt sanh, không tăng trưởng ở Tôn giả, nhưng thiện thay, mong Tôn giả hãy phát triển tâm và tuệ; làm như vậy Tôn giả mới mong đồng đẳng với hạng người thứ năm kia".

Bốn hạng người này khi được hạng người thứ năm giáo huấn như vậy, chỉ bảo như vậy thì tuần tự họ sẽ đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc.

142) Thế nào là hạng người cho rồi khinh (datvāavajānāti)?

Ở đây có người cho ai cái gì rồi như y phục, vật thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, thì người ấy có suy nghĩ như sau:

"Ta bố thí, còn người này chỉ biết nhận", cho rồi khinh khi. Như vậy là hạng người cho rồi khinh.

Thế nào là hạng người do chung sống mà khinh (samvāsena avajānāti)?

Ở đây có hạng người sống chung với ai hai hoặc ba năm rồi khinh khi do sự sống chung với người ấy. Như vậy gọi là hạng người do sống chung mà khinh.

Thế nào là hạng người dễ nuốt (ādheyyamukho)?

Ở đây có hạng người khi nghe ai khen hoặc chê kẻ khác thì vội xu hướng theo. Như vậy là hạng người dễ nuốt.

Thế nào là hạng người yếu mềm (lolo)?

Ở đây có hạng người niềm tin nhất thời (ittara), ngưỡng mộ nhất thời, tình cảm nhất thời, thương kính nhất thời. Như vậy là hạng người yếu mềm.

Thế nào là hạng người ám độn ngu si (mandomomūho)?

Ở đây có hạng người không hiểu biết các pháp thiện bất thiện, không hiểu biết các pháp có tội, vô tội, không hiểu biết các pháp hạ liệt, ưu thắng, không hiểu biết các pháp tự màu trắng, màu đen. Như vậy là hạng người ám độn ngu si.

Trong ấy thế nào là năm hạng người dụ như chiến sĩ (yodhājīvūpamā puggalā)?

143) Có năm hạng chiến sĩ

Ở đây cỏ một hạng chiến sĩ chỉ mới nhìn thấy bụi mù dấy lên, đã chùn chân (samsīdati), rủn chí (visīdati), không còn can đảm (na santhambhati), không thể tham chiến (sangāmaṃ otarituṃ); như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ. Hạng chiến sĩ thứ nhất này có mặt xuất hiện trong đời.

Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù dấy lên, nhưng khi nhìn thấy rợp cờ xí thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến. Như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ. Hạng chiến sĩ thứ hai này xuất hiện ở đời.

Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, nhưng khi nghe tiếng hò hét (ussādanaṃ) thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến; như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ. Hạng chiến sĩ thứ ba này có mặt xuất hiện ở đời.

Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét, nhưng bị thương trong cuộc giao tranh (sampahāre) thì khiếp sợ (vyāpajjati); như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ. Hạng chiến sĩ thứ tư này có mặt xuất hiện ở đời.

Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét, chịu đựng cuộc giao tranh, vị ấy đã chiến thắng trận mạc là người thắng trận dẫn đầu trong chiến trường; như vậy ở đây là một hạng chiến sĩ.

Hạng chiến sĩ thứ năm này có mặt xuất hiện ở đời.

144) Cũng thế, có năm hạng người này dụ như chiến sĩ xuất hiện trong hàng Tỳ kheo. Thế nào là năm?

Ở đây có hạng Tỳ kheo chỉ mới nhìn thấy bụi mù dấy lên thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tiếp tục phạm hạnh, đã thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới vào hoàn tục (hīnāyāvattati, quay lại nếp sống thấp hèn, thế tục). Bụi mù đối với vị ấy là gì? Ở đây vị Tỳ kheo nghe nói tại xóm làng hay thị trấn kia có một phụ nữ hay thiếu nữ xinh đẹp, dễ coi, thanh tú, được nước da như hoa sen tối thắng; vị ấy sau khi nghe thế liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thế tiếp tục phạm hạnh, bèn thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục; đây là bụi mù đối với vị ấy cũng ví như người chiến sĩ kia vừa thấy bụi mù dấy lên thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến, hạng người này thí dụ như thế; ở đây cũng có hạng người như vậy. Ðây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ nhất có mặt xuất hiện trong hàng Tỳ kheo.

Lại nữa, ở đây có một hạng chiến sĩ khác chịu đựng được bụi mù, nhưng khi thấy rợp cờ xí thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm; không thể tiếp tục phạm hạnh, đã thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục. Cờ xí (dhajagga) đối với vị ấy là gì? Ở đây vị Tỳ kheo mặc dù không nghe nói tại xóm làng thị trấn kia có một phụ nữ, thiếu nữ xinh đẹp, dễ coi, thanh tú, được nước da như hoa sen tối thắng; vị ấy sau khi nghe thế liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thế tiếp tục phạm hạnh, bèn thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục; Ðây là cờ xí đối với vị ấy. Cũng ví như người chiến sĩ kia, chịu đựng được bụi mù, nhưng khi thấy rợp cờ xí thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến, hạng người này thí dụ như thế; Ở đây cũng có hạng người như vậy đây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ hai có mặt xuất hiện trong hàng Tỳ kheo.

Lại nữa, ở đây có vị Tỳ kheo chịu đựng được bụi mù dấy lên, chịu đựng được cờ xí nhưng khi nghe tiếng hò hét thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tiếp tục phạm hạnh, đã thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục. Tiếng hò hét đối với vị ấy là gì? Ở đây là một nữ nhân (mātugāmo) đi đến vị Tỳ kheo đang ở tại khu rừng hay tại gốc cây, hay tại ngôi nhà trống ả cười (ūhasati) nói (ullatati), giỡn hớt (ujjagghati), trêu chọc (uppandeti); Tỳ kheo ấy khi bị nữ nhân cười, nói, giỡn hớt, trêu chọc liền chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tiếp tục phạm hạnh, đã thố lộ sự yếu kém trong học tập, xả bỏ học giới và hoàn tục; Ðây là tiếng hò hét đối với vị ấy. Cũng ví như người chiến sĩ kia chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí nhưng khi nghe tiếng hò hét thì chùn chân, rủn chí, không còn can đảm, không thể tham chiến; Hạng người này thí dụ như thế. Ở đây cũng có hạng người như vậy. Ðây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ ba có mặt xuất hiện trong hàng Tỳ kheo.

Lại nữa, ở đây có vị Tỳ kheo chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đụng được tiếng hò hét, nhưng vị ấy bị thương trong cuộc giao tranh và khiếp sợ. Cuộc giao tranh đối với vị ấy là gì? Ở đây, một nữ nhân đi đến vị Tỳ kheo đang ở tại khu rừng hay tại gốc cây, hay tại ngôi nhà trống, ả ngồi kề (abhinis īdati), nằm kề (abhinippajjati), vuốt ve (ajjhottharati). Tỳ kheo ấy khi được nữ nhân ngồi kề, nằm kề, vuốt ve, liền hành dâm, chưa kịp xả bỏ học giới, chưa kịp thố lộ sự yếu kém; Ðây là cuộc giao tranh đối với vị ấy. Cũng ví như người chiến sĩ kia chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét nhưng trong cuộc giao tranh, bị thương và khiếp sợ, hạng người này thí dụ như thế. Ở đây cũng có hạng người như vậy. Ðây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ tư có mặt, xuất hiện trong hạng Tỳ kheo.

Lại nữa, ở đây có vị Tỳ kheo chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét, chịu đựng được cuộc giao tranh, vị ấy chiến thắng trận mạc, là người thắng trận dẫn đầu trong chiến trường, sự thắng trận đối với vị ấy là gì? Ở đây có một nữ nhân đi đến vị Tỳ kheo ở tại khu rừng hay tại gốc cây ở tại ngôi nhà trống, ả ngồi kề, nằm kề, vuốt ve. Tỳ kheo ấy khi được nữ nhân ngồi kề nằm kề, vuốt ve liền gỡ ra vùng thoát rồi bỏ đi đến chỗ muốn đi. Vị ấy bèn thích nghi với trú xứ xa vắng như khu rừng, gốc cây, triền núi, thạch động, sơn cốc, nghĩa địa, chỗ heo hút, chỗ hoang sơ, chỗ đống rơm. Vị ấy đến khu rừng hay đến một gốc cây hoặc đến một ngôi nhà. Ngồi xếp chân kiết già, giữ thân ngay thẳng, an lập niệm trước mặt. Vị ấy từ bỏ cái tham ở đời, sống với tâm ly tham ái, gội rửa tâm sạch tham ái; từ bỏ sân độc. Sống với tâm vô sân độc, chiếu cố đến lợi lạc cho mọi loài, gội rửa tâm sạch sân độc. Từ bỏ hôn trầm thụy miên, sống ly hôn thụy, quán tưởng, chánh niệm tỉnh giác, gội rửa tâm sạch hôn trầm thụy miên, tử bỏ trạo cử hối tiếc, sống vô phóng dật, nội tâm tĩnh lặng, gội rửa tâm sạch trạo hối, từ bỏ hoài nghi sống vượt qua ngờ vực không nghi ngờ trong các thiện pháp, gội rửa tâm sạch hoài nghi: Vị ấy sau khi đoạn trừ năm triền cái này, là những tùy phiền não của tâm, là nhân muội lược trí tuệ, vị ấy ly các dục, ly các ác bất thiện pháp, chứng và trú sơ thiền một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh có tầm có tứ, nhờ vắng lặng tầm tứ vị ấy chứng và trú nhị thiền... tam thiền... tứ thiền...

Khi tâm được định tĩnh, thanh tịnh trong sáng, vô uế, lìa phiền não, nhu nhuyễn, ứng dụng, vững trú, đạt tới bất động như vậy, vị ấy hướng tâm đến lậu tận trí. Vị ấy như thật liễu tri "Ðây là khổ", như thật liễu tri" Ðây là khổ tập", như thật liễu tri "đây là khổ diệt", như thật liễu tri" đây là khổ diệt hành lộ, như thật liễu tri "đây là các lậu hoặc" như thật liễu tri "đây là lậu tập khởi", như thật liễu tri "đây là lậu đoạn diệt" như thật liễu tri "đây là hành lộ lậu đoạn diệt". Khi vị ấy biết như vậy, thấy như vậy thì tâm của vị ấy giải thoát khỏi dục lậu, tâm giải thoát khỏi hữu lậu, tâm giải thoát khỏi vô minh lậu. Khi được giải thoát, vị ấy có sự hiểu biết rằng "đã được giải thoát"; vị ấy nhận thức rõ là sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm, không còn gì khác sau đời này nữa. Ðây là sự thắng trận đối với vị ấy. Cũng ví như người chiến sĩ kia chịu đựng được bụi mù, chịu đựng được cờ xí, chịu đựng được tiếng hò hét, chịu đựng được cuộc giao tranh, vị ấy chiến thắng trận mạc, là người thắng trận dẫn đầu trong cuộc chiến; hạng người này thí dụ như thế. Ở đây cũng có hạng người như vậy. Ðây là hạng người dụ như chiến sĩ thứ năm có măt xuất hiện trong hàng Tỳ kheo.

Năm hạng người dụ như chiến sĩ này, có mặt xuất hiện giữa chúng Tỳ kheo.

145) Trong ấy, thế nào là năm hạng khất thực (piṇdapātikā)?

Có hạng khất thực do đần độn si mê.

Có hạng khất thực ác dục, mong muốn xấu xa.

Có hạng khất thực do điên loạn, tâm phóng túng.

Có hạng khất thực do nghĩ rằng một hạnh được Ðức Phật và chư Thinh văn giác khen ngợi.

Lẽ nữa, có hạng khất thực vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liễm, vì theo mục đích này.

Trong những hạng ấy, hạng người mà khất thực vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liễm, vì theo mục đích này, đấy là hạng tối cao, cao cả, cao siêu, cao thượng, cao quý hơn trong năm hạng khất thực này.

Cũng ví như sữa có từ bò cái, lạc (dadhi) có từ sữa, sanh tô, (navanitaṃ) có từ lạc, thục tô (sappi) có từ sanh tô, đề hồ (sappimaṇdo) có từ sanh tô nói đề hồ là quý nhất (aggaṃ) trong các thứ ấy, cũng thế, hạng người mà khất thực vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liễm, vì theo mục đích này, đấy là hạng tối cao, cao cả, cao siêu, cao thượng, cao quý hơn trong năm hạng khất thực này.

Ðây là năm hạng khất thực.

146) Trong ấy, thế nào là năm hạng trì hạnh nghĩ ăn sau bữa (khalupacchā bhattikkā)?...

... năm hạng trì hạnh ngồi ăn một chỗ (ekāsanikā)...

... năm hạng trì hạnh phấn tảo y (paṃsukūlikā)?...

... năm hạng trì hạnh tam y (tecīvarikā)?...

... năm hạng trì hạnh ẩn lâm (ārannikā)?...

... năm hạng trì hạnh ngụ gốc cây (rukkhamūlikā)?...

... năm hạng trì hạnh ngụ ngoài trống (abbhokālikā)?...

... năm hạng trì hạnh thường tọa (nesajjikā)?...

... năm hạng trì hạnh ngụ theo chỉ định (yathāsanthatikā)?

Trong ấy, thế nào là năm hạng trì hạnh ngụ mộ địa (sosānikā)?

Có hạng ngụ mộ địa do đần độn si mê.

Có hạng ngụ mộ địa vì ác dục, ham muốn xấu xa.

Có hạng ngụ mộ địa do điên loạn, tâm phóng túng.

Có hạng ngụ mộ địa do nghĩ rằng một hạnh được Ðức Phật và chư Thinh văn giác khen ngợi.

Lại nữa có hạng ngụ mộ địa vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liễm, vì theo mục đích này. Trong những hạng ấy, hạng người mà ngụ mộ địa vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liễm, vì theo mục đích này, đấy là hạng tối cao, cao cả, cao siêu, cao thượng, cao quý hơn trong năm hạng ngụ mộ địa này.

Cũng ví như sữa có từ bò cái, lạc có từ sữa, sanh tô có từ lạc, thục tô có từ sanh tô, đề hồ có từ thục tô; họ nói đề hồ là quý nhất trong các thứ ấy; cũng thế, hạng người mà ngụ mộ địa vì thiểu dục, vì tri túc, vì thúc liễm, vì theo mục đích này, đấy là hạng tối cao, cao cả, cao siêu, cao thượng, cao quý hơn trong năm hạng ngụ mộ địa này. Ðây là năm hạng ngụ mộ địa.

(DỨT PHẦN XIỂN MINH NĂM CHI)

6/ XIỂN MINH PHẦN SÁU CHI (CHAKKANIDDESO)

147) Trong đây, hạng người mà tự mình giác ngộ Tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, đạt đến toàn tri và khả năng tuệ lực, theo đó, chỉ được thấy là bậc Chánh đẳng giác (sammāsambuddho).

Trong đây hạng người mà tự mình giác ngộ Tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, nhưng không đạt đến toàn tri và không có khả năng tuệ lực, theo đó, chỉ được thấy là Ðộc Giác (paccekasambuddho).

Trong đây hạng người mà không tự mình giác ngộ Tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, nhưng hiện tại vẫn diệt tận khổ và đắc theo Thinh văn độ theo đó, cần được nhận thấy là Tôn giả Sāriputta và Tôn giả Moggallāna.

Trong đây hạng người mà không tự mình giác ngộ Tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, hiện tại vẫn diệt tận khổ, nhưng không phải đắc theo Thinh văn độ; Theo đó, cần được nhận thấy là các bậc A la hán ngoài ra.

Trong đây hạng người mà không tự mình giác ngộ Tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, ngay hiện tại chưa diệt tận khổ, chỉ cho hạng Bất lai, không còn trở lại cõi này nữa; Theo đó, cần được nhận thấy là bậc Bất lai.

Trong đây hạng người mà không tự mình giác ngộ Tứ đế đối với các pháp chưa từng được nghe trước, ngay hiện tại chưa diệt tận khổ, vẫn còn trở lại đời này; theo đó, cần được nhận thấy là bậc Dự lưu và bậc Nhất lai.

(DỨT PHẦN XIỂN MINH SÁU CHI)

7/ XIỂN MINH PHẦN BẢY CHI (SATTAKANIDDESO)

148) Thế nào là hạng người lặn xuống một lần chìm luôn (sakim nimuggo'va hoti)?

Ở đây có một hạng người thành tựu với hoàn toàn pháp đen, bất thiện. Như vầy là hạng người lặn xuống một lần chìm luôn.

Thế nào là hạng người nổi lên rồi chìm xuống (ummujjit và nimujjati)?

Ở đây có một hạng người nổi lên trong pháp thiện đức tin tốt đẹp, nổi lên trong pháp thiện tâm tốt đẹp, nổi lên trong pháp thiện úy tốt đẹp, nổi lên trong pháp thiện tinh tấn tốt đẹp, nổi lên trong pháp thiện trí tuệ tốt đẹp. Ðức tin ấy của nó không vững trú, chẳng tăng trưởng, chỉ có thối giảm; Lòng úy ấy của nó không vững trú, chẳng tăng trưởng, chỉ có thối giảm: sự tinh tấn ấy của nó không vững trú, chẳng tăng trưởng, chỉ có thối giảm; trí tuệ ấy của nó không vững trú, chẳng tăng trưởng, chỉ có thối giảm. Như vầy là hạng người nổi lên rồi chìm xuống.

Thế nào là hạng người nổi lên rồi đứng yên (ummujjitvā thīto hoti)?

Ở đây có một hạng người nổi lên trong pháp thiện đức tin tốt, pháp thiện làm tốt, pháp thiện úy tốt, pháp thiện tinh tấn tốt, pháp thiện trí tuệ tốt. Ðức tin ấy của nó không bị thối giảm, cũng không tăng trưởng, chỉ dừng lại; Lòng tàm ấy của nó không bị thối giảm, cũng không tăng trưởng, chỉ dừng lại; Lòng úy ấy của nó không bị thối giảm, cũng không tăng trưởng, chỉ dừng lại; sự tinh tấn ấy của nó không bị thối giảm, cũng không tăng trưởng, chỉ dừng lại. Như vậy là hạng người nổi lên rồi đứng yên.

Thế nào là hạng người nổi lên rồi nhìn xem quan sát (ummujjitvā vipassati viloketi)?

Ở đây có hạng người nổi lên trong pháp thiện đức tin tốt, pháp thiện tàm tốt, pháp thiện úy tốt, pháp thiện tinh tấn tốt, pháp thiện trí tuệ tốt; người ấy thành bậc Dự lưu do đoạn tận ba triền phược, chắc chắn không rơi đọa xứ, nhất định thành tựu giác ngộ. Như vậy là hạng người nổi lên rồi nhìn xem quan sát.

Thế nào là hạng người nổi lên rồi lội qua (ummujjitvā patarati)?

Ở đây có hạng người nổi lên trong pháp thiện đức tin tốt, pháp thiện lòng tàm tốt, pháp thiện lòng úy tốt, pháp thiện tinh tấn tốt, pháp thiện trí tuệ tốt; người ấy do đoạn tận ba triền phược, giảm thiểu tham sân si, thành bậc Nhất lai, chỉ trở lại đời này một lần rồi chấm dứt khổ. Như vầy là hạng người nổi lên rồi lội qua.

Thế nào là hạng người nổi lên lội tới bãi đứng (ummujjitvā patigādhappatto hoti)?

Ở đây có hạng người nổi lên trong pháp thiện đức tin tốt, pháp thiện lòng tàm tốt, pháp thiện lòng úy tốt, pháp thiện tinh tấn tốt, pháp thiện trí tuệ tốt; người ấy do đoạn tận năm hạ phần triền phược, thành hạng hóa sanh thiên, sẽ Niết bàn tại đấy, từ cõi đó không còn trở lui nữa như vầy là hạng người nổi lên rồi lội tới bãi đứng.

Thế nào là hạng người nổi lên rồi vượt qua bờ kia thành phạm chí đứng trên bờ (ummujjtvā tiṇo hoti pāragato thale tiṭṭhati brāhmano)?

Ở đây có hạng người nổi lên trong pháp thiện đức tin tốt, nổi lên trong pháp thiện lòng tàm tốt, pháp thiện lòng úy tốt, nổi lên trong pháp thiện tinh tấn tốt, nổi lên trong pháp thiện trí tuệ tốt; người ấy do đoạn trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vầy là hạng người nổi lên rồi vượt qua bờ kia thành phạm chí đứng trên bờ.

149) Thế nào là hạng người câu phần giải thoát (ubhatobhāgavimutto)?

Ở đây có hạng người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát và dùng trí tỏ ngộ lên các lậu hoặc của vị ấy được tận diệt. Ðây gọi là hạng người câu phần giải thoát.

Thế nào là hạng người tuệ giải thoát (paññāvimutto)... hạng thân chứng (kāyasakkhī)... hạng kiến đắc (diṭṭhippatto)... hạng tín giải thoát (saddhāvimutto)... hạng tùy pháp hành (dhammānusārī). năm hạng người này đã có giải trong phần Xiển minh Một Chi (ekaniddeso))

Thế nào là hạng người tùy tín hành (saddhānusārī)?

Ðối với hạng người tiến hành tác chứng quả Dự lưu mà tu triển thánh đạo có khuynh hướng, tín quyền, tín hướng đạo, tín tiên phong. Ðây gọi là hạng người tùy tín hành: Người đang tiến hành tác chứng quả Dự lưu, gọi là bậc tùy tín hành; còn người đã trú trong quả, là người tín giải thoát.

(DỨT PHẦN XIỀN MINH BẢY CHI)

8/ XIỂN MINH PHẦN TÁM CHI (ATTHAKANIDDESO)

150) Thế nào là bốn bậc đắc đạo (maggasamaṅgī) và bốn bậc đắc quả (phalasamaṅgī)?

Bậc Dự lưu, bậc tiến hành để tác chứng quả Dự lưu, bậc Nhất lai, bậc tiến hành để tác chứng quả Nhất lai, bậc Bất lai, bậc tiến hành để tác chứng quả Bất lai, bậc A la hán, bậc tiến hành để tác chứng quả A la hán. Ðây là bốn bậc đạo, đây là bốn bậc quả.

(DỨT PHẦN XIỂN MINH TÁM CHI)

9/ XIỂN MINH PHẦN CHÍN CHI (NAVAKANIDDESO)

151) Thế nào là hạng người Chánh đẳng giác (puggalo sammāsambuddho)?

Ở đây có hạng người tự mình giác ngộ Tứ đế đối với pháp chưa từng được nghe trước, đạt đến toàn tri và khả năng tuệ lực. Ðây là hạng người Chánh đẳng giác.

Thế nào là hạng người Độc giác (puggalo pacce kasambuddho)?

Ở đây có hạng người tự mình giác ngộ Tứ đế đối với pháp chưa từng được nghe trước, nhưng không đạt đến toàn tri và khả năng tuệ lực; Ðây là hạng người Độc giác.

Thế nào là hạng người câu phần giải thoát (ubhatobhāgavimutto)?

Ở đây có hạng người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát (attha vimokkha) và dùng trí tỏ ngộ nên các lậu hoặc của vị ấy được tận diệt. Ðây gọi là hạng người câu phần giải thoát.

Thế nào là hạng người tuệ giải thoát (paññāvimutto)?

Ở đây có người thân không chứng đắc an trú trong bát giải thoát nhưng với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc của vị ấy được tận diệt. Ðây gọi là hạng người tuệ giải thoát.

Thế nào là hạng người thân chứng (kāyasakkhī)?

Ở đây có hạng người thân chứng đắc an trú trong bát giải thoát nhưng người ấy với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng người thân chứng.

Thế nào là hạng người kiến đắc (diṭṭhippatto)?

Ở đây có người như thật liểu tri rằng: "đây là khổ"... (trùng)... như thật liểu tri rằng "đây là khổ diệt hành lộ"; các pháp Như Lai tuyên thuyết đã được người ấy nhận định thẩm sát bằng trí; nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc tận diệt thôi. Ðây gọi là hạng người kiến đắc.

Thế nào là hạng người tín giải thoát (saddhāvimutto)?

Ở đây có hạng người như thật liểu tri rằng "đây là khổ"... (trùng)... như thật liểu tri rằng "đây là khổ diệt hành lộ", các pháp Như Lai tuyên thuyết đã được người ấy nhận định thẩm sát bằng trí, nhưng người ấy khi với trí tỏ ngộ chỉ có một số lậu hoặc được tận diệt thôi. Tuy nhiên không phải như hạng kiến đắc (diṭṭhippatta). Ðây là hạng người tín giải thoát.

Thế nào là hạng người tùy pháp hành (dhammānusārī)?

Ðối với hạng người tiến hành tác chứngquả Dự lưu mà tu triển thánh đạo có khuynh hướng tuệ quyền (pañdriyaṃ), tuệ hướng đạo (paññāvāhiṃ), tuệ tiên phong (paññāpubbaṇigamam) thì đây gọi là hạng người tùy pháp hành.

Người đang tiến hành tác chứng quả Dự lưu, là người tùy pháp hành (dhammānusārī), còn người đã trú trong bậc quả, là người kiến chí (diṭṭhippatto).

Thế nào là hạng người tùy tín hành (saddhanusārī)?

Ðối với hạng người tiến hành tác chứng quả Dự lưu mà tu triển thánh đạo có khuynh hướng tín quyền (saddhindriyam), tín hướng đạo (saddhāvāhim), tín tiên phong (saddhāpubbangamam), thì đây gọi là hạng người tùy tín hành.

Người đang tiến hành tác chứng quả Dự lưu là người tùy tín hành; còn người đã trú trong bậc quả, là người tín giải thoát (sadhāvimutto).

(DỨT PHẦN XIỂN MINH CHÍN CHI)

10/ XIỂN MINH PHẦN MƯỜI CHI (DESAKANIDDESO)

152) Ðối với năm hạng nào tịch diệt trong đời này (idhaniṭṭhā)?

Ðối với hạng cực Thất lai, hạng gia gia, hạng nhất chủng sanh, hạng Nhất lai bốn hạng người này đã giải trong phần Xiển minh Một Chi (ekaniddesa)) và hạng người mà ngay trong hiện tại thành bậc A la hán. Ðối với năm hạng này tịch diệt trong đời nay.

Ðối với hạng nào bỏ cõi này mới tịch diệt (idhavihāya niṭṭhā)?

Ðối với hạng trung bang bất hoàn, đối với hạng sanh bang bất hoàn, đối với hạng vô hành bang bất hoàn, đối với hạng hữu hành bang bất hoàn, đối với hạng thượng lưu sắc cứu cánh thiên thú năm hạng người này đã có trong phần Xiển minh Một Chi) đối với năm hạng người này từ bỏ cõi này mới tịch diệt.

(DỨT PHẦN XIỂN MINH MƯỜI CHI)

Trong các hạng người, người chế định có bấy nhiêu đó.

Sáu phần Ký thuật (Bhānavara) bộ Luận Nhơn Chế Ðịnh (Puggalapaññaṭṭi) đã dứt.

IV. Phần 4: TRÍCH CÚ TỪ ÐIỂN (PADABHĀJANĪYĀNUKKAMO)

Akathaṅkathī 135. 144.: Không nghi ngờ

Akaniṭṭha 56.: Cõi sắc cứu cánh thiên

Akaniṭṭhagāmī 7. 56. 152.: Sắc cứu cánh thiên thú

Akasiralābhī 19 24.: Ðắc không khổ cực, có được không khổ cưc

Akicchalābhī 19 24.: Ðắc không khó khăn, có được không khó khăn

Akuppadhamma 7. 20.: Bất động pháp.

Akusala 11. 62. 64. 72. 74. 110. 141. 144. 148.: Bất thiện; không khéo léo, không thiện xảo.

Akusalamūla 65.: Bất thiện căn.

Akkodhana 8. 68.: Vô sân; người vô sân.

Akkoseyya 100.: Chửi mắng.

Akkhāta 135.: Không nói ra, không thuật lại.

Agāra 135.: Tại gia.

Agāravatā 63.: Thái độ bất kính.

Agālha 93.: Sự gắt gao

Aguttadvāra 8. 64.: Người bất phòng hộ môn.

Aguttadvāratā 64.: Sự bất phòng hộ môn, sự không ngăn giữ cửa.

Agutti 64.: Sự không gìn giữ

Agopanā 64.: Sự không chặn giữ

Agga 145. 146.: Tối cao

Aggahitatta 60. 70.: Thái độ không thu nhiếp, không tiếp độ.

Aggi 135.: Lửa

Acapala 98.: Không dao động

Acarima 32.: Không sau, không có ở sau.

Acelaka 135.: Lõa thể

Accāsarā 61. 71.: Sự trá hình

Acchandika 28.: Không có hoài bảo, không có sự ước mơ.

Acchādetvā 135.: Ðắp mặc, vận mặc

Aja 135.: Con dê

Ajānaṃ 88.: Không biết, khi không biết

Ajina 135.: Áo da con sơn dương

Ajinakkhipa 135.: Áo da con hắc báo

Ajelakapṭiggahhhhana 135.: Sự thọ nhận dê cừu.

Ajjhattasaññojana 8. 67.: Nội triền.

Ajjhāvasanta 135.: Ðời sống.

Ajjhāvasati 143.: Sống ở, ở vào, dự vào.

Ajjhupekkhitabba 9. 100.: cần được lãnh đạm, cần làm ngơ.

Ajjhottharati 144.: Vuốt ve.

Ajjhotthariyamāna 144.: Khi được vuốt ve.

Aññatra 99.: Trừ khi là, ngoại trừ

Aññāṇa 65.: Sự không biết.

Aññātāvindriya 6.: Cụ tri quyền.

Aññāya 139.: Do không hiểu biết.

Aññindriya 6.: Dĩ tri quyền.

Aṭṭhapanā 58. 68.: Sự lưu lại.

Aṭṭhāna 20. 22.: Không có sự kiện, vô lý.

Aḍḍha 129.: Sang trọng

Aḍḍhamāsika 135.: Ăn nữa tháng một lần

Atappa 55.: Cõi Vô Nhiệt Thiên

Atikkantamānusaka 135.: Siêu nhân vượt khỏi khả năng người.

Atta 10. 103. 104. 134. 135.: Tự ngã, tự mình

Attantapa 10. 135.: Tự hành khổ, tự đốt nóng

Attaparitāpan āmuyogamanugutta 10. 135.: Cố tình tự đốt nóng

Attahita 10. 134.: Tự lợi, tự làm lợi ích.

Attahetu 88.: Vì nhân mình, nhân vì ta.

Attha 108. 139.: Nghĩa lý ý nghĩ điều lợi ích.

Attha ṅgama 135.: Tiêu diệt, diệt trừ.

Atthavādī 135.: Nói lợi ích.

Atthasañhita 135.: Hữu ích, liên hệ.

Athena 135.: Không chiếm đoạt

Adassana 65.: Sự không nhận thấy

Adinnādāna 104. 106. 135.: Sự trộm cắp, sự lấy vật chưa cho

Adinnādāyī 105. 106. 135.: Người trộm cắp

Adukkhamasukha 135.: Phi khổ phi lạc

Adhāraṇatā 65.: Tình trạng không ghi nhận

Adhika 99.: Thắng vượt, trội hơn

Adhigaccheyya 90.: Có thể đạt đến, có thể thành đạt

Adhigata 90.: Ðã đạt được

Adhipaññādhammavipassanā 10. 137.: Tuệ minh sát pháp.

Adhimatta 45. 149. 151.: Khuynh hướng

Anagāgiya 135.: Vô gia cư, hạnh không nhà

Anaṅgana 135. 144.: Vô uế

Anaññataññassāmītindriya 6.: Tri vị tri quyền

Anattantapa 10. 135.: Người không làm khổ mình.

Anattamana 95.: Bất bình

Anattamanatā 58. 68.: Sự bất bình, thái độ bất bình.

Anattha 100.: Sự bất lợi.

Anadhigata 90.: Chưa đạt được.

Ananubodha 65.: Sự không liễu ngộ.

Ananuvicca 10. 125.: Chưa nghĩ xét.

Ananussati 65.: Sự không nhớ theo.

Ananussuta 12. 38. 39. 147. 151.: Chưa được nghe, đã không được nghe.

Anantarahita 135.: Trống trơn, không có vật ngăn.

Anabhijjhā 105.: Vô tham.

Anabhijjhālu 105.: Không tham lam.

Anabhisambujjhati 147.: Không giác ngộ.

Anariya 7. 34 phi thành nhân.

Anavakāsa 20. 22 vô cớ, không duyên cớ, không cơ hội.

Anavajja 10. 107 vô tội, không lỗi lầm.

Anavajjasukha 135.: An lạc vô tội.

Anavassesa 57.: Sự không dư sót, hoàn toàn, trọn vẹn.

Anavasesappahāna 57.: hoàn toàn đoạn trừ, đoạn trừ trọn vẹn.

Anāgāmiphalasacchikiriyā 7. 57. 150 sự tác chứng quả Bất lai, chứng quả A na Hàm.

Anāgām 7. 12. 51. 57. 92. 101. 147. 150.: Bậc Bất lai, bậc A na Hàm.

Anādaratā 63.: Thái độ bất cần.

Anā dariya 63.: Tính cách bất cần.

Anārakkha 64.: Sự không bảo vệ.

Anāvattidhamma 52. 56. 138. 140. 188.: Không còn trở lui lại không còn quay lại.

Anāvikamma 61. 71.: Hành động mờ ám.

Anāsava 84. 89. 98.: Vô lậu.

Aniyata 7. 30.: Bất định phần, vô định phần.

Anissukī 8. 70 người vô tật, người không bỏn xẻn.

Anukampa 99.: Sự bi mẩn, trắc ẩn, tâm tiếp độ.

Anuggahissāmi 99.: Ta sẽ học, ta sẽ thu thập.

Anuññāta 85. 86.: Sự cho phép, chuẩn y.

Anuttara 135.: Vô thượng sĩ.

Anuttānīkamma 61. 71.: Hành động tinh vi.

Anuddaya 99.: Sự xót thương, lòng từ ái.

Anuddhata 98. 135. 144.: Vô phóng dật, không tháo động.

Anunaḷa 98.: Không kiêu căng.

Anupannāhī 8. 68.: Người vô hậu.

Anupapanna 10. 139.: Không hành theo.

Anupavādaka 135.: Người không phỉ báng.

Anupubba 108. 141.: Tuần tự, thứ lớp.

Anuppadātā 135.: Sự cổ vỏ, sự động viên

Anuppabandhanā 58. 68.: Sự cột chặt.

Anubyañjanāggāhī 67. 74. 135.: Chấp tướng riêng, chấp nét chi tiết.

Anuyoga 135.: Sự cố tình, sự thực hiện, sự thi hành.

Anurakkhanābhabba 7. 24.: Khả bảo trì, có khả năng do phòng hộ.

Anuvicca 126.: Ðã suy xét kỹ.

Anusañceteti 23.: Chú tâm, chăm chú vào.

Anusamandanā 58. 68.: Sự tích tụ.

Anusāsiyamana 141.: Khi được chỉ bảo.

Anuseti 93. 124.: ngấm ngầm, tiềm tàng.

Anusotagāmī 10. 138.: Người đi thuận dòng.

Anussati 75.: Sự tùy niệm.

Anekavihita 135.: Ða dạng, nhiều hình thức.

Anela 29.: Khôn ngoan.

Anottappa 62.: Sự vô úy.

Anottappī 8. 62.: Người vô úy, người không ghê sợ.

Antarāparinibbāyī 7. 52. 152.: Trung bang bất hoàn.

Antopūti 84. 100.: nội tâm hôi hám bẩn thỉu bên trong.

Andha 9. 90.: Mù mắt, tối đui.

Anna 129.: Cơm ăn.

Anvāssaveyyum 135.: Có thể xâm nhiễm.

Apaccakkhakamma 65.: Sự không phản tỉnh.

Apaccakkhāya 144.: Khi chưa xả bỏ.

Apaccavekkhaṇnā 65.: Sự không phản kháng.

Apara 135.: Khác, kẻ khác, tha nhân.

Aparakāla 58. 68.: Lúc sau, giai đoạn sau, thời điểm sau.

Aparantapa 10. 135.: Không làm khổ người khác.

Aparipūra 99.: Chưa được đầy đủ.

Apariyogāhanā 63.: Sự không thấm nhuần.

Apariyogāhetvā 125.: Chưa suy luận, chưa nghĩ suy.

Aparisesa 11. 141.: Hết sạch, không còn dư sót.

Aparihānadhamma 7. 22.: Sự bất suy pháp, có pháp tánh không thối hóa.

Apalāsī 8. 69.: Người vô hiểm độc.

Apassaṃ 88.: Không thấy, khi không thấy.

Apāya 129. 135.: Khổ cảnh.

Apilāpannatā 75.: Thái độ không lơ đảng.

Apubba 32.: Không trước, không có trước.

Appa 89. 110. 135.: Ít, một chút.

Appaka 139.: Ít, số ít.

Appaggha 94.: Ít giá trị.

Appaggahatā 95.: Tình trạng ít giá trị, sự kiện ít giá trị.

Appaccaya 89. 100.: Sự bực tức.

Appaṭikūlaggāhitā 73.: Lập trường không chống đối.

Appaṭinissagga 59. 69.: Sự không cởi mở.

Appaṭivedha 65.: Sự không thông suốt.

Appaṭisankhā 64.: Sự không quán tưởng, không suy quán.

Appaṭissati 65.: Sự không nhớ ra.

Appaṭissavatā 63.: Thái độ bất tuân.

Appatta 52.: Chưa đến, chưa tới.

Appannapānabhojana 129.: Sự thiếu thốn về cơm nước.

Appameyya 9. 98.: Không thể ước lượng, vô lượng.

Appasadda 97.: Ít tiếng ồn, im lặng, lặng thinh.

Appasāda 10. 125.: Không có niềm tin, không tín ngưỡng.

Appasādanīya 10. 125.: điều không đáng tín ngưỡng.

Appasāvajja 10. 107.: Ít tội lỗi.

Appassuta 10. 63 139.: Thiếu học, sự ít nghe.

Appahīna 25. 56. 61. 67. 136.: Sự chưa đoạn tận.

Appiccha 146.: Thiểu dục ít muốn.

Abbhañjitvā 135.: Thoa phết, trây trét.

Abbhuggacchati 100.: Ðồn đãi.: Lan truyền.

Abbhūtadhamma 114. 139.: Phần vị tằng hữu trong chín phần giáo lý.

Abbhokāsa 135. 144.: Sự phòng khoáng; chỗ hoang sơ.

Abbhokāsika 11. 146.: Hạng ngự ngoài trống.

Abyatta 95.: Dốt nát, không thông thạo.

Abyāpannacitta 105. 135. 144.: Tâm vô sân độc, không sân độc tâm.

Abyāpāda 105.: Vô sân, kghông sân độc.

Abyākesasukha 135.: Lạc vô tạp nhiễm.

Abrahmacariya 135.: Phi phạm hạnh.

Abrahmacārī 84. 135.: Hạng phi phạm hạnh

Abhabba 28.: Không khả năng.

Abhabbāgamama 7. 28.: Hạng vô khả đắc, hạng không có khả năng chứng ngộ.

Abhayūparata 7. 27.: Người vô úy kiêng, người tránh lỗi không do sợ.

Abhikkanta 116. 118. 120. 135.: Bước tới.

Abhikkhaṇaṃ 91.: Thường xuyên.

Abhijjhā 135. 144.: Aùi tham, sự tham lam.

Abhijjhādomanassa 64. 74. 135.: Tham ưu.

Abhijjhācu 105.: Tham lam.

Abhiññā 37. 76. 89. 98. 135. 140. 148.: Thông, diệu trí, thắng trí.

Abhiṇham 93. 124.: Thường xuyên, luôn luôn.

Abhinipajjati 144.: Nằm kề.

Abhinipajjiyamāna 144.: Khi được nằm kề.

Abhininnāmeti 135. 144.: Hướng đến.

Abhinibhatti 128.: Sanh ra, sinh thành.

Abhinivesa 60.: Sự thiên chấp.

Abhinisīdati 144.: Ngồi kề.

Abhinisīdiyamāna 144.: Khi được ngồi kề.

Abhinita 88.: Bị ép buộc, bị áp bức.

Abhirūpa 120. 144.: Xinh đẹp.

Abhivijinitvā 143.: Sau khi chiến thắng.

Abhisajjati 100.: Tức tối, bực tức.

Abhisamaya 65.: Sự không lãnh hội.

Abhisamparāya 103.: Ðời tương lai, đời sau.

Abhisambujjati 147. 151.: Giác ngộ, chứng tri.

Abhihata 135.: Ðồ ăn mang lại.

Abhejja 89.: Không bị bể.

Amakkhī 8. 69.: Người bất quỉ quyệt.

Amattaññutā 64.: Sự bất tri độ, sự không tiết độ.

Amattaññū 8. 64.: Người không tiết độ, bất tri độ.

Amaccharī 8. 70.: Người vô lậu, người không bỏn xẻn.

Amanāpa 93.: Sự bất nhã, không vừa lòng.

Amāyāvī 8. 71.: Người không xảo trá.

Amukhara 98.: Không lắm mồm.

Amutra 135.: Chỗ kia, đằng kia.

Amoha 75. 76.: Vô si.

Amba 115.: Trái xoài, cây xoài.

Ambūpama 10. 114. 116.: Ví dụ như trái xoài.

Ayoniso 64.: Không khéo léo, không như lý.

Arañña 135. 144.: Khu rừng.

Araññagata 144.: Ði đến khu rừng.

Arahatta 150.: Bậc A La_hán, bậc Ứng cúng.

Arahattaphalasacchikiriyā 57.: Sự tác chúng của A la hán.

Arahanta 35. 57. 83. 92. 101. 135. 147. 150.: A la hán, Ứng cúng.

Ariya 7. 18. 20. 22. 34. 135.: Bậc thánh, bậc cao thượng.

Ariyadhamma 26 tánh pháp thánh, pháp của bậc thánh.

Ariyapuggala 18. 20. 22. 30. 34.: Thánh nhơn, người thánh.

Ariyamagga 45. 52. 56. 149. 151.: Thánh đạo, con đường cao thượng.

Arukūpamacitta 8. 89.: Có tâm như ung nhọt.

Arūparāga 57.: Ái vô sắc.

Arūpasahagata 19. 20. 21. 137.: Câu hữu thiền vô sắc.

Arūpāvacarasamāpatti 102.: Thiền vô sắc giới.

Alabhanta 85. 86.: Không được, không nhận được

Avakujjapañña 9. 91.: Có trí tuệ lật úp.

Avakkanti 26 sự bước vào, nhập vào.

Avajānāti 142.: Khinh khi, khi dễ.

Avaṇṇa 10. 125. 127. 142.: Lời chê, sự chê bai.

Avaṇṇāraha 10. 125. 127.: Ðáng bị chê, đáng chê bai.

Avasesa 30. 34. 35. 135. 147.: Ngoài ra, còn sót lại

Avassuta 84. 100.: Dục nhiễm.

Avikiṇṇavāca 98.: Ngôn từ không bừa bãi.

Avijjā 57. 65.: Vô minh.

Avijjānusaya 65.: Vô minh tiềm miên

Avijjāpariyuṭṭhāna 65.: Vô minh đột khởi.

Avijjāyoga 65.: Vô minh phối.

Avijjālaṅgī 65.: Vô minh then chốt.

Avijjāsava 135. 144.: Vô minh lậu.

Avijjogha 65.: Vô minh bộc.

Avitakka 135.: Không tầm.

Avinipātadhamma 47. 50. 140. 148.: Tự nhiên không rơi đọa xứ, không có thối đọa.

Avipaccanìkasàtatà 73.: Không giữ đối lập.

Avimutta 84.: Chưa được giải thoát

Avisaṃvādaka 135.: Không lừa gạt.

Avihā 56.: Cõi vô phiền.

Avītarāga 9. 92.: Chưa ly tham.

Avītikkama 76.: Không quá đáng.

Asaṅkhāra 54.: Không cần trợ dẫn.

Asaṅkhāraparinibbāvī 7. 54.: Vô hành bang bất hoàn.

Asaṅgāhanā 65.: Sự không nhiếp thu.

Asatha 8. 71.: Người không lường gạt.

Asantuṭṭhitā 64.: Sự không tri túc.

Asappurisa 10. 104.: Phi chân nhân, phi hiền sĩ.

Asappurisatara 10. 104.: Quá phi chân nhân, hạng quá phi hiền trí, quá phi hiền sĩ.

Asamapekkhanā 65.: Sự không xét đoán

Asamayavimutta 7. 18.: Phi thời giải thoát.

Asamāhita 98.: Không định tĩnh.

Asampajañña 65.: Sự bất tỉnh giác, sự vô giác tỉnh, không lương tri.

Asampajāna 8. 65. 98.: Người bất tỉnh giác, người vô tỉnh giác.

Asambodha 65.: Sự không thực chứng.

Asammusanatā 75.: Thái độ không lãng quên.

Asaraṇatā 65.: Sự không nhớ dược.

Asaṃvara 64.: Không thu thúc.

Asaṃvuta 64. 74. 135.: Không thu thúc.

Asahita 110.: Không hữu lý.

Asita 135.: Sự ăn.

Asucisankassarasamācāra 84. 100.: Sở hành bất tịnh đáng nghi ngờ.

Asuropa 58. 68.: Sự lỗ mãng.

Asekha 7. 35 Vô học.

Assa 135.: Con ngựa.

Assati 65.: Sự không ức niệm, sự không nhớ lấy.

Assaddha 28. 63.: Người vô tín ngưỡng.

Assmaṇa 84. 100.: Phi Sa môn.

Assumukha 135. 138.: Mặt đầy nước mắt.

Ahi 100.: Con rắn, loài xà.

Ahita 95.: Sự bất hạnh, sự không lợi ích.

Ahirika 8. 62.: Người vô tàm.: Người không hổ thẹn; sự vô tàm, sự không thẹn.

Ākiṇṇa 91.: Ðược chất đầy.

Āgatavisa 123.: Nọc rắn dẫn chạy, truyền nọc.

Ācāmabhakkha 135.: Thức ăn bằng váng nước cơm.

Ācikkhanti 135.: Gọi là.

Ājīva 128.: Sự sống.

Ātāpanaparitāpanānuyogamanuyutta 135.: Cố tình, đốt nóng, bức xúc.

Ādi 91.: Ðoạn đầu.

Ādikalyāna 91. 135.: Sơ thiện, toàn hão đoạn đầu.

Ādheyya 97 sự trân trọng, sự quan trọng, sự nổi bậc.

Ādheyyamukha 11. 142.: Dễ nuốt, dễ nghe, miệng lưỡi.

Ānantarika 30.: Vô gián nghiệp.

Āneñjappatta 135. 144.: Ðạt tới bất đồng.

Āpajjati 95. 97. 100.: Mắc vào, bị; tham dự.

Ābādha 85.: Bệnh trạng, chứng bệnh.

Ābhujitvā 135. 144.: Xếp chân.

Āma 115. 116.: Sống sít, còn sống, sống tươi(chưa chín).

Āmakadhaññapatiggahana 135.: Sự thọ nhận mễ cốc tươi sống.

Āmakamaṃsapatiggahana 135.: Thọ nhận thịt tươi sống.

Āmavaṇṇī 115. 116.: Màu tươi sống, có sắc còn sống.

Āmisakiñcikkhahetu 88.: Vĩ nhân chút lợi lộc.

Āyatana 3.: xứ, nhập.

Āyatanapaññatti 1. 3.: Xứ chế định.

Āyasmā 97. 141.: Tôn giả, vị có tuổi đáng kính.

Āyuppamāna 52. 53.: Lượng tuổi thọ.

Ārakkha 74.: Sự bảo vệ.

Āraññika 11. 146.: Hạnh ẩn lâm, hạnh trú trong rừng.

Ārambhaja 141.: Do phạm tội sanh, sanh do phạm tội.

Ārambhati 141.: Vi phạm, phạm lỗi.

Ārācārī 135.: Viễn ly hạnh.

Ārāma 91.: ngôi chùa; khu công viên.

Āroha 133.: Sự tầm cỡ, có tầm thước.

Ālokasaññī 135. 144.: Quang tưởng.

Ālokita 116. 116. 120. 135.: Sự nhìn tới.

Ālopa 135.: Sự cướp giựt.

Āvāsamacchariya 60. 70.: Sự bỏn xẻn chỗ ở.

Āsana 91.: Chỗ ngồi.

Āsanapatikkhitta 135.: Từ bỏ cách ngồi.

Āsava 8. 17. 40. 79. 84. 87. 89. 98. 100. 138. 148. 151.: Lậu, lậu hoặc, mũ máu.

Āsavanirodha 135. 144 lậu đoạn diệt, sự đoạn diệt lậu hoặc.

Āsavanirodhagāminī 135. 144.: Lậu diệt hành lộ, pháp dẫn đến diệt lậu.

Āsavapariyād āna 32.: Lậu hoặc đoạn tận, sự kết thúc lậu hoặc.

Āsavasamudaya 135. 144.: Lậu tập khởi, sự tập khởi của lậu hoặc.

Āaṃsa 9. 84.: Sự có hy vọng; người có hy vọng.

Āsitta 91.: Ðổ lên, rưới lên.

Āsivisa 123.: Nọc rắn.

Āivisūpama 10. 124.: Ví như nọc rắn.

Āhāra 64. 74. 135.: Thức ăn, vật thực.

Āhāreti 135.: Ăn, thọ thực.

Icchā 61. 71.: Sự ước muốn.

Icchāpakata 145. 146.: Sự ước muốn xấu xa, sự không tốt trong ưốc vọng.

Itivuttaka 114. 139.: Như thị thuyết, một trong chín phần giáo lý.

Īttaratema 142.: Tình cảm nhất thời.

Īttarappasāda 142.: Sự thương kính nhất thời.

Īttarabhatti 142.: Sự ngưỡng mộ nhất thời.

Īttarasaddha 142.: Có niềm tin nhất thời.

Itthatta 12. 139. 147.: Trạng thái này, tình trạng này, đời này.

Itthannāma 84.: Có tên thế này.

Itthindriya 6.: Nữ quyền.

Itthī 144.: Người nữ, phụ nữ.

Itthīkumārīpatiggahana 135.: Sự thâu nhận, đàn bà con gái.

Indriya 6. 8. 64. 74.: Căn, quyền.

Indriyapaññatti 1. 6.: Quyền chế định.

Indriyasaṃvara 135.: Thu thúc quyền.

Issā 60. 70.: Sự ganh tỵ, sự tật đố, sự ganh gổ.

Issāyanā 60. 70.: Tính cách ganh gổ.

Issāyitatta 60. 70.: Thái độ ganh gổ.

Issukī 8. 60.: Người ganh tỵ.

Ukkujja 91.: Sự lật ngửa, ngửa lên.

Ukkuṭika 135.: Hạnh ngồi chồm hổm.

Ukkuṭkappadhānamanuyutta 135.: Chuyên cần ngồi chồm hổm.

Ukkotana 135.: Sự hối lộ.

Ukkhaliparimajjana 94.: Tấm giẻ chùi nồi.

Ukkhipati 95.: Ðuổi ra, tống khứ.

Ugghatitaññū 10. 108.: Khai thị tri, người tỏ ngộ khi mới được mở đề.

Ucca 129.: Cao cấp, thượng lưu.

Uccaṅga 31.: Bắp vế; bắp chân.

Uccaṅgapañña 9. 91.: Có trí tuệ như bắp vế.

Uccārapassāvakamma 135.: Việc tiểu tiện và đại tiện.

Uccāsayanamahāsayana 135.: Giường cao sàng rộng.

Ucchedavāda 103.: Ðoạn kiến luận.

Uju 135. 144.: Ngay thẳng.

Ujjagghati 144.: Giỡn hớt.

Ujjagghayamāna 144.: Khi được giỡn hớt.

Uṭṭhahata 128.: Do sự nỗ lực.

Uṭṭhānaphalūpajīvī 10. 128.: Người sống bằng quả cần lao.

Uddayhanavelā 33.: Lúc tiêu hủy, thời điểm tiêu hủy.

Uṇṇatuṇṇa 180.: Sự cao lên cao.

Uṇṇatuṇṇata 10.: Hạng người từ cao lên cao.

Uttama 145. 146.: Cao thượng.

Uttāna 119.: Cạn, nông.

Uttānobhāsa 119.: Bóng dạng nông cạn, bóng cạn.

Udaka 91. 93.: Nước.

Udakarahada 119.: Hồ nước.

Udakarahādūpama 10. 119. 120.: Ví dụ như hồ nước.

Udakalekhūpama 9. 93.: Dụ như chữ viết trên nước.

Udākūpama 13.: Ví dụ như nước.

Udakorohanānuyogamanuyutta 135.: Hạnh chuyên ngâm mình trong nước.

Udāna 114. 139.: Cảm ngữ, một trong chín chi phần giáo lý.

Udāhatavelā 108.: Thời điểm mở đề, khi mời mở đề, mới nêu ra.

Uddesa 108.: Sự thuyết giáo, sự giảng giải.

Uddhacca 57.: Phóng dật, trạo cử.

Uddhaccakucca 135. 144.: Trạo cử, hối tiếc, trạo hối.

Uddhata 98.: Tháo động, phóng túng.

Uddhambhāgiya 67.: Thượng phần.

Uddhaṃsota 7. 56. 152.: Thượng lưu.

Unnaḷa 98.: Kiêu căng.

Upakkilesa 135. 144.: Tùy phiền não.

Upapajjamāna 135.: Ðang sanh.

Upaṭṭhapetvā 135.: An Lập.

Upaṭṭhāka 85.: Người khám hộ, người chăm sóc.

Upaṭṭhātabba 85.: Cần được chăm sóc.

Upaṭṭhita 135.: Ðứng lại.

Upaṭṭhitassati 8. 75. 98.: Sự trú niệm, người trú niệm.

Upadamsitā 10. 125.: Tỏ ra, phát ra.

Upanahanā 58. 68.: Thái độ, kết oán.

Upanāha 58. 68.: Thái độ kết oán.

Upanāha 58. 68.: Sự oán hận, sự kết oán.

Upanāhitatta 58. 68.: Tính cách kết oán.

Upanāhī 8. 58.: Người oán hận.

Upapajjati 129.: Sanh vào, sanh lên.

Upapanna 10. 135. 139.: Sanh vào, sanh ở; sự hành theo.

Upaparikkhā 75.: Sự nghiên cứu.

Upari 128.: Thượng tầng, phía trên.

Uparitthima 52. 56.: Thượng phần, phần trên.

Upalakkhamā 75.: Sự phân định.

Upavādakā 135.: Kẻ phỉ báng.

Upasampajja 98. 148. 135.: Chứng đạt.

Upahaccaparinibbāyī 7. 53.: Hạng sanh bang bất hoàn.

Upādā 128.: Kể vào, ảnh hưởng đến, dựa vào.

Upāyāsabahula 89. 100.: Nhiều hiềm hận.

Upekkhaka 127. 135.: Xả, xả cảm giác.

Upekkhāsatipārisuddhi 135.: Xã niệm thanh tịnh.

Upekkhindriya 6.: Xã quyền.

Uppanna 11. 52. 141.: Hiện đang, đang còn.

Upphaṇḍiyamāna 144.: Khi bị trêu ghẹo.

Upphaṇḍeti 144.: Trêu ghẹo, chòng ghẹo.

Ubbejitā 122.: Thị uy, dọa nạt, làm sợ.

Ubbhaṭṭhaka 135.: Hạnh đứng thẳng.

Ubhatobhāgavimutta 7. 13. 15. 40. 149. 151.: Người câu phần giải thoát.

Ummāda 145. 146.: Sự điên loạn.

Ummujjati 148.: Nổi lên, trồi lên.

Ummujjitvā 148.: Sau khi nối lên.

Urabbha 135.: Con cừu.

Ulukapakkha 135.: Áo dệt bằng lông cánh chim.

Ullapati 144.: Nói chuyện.

Ullapīyamāna 144.: Khi được nói chuyện.

Usabha 135.: Con bò đực.

Usūyanā 60. 70.: Tính cách ganh ghét.

Usūyā 60. 70.: Sự ganh ghét.

Usūyitatta 60. 70.: Thái độ ganh ghét.

Ussādana 143.: Tiếng hò hét, tiếng la to.

Uhasati 144.: Cười cợt.

Uhāsiyamāna 144.: Khi được cười chào.

Ekaggacitta 98.: Nhất tâm, nhân hướng tâm.

Ekacakkhu 9. 90.: Có một mắt.

Ekacca 17.: Một số, một phần nào, một vài.

Ekantakālika 148.: Hoàn toàn đen, có màu đen hoàn toàn.

Ekantaparipuṇṇa 135.: Hoàn toàn viên mãn.

Ekantaparisuddha 135.: Hoàn toàn thanh tịnh.

Ekabiji 7. 49. 152.: Bậc nhất chủng sanh.

Ekabhattika 135.: Ăn một bữa.

Ekāgārika 135.: Ăn tại một nhà.

Ekālopika 135.: Ăn một miếng.

Ekāsanika 11. 146.: Hạnh ngồi ăn một chỗ.

Ekāhita 135.: Ăn một ngày một bữa.

Ekodibhāva 135.: Nhất tâm, định một cảnh.

Ettāvatā 2. 6. 152.: Bấy nhiêu đó, gồm bao nhiêu đó.

Evaṅgotta 135.: Có họ như vậy.

Evannāma 135.: Có tên như vậy.

Evamāyupariyanta 135.: Có giới hạn tuổi thọ như vậy.

Evamāhāra 135.: Có vật thực như vậy.

Evaṃsukhadukkhapatisaṃvedī 135.: Có cảm thọ lạc khổ như vậy.

Ehibhadadantika 135.: Sự mời đi đến ăn.

Elakamantara 135.: Ngưỡng cửa.

Okotimaka 129.: Người thấp lùn.

Oṇatuṇṇata 10. 103.: Người từ thấp lên cao.

Oṇatonata 10. 103.: Người từ thấp xuống thấp.

Ottappa 72. 148.: Uùy, sự sợ hải.

Ottappītabba 62. 720.: Ðáng sợ hãi.

Ottappī 172.: Người hữu úy, có lòng úy, có sự ghê sợ.

Opapātika 51. 56. 66. 76. 138.: Hóa sanh, hạng sanh tự hóa thiện.

Orabbhika 135.: Người giết con cừu.

Orambhāgiya 51. 56. 67. 138. 148. 148.: Hạ phần, thuộc phần dưới thấp.

Ovadiyamāna 141.: Khi được giáo huấn

Ohāretvā 135.: Sau khi cạo bỏ.

Kakkhaḷatā 61. 71.: Thái độ nhám nhúa.

Kakkhaliya 61. 71.: Tính cách nhám nhúa.

Kaṭukañcukatā 60. 70.: Sự hà tiện.

Kaṭṭha 89. 100.: Miếng cây, miếng gỗ.

Kaṭhala 89. 100.: Miếng sành.

Kaṇabhakkha 135.: Thức ăn đọt lá.

Kaṇṭakāpassaya 135.: Hạnh nằm trên giường gai.

Kaṇṭakāpassayika 135.: Hạnh đi đứng trên thảm gai.

Kaṇḍuvamāna 135.: Ðang gải ngứa.

Kaṇṇasukha 88. 135.: Êm tai, vui tai.

Kaṇhasukkasappaṭibhāga 90. 142.: Tương tợ đen và trắng, pháp có phần đen và trắng.

Kataññū 77.: Người tri ân.

Katavedī 77.: Người báo ân.

Kattā 112. 114.: Làm thực hiện, hành động.

Kadariya 10. 70.: Sự keo kiết.

Kathā 91.: Lời thuyết giảng, bài pháp thoại.

Kandara 135. 144.: Thạch động.

Kappa 33.: Kiếp, kiếp thời gian.

Kappeti 135.: Sống theo, áp dụng, thực hiện.

Kamma 66. 76.: Nghiệp, sự hành.

Kammakara 135.: Công nhân, người làm công.

Kammanīya 135. 144.: Ưùng dụng.

Kammāvaraṇa 28. 29.: Nghiệp chướng, trở ngại do nghiệp.

Kammūpaga 135.: Ði theo hạnh nghiệp.

Kayavikkaya 135.: Sự buôn bán.

Kareyya 100.: Làm, gây ra.

Kolopimukha 135.: Miệng chảo.

Kalyāṇa 10. 100. 105.: Sự tốt đẹp, sự hoàn hảo; thiện nhơn, người nhơn, người tốt.

Kalyāṇatara 10. 105.: Quá thiện nhơn, người hơn người tốt.

Kalyāṇadhamma 10. 82. 84. 97. 100. 106. 132.: Thiện tánh, pháp tánh tốt.

Kalyāṇadhammatara 10. 106.: Quá thiện tánh, có tánh tốt hơn.

Kalyāṇamitta 80. 73. 100. 108.: Thiện hữu, bạn lành có bạn tốt, người có bạn lành, hữu thiện hữu.

Kalyāṇamitytatā 73.: Sự có bạn lành.

Kalyāṇasampabhaṅka 100.: Có thân hữu tốt.

Kalyāṇasahāya 100.: Có đồng minh tốt, có bạn thân tốt.

Kamsakūta 135.: Sự bạc lận, cờ bạc, gian lận.

Kasambukajāta 84. 100.: Tánh tình bẩn thỉu

Kasira 129.: Sự khó khăn, sự vất vả.

Kasiravuttika 129.: Sinh kế khổ sở.

Kāṇa 129.: Mù, đui.

Kāma 9. 92. 101. 104. 105. 135. 144.: Dục, dục lạc, vật dục,; sự muốn, sự mong mỏi.

Kāmarāga yāpāda 57.: Dục ái,và ân hận.

Kāmāsava 135. 144.: Dục lậu.

Kāya 17. 40. 42. 61. 64. 87. 129. 135. 144. 151.: Thân, thân thể, xác thân.

Kāyakamma 107.: Thân nghiệp.

Kāyaduccarita 135.: Thân ác hạnh.

Kāyadhātu 4.: Thân giới.

Kāyaparihārika 135.: Sự che thân.

Kāyaviññāṇadhātu 4.: Thân giới thức.

Kāyasakkhī 7. 9. 13. 15. 42. 87. 149. 151.: Thân chứng.

Kāyasucarita 135.: Thân thiện hạnh.

Kāyāyatana 3.: Thân xứ.

Kāyika 66. 76.: Thuộc về thân; thân hành.

Kāyikavācasika 60. 76.: Thuộc về thân khẩu, thân khẩu hành.

Kāyindriya 6.: Thân quyền.

Kāla 10. 17. 127.: Thời gian, thời điểm.

Kālakiriyā 53.: Chết, qua đời.

Kālaññū 127.: Tri thời.

Kālavādī 135.: Nói hợp thời.

Kāsāya 135.: Y ca sa.

Kāsikavattha 96. 97.: Vải lụa, xứ kàsi, lụa kàsi.

Kāsikavatthūpama 9. 97.: Ví dụ như lụa kàsi.

Kittāvatā 2. 6. 7.: Chừng bao nhiêu?

Kittisadda 100.: Danh tiếng, thanh danh, tiếng tăm.

Kilesāvaraṇa 28. 29.: Phiền não chướng.

Kukkuccāyati 81.: Ray rứt, hối tiếc.

Kukkuccāyitabba 80. 81.: Sự đáng ray rứt.

Kukkuṭasūkarapatiggahaṇa 135.: Sự lãnh nhận gà và heo.

Kucchiparihārika 135.: Sự nuôi bụng.

Kujjhati 93. 124.: Phẫn nộ.

Kujjhanā 58. 68.: Cách hiềm hận.

Kujjhitatta 58. 68.: Thái độ hiềm hận.

Kuṇi 129.: Tật nguyền tay chân.

Kuppati 89. 100.: Phẫn nộ.

Kuppadhamma 7. 19.: Di động pháp, pháp tánh để biến động.

Kuppita 95.: Phẫn nộ.

Kuppeyyum 20.: Có thể biến hoại, có thể biến diệt.

Kumārī 144.: Thiếu nữ.

Kumbha 91. 117.: Cái nồi; cái bình.

Kumbbīmukha 135.: Miệng nồi.

Kumbhūpama 10. 118.: Ví dụ như cái nồi.

Kummagga 66.: Sái đường, con đường sai lầm.

Kurūrakammanta 135.: Nghề nghiệp ác độc.

Kula 48. 129.: Gia tộc, gia đình; một giai cấp, gia chủng.

Kulamacchriya 60. 70.: Sự bỏn xẻn, gia tộc.

Kusalākusala 90. 142.: Ðiều thiện và bất thiện.

Kusala 28. 29. 110.: Thiện điều lành.

Kusacīra 135.: Áo cả tranh.

Kevalaparipuṇṇa 91. 135.: Hoàn toàn đầy đủ, hoàn bị.

Kesakambala 135.: Áo dệt bằng tóc.

Kesamassu 135.: Râu tóc.

Kesamassulocaka 135.: Hạnh nhổ râu tóc.

Kesamassulocanānuyogamanuyutta 135.: Hạnh chuyên cần nhổ râu tóc.

Kodha 58. 68. 93. 124.: Sự hiềm hận, sự phẫn nộ.

Kodhana 8. 58. 89. 100.: Sự sân giận, hạng người sân giận, phẫn nộ.

Kopa 89. 100.: Sự phẫn nộ.

Kolaṅkola 7. 48. 152.: Gia gia.

Kosalla 75.: Sự rành rẽ, sự thiện xảo.

Khānja 142.: Sự què quặt tay chân.

Khattiya 135.: Sát đế ly, hoàng tộc.

Khattiyamahāsālakila 129.: Gia tộc vua chúa, hào phú.

Khandha 2.: Uẩn.

Khandhapaññatti 1.: Uẩn chế định.

Khaya 84. 89. 98. 148.: Ðoạn trừ.

Khayañāṇa 135. 144.: Ðoạn tận trí

Khalupacchābhattika 11. 146.: Hạnh nghĩ ăn, sau bữa.

Khāyita 135.: Sự nhai.

Khippa 93. 142.: Mau chóng.

Khīṇa 135.: Ðã tận, đã tiêu tan.

Khīra 135. 145. 146.: Sữa, sữa tươi.

Khurājina 135.: Áo da beo còn móng vuốt.

Khettavatthupaṭiggahaṇa 135.: Sự lãnh nhận ruộng đất.

Gajjita 111. 112.: Sấm, trời gầm.

Gata 135.: Sự đi.

Gandha 64. 74. 135.: Mùi hơi, cảnh khí, hương thơm.

Gandhakaraṇḍaka 96. 97.: Cái tủ đựng hương thơm.

Gandhadhātu 5.: Khí giới.

Gandhadhātu 3.: Khí xứ.

Gabbhinī 135.: Phụ nữ mang thai.

Gambhīra 119.: Sâu, chiều sâu, sâu thẳm.

Gambhīrobhāsa 119.: Bóng sâu thẳm.

Garukatvā 99.: Sau khi kính trọng; bằng cách kính trọng.

Garukāra 60. 70.: Sự trọng vọng.

Gavā 145. 146.: Còn bò cái.

Gahapati 135.: Gia chủ.

Gathā 114. 139.: Kệ ngôn một trong chín phần giáo lý.

Gahapatimahāsālakula 129.: Gia tộc, gia chủ hào phú.

Gahapatiputta 135.: Con gia chủ.

Gādha 113. 114.: Cái hang sầu, cái ổ thú vật.

Gāma 144.: Xóm làng.

Gāmadhamma 135.: Pháp thấp hèn.

Gāvī 135.: Con bò cái.

Gāha 66.: Sự chấp trước.

Giriguha 135. 144.: Sơn cốc, hang núi.

Gilāna 85.: Bệnh nhân, người bệnh.

Gilānapaccayabhesajjaparikkhāra 95. 142.: Dược phẩm trị bệnh.

Gilānabhatta 85.: Thực phẩm người bệnh.

Gilānabhesajja 85.: Dược phẩm người bệnh.

Gilānupaṭṭhāka 85.: Người khám hộ bệnh nhân.

Gilānūpama 9. 86.: Sự ví dụ như bệnh nhân.

Gīta 135.: Ca hát.

Guttadvāra 8. 74.: Phòng hộ môn.

Guttadvāratā 74.: Sự phòng hộ môn.

Gutti 74.: Sự gìn giữ.

Guhanā 61. 71.: Sự dối trá.

Guthakūpa 100.: Ðống phẩn, hố phẩn.

Gūthagata 100.: Ði trong đống phẩn, ở dưới đống phẩn.

Gūthabhānī 9. 88.: Phẩn ngữ, người nói lời như phẩn.

Geyya 139. 114.: Phần phúng tụng trong chín phần giáo lý.

Goghātaka 135.: Ðồ tể; người giết bò.

Gotrabhū 7. 26.: Sự chuyển tộc, chuyển tánh.

Gopanā 74.: Sự chăn giữ.

Gomayabhakkha 135.: Sự ăn phẩn bò, thức ăn bằng phẩn bò.

Ghaṭa 128.: Sự cố gắng.

Ghaṭṭika 98. 100.: Bị đánh trúng, bị va chạm.

Gharāvāsa 135.: Nếp sống tại gia.

Ghāna 64. 74. 135.: Tỷ, lỗ mũi.

Ghānadhātu 4.: Tỷ giới.

Ghānaviññāṇadhatu 4.: Tỷ giới thức.

Ghānāyatana 3.: Tỷ xứ.

Ghānindriya 6.: Tỷ quyền.

Ghāyitvā 135.: Khi đã ngửi.

Ghāsacchāda 129.: Sự ăn và sự mặc; cái ăn tấm mặc.

Ghoravisa 123.: Nọc độc.

Ghosappamāṇa 10. 133.: Sự lượng xét theo âm thinh.

Ghosappasanna 10. 133.: Sự tịnh tín do âm thinh.

Cakkhu 64. 74.: Con mắt, nhãn.

Cakkhudhātu 4.: Nhãn giới.

Cakkhundriya 6. 64. 74. 135.: Nhãn quyền.

Cakkumā 89.: Có mắt.

Cakkhuviññaṇadhatu 4.: Nhãn thức giới.

Cakkhāvayatana 3.: Nhãn xứ.

Caṇḍālakula 129.: Gia đình hạng nô lệ.

Caṇḍikka 58. 68.: Sự hung dử.

Capala 98.: Giao động.

Carituṃ 135.: Ðể thực hành.

Cavamāna 135.: Ðang tử, đang chết.

Cāgavā 73.: Xả thí, bố thí, sự dứt bỏ.

Ciccitāyati 100.: Nổ lách tách.

Citicitāyati 100.: Nổ lách tách.

Citta 58. 60. 68. 70. 144.: Tâm.

Cittavikkhenpa 145. 146.: Sự tán tâm, có tâm phóng túng.

Cintā 75.: Sự suy xét.

Cira 93. 124.: Lậu.

Ciraṭṭhitika 93.: Tồn tại lâu.

Cīvara 95. 135. 142.: Y phục, y ca sa của vị tu sĩ.

Cīvaralūkha 133.: Vẻ bần thô của y phục, y phục thô bẩn.

Cuta 50.: Chết, tử.

Cut ūpap ātañāṇa 135.: Sanh tử trí.

Ceta 135. 144.: Tâm, tư tưởng.

Cetanābhabba 7. 23.: Khả tư cố, có khả năng nhờ chủ tâm.

Ceto vimutti 11. 84. 89. 98. 138. 140. 14. 8.: Tâm giải thoát.

Cetosamatha 10. 137.: Tâm tịnh chỉ, tịnh chỉ tâm.

Cora 135.: Ðạo tặc, tên trộm cướp

Coraghātaka 135.: Ðao phủ, người giết kẻ trộm

Chaḍḍenti 94.: Ném bỏ, vất bỏ.

Chandika 29.: hoài bảo, sự mơ ước

Channa 74.: Số 6.

Chavadussa 135.: Vải bó thây ma

Chaḷabhiñña 7. 37.: Bậc lục thông.

Chādanā 61. 71.: Dấu diếm.

Chijjantu 135.: Hảy đốn chặt.

Chedana 135.: Sự chém, sự trảm.

Janeti 125. 135.: Phát khởi, làm phát sanh.

Jaḍa 28.: Ngu đần.

Jāgarita 135.: Thức giấc; tỉnh thức.

Jātaka 114. 139.: Phần Bổn sanh trong chín phần giáo lý.

Jātarūtarajatapaṭiggahana 135.: Sự lãnh nhận vàng bạc.

Jāti 108. 135.: Kiếp sống; sanh chủng.

Jātisata 135.: Một trăm kiếp sống.

Jātisatasahassa 135.: Một trăm ngàn kiếp sống.

Jātisahassa 135.: Một ngàn kiếp sống.

Jānaṃ 88.: Có biết; đang biết.

Jigucchitabba 9. 100.: Ðáng ghê tởm.: Ðáng nhờm gớm.

Jiṇṇa 94. 96.: Sự cũ kỹ, sự già nua.

Jivhā 64. 74. 135.: Cái lưởi, thiệt.

Jivhādhātu 4.: Thiệt giới.

Jivhāyatana 3.: Thiệt xứ.

Jivhāviññāṇadhātu 4.: Thiệt thức giới.

Jivhindriya 6.: Thiệt quyền.

Jīvītapariyādāna 32.: Mạng sống đoạn tận, sinh mạng kết thúc.

Jīvitindriya 6.: Mạng quyền.

Juhati 135.: Tể lể, cúng tế.

Joti 10. 129.: Ánh sáng.

Jotiparāyana 10. 123.: Sự hướng đến ánh sáng.

Jhāna 135. 144.: Thiền na, thiền định.

Ñāṇa 135.: Trí.

Ñātiparivaṭṭa 135.: Thân thuộc, thân tộc.

Ñātimajjhagata 88.: Ðến giữa quyến thuộc, tại giữa quyến thuộc.

Ṭhapanā 58. 68.: Sự giữ lại

Ṭhāna 10. 19. 20. 125.: Sự kiện, một trường hợp; điều kiện.

Ṭhita 13. 135. 148. 149. 151.: Sự đứng, thân trụ; vững trú.

Ṭhitakappī 7. 33.: Hạng người trụ kiếp.

Ṭhitatta 10. 138.: Người trụ lai, dừng lại.

Ṭhiti 74.: Sự duy trì.

Daṃsati 100.: Cán, nhai nghiến.

Ḍeti 135.: Bay đi.

Taccha 10. 127.: Sự thật.

Taṇḍula 91.: Hạt thóc, hạt gạo.

Tathāgata 83. 86. 135.: Như Lai, Ðức Như Lai.

Tathāgatappavedita 43. 44. 86. 87. 151.: Ðược thuyết do Ðức Như Lai, do Như Lai tuyên thuyết.

Tathārūpa 90.: Như thế ấy, như vậy đó.

Tathārūpī 88.: Như thế, như vậy đó.

Tathūp ama 95. 97. 112. 132.: Thí dụ như thế.

Tanutta 50. 140. 148.: Sự giảm thiểu, sự nhẹ bớt.

Tanubhāva 57.: Làm giảm nhẹ, giảm thiểu.

Tanubhūta 57.: Ðã giảm nhẹ, đã giảm thiểu.

Tappetā 8. 83.: Giúp toại chí; làm cho no đủ.

Tama 10. 129.: Bóng tối.

Tamaparāyana 10. 29.: hướng đến bóng tối.

Tiṭṭhabhadantika 135.: Mời dừng lại, sự gọi đứng lại.

Tiṇabhakkha 135.: Thức ăn bằng cỏ, ăn cỏ.

Tiṇṇa 10. 13. 47. 50. 57. 138. 140. 148.: Ðã vượt qua.

Tinnavicikiccha 135. 144.: Hoài nghi vượt qua, vượt qua ngờ vực.

Titta 8. 83.: Ðược toại chí; được no đủ.

Titthāyatana 66.: Ngoại đạo xứ.

Titthiyā 125. 126.: Ngoại đạo sư.

Titthiyasāvaka 125. 126.: Ðệ tử ngoại giáo, đệ tự ngoại đạo.

Tindukālāta 100.: Que củi than.

Tirīṭa 135.: Áo vỏ cây.

Tila 91.: Hạt mè.

Tuccha 117. 118.: Chống rổng, trống không.

Tuṇhībhāva im lặng.

Tulākūṭa 135.: Sự cân gian.

Tecīvarika 11. 146.: Trì hạnh tam y.

Tevijja 7. 36.: Tam minh.

Thana 135.: Nhủ hoa, cái vú.

Thala 10. 13. 148.: Mặt đất, chỗ cạn, bờ sông.

Thīnamiddha 135. 144.: Hôn trầm và thụy miên, hôn thụy.

Thusodaka 135.: Rượu ngâm.

Theta 103. 134.: Vĩnh hằng, thường còn; chắc chắn.

Thera 95. 97.: Vị trưởng lão

Daṭṭhabba 103. 147.: Cần được nhận thấy, cần hiểu biết.

Daṇḍatajjita 135.: Sợ hình phạt và đòn bọng, sợ đòn phạt.

Daṇḍamantara 135.: Giữa gậy gộc.

Datti 135.: Cái chén nhỏ, cái chun.

Daddulabhakkha 135.: Sự ăn da vụn.

Dadhi 145. 146.: Lạc, sữa đăc.

Dabba 135.: Cỏ tranh.

Dammi 142.: Ta bố thí, ta cho.

Dayāpanna 135.: Nhân ái, có lòng thương xót.

Dalidda 129.: Sự nghèo đói.

Dava 64. 74.: Sự nô đùa.

Dassana 86. 135.: Sự gặp, sự thấy, sự diện kiến.

Dassanīya 129. 144, dễ coi, dễ nhìn, khả ái.

Daḷhīkamma 58. 68.: Sự chấp cứng.

Dāsa 135.: Tôi tứ.

Dāsīdāsapaṭiggahana 135.: Sự lãnh nhận tôi trai, tớ gái.

Diṭṭha 10. 12. 14. 89. 98. 103. 135. 147. 152.: Hiện thấy, dược thấy, hiện tại.

Diṭṭhānugati 95. 97. 100.: Sự xu hướng tri kiến, ảnh hưởng tri kiến.

Diṭṭhi 66.: Tri kiến, kiến thức.

Diṭṭhikantāra 66.: Kiến trù lâm.

Diṭṭhigata 66.: Thiên kiến, tà kiến.

Diṭṭhigahana 66.: Kiến chấp.

Diṭṭhippatta 7. 9. 13. 115. 43. 45. 87. 149. 151.: Kiến đắc.

Diṭṭhivipatti 66.: Sự kiến lụy, kiến hoại.

Diṭṭhivipanna 8. 66.: người kiến lụy, kiến hoại.

Diṭṭhipphanadita 66.: Kiến tranh chấp.

Diṭṭhivisūkāyika 66.: Kiến hý luận.

Diṭṭhisaññojana.: Kiến triền.

Diṭṭhisampadā 76.: Sự thành tựu kiến.

Diṭṭhisampanna 8. 76.: Người kiến thành.

Dinna 66. 76.: Sự bố thí.

Dinnapātikankhī 135.: Chỉ ước muốn vật được cho.

Dibba 135.: Thiên, thuộc về trời.

Dīgharatta 93. 95. 97. 124.: lâu dài.

Dukkarakārika 133 khổ hạnh, sự tu hành khắc khổ.

Dukkha 43. 94. 87. 89. 95. 114. 135. 144. 151.: sự khổ, sự khó chịu, sự đau đớn.

Dukkhanirodha 94. 43. 87. 89. 114. 116. 144. 151.: khổ diệt, sự đoạn diệt khổ.

Dukkhanirodhagāminī 43. 44.: Nakevalam khổ diệt hành lộ, con đường đưa đến khổ diệt.

Dukkhasacca 5.: Khổ đế, chân lý về khổ đế.

Dukkhasamudaya 43. 94.: nakevelam khổ tập, nhân sanh khổ.

Dukkhasamphassa 94. 95.: thô xúc; vật mà xúc phạm, khó chịu.

Dukkhasamphassatā 95.: Tình trạng thô xúc, sự kiện thô xúc.

Dukkhassanta 47. 50. 140.: sự dứt khổ, sự tận diệt khổ.

Dukkhassantakara 12. 147. 148.: chấm dứt khổ, sự làm đoạn tận khổ.

Dukkhindriya 6.: Khổ quyền.

Duggata 135.: Khổ thú, cõi khổ.

Duggati 129. 135.: khổ, ác thú.

Duggandha 100.: Mùi thối, mùi hôi.

Duccarita 61. 71. 127.: ác hạnh, hành động xấu.

Duṭṭhāruka 89. 100.: mụn nhọt, u nhọt, mụt mũ.

Duttappaya 8. 78.: người khó thỏa mãn.

Duddasika 129.: Ngưòi có dáng khó nhìn.

Duppatipanna 125. 126 ác hướng, hướng đi không tốt, sự thực hành không tốt.

Duppaññā 28. 63 thiếu trí, ác tuệ.

Duppatipadā 125.: Ác hướng, hướng đi không tốt.

Duppameyya 9. 98.: người khó ước lượng.

Dubbaca 8. 63.: ngưòi nan giáo, người khó dạy.

Dubbaṇṇa 94. 129. 135.: Xấu sắc, người xấu xí dung mạo.

Dubbaṇṇatā 95.: Tình trạng xấu sắc, sự kiện xấu sắc.

Dubbalīkaraṇa 135. 144.: Nhân muội lược.

Dudbalya 144.: Sự yếu kém.

Dummejjha 65.: Thiếu trí.

Dullasha 8. 77.: Sự khó có được.

Dussīla 63. 82. 84. 95. 100. 132.: Ác giới, thiếu giới hạnh.

Dussīlya 66.: Giới trì xấu xa, tà giới.

Dūteyyapahīnagaman āuyoga 135.: Sự làm sứ giả và tay sai.

Dūsanā 58. 68.: cách thù hằn.

Dūsitatta 58. 68.: thái độ thù hằn.

Deva 128.: Vị trời, vị chư thiên.

Devamanussa 135.: Thiên nhơn.: Trời và người.

Desetabba 86.: Cần được thuyết giãng.

Deseti 135.: Thuyết, nói.

Domanassa 138.: Ưu.

Domanassindriya 6.: Ưu quyền.

Davacassatā 63.: Sự nan giáo, sự khó dạy, thái độ khó dạy.

Devacassāya 63.: Sự khó dạy.

Dovacassiya.: Tính cách khó dạy.

Dosa 58. 68. 89. 100.: sự sân, sự thù hằn, sự sân hận.

Dvāgārika 135.: Ăn tại hai nhà.

Dvālopika 135.: Ăn hai miếng.

Dvicakkhu 9. 90 có hai mắt.

Dhajagga 143.: Cờ xí, ngọn cờ.

Dhamma (idam yebhuyyikam) pháp, giáo lý.

Dhammakathika 10. 110.: pháp sư, vị thuyết pháp.

Dhammadesanā 86.: Sự thuyết pháp.

Dhammadhāpu 4.: Pháp giới.

Dhammappamāṇa 10. 133.: Lượng xét theo pháp

Dhammappasanna 10. 133.: Tịnh tín theo pháp.

Dhammamacchariya 60. 70.: bỏn xẻn pháp.

Dhammavādī 135.: Nói theo pháp, nói về pháp.

Dhammavicaya 75. 76.: trạch pháp, sự cân nhắc pháp.

Dhammavinaya 86.: Pháp luật.

Dhammassavana 91.: Sự thính pháp, sự nghe pháp.

Dhammānudhammapaṭipanna 139.: Sự tuần tự hành giáo pháp.

Dhammānusārī 7. 13. 15. 45. 149. 151.: tùy pháp hành.

Dhammābhisamaya 108.: Sự tỏ ngộ pháp, sự chứng ngộ pháp.

Dhammāyatana 3.: Pháp xứ.

Dhātu 4.: Giới, bản chất.

Dhātu paññatti 1. 4.: giới chế định.

Dhāraṇatā, 75.: Thái độ ghi nhận.

Dhārayanta 108.: Ðáng ghi nhận, đáng nhớ.

Dhāreti 135.: Mang lấy, mặc (y).

Nagara 135.: Thành phố.

Naccagītavāditavisūkadassana 135.: Sự tham dự khiêu vũ ca hát, tấn nhanh và diễn kịch.

Nava 135.: Mới, mới toanh.

Navanīta 145. 146 sanh tô, bơ lỏng.

Nānākhajjaka 91.: Có thức ăn sai khác.

Nāma 84.: Ðược là, gọi là.

Nikati 61. 71. 135.: Sự phỉnh gạt, sự lừa đảo.

Nikāmalābhī 19. 20. 21.: chứng đắc không vất vả.

Nikujja 91.: Bị úp xuống, lật úp.

Nikkipanti 96.: Cất chứa, dự trữ, đặt xuống, giữ lại.

Nigama 144.: Thị trấn, thị xã.

Nicchāta 10. 135.: Vô dục.

Nicchāreti 95.: Thốt ra, phát ra.

Niṭṭhā 16. 152.: Tịch diệt, chấm dứt.

Niṭṭhita 152.: Ðã chấm dứt, đã kết thúc.

Niṭṭhuriya 59. 69.: tính cách dộc kế, mưu thâm.

Niṭṭhuriyakamma 59. 69.: hành động độc kế, hành động mưu thâm.

Nidhānavatīvācā 135.: Lời đáng cất giữ.

Nibbuta 10. 135.: tịch tịnh.

Nimantana 135.: Sự mời thỉnh.

Nimittaggāhī 64. 74. 135.: Sự chấp tướng chung.

Nimugga 13. 148.: sự lặn xuống, sự chìm xuống.

Nimujjati 148.: Chìm xuống, lặn xuống.

Niyata 7. 30. 47. 50. 140. 148.: định phần, phần nhất định.

Niyāma 28. 29. 86.: cố định.

Niraya 129.: Ðịa ngục.

Nirāsa 9. 84.: không hy vọng, người không có hy vọng.

Nirujjhanti 141.: Bị diệt trừ, bị đoạn trừ.

Nirodhasacca 5.: Diệt đế, sự thật về diệt khổ.

Nivāsetvā 135.: Mặc vào, khoác lên.

Nisinṅa 91. 135.: ngồi.

Nivesanā 63. 73.: sự giao hiểu.

Nihitadaṇḍa 135.: Gạt trượng, bỏ gậy.

Nihitasattha 135.: Gạt kiếm, bỏ đao.

Nīca 120.: Thấp kém.

Nīvaraṇa 135. 144.: pháp cái, pháp ngăn che.

Ṇvarabhakkha 135.: Ăn bông cỏ.

Nepuññ75.: Sự khôn ngoan.

Neyya 10. 108.: ứng dẫn, cần được dẫn dắt từ từ.

Nerayika 128.: Loại địa ngục, chúng sanh ở địa ngục.

Nesajjika 11. 146.: hạnh thường tọa.

Nesādakula 129.: Gia đình thợ săn.

Neḷā 88. 135.: không thô lỗ, êm ái.

Dakāseti 91. 135.: tuyên bố, tuyên thuyết.

Pakka 115. 116.: chín, chín muồi.

Pakkamati 135.: Ði đến.

Pakkavaṇṇī 115. 116.: có màu chín muồi.

Pakkhahata 139.: Bị bại liệt.

Pakkhī. 135.: Loài chim.

Paccakkhāya 144.: xả bỏ.

Paccayika 135.: Sự tín nhiệm.

Paccājāta 129. 135.: Sanh vào, hiện sanh.

Paccūpalakkhaṇā 75.: Sự khảo sát.

Paccekasambuddha 7. 15. 39. 83. 147. 151.: Ðộc giác, Bích chi Phật.

Pacchābhatta 135.: Sau bữa ăn.

Pajā 135.: Hội chúng, quần sanh.

Pajānanā 75. 76.: sự biết rõ.

Pajānāti 114. 116.: hiểu biết, liễu tri.

Paññatti 1.: Chế định, thi thiết.

Paññavā 29. 73.: có trí tuệ.

Paññā (idam yebhuyyikam ) trí tuệ, sự hiểu rõ.

Paññā āloka 75.: Tuệ như ánh sáng.

Paññā obhāsa 75.: Tuệ như hào quang.

Paññā kathā 99.: Lời nói về tuệ, câu chuyện trí tuệ.

Paññakkhandha 99.: Tuệ uẩn.

Paññāpajjota 75.: Tuệ như đèn.

Paññāpāsāda 75.: Tuệ như lâu dài.

Paññāpubbangama 45. 151.: có tuệ tiên phong, tuệ dẫn đầu.

Paññābala 75.: Tuệ lực.

Paññāratana 75.: Tuệ như báu vật.

Paññāvāhī 45. 151.: tuệ hướng đạo.

Paññāvimutta 7. 13. 15. 41. 149. 151.: tuệ giải thoát.

Paññāvimutti 11. 84. 89. 98. 138. 140. 148.: tuệ giải thoát.

Paññāsattha 75.: Tuệ như vũ khí.

Paññāsampadā 134.: Sự thành tựu tuệ.

Paññāsampanna 134.: Ðã thành tựu tuệ.

Paññāsāmaññagata 99.: Bậc có tuệ.

Paññindriya 6. 45. 75. 151.: tuệ quyền.

Pañha 109. 127.: vấn đề, câu hỏi.

Paṭikkhanta 116. 118. 120. 135.: sự bước lui.

Pacaṭig ādhappatta 13. 148.: lội tới bải đứng, đạt đến chỗ đứng.

Paṭiggaṇhāti 135. 142.: thọ nhận.

Paṭiggāha 66.: Sự cố chấp.

Paṭicchannakammanta 84. 100.: hành vi che đậy.

Paṭicchādanahetu 61. 71.: vì nhân che dấu.

Paṭipajjati 135.: Thực hành; ứng xử.

Paṭipadā 43. 87. 114. 116. 135. 144. 151.: sự thực hành, đạo lộ.

Paṭipanna 7.: Nakevalam sự thực hành, sự áp dụng, sự tiến hành.

Paṭipannaka 6. 31.: người tiến hành.

Paṭirūpa 85.: Thích hợp, thích đáng.

Paṭivinodetvā 141.: Sau khi thử trừ.

Paṭivirata 88. 104. 106. 135.: kiêng tránh, né tránh.

Paṭivirodha 58. 68.: sự phản đối.

Paṭisankhā 74.: Sự quán tưởng.

Paṭisancikkhati 135.: Suy xét.

Paṭisaṃvedeti 135.: Cảm thọ, hưởng cảm.

Paṭisevati 138. 144.: hành động, thông dâm.

Paṭisotagāmī 10. 138.: người đi ngược dòng.

Paṭissati 75.: Sự tưởng niệm.

Paṭhama 135.: Sơ, thứ nhất.

Paṭhavī 93.: Ðất, mặt đất.

Paṭhavīlekhūmama 9. 93.: ví dụ như chữ viết trên đất.

Panidhāya 135. 144.: giữ thế.

Panīta 135.: Cao sang.

Paṇītadhimutta 8. 82.: khuynh hướng tốt.

Paṇḍicca 75.: Sự thông thái.

Patarati 148.: Lội qua, vượt qua.

Patiṭṭhīyati 89. 100.: sừng sộ, gắt gỏng.

Patota 75.: Sự sắc sảo.

Pattalūkha 133.: Vẻ bần thô của bình bát, cái bát bần thô.

Padaparama 10. 108.: văn cú tối vi, người chỉ giỏi về văn tự là cùng.

Pabbajā 135.: Hạnh xuất gia.

Pabbjita 135.: Ðã xuất gia, đã tu rồi.

Pabbajeyya 135.: Ra khỏi, xuất gia.

Pabbata 135. 144.: triền núi.

Pamāna 133.: Sự ước lượng, sự lượng, sự lượng xét.

Pamāda 19. 21.: sự dẻ duổi, sự cẩu thả.

Pamoha 65.: Simê.

Payirupāsanta 108.: Ðang thân cận.

Payirupāsati 82. 95. 97.: thân cận.

Payirupāsitabba 9. 98. 100.: nên thân cận, đáng được thân cận.

Para 60. 70. 134.: người khác, cái khác; đời khác, đời sau.

Paraṃ 129. 135.: sau đó, sau khi.

Paragavacanda 121.: Hung dữ với đàn khác.

Parathomanā 133.: Sự người khác ca tụng, sự ca tụng của người khác.

Paranimmitavasavattidevattideva 128.: Chư thiên cõi tha hóa tự tại.

Parantapa 10. 135.: sự hành khổ tha nhân.

Paraparitāpanānuyoga 10. 135.: sự cố tình đốt nóng, tha nhân.

Paraparisa 122.: Hội chứng khác.

Parapasaṃsanā 133.: Sự tán thán của người khác, sự người khác tán thán.

Parama 129. 144.: tột cùng, tối thắng, ưu tú.

Paravaṇṇanā 133.: Lời khen của người khác, sự người khác khen ngợi.

Paravaṇṇahārikā 133.: Sự người khác truyền tụng, sự truyền tụng của người khác.

Parahita 10. 134.: Lợi tha, sự lợi ích cho người khác.

Parahetu 88.: Vì nhân người khác.

Parāmāsa 66.: Khinh thị, sự bám chấp.

Parikamma 135.: Công việc chuẩn bị.

Parikkhatatā 61. 71.: thái độ quỷ quyệt.

Parikkhatiya 61.: Tích cách khôn lanh.

Parikkhaya 47. 54. 56. 138. 148.: sự đoạn tận.

Parikkhīna 17. 18. 40. 87. 149. 151.: được đoạn tận, được tận diệt.

Pariguhanā 61. 71.: sự dối gạt.

Paricchādanā 61. 71.: sự che đậy.

Pariññā 102.: Sự đoạn trừ.

Pariṇāyika 75.: Sự hồi quang.

Pariṇāha 133.: Sự tròn chỉnh; tướng phốp pháp.

Pariṇibbāyī 51. 56. 138. 140. 148.: bát Niết bàn, sự viên tịch, sự tịch diệt.

Paripucchā 108.: Sự hỏi, sự cật vấn, sự phỏng vấn.

Paripuṇṇa 138.: Sự hoàn bị, sự đầy đủ.

Paripūra 99.: Ðược hoàn bị, sự đầy đủ rồi.

Paripūrīkārī 9. 101.: Bổ túc, làm cho đầy đủ.

Paribhāseyya 100.: Thóa mạ.

Parimukha 135. 144.: trước mặt.

Pariyantavatī vācā 135.: Lời có hệ thống.

Pariyāpuṇāti 114.: học được, học tập.

Pariyāyabhattabhojanānuyogmanuyutta 135.: Sự hạn chế ăn dần dần.

Pariyogāhetvā 126.: Ðã gạn nghỉ, đã suy nghĩ kỹ.

Pariyodāta 135. 144.: Sự trong sáng.

Pariyosāna 91.: Ðoạn cuối, phần cuối.

Pariyosānakalyāna 91. 135.: Hậu thiện, toàn hảo, đoạn cuối.

Parisa 110. 132.: Hội chúng, đồ chúng.

Parisaggata 88.: Ðến chỗ hội chúng, tai hội chúng.

Parisatha 61. 71.: Mưu mẹo, mưu mô.

Parisuddha 91. 135. 138. 144.: Thanh tịnh.

Parisodheti 135. 144.: Gội rửa.

Pariharaṇā 61. 71.: Sự dối quanh.

Paribānadhamma 7. 21.: Sự suy thối pháp, có tánh pháp thối hóa.

Parihāyeyya 22.: Thối hóa.

Parihimsattha 135.: Ðể lợp mái.

Palālapuñja 135. 144.: Chỗ đống rơm.

Palāsa 59. 69.: Sự ác hiểm, sự hiểm độc.

Palāsāyanā 59. 69.: Cách ác hiểm.

Palāsāyitatta 59. 69.: Thái độ ác hiểm

Palāsāhāra 59. 69.: Dẫn đến hiềm thù.

Palāsī 8. 59.: Người hiểm độc.

Pallanka 135. 144.: Sự kiết già

Pavattaphalabhojū 135.: Sự ăn trái cây rụng.

Pavattinī 99.: Sự tiến hóa, sự tiến bộ.

Pavara 445. 146.: Cao quí.

Pavicaya 75.: Sự cân nhắc.

Pavisati 135.: Ði vào.

Pavedeti 135.: Tuyên bố, tuyên thuyết.

Pasāda 10. 125. 133.: Niềm tin, sự tín ngưỡng, sự trong sạch.

Pasādanīya 10. 125.: Ðáng tín ngưỡng, đáng tin tưởng.

Pasārita 116. 120. 135.: Sự duỗi ra.

Pamsukūla 135.: Vải phần tảo, vải nhặt bẩn thỉu.

Pamsukūlika 11. 146.: Hạnh phấn tảo y.

Passaṃ 88.: Khi thấy, có thấy.

Passāmi 88.: Tôi thấy.

Passatvā 133.: Sau khi thấy, sau khi tỏ ngộ.

Pahāna 25. 52. 56. 135.: Sự đoạn trừ, sự đoạn tận.

Pahāya 135.: Từ bỏ.

Pahīna 57. 68. 71.: Ðã đoạn trừ, đã đoạn tận.

Pahīnagamana 135.: Sự đi sứ, biệt phái, sự làm tay sai.

Pahūtajātarūparajata 129.: Sung túc vàng bạc.

Pahūtadhanadhañña 120.: Sung túc lúa gạo mễ cốc.

Pahūtavittūpakarana 129.: Sung túc tư trang vật dụng.

Pākaṭindriya 98.: Căn quyền thả lỏng.

Pānātipāti 104. 406. 135.: Sự sát sanh.

Pānātipātī 104. 106.: Người sát sanh.

Pāpa 10. 105.: Ác nhơn người ác xấu.

Pāpaka 11. 62. 64. 72. 74. 100. 135. 141.: Ðiều ác, điều tội lỗi; xấu xa.

Pāpakiriyā 61. 71.: Sở hành xấu

Pāpatara 10. 13. 105.: Quá ác nhơn, người hơn kẻ khác.

Pāpadhamma 10. 82. 84. 95. 100. 106. 132.: Ác tánh tính tình xấu xa.

Pāpadhammatara 10. 106.: Quá ác tánh, tánh xấu hơn

Pāpamitta 8. 63. 100.: Người có bạn ác, hữu hữu ác.

Pàpasampavanka 100.: Có thân hữu ác.

Pāpasahāya 100.: Có đồng bọn xấu, có đồng bọn ác.

Pāpikā icchā 61. 71.: Nguyện vọng xấu xa.

Pāpiccha 145.: Sự ác dục, sự mong mỏi xấu.

Pāpuṇati 147.: Ðắc được, chứng đắc.

Pāragata 10. 138. 148.: Ðã đạt được đến bờ kia.

Pātukana 100.: Biểu lộ.

Pāna 129.: Nước uống

Pāmokkha 145. 146.: Cao siêu.

Pāripūri 133.: Sự hoàn hảo, sự hoàn toàn, sự đầy đặn, đầy đủ.

Pāsāna 89. 93.: Tảng đá, hòn đá.

Pāsānalekhūpama 9. 93.: Dụ như chữ viết trên đá.

Pāsādika 116. 118. 120. 129. 144.: Thanh tú, lịch sự, dễ thương.

Piññākabhakkha 135.: Thức ăn dùng bằng bột mè, ăn hạt vừng.

Piṭṭhi 135.: Phần lưng, phía lưng

Piṇḍapāta 95. 135. 142.: Miếng ăn khất thực; vật thực.

Piṇdapālāpatikkanta 135.: Ðã khất thực trở về

Piṇḍapātika 11. 145.: Người có hạnh khất thực.

Pirā 66. 76.: Người cha

Pilapanatā 65.: Tình trạng lơ đễnh

Pisuṇā 105.: Sự đâm thọc.

Pihita 117. 118.: Ðược đậy kín

Pīta 135.: Sự uống

Pīti 135.: Hỷ, phỉ lạc, sự no vui.

Pītisukha 135. 144.: Hỷ lạc.

Pukkusakula 129.: Gia đình người đổ rác.

Puggala (idaṃ yebhuyyikaṃ) hạng người.

Puggalapaññatti 1. 152.: Nhơn chế định, như thi thiết.

Puñña 128.: Phước báu công đức.

Puñ ñaphalūpajivī 10. 128.: Người sống bằng quả phúc.

Puṭṭha 109.: Ðược hỏi đến.

Puthujjana 7. 25. 27.: Phàm phu, phàm nhân.

Puthupañña 9. 91 có trí tuệ rộng Lớn

Pupphabhāṇī 9. 88.: Hoa ngữ, người có lời nói như hoa.

Pubba 11. 84. 135. 147. 151.: Trước, trước đây, từng rồi.

Pubbakārī 77.: Người thi ân.

Pubbakāla 58. 68.: Lúc đầu, lúc trước, thời điểm trước

Pubbenivāsa 135.: Tiền kiếp, kiếp sống trước.

Pubbenivāsānussatiñāṇa 135.: Túc mạng ký ức trí.

Puratthima 135.: Phía đông, hướng đông.

Purāṇa 74.: Cũ kỹ, xưa rồi

Purisa 89.: Gã đàn ông.

Purisadammasārathi 135.: Bậc điều ngự trượng phu.

Parisantaragata 135.: Sự đến với người nam, người nữ đang giao hợp.

Purisapuggala 100.: Gã đàn ông, một con người.

Purisindriya 6.: Nam quyền.

Purohita 135.: Vị quan tế tự, quan tư tế.

Pūgamajjhagata đến giữa quan quyền.

Pūjanā 60. 70.: Sự cúng dường.

Pūra 117.: Ðầy tràn.

Pemaṇīya 88. 135.: Dễ thương, dễ mến

Pessa 135.: Người ta sai.

Potthaka 94. 95.: Vải bố (từ này có nghĩa khác là quyển sách).

Potthakūpama 9. 95.: Ví dụ như vải bố.

Porī 88. 135.: Nhã nhặn.

Pharusa 93.: Sự ác độc

Pharusavāca 105.: Người nói độc ác.

Pharusāvāca 105. 135.: Lời nói độc ác.

Phala 137. 149. 151.: Quả.

Phalakacīra 135.: Áo tấm gỗ, áo mộc.

Phalavipāka 66. 76.: Dị thục quả

Phalasamangī 14. 31. 35. 150.: Người thành quả, người đắc quả.

Phaleṭṭhita 7. 31. 45. 46.: Người trụ quả, trú trong bậc quả.

Phāti 90.: Sự gia tăng

Phāsu 99.: Sự an vui, sự an lạc.

Phāsuvihāra 74.: Lạc trú, trú an vui

Phusitvā 135. 149. 151.: Ðắc được chạm đến, chứng đắc.

Pheggu 131.: Cây xốp xộp, cây mềm.

Phegguparivāra 131.: Giác cây xốp mềm, cây có chung quanh xốp,

Phoṭṭhabba 64. 74. 135.: Cảnh xúc, vật đáng đụng chạm.

Phoṭṭhabbadhātu 4.: Xúc giới.

Photthabbāyatana 3.: Xúc xứ.

Badara 91.: Quả táo.

Bandha 135.: Sự giam cầm.

Badhanāg ārika 135.: Cai ngục, người giữ nhà tù.

Bala 12. 38. 39. 147. 151.: sức mạnh, lực; thế lực, quyền lực.

Balibaddha 121.: Con bò mộng.

Balibaddhūpama 10. 112.: ví dụ như bò mộng.

Bahiddhā saññojana 8. 67.: người có ngoại triền; ngoại triền phược.

Bahu 110.: Nhiều.

Bahuka 139.: Nhiều, dồi dào.

Bahujanakanta 88. 135.: được quần chúng ưa thích.

Bahujanamanāpa 88. 135.: Ðược quần chúng vừa lòng.

Bahula 107.: Phần nhiều, phần đông, phần lớn.

Bahussuta 10. 73. 139.: đa văn, học rộng, học nhiều.

Bahvāb ādha 129.: Sự đa bệnh; người có nhiều bệnh tật.

Bāla 95.: Ngu sĩ kẻ, ngu.

Bālya 65.: Khờ khạo.

Bijagāmabh ūtagāmasamārambha 135.: Sự làm hại, giống mầu và thảo mộc.

Buddha 125. 126. 146. 145. 140.: Ðức Phật, bậc giác giả.

Buddhasāvaka 125. 126. 146. 145.: vị Thinh văn giác; đệ tử Phật.

Byāpajjati 89. 100. 143.: sân hận; khiếp sợ.

Byāpajjanā 58. 68.: cách sân độc.

Byāpajjitatta 58. 68.: thái độ sân độc.

Byāpanacitta 105. 58. 68.: sân độc tâm.

Byāpatti 58. 68.: sự sân độc.

Byāpannacitta sân dộc tâm.

Byāpāda 105.: Sự sân độc.

Byāpādapadosa 135. 144.: sân độc.

Brahmacariya 91. 135. 144.: phạm hạnh.

Brahmacariyānuggaha 74.: Sự hỗ trợ phạm hạnh.

Brahmacāripatiñā 84. 100.: tự nhận là bậc phạm hạnh.

Brahmabhūta 10. 135.: phạm thể.

Brahmana 10. 13. 135. 148.: vị bà la môn.

Brahmananahāsālakula 129.: Gia đình Bà la môn hào phú.

Bhagavā 85. 86. 135.: Ðức Thế Tôn, bậc thoại đức giả.

Bhajati 95. 97. 135. 144.: cộng tác; thích nghe.

Bhajanā 63. 73.: cộng sự.

Bhajanta 108.: Ðang giao thiệp.

Bhajitabba 9. 99. 100.: nên giao thiệp, đáng giao thiệp.

Bhaṇati 97.: Nói, thảo luận, bàn luận.

Bhaṇanta 108.: Nói, thuyết, tụng đọc.

Bhaṇita 95.: Lời nói, sự đã nói.

Bhaṇitabba 95.: Cần phải nói, đáng được nói.

Bhatti 63.: Sự thân thiện.

Bhabba 29.: Có khả năng.

Bhabbāgamana 7. 29.: khả đắc, có thể đắc chứng.

Bhayarajjita 135.: Sợ nguy hiểm.

Bhayūparata 7. 27.: úy kiêng, sự tránh né do sợ hãi.

Bhava 9. 49. 92.: hữu, cõi.

Bhavāsava 135. 144.: hữu lậu.

Bhāsita 10. 88. 108. 112. 129. 127. 135.: nói.

Bhāsiyamāna 142 khi được nói đến, khi được tỏ lời.

Bhikkhu 84. 91. 135.: vị tỳ kheo.

Bhinna 135.: Bị chia rẽ, bị phá vỡ.

Bhiyyoso 89. 100.: Nhiều hơn, càng thêm nữa.

Bhuñjamāna 135.: Ðang ăn.

Bhūta 10. 127.: sự có thật.

Bhūtagāma 135.: Thảo mộc.

Bhūtavādī 135.: Nói điều thật.

Bhūmi 135.: Nền đất.

Bhūrī 75.: Sự minh mẫn.

Bheda 129. 135.: sự phá vỡ, sự chia rẽ, sự hư hoại.

Bhesajja 85.: Dược phẩm.

Bho 88.: Gã kia!; Người kia!

Bhoga 90.: Tài sản; của cải.

Bhogakkhandha 135.: Tài sản, khối của cải.

Bhojana 8. 64. 74. 85.: vật thực; thực phẩm.

Bhonto 135.: Sự trưởng thành lớn lên.

Makkha 59. 69.: sự quỷ quyệt, sự gian xảo.

Makkhayanā 59. 67.: Cách gian xảo.

Makkhāyitatta 59. 69.: thái độ gian xảo.

Makkhitā 135.: Con ruồi.

Makkhī 8. 59.: người quỷ quyệt.

Makkheti 100.: Dính, thoa, trây trét.

Maggasacca 5.: Ðạo đế, chân lý về con đường.

Maggasamangī 14. 31. 33. 34. 150.: người thành đạo, người đắc đạo.

Maccha 135.: Con cá.

Macchaghāṭaka 135.: Ngư phủ, người đánh cá.

Maccharāyanā 60. 70.: tính cách bỏn xẻn.

Maccharāyiratta 60. 70.: thái độ bỏn xẻn.

Macchariya 70.: Sự bỏn xẻn.

Maccarī 8. 60. 63.: người bỏn xẻn.

Macchera 60. 70.: sự bỏn xẻn.

Majjha 91.: Ðoạn giữa.

Majjhima 95. 97.: trung bình, loại trung.

Majjhekalyāṇa 91. 135.: trung thiện, toàn hảo đoạn giữa.

Maññasi 95.: Ngươi tưởng là, ông nghĩ rằng là.

Maṇi 89 ngọc ước, ngọc manì.

Maṇḍana 64. 74. 135.: sự bồi dưỡng, chưng diện.

Matta 89. 100.: cỡ chùng, độ chừng.

Mattaññutā 8. 74.: người tri độ, sự biết độ lượng, sự tiết độ.

Mattaññū 8. 74.: người tri độ, người biết độ lượng.

Mattasokārī 9. 101.: hạn chế, làm cho vừa chừng.

Mada 64. 74.: Sự đam mê.

Madhubhāṇī 9. 88. 0 mật ngữ, cam ngôn, người nói như mật ngọt.

Mana 61. 64. 71. 129. 135.: ý, tâm thức, tư tưởng.

Manāyatana 3.: Ý xứ.

Manindriya 6. 64. 74. 135.: ý quyền.

Manokamma 107.: Ý nghiệp.

Manoduccarita 135.: Ý ác hạnh.

Manodhātu 4.: Ý giới.

Manoviññāṇadhātu 4.: Ý thức giới.

Kāyadhātu 28. 31 thân giới.

Manosucarita 135.: Ý thiện hạnh.

Manda 11. 142.: sự ám độn.

Mandatta 145. 146.: tình trạng đần độn.

Maraṇa 129. 135.: sự chết, mạng chung.

Maṃsaṃ 151.: Thịt.

Masāṇa 135.: Vải bá nạp, vải lẩn lộn nhiều miếng.

Mahaggha 96.: Ðắc giá, giá trị lớn.

Mahagghatā 97.: Sự kiện đắt giá.

Mahanta 135.: Lớn, to.

Mahaddhana 129.: Tài sản lớn.

Mahapphala 95. 97.: có quả báo lớn.

Mahābhoga 129.: Của cải nhiều.

Mahānisaṃsa 95. 97.: có lợi ích lớn.

Mahāsāla 135.: Bậc phú hào.

Mahesī 135.: Hoàng hậu, vợ vua.

Māgavika 135.: Người săn nai.

Mātā 66. 76.: người mẹ.

Mātu gāma 144.: Nữ nhân.: Phụ nữ.

Māna 57.: Ngã mạn, kiêu mạn.

Mānakūṭa 135.: Ðo xảo, đo lường xảo trá.

Mānana 60. 70.: sự tôn vinh.

Mānusa 47, cõi người; thuôc nhân loại.

Mānusaka 49.: Thuôc nhân loại, thuôc loài người.

Māyā 61. 71.: sự xảo trá, sự xảo quyệt.

Māyāvita 61. 71.: tính cách xảo quyệt.

Māyāvi 8. 61.: Người xảo trá.

Mālāgandhavilepana 129. 135.: sự trang điểm bằng hương hoa; vòng hoa hương liệu phấn sáp.

Migavisāṇa 135.: Sừng nai.

Micchatta 66.: Tà tánh.

Micchācāra 104. 105.: sự tà hạnh, tà dâm.

Micchācārī 104. 105.: Tà hạnh, tà dâm.

Micchādiṭṭhi 66. 105. 106. 135.: tà kiến.

Micchādiṭṭhika 30.: Người tà kiến.

Micchādiṭṭhikammasamādāna 135.: Chấp trì nghiệp tà kiến.

Micchāpaṭipadā 125.: Tà hướng, đường lối tà.

Micchāpaṭipanna 125. 126.: Tà hướng, hướng đi tà vạy.

Micchāpatha 66.: Tà đạo.

Mukhara 98.: Lắm mồm, nói nhiều.

Muṭṭhasacca 65.: Sự thất niệm.

Muṭṭhitassati 8. 65. 98.: sự thất niệm, người thất niệm.

Muttācāra 135.: Hành động phóng túng.

Muttapaṭibhāṇa 10. 109.: tư tại biện, ứng đối nhanh, ứng đáp dễ dàng.

Mudubhūta 135. 144.: Nhu nhuyễn.

Muddhābhisitta 135.: Ðã đăng quang tức vị, đã quáng đảnh.

Musāvāda 88. 104. 105. 135.: sự nói dối.

Musāvādī 88. 104. 105.: người nói dối.

Musalamantara 135.: Giữa cối giã.

Mūsika 113. 114 con chuột.

Mūsikỳpama 140. 112. 114.: ví dụ như chuột.

Medhuna 135. 144.: sự dâm dục.

Medhā 75.: Sự mẫn tiệp.

Meraya 135.: Rượu men.

Modaka 91.: Viên kẹo.

Momūha 1. 142.: Sự ngu si, người ngu si.

Momūhatta 145. 146.: tình trạng si mê.

Moha 65.: Si muội.

Yaññattha 153.: Mục đích cúng tế.

Yatvādhikaraṇa 64. 74. 135.: do nguyên nhân nào, do nhân gì.

Yathārūpa 90.: Như thế nào mà.

Yathābhūta 11. 87. 114. 116. 141.: như thật, đúng sự thật.

Yathāsanthatika 11. 146.: hạnh cư ngụ theo chỉ định.

Yātrā 74.: Do cách này, do phương tiện này.

Yāna 129.: Xe cộ.

Yāpana 74.: sự nuôi sống.

Yāpeti 135.: Nuôi sống.

Yiṭṭha 66. 67.: sự cúng đường.

Yugagāha 69.: Sự tranh chấp.

Yutta 109.: Ðúng, nhằm mục đích, liên hệ ý nghĩa.

Yuttapaṭibhāṇa 10. 109.: tương ứng biện, ứng đáp liên hệ ý nghĩa.

Yodhājīva 143. 144.: Chiến sĩ.

Yodhājīvūpama 11. 143. 144.: dụ như chiến sĩ.

Yoniso 74. 108.: khéo léo, như lý.

Yomayabbhakkho 135.: Thứ ăn bằng phân bò.

Yūpattha 135.: Mục đích dựng lễ đài.

Rakkhati 135.: Hộ trì, bảo vệ.

Rajagga 143. 144.: bụi mù, sự tung bụi.

Rajāpatha 135.: Ðường lắm bụi trần, vải gói báu vật, bao gói châu báu.

Rattandhakāratimisā 89.: Ðêm tối mù mịt.

Rattūparata 135.: Tránh dùng ban đêm.

Rathakārakula 129.: Gia đình thợ đóng xe hay thợ làm xe.

Rasa 64. 74. 135.: vị, cảnh vị, vị chất.

Rasadhātu 4.: Vị giới.

Rasāyatana 3.: Vị xứ.

Rāgadosamoha 50. 140. 148.: tham sân và si.

Rāja 135.: Nhà vua, ông hoàng.

Rājakulamajjhagata 88.: Ðến giữa hoàng gia.

Rukkha 131. 132. 135.: cây, thân cây.

Rukkhamūla 135. 144.: gốc cây.

Rukkhamūlagata 144.: Ðến tại gốc cây.

Rukkhamūlika 11. 146.: hạnh ngụ gốc cậy.

Rukkhūpama 10. 132.: ví dụ như cây.

Pudamāna 135.: Ðang than khóc.

Rūpa 64. 74. 89. 102.: sắc; cảnh sắc, sắc pháp.

Rūpakkhandha 2.: Sắc uẩn.

Rūpadhātu 4.: Sắc giới.

Rūpappamāṇa 11. 133.: sự lượng xét theo hình sắc, sự ước lượng sắc tướng.

Rūpappasanna 10. 133.: sự tịnh tín theo hình sắc, tịnh tín với sắc tướng.

Rūparāga arūparāga māna uddhacca avijjā 57.: Ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật và vô minh.

Rūpasahagata 19. 24. 127.: câu hữu sắc; thiền sắc.

Rūpāyatana 3.: Sắc xứ.

Rūpāvacarasamāpatti 102.: Thiền sắc giới.

Lajjī 135.: Sự hỗ thẹn, sự liêm sĩ.

Laddha 78. 79 được (của), được (lợi).

Labhanta 85. 86.: được, nhận được, có được.

Lābha 60. 70.: lợi lộc, lợi đắc.

Lābhamacchariya 60. 70.: sự bỏn xẻn lợi lộc.

Labhi 2. 10. 19. 24. 102. 129. 137.: sự có được, đắc được, nhận được.

Lujjati 93.: Bị tẩy xóa, bôi xóa.

Ludda 135.: Thợ săn.

Luyantu 135.: Bãy cắt.

Lūkhappamāṇa 10. 133.: sự lượng xét theo bần hạnh.

Lūkkhappasanna 10. 133.: sự tịnh tín do bần hạnh.

Lekha 93.: Chữ viết, nét kẻ gạch.

Loka 8.: Nakevalaṃ.: Thế gian, đời.

Lokavidū 135.: Bậc thế gian giải.

Lokuttaramagga 127.: Ðạo siêu thế.

Loka 11. 142.: sự yếu mềm, người yếu mềm.

Vacana 97.: Lời nói, sự nói chuyện.

Vacanīya 141.: Cần được nhắc nhở, cần khuyên nhắc.

Vacikamma 107.: Khẩu nghiệp.

Vacīduccarita 135.: Khẩu ác hạnh.

Vacīsucarita 135.: Khẩu thiện hạnh.

Vacchaka 135.: Con bê, con bò con.

Vacchatara 135.: Con bê đực.

Vaccatarī 135.: Con bê cái.

Vajira 89.: Sét đánh.

Vajirūpamacitta 9. 89.: có tâm như lôi sấm.

Vajjabahula 10. 107.: nhiều tội lỗi.

Vancanā 61. 71. 135.: sự lừa phỉnh, sự gạt gẫm.

Vaṇṇa 10. 125. 135. 142.: lời khen.

Vannapokkharatā 129. 144.: có màu da như hoa sen.

Vaṇṇamacchariya 60. 70.: sự bỏn xẻn thanh danh.

Vaṇṇavantaṃ 96. 97.: có màu tốt.

Vaṇṇāraha 10. 127.: người đáng khen.

Vaṇṇita 145. 146.: được ngợi khen.

Vaḍḍhati 148.: Tăng trưởng.

Vattha 129. 135.: vải; y phục; áo mặc.

Vadati 109.: Nói, đáp lời, trả lời.

Vadha 135.: Sự giết chết.

Vanapattha 135. 144.: Chỗ heo hút, rừng rậm.

Vanamūlaphalāhāra 135.: Sự lấy rễ, trái cây rừng.

Vandana 60. 70.: sự đảnh lễ.

Valāhāka 111. 112.: chuyển mưa.

Valāhakūpama 10. 110. 112.: ví dụ như chuyển mưa.

Vasita 113. 114.: ở sống, cư ngụ.

Vasībhāra 12. 38. 39. 147. 151.: khả năng, sở trường.

Vassa 142.: Năm, niên lạp.

Vassita 11. 112.: mưa rơi.

Vākacīra 135.: Áo sơ cây, thớ cây.

Vācā 61. 71. 76. 88. 95. 105. 129. 135.: khẩu thiệt, lời nói.

Vācayanta 108.: Ðang giảng dạy, đang thuyết trình.

Vācasika 66.: Thuộc về khẩu; khẩu hành.

Vāta 93.: Gió.

Vādita 135.: Tấu nhạc.

Vāyāma 128.: Sự tinh tấn, sự chuyên cần.

Vālakambala 135.: Áo dệt bằng lông thú.

Vikālabhojana 135.: Sự ăn phi thời.

Vikiṇṇavāca 98.: Ngôn từ bừa bãi.

Vikiraṇa 61. 71.: sự giả vờ.

Vigatathīnamiddhi 135.: Ly hôn thụy.

Vigatābhijjha 135. 144.: ly tham ái.

Vigatāsa 9. 84.: sự hết hy vọng, người lìa hy vọng.

Vigatūpakkilesa 135. 144.: lìa phiền não.

Vicaya 75.: Sự lựa chọn.

Vicikicchā 135. 144.: sự hoài nghi.

Vijjantarikā 89.: Có ánh chớp sáng.

Vijjā 36.: Minh, sự sáng suốt.

Vijjācaraṇ asampanna 135.: Minh hạnh túc.

Vijjūpamacitta 9. 89.: có tâm như điển chớp.

Viññakkhandha 2.: Thức uẩn.

Viññāya 135.: Sau khi suy nghĩ.

Vitakkavicāra 135. 144.: tầm tứ.

Vitthāra 108.: Rộng rãi.

Vinaya 97.: Luật.

Vināyavadī 135.: Nói về luật.

Vinipāta 129. 135.: đọa xứ.

Vinimocetvā 144.: Sau khi vùng thoát ra.

Vinivetthetvā 144.: Sau khi gỡ bỏ ra.

Vipaccanīkasātatā 63.: Thái độ phản đối.

Vipancitannū 10. 108.: quảng diễn tri, người hiểu khi được giảng rộng.

Viparāmosa 135.: Sự bức đoạt.

Vipariyesaggāha 66.: Nghịch chấp, sự chấp điên đảo.

Vipassati 148.: Nhìn xem.

Vipassanā 75.: Sự chiếu kiến.

Vipākāvarana 28. 29.: quả chướng, trở ngại bởi quả của nghiệp.

Vipaṭikūlaggāhitā 63.: Lập trường chống đối.

Vippaṭisāraja 141.: Do ray rứt sanh, sanh do tâm ray rứt.

Vippaṭisarī 11. 141.: sự ray rứt, sự ân hận.

Vibbhantacitta 98.: Tâm lệch lạc.

Vibhajiyamāna 108.: Khi được phân tích.

Vibhūsana 64. 74. 135.: sự tô điểm, trang điểm.

Vimutta 135. 144.: được giải thoát.

Vimuttāsā 84.: Sự hy vọng giải thoát.

Vimuttisampadā 134.: Sự thành tựu giải thoát.

Vimutisampanna 134.: Ðã thành tựu giải thoát.

Vimuttiñāṇadassanasampadā 134.: Sự thành tựu tri kiến giải thoát.

Vimuttiñāṇadassanasampanna 134.: Ðã thành tựu tri kiến giải thoát.

Vimokkha 17. 20. 22. 40. 42. 87. 149. 151ṣự giải thoát.

Virāga 135.: Lìa tham, ly tham.

Viriya 148.: Cần, tinh tấn.

Viriyindriya 6.: Cần quyền, tấn quyền.

Virodha 58. 68.: sự đối lập.

Vilokita 116. 118. 120. 135.: sự nhìn lui, nhìn lại.

Virata 135.: Kiêng cữ.

Viloketi 148.: Quan sát, xem xét.

Vivata 117.: Mở toang, mở ra.

Vivaṭṭakappa 135.: Thành kiếp.

Vivaṭṭtati 91.: Chảy tràn ra, trào ra.

Vivādaṭṭhāna 59. 69.: Nhân đấu tranh.

Vivicca 135. 144.: Ly, lìa.

Vivitta 135. 144.: Sự vắng vẻ, xa vắng.

Vividha 133.: Nhiều cách, nhiều loại, đa dạng.

Vivekaja 135. 144.: Do viễn ly sanh

Visajjeti 79.: Xài phí, phung phí

Visīdati 148. 144.: Rủn chí.

Visuddha 135.: Thanh tịnh.

Visūka 135.: Diễn kịch.

Viharati 135. 149.: An trú, trú ngụ, trú ở, sống theo, sinh hoạt.

Viharanta 64. 74. 135.: Khi đang an trú; sống.

Vihāya 16. 152.: Sau khi rời bỏ.

Vihimsuparati 74.: Sự ngăn ngừa tổn hại.

Vitarāga 9. 94.: Ly tham.

Vītikkama 66.: Sự quá đáng.

Vuccati 133.: Ðược gọi là.

Vuccamāna 63. 73. 93.: Khi được nhắc nhở.

Vuṭṭhahanta 91.: Khi đứng dậy.

Vuṭṭhāti 20.: Xuất khỏi, ra khỏi, khỏi bệnh, dứt khỏi.

Vuṭṭhita 91.: Khi đứng dậy; đã đứng dậy.

Vutta 89. 100.: Bị nói đến.

Vūpasantacitta 135. 144.: Tâm tĩnh lặng.

Vūpasama 135. 144.: Vắng lặng.

Veṇakula 129.: Gia đình người đan sọt, gia đình nghề đan tre.

Vedanā 74. 102.: Cảm thọ.

Vedanakkhandha 2.: Thọ uẩn.

Vedalla 114. 139.: Phương quảng, một trong chín chi phần giáo lý.

Vebhabyā 75.: Sự sáng suốt.

Vemajjha 52.: Trung thời, nửa đời.

Veyyākaraṇa 114. 127. 139.: Ký thuyết, một trong chín chi phần giáo lý.

Veviccha 60. 70.: Sự bón rít.

Veramaṇī 104. 106.: Sự kiêng tránh, sự cữ kiêng.

Vocarita 43. 44. 87. 151.: Ðã được thẩm sát.

Vocchādanā 61. 71.: Sự khỏa lấp

Vodiṭṭha 43. 44. 87. 151.: Ðược nhận định, đã nhận định.

Sauddesa 135.: Nét chi tiết.

Sakagavacaṇḍa 121.: Hung dữ trong đàn của mình.

Sakadāgāmiphalasacchikiriyā 7. 57. 150.: Sự tác chứng quả Nhất lai.

Sakadāgāmī 7. 50. 57. 140. 148. 150. 152.: Bậc Nhất lai, bậc tư đà hàm.

Sakaparisa 122.: Hội chúng của mình.

Sakim 13. 140. 148.: Một lần.

Sakuṇa 135.: Con chim, loài chim

Sakkatvā 99.: Sau khi cúng dường, bằng cách trân trọng.

Sakkāra 60. 770.: Sự lễ kính.

Sakkhiputtha 88.: Bị hỏi cung, bị thẩm vấn.

Sagaravatā 73.: Sự tôn trọng.

Sagga 129. 135.: Thiên giới cõi trời.

Saṅkārakūṭa 94. 95.: Ðồng rác.

Saṅkitti 135.: Ðồ quyên góp.

Sankhalikkhita 135.: Vỏ xà cừ được mài giũa.

Saṅkhā 110.: Sự kể là, sự gọi là.

Saṅkhārakkandha 2.: Hành uẩn.

Saṅkhitta 108.: Tóm lược, tóm tắt.

Saṅgāma 143.: Chiền trận.

Saṅgāmavijaya 144.: Sự thắng trận.

Saṅgāmasīsa 143.: Dẫn đầu chiến trường.

Saṅgha 95.: Tăng chúng, hội chúng, tu sĩ.

Saṅghamajjha 95. 97.: Giữa tăng chúng.

Saṅghātipattacīvaradhārana 116. 118. 120. 135.: Sự mang Y, Bát và tăng già lê.

Saññākkhandha 2.: Tưởng uẩn.

Saññojana 25. 47. 57. 67. 118. 140. 148.: Triền, sự ràng buộc, kiết sử, thăng thúc.

Sacca 5. 12. 38. 39. 103. 148. 151.: Ðế, sự thật, chân lý; chơn hằng.

Saccapaññatti 15.: Ðế chế định.

Saccavādī 135.: Lời nói chân thật.

Saccasandha 135.: Liên hệ thân mật, liên hệ sự thật.

Sacchikatvā 98. 135. 148.: Sau khi chứng đạt, chứng ngộ.

Saṇṭhapanā 58. 68.: Sự duy trì.

Saṇṭhāti 91.: Giữ lại, chứa đọng lại.

Saṇṭhāna 133.: Cung cấp, cử chỉ.

Saṇḍasandacārinī 135.: Tụ lại, bu lại.

Sata 127.: Chánh niệm, ức niệm.

Sati 75. 135.: Niệm, sự nhớ lại.

Satindriya 6. 75.: Niệm quyền.

Satibala 6. 75.: Niệm lực.

Satimā 135.: Có chánh niệm.

Satisampajañña 135.: Chánh niệm tỉnh giác.

Satisammosa 91.: Sơ ý, mất chánh niệm.

Satta 66. 76.: Chúng sanh, loài hữu tình.

Sattakkhattuṃparama 7. 47. 152.: Hạng cực Thất lai, bậc thánh sanh lại tối đa bảy lần.

Sattāgārika 135.: Ăn tại bảy nhà.

Sattālopika 135.: Ăn bảy miếng.

Sattāhika 135.: Ăn bảy ngày một bữa.

Satthā 9. 102. 103. 135.: Bậc đạo sư.

Satha 8. 61. 71.: Người lường gạt; sự gian trá, cách gian trá.

Sathatā 71.: Thái độ gian trá.

Sadisa 99.: Sự đồng đẳng, sự ngang bằng.

Sadevaka 135.: Gồm thiên giới.

Sadevamanussa 135.: Gồm trời và người.

Sadosa 10. 136.: Hữu sân, có sân hận.

Sadda 64. 74. 135.: Tiếng âm thinh.

Saddadhātu 4.: Thinh giới.

Saddāyatana 3.: Thinh xứ

Saddhā 29. 73. 135. 148.: Ðức tin, sự tin tưởng, có đức tin.

Saddhānusārī 7. 15. 46. 149. 151.: Tùy tín hành,.

Saddhāpatilāpha 135.: Sự có được lòng tin.

Saddhāpubbaṅgama 46. 149. 151.: Tính tiên phong, tính dẫn đầu.

Saddhāvāhī 46. 149. 151.: Tính hướng đạo.

Saddhāvimutta 7. 9. 13. 15. 44. 46. 87. 149. 151.: tính giải thoát.

Saddhiṃ 135.: Cùng với.

Saddhindriya 6. 46. 149. 151.: tín quyền.

Santa 86.: Nakevalaṃ có, hiện có.

Santānetuṃ 144.: Ðể tiếp tục.

Santika 91.: Gần gũi, kề cận.

Santuṭṭha 135.: Sự tri túc.

Santutthi 135. 145. 146.: Sự tri túc.

Santutthitā 74.: Sự tri túc.

Santhambhati 144. 143.: can đảm.

Santhāg āra 135.: Tế đường, ngôi đền tế lễ.

Sandhātā 135.: Hàn gắn nối liền.

Sandhīyati 93.: Hài hòa.

Sapattabhāra 135.: Mang nặng đôi cánh.

Sappaṭissavatā 73.: Sự vâng thuận.

Sappāya 85.: Thích hợp.

Sappi 145. 146.: thục tô, bơ đặc.

Sappitela 135.: Bơ và dầu.

Sappimaṇḍa 145. 146.: Ðề hồ, một thứ bơ sữa tinh chất.

Sappurisa 10. 104.: thiền chí, chân nhân, hiền sĩ.

Sappurisatara 10. 104.: quá hiền sĩ, vượt hơn hiền sĩ.

Sabbaññutā 12. 38. 39. 147. 151.: toàn tri, nhứt thiết chủng trí.

Sabbapāṇabhūtahitānukampī 135. 144.: thương tưởng đến lợi ích mọi loài.

Sabyanjana 91. 135.: có văn cú.

Sabrāhmaka 135.: Gồm phạm thiên giới.

Sabhaggata 88.: Ði đến chỗ nhóm họp, tại chỗ nhóm họp.

Samaggakaraṇī 135.: Yếu tố hòa hợp, yếu tố đòan kết.

Samagganandī 135.: Hoan hỷ, hòa hợp, hoan hỷ đoàn kết.

Samaggarata 135.: Thích hợp, thích đoàn kết.

Samaggārāma 135.: Vui trong sự hòa hợp, vui đoàn kết.

Samaṇa 10. 140.: bậc Sa môn, Bậc tịnh giả.

Samaṇapaṭiñña 88. 100.: tự nhận Sa môn.

Samaṇapaduma 10. 140.: Hồng liên Sa môn, vị Sa môn như sen hồng.

Samaṇapuṇḍar īka 10. 140.: bạch liên Sa môn, vị Sa môn như sen trắng.

Samaṇabrāhmanā 66.: Hạng Sa môn và Bà la môn.

Samaṇamacala 10. 140.: bật động Sa môn.

Samaṇasukhumāla 10. 140.: tế nhị Sa môn.

Samaṇantarā 52.: Chuyển tiếp, sự tiếp nối; khỏang giữa.

Samannāgata 26.: Nakevalaṃ, sự có, sự hội đủ, sự thành tựu với.

Sannaya 17. 18. 135.: dịp, lúc.

Samayavimutta7. 17.: thời giải thoát.

Samasama 141.: Sự đồng đẳng, sự ngang bằng.

Samasīsī 7. 32.: người đồng thời tận.

Samādapeti 104. 134.: xúi giục, khuyến khích, động viên,

Samādāya 135.: Mang theo.

Samādhi 9. 98. 101. 133.: thiền định, sự định tâm.

Samādhikathā 99.: Lời nói về định, câu chuyện thiền định.

Samādhikkhandha 99.: Ðịnh uẩn.

Samādhindriya 6.: Ðịnh quyền.

Samādhisampadā 134.: Sự thành tựu định.

Samādhisampanna 134.: Sự thành tựu định.

Samādhisāmaññagata 99.: Bậc có định.

Samāna 10. 89. 100. 109. 135. 136.: khi đang có, đang là.

Samāpatti 19. 21. 62. 72. 137.: thiền chứng, sự nhập thiền điều phạm vào, diều, vi phạm.

Samāraka 135.: Gồm ma giới.

Samāhita 98. 135. 144.: sự hòa thuận, hòa hợp, sự định tĩnh.

Samudayasacca 5.: Tập đế, chân lý nhân sanh khổ.

Samoha 10. 136.: hữu vi, có si mê.

Sampajañña 75.: Sự tỉnh giác, sự lương tri.

Sampajāna 8. 75. 98. 127.: người tỉnh giác, sự tỉnh giác.

Sampajānakārī 135.: Sự tập tỉnh giác.

Sampajānamusā 88.: Dối cố tình, nói dối có, ý thức.

Sampavankatā 63. 73.: sự xu hướng.

Sampasādana 135.: Sự tỉnh lặng.

Sampahāra 143.: Cuộc giao tranh.

Samphappalāpa 105. 135.: câu chuyện, nhảm.

Samphappalāpī 135.: Người nói chuyện nhảm.

Sambādha 135.: Ðầy ràng buộc.

Sambodhiparāyana 47. 50. 140. 148.: sự thành tựu giác ngộ, hướng đến giác ngộ.

Sambhajanā 63. 73.: sự cộng tác.

Sambhati 63.: Sự tương thân.

Sammaggata 76.: Chánh hướng.

Sammatta 28. 86.: phần tránh

Sammādiṭṭhi 75. 76. 105. 106. 135.: chánh kiến.

Sammādiṭṭhikammasamādāna 135.: Chấp trì nghiệp tránh kiến.

Sammāpatipadā 125.: Chánh hành; chánh hướng, chánh hạnh.

Sammāpaṭipanna 76. 125. 126.: chánh hành sự thực hành chân chánh, chánh hướng.

Sammāsati 75.: Chánh niệm.

Sammāsambuddha 7. 75. 38. 83. 102. 103. 135. 145. 151.: Chánh đẳng giác, chánh biến tri.

Sammiñjita 116. 118. 120. 135.: sự co vào.

Sammusanatā 65.: Tình trạng quên lảng.

Sammodati 93.: Vui vẻ.

Sammoha 65.: Si ám.

Saraṇatā 75.: Thái độ nhớ lại.

Sarāga 10. 136.: hữu tham, hữu ái tham.

Sarūpavacchāgāvi. 135.: con bò cái có bê con cùng màu sắc.

Saccakkaṇā 75.: Sự tham khảo.

Saccekha 145. 146.: sự thúc liễm.

Saṃvaṭṭakappa 135 hoại kiếp.

Samvattavivattakappa 135.: thành hoại kiếp.

Savana 86.: Sự nghe.

Saṃvara 24. 75. 135.: sự phòng ngừa, sự ngăn ngừa, sự thu thúc.

Saṃvāsa 11. 142.: cộng trú, sống chung, ở chung.

Savicāra 135. 144.: hữu tứ.

Saṃvijjamāna 86.: Nakevalam xuất hiện.

Savitakka 135. 144 hữu tầm.

Saṃvutindriya 98.: Căn quyền thu thúc.

Sasaṅkhārapariṇibbāyī 7. 54.: Hạng hữu hành bang bất hoàn.

Saṃsandati 93.: Dễ dải.

Saṃsīdati 143. 144.: chùn chân, chìm xuống.

Saṃsevanā 63. 73ṣự kết giao.

Sassatavāda 103.: Thường kiến luận.

Sassamaṇabrāhmaṇī pajā 135.: Quần sanh, có chúng Sa Môn Bà la Môn.

Sahati 143.: Chịu được, kháng được.

Sahadhammika 63. 73.: đúng pháp, hợp theo pháp.

Sahasākāra 135.: Sự chấn lột.

Sahita 110.: Sự hữu lý, có nghĩa lý.

Sahitāsahita 110.: Sự hữu và vô lý.

Sā 135.: Con chó.

Sākabhakkha 135.: Sự ăn rau.

Sākāra 135.: Ðại loại, tổng thể, nét đại cương.

Sakunika 135.: Người săn chim.

Sāṇa 135.: vải bố.

Sattha 91. 135.: có nghĩa lý.

Sātheyya 61. 71.: sự lường gạt, tình trạng gian trá.

Sādaratā 73.: Sự quan tâm đến.

Sādariya 73.: Sự lưu ý đến.

Sādiyati 135.: Thích ưa, ưa thích.

Sādhu 141.: Lành thay, thiện thay.

Sāpadesa 135.: Hợp lý.

Sāmaṃ 12. 38. 39. 147. 151.: tự mình, chính mình.

Sāmākabhakkha 135.: Sự ăn lúa tắc.

Sāyaṃtatiyaka 135.: Lần thứ ba vào buổi chiều; một ngày ba lần.

Sāyita 135.: Ðã nếm, sự nếm.

Sāyitvā 135.: Sau khi nếm.

Sāra 131.: lõi cây, cây thịt cứng chắc.

Saraparivāra 134.: Giác cây cứng, cây chung quanh cứng chắc.

Sāriputtamoggallānā 147.: Ðức Xá Lợi Phật và Ðức Mục Kiều liên.

Sāvaka 82.: Vị thánh văn, vị đệ tử.

Sāvakapāramī 12. 147.: Thinh văn độ, Thinh văn ba la mật.

Sāvajja 10. 107 có tội lỗi.

Sāvajj ānavajja 90. 142.: điều tội lỗi và không tội lỗi.

Sāviyoga 135.: Sự sai trái, sự không phải đạo.

Sāhu ottappakusala 148.: Pháp thiện là lòng qúy tốt.

Sāhupa ñ ñ ākusala 148.: Pháp thiện là trí tuệ tốt.

Sāhuviriyakusala 148.: Pháp thiện là tinh tấn tốt.

Sāhusaddh ākusala 148.: Pháp thiện là đức tin tốt.

Sāhuhirikusala 148.: Pháp thiện là lòng tàm tốt.

Sikkhādubbalya 140.: Yếu kém trong học tập.

Sikkhāsājīvasamāpanna 135.: Sự hành trí học giới và hạnh sống.

Sīghaṃ 109.: Một cách nhanh chóng mau lẹ.

Sītībhūta 10. 135.: thanh lương, trạng thái mát lạnh.

Sīla 9. 99. 101. 133.: giới hạnh.

Sīlakathā 99.: Lời nói về giới, câu chuyện giới luật.

Sīlakkhandha 99. 135.: giới uẩn.

Sīlavā 27. 73. 82. 84. 97. 132.: có giới hạnh.

Sīlavatī parisā 132.: Hội chứng giới hạnh.

Sīlavipatti 66.: Giới hoại, giới lụy.

Sīlavipanna 8. 66 hư hoại giới hạnh.

Sīlasampadā 76. 134.: sự thành tựu giới.

Sīlassaṃvara 76.: Sự thu thúc giới.

Sīlasāmaññagata 999.: Bậc có giới hạnh.

Sukaṭadukkaṭa 66. 76.: tác thiện và tác ác, tốt và xấu.

Sukara 135.: Dễ dàng.

Sukha 97. 135 sự an vui lạc.

Sukkapaṭisaṃvedī 10. 135.: cảm thọ lạc, hưởng lạc, lạc cảm.

Sukhavihārī 135.: Lạc trú.

Sukhasamphassa 96. 97.: nhuyễn xúc, có sự xúc phạm êm dịu.

Sukhindriya 6.: Lạc quyền.

Sugata 135.: Thiện thệ; thiện thú, cõi vui.

Sugati 129. 135.: thiện thú nhàn cảnh.

Sucarita 129.: Thiện hạnh.

Sucibhūta. 135.: Thái độ trong sạch.

Su ṇanta 108.: Ðang nghe.

Suta 139.: Ðã được nghe, được học, đã học.

Sutappaya 8. 79.: người dễ thỏa mãn.

Sutta 114. 135. 139.: phần Khế kinh trong chín phần giáo lý; nằm ngủ.

Sudassā 56.: Cõi thiện hiện thiên.

Sudassī 56.: Cõi thiện kiến thiên.

Supaṭipadā 125.: Thiện hướng, hướng thực hành tốt.

Suppameyya 9. 98.: dễ ước lượng.

Surā 135.: Rượu nấu.

Surāmerayamajjapam ādaṭṭhāna 104.: Sự dễ duôi say sưa rượu chè.

Surāmerayamajjapamādaṭṭhāyī 104.: Người dễ nuôi say rượu ngâm, rượu cất.

Suvaṇṇatā 97.: Tình trạng màu sắc tốt.

Suvaṇṇa 135.: Vàng (kim) đẹp sắc.

Suvaca 8. 73.: người dị giáo, dễ dạy.

Susāna 144.: Mộ địa, nghĩa địa.

Sūkarika 135.: Người giết heo.

Suññāgāragata 154.: Tại ngôi nhà trống.

Sekha 7. 27. 35.: bậc Hữu học.

Seṭṭha 145. 146.: cao cả.

Senāsana 95. 135. 142. 144.: sàng tọa, trú xứ.

Senāsanalūkha 133.: Vẻ bần thô của sàng tọa, sàng tọa bần thô.

Seyya 135.: Sự nằm nghỉ.

Seyyāvasathapadīpeyya 129.: Chỗ nằm, chỗ ở, đèn đuốc.

Sevanā 63. 73.: sự giao du.

Sevanta 108.: Ðang giao du.

Sevanti 95. 97.: giao du.

Sevitabba 9. 99. 100.: nên giao du, đáng giao du.

Sota 64. 74. 135.: nhĩ, lỗ tai.

Sotadhātu 4.: Nhĩ giới.

Sotaviññāṇadhātu 4.: Nhĩ thức giới.

Sotāpattiphala 33.: Quả Dự lưu, quả Tu đà hườn.

Sotāpattiphalasacchikiriyā 7. 33. 45. 46. 149. 150. 151.: chứng quả đắc quả Dự lưu.

Sotāpanna 7. 47. 49. 57. 140. 148. 150.: Dự lưu, nhập lưu.

Sotāpannasakadāgāmi 12. 92. 101. 147.: bậc Dự lưu và Nhất lai.

Sotāpannasacchikiriyā 57.: Sự tác chứng.

Sotāyatana 3.: Nhĩ xứ.

Sotindriya 6.: Nhĩ quyềân.

Somanassa domanassa 135.: Hỷ và ưu.

Somanassindriya 6.: Hỷ quyền.

Sovacassatā 73.: Sự dễ dạy, thái độ để dạy.

Sovacassāya 73.: Sự dễ nói, dễ nhắc nhở.

Sovacassiya 73.: Sự dễ bảo khuyên.

Sosānika 11. 146.: hạnh ngụ mộ địa.

Haññati 143. 144.: bị làm hại, bị thương tổn.

Haññantu 135.: Hãy giết!

Haṭabhakkha 135.: Thức ăn mủ cây.

Hatthāvalekhana 135.: Sự liếm tay phẩn.

Hatthigavassavaḷavabaṭiggahaṇa 135.: Sự lãnh nhận voi, bò, ngựa và lừa.

Hadayangamā 88. 135.: rót vào tim đi trong tim.

Haritupalittā 105.: có trải cỏ tươi.

Hāyati 148.: Thối giảm, giảm sút.

Hita 97.: Sự lợi ích; sự tiến hóa.

Hiri 72. 148.: Tàm, sự hổ thẹn

Hirimā 8. 72.: người hữu tàm, có lòng hổ thẹn.

Hiriya 72.: Tàm, sự hổ thẹn.

Hiriyatabba 62.: Ðáng hổ thẹn.

Hīna 99. 135. 144.: hạ liệt, thấp kém.

Hīnappaṇīta 90. 142.: hèn hạ và cao sang, hạ liệt và ưu thắng, hạ liệt cao thượng.

Hīnādhimutta 8. 82.: khuynh hướng xấu.

Huta 66. 76.: sự tế lễ.

Hetu 99. 100.: nhân; bởi do.